Chuẩn bị làm giai phẩm Văn Uyển xuân Giáp Ngọ (2014), Ban Ấn
Tống chọn tranh ba con ngựa của danh họa Từ Bi Hồng (Trung Quốc) và gởi e-mail
để tôi xem trước.
Năm ngoái Quý Tỵ, hình dạng con rắn không đẹp mắt nên Ban Ấn
Tống chọn hình Long Mã trên nóc Nghinh Phong Đài của Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh
làm bìa, ngụ ý chúc lành bá tánh, và ước nguyện lành cho Đạo nhà.
Năm con ngựa thì dễ rồi, vì hễ nhắc tới ngựa hầu như giới văn
học nghệ thuật liền nghĩ ngay tới Từ Bi Hồng 徐悲鴻 (1895-1953). Kết hợp họa pháp truyền thống Trung Quốc với họa
pháp phương Tây, Từ tiên sinh tung ra những nhát cọ mực tàu phóng khoáng, vẽ nên
những tuấn mã đủ hết phong thái.
Mượn hình ảnh con ngựa, có lẽ họa gia lừng lẫy này ngầm bày
tỏ nhiệt huyết, gửi gắm khát vọng của mình, cũng là lời chúc nhân gian bền chí
với đại cuộc, ắt sẽ đạt thắng lợi; bởi nhân gian vẫn hay nhắc nhau rằng trường đồ tri mã lực 長途知馬力 (đường dài mới biết sức ngựa bền), và mã đáo công thành 馬到功成 (ngựa
đến thì công việc tựu thành).
Ngắm tranh ba con ngựa phi nước đại mà Ban Ấn Tống chọn làm
bìa số Xuân Văn Uyển, rồi nghĩ lan man tới hai câu trường đồ tri mã lực và mã đáo công thành như trên, dưng không tôi lại liên tưởng tới ba
người bạn đạo (Đạt Tịnh, Văn Quang, Huệ Khải) hơn năm năm qua đang gồng gánh
việc ấn tống trên đường dài phổ thông giáo lý Kỳ Ba.
Thế là, tôi cảm khái mấy dòng lục bát như sau:
TAM MÃ THƯỢNG ĐẰNG
Ngựa đen, ngựa trắng, ngựa hồng
Vàng sinh ra nước, nước lồng sinh cây
Dùng cây làm củi chất đầy
Nơi lò bát quái lửa vây trong ngoài
Nghiệm qua tam hợp thật hay
Chúc Ban Ấn Tống dặm dài phi mau
Để còn hoằng hóa đạo Cao.
Viết xong, tôi e-mail qua
Ban Ấn Tống, cũng dè dặt nói rằng xin mấy huynh đừng phiền lòng, vì tôi dòm ba
con ngựa mà lại nghĩ tới... ba người bạn đạo của mình.
Nào dè, Ban Ấn Tống chẳng
những không phiền mà còn mau mắn nhờ tôi chịu khó chú thích ý đạo ẩn trong mấy
câu lục bát ngẫu hứng ấy, để đạo hữu tiện bề thưởng thức, vì bài tôi viết sẽ
đăng ở Xuân Văn Uyển, đọc cho vui.
Thôi thì tùy duyên chớ
biết từ khước sao đặng. Bèn chú thích như sau:
Tam mã thượng đằng 三馬上騰: Ba con ngựa tung vó
phóng nhanh lên phía trước.
Đen, trắng, hồng (đỏ): Ngụ ý ba hành Thủy,
Kim, Hỏa.
Vàng sinh ra nước: Kim sinh Thủy.
Nước lồng sinh cây: Thủy sinh Mộc. (Ở đây,
Mộc làm trung gian để dẫn tới Hỏa,
như hai câu lục bát kế tiếp.)
Dùng cây làm củi chất đầy / Nơi lò bát quái lửa vây trong ngoài: Mộc sinh Hỏa.
Tam hợp 三合:
Ngụ ý ba lượt sinh theo chiều thuận (tương sinh 相生)
Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa.
Ở đây, lửa (hỏa, màu đỏ)
tượng trưng chánh khí, chánh nghĩa, trung liệt, khảng khái... Ngụ ý nhắc nhau
phải tâm tâm niệm niệm cố gắng gìn giữ công cuộc phổ thông giáo lý qua phương
tiện ấn tống luôn luôn đi đúng chánh đạo, thuần chơn vô ngã, theo đúng mục đích
và tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ...
Dặm dài phi mau: Ám chỉ trường đồ tri mã lực, mã đáo công thành,
tức là chúc lành Ban Ấn Tống và Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại
Đạo.
Viết tới đây, tôi mỉm
cười nghĩ bụng: Ờ, tùy duyên thì cũng tạm có bài ngăn ngắn gọi là góp mặt với
Văn Uyển đầu xuân Giáp Ngọ. Nhưng sẽ kết thúc thế nào nhỉ?
Mấy câu lục bát ngẫu hứng
của mình xét cho cùng nào phải là thơ, vậy mà còn nhẹ dạ non lòng trót nghe
theo lời ngon tiếng ngọt của Ban Ấn Tống bày đặt chú giải chú giếc nữa chớ!
Nghĩ vậy, để khỏi bị các
bậc cao minh quở trách, chi bằng cứ mượn lời cụ Tố Như kết thúc truyện Kiều để
kết thúc bài này:
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
HUYỀN CHƠN
Hội Thánh Tiên Thiên
Đại Đạo Văn Uyển trân
trọng giới thiệu quý đạo hữu
blog UNDERSTANDING CAODAISM gồm các bài
tiếng Anh của
HUỆ KHẢI viết về đạo Cao Đài tại địa chỉ:
|