Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

ĐĐVU 09 / GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. (Gioan 3:8)

* Hiền tỷ Phạm Thị Th. (giáo viên nghỉ hưu, cù lao Châu Ma, ấp Phú Thuận, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp):
“Tôi vui mừng được đọc tập Thơ Người Áo Trắng. Nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh nhận định rằng với tập thơ nàydường như đã có dấu hiệu xuất hiện một thứ lãng mạn Cao Đài Giáo bàng bạc trong tất cả những bài thơ được tuyển chọn, và điều đó cho pp chúng ta xác tín trong tương lai sẽ có mt nền văn chương – văn hiến – văn hóa Cao Đài mang tính đặc thù của người Việt, hoàn toàn tương xứng với khả năng phát triển ngày càng sâu rộng của tôn giáo Cao Đài.’ (tr. 16)
“Tôi rất trân trọng và cảm kích ý kiến của ông, và tôi gạch dưới những chữ mà tôi nhấn mạnh, vì muốn các đạo hữu Cao Đài sẽ chú ý tới tầm nhìn của một người không phải là tín hữu Cao Đài.
Sau đây, tôi xin nhờ Văn Uyển giải thích vì sao trong một số thánh giáo Cao Đài, Ơn Trên có khi gọi người Pháp là Lang Sa.” (Trích thư ngày 03-12-2013.)
Ban Ấn Tống: Hiền tỷ trọng kính, đa tạ hiền tỷ quan tâm tới tập thơ nhỏ nói trên. Cũng xin chia sẻ với hiền tỷ niềm vui này: Sau khi tập Thơ Người Áo Trắng phát hành, trên trang điện tử Nhịp Cầu Tâm Giao (nhipcautamgiao.net) của Ban Mục Vụ Đối Thoại Liên Tôn (Tổng Giáo Phận TpHCM), ngày 02-11-2013 đã trân trọng giới thiệu. Tiếp theo đó, hầu như mỗi ngày trong tuần, trang điện tử này lại trích đăng lần lượt vài bài thơ, đến nay (tháng 12-2013) thì gần trọn nội dung tập thơ đã được tải lên mạng quốc tế, giúp phổ biến tới các Kitô hữu và những đạo hữu đạo tâm yêu thơ. Chúng ta thật cảm kích tấm lòng của quý linh mục và quý vị phụ trách Nhịp Cầu Tâm Giao.
Về câu hỏi của hiền tỷ, sau đây là ý kiến của đạo hữu Lê Anh Minh:
Người Việt mình gọi nhân danh và địa danh nước ngoài phần lớn dựa theo cách chuyển âm (translitering) của người Trung Quốc. Thí dụ: England được chuyển âm là 英吉利, họ đọc theo giọng Quan Thoại là [yīng-jí-lì], nghe na ná như âm ['ɪŋglənd] của từ England. Dựa vào đó, người Việt đọc theo âm Hán Việt là Anh Cát Li, rồi rút gọn là Anh (nước Anh, tiếng Anh).
Vậy, người Trung Quốc lấy âm Quan Thoại để chuyển âm tiếng phương Tây, còn người Việt mình mượn lại chữ Hán của họ rồi đọc theo âm Hán Việt. Cho nên, chữ inspiration [ɪnspɪ'reɪʃən] (cảm hứng) được họ chuyển thành 煙士非[]理純, và ta đọc là yên sĩ phi lý thuần thì nghe chả dễ hiểu tí nào cả!
Trở lại câu hỏi của hiền tỷ, danh từ France (nước Pháp) được người Trung Quốc tách ra ba âm là F-ran-ce, rồi chuyển âm nhiều cách như: 坡郎沙 [po-lang-sha], 葩郎沙 [pa-lang-sha], 富浪沙 [fu-lang-sha], 法蘭西 [fa-lan-xi]. Nếu các cụm chữ Hán này đọc theo âm Quan Thoại thì nghe na ná như âm France [fra:ns].
Người Việt mình dựa các chữ Hán đó và đọc theo âm Hán Việt là: 坡郎沙 Pha Lang Sa, 葩郎沙 Ba Lang Sa, 富浪沙 Phú Lãng Sa, 法蘭西 Pháp Lan Tây.
Cách đọc thứ tư rút gọn thành Pháp (hay Tây) còn thông dụng tới nay. Ba cách đọc đầu rút gọn thành Lang Sa bây giờ không còn dùng, nhưng thuở xưa lại thông dụng, còn thấy chép trong các sách Hán Nôm.
Sang đầu thế kỷ 20, người Việt vẫn còn dùng từ Lang Sa. Đạo Cao Đài mở ra lúc ấy thì tất nhiên từ Lang Sa có dùng trong các thánh ngôn tiếp nhận vào thời đó.
*
* Hiền huynh Tr. Q. Hùng (hungqtr57@xxx):
Ở thánh thất chúng tôi, sau khi bầu lại Ban Cai Quản thì một vị cao niên không còn được giữ chức vụ cũ. Ban Cai Quản vừa được công cử mời vị này làm cố vấn. Do nhiều năm quen làm lãnh đạo, trong các cuộc họp thường kỳ của thánh thất, vị cố vấn này luôn luôn chủ động đưa ra ý kiến chỉ đạo, khiến cho họ đạo nghĩ rằng vị ấy vẫn đang thi hành chức trách của nhiệm kỳ cũ, và dường như muốn lấn lướt Ban Cai Quản đương nhiệm! Xin hỏi, theo lẽ thường, vai trò của cố vấn thật sự là gì?
Minh Tuệ Khai: Hiền huynh trọng kính, cố vấn 顧問 là chữ Nho; nên trước hết hãy căn cứ theo chữ Nho mà hiểu.
Vấn là hỏi. Cố là ngoảnh lại nhìn, quay đầu lại ngó. Bề trên mà đoái nhìn tới kẻ dưới là h cố 下顧. Quay đầu lại nhìn cũng là hồi cố 回顧 (to look back).
Xét theo nghĩa đó, nếu không được lãnh đạo quay đầu lại nhìn mình mà hỏi ý kiến mình, thì vị cố vấn không nên chủ động đưa ra ý kiến trước. Cố vấn nên chờ đưc hỏi.
Ngày xưa, triều đình cũng có chức cố vấn, và họ chỉ dâng ý kiến nếu vua hỏi tới. Vua không hỏi thì chẳng dám vượt quá thân phận chủ động tấu trình, dễ bị vua trách phạt.
Chúng ta nên biết rằng ở Trung Quốc, trước thế kỷ 1 đã có chức cố vấn, vì vào đời Đông Hán (25-220) ông Ứng Thiệu 應劭 cho biết như vậy. Ứng Thiệu (tự Trọng Viện 仲瑗, không rõ năm sinh, năm mất) là một vị quan học rộng, sử gia kiêm văn gia. Một tác phẩm danh tiếng của Ứng Thiệu (mang tính bách khoa) nhan đề Phong Tục Thông 風俗通, ở chương Thập Phản 十反, viết như sau:
Tục cũ thường lấy con cháu của sĩ đại phu, dung mạo cử chỉ đoan trang nghiêm túc, học vấn tinh thông bác lãm, phụ trách cố vấn, làm chức ngự sử.[1]
Còn ngày nay, chúng ta thấy có nhiều công ty tư vấn pháp luật (người Hoa gọi là pp lut cố vấn công ty 法律顧問公司); họ phải chờ khách hàng có nhu cầu tìm tới hỏi, chớ họ đâu có thể nào chủ động bán kiến thức luật pháp của họ cho bá tánh.
Tóm lại, cố vấn không phải là người thi hành (executive) công việc của một tổ chức (dù đời hay đạo). Lãnh đạo có thể hỏi ý của cố vấn để tham khảo, nhưng lãnh đạo vẫn có quyền không nghe theo, không làm theo ý kiến đó.
Xét theo những ý nghĩa cơ bản như vậy, nếu vị cố vấn ở thánh thất của hiền huynh chỉ vì lòng quá nhiệt thành với đạo mà thường hay hăng hái phát biểu ý kiến trong các cuộc họp, khiến cho tín hữu phải nghĩ rằng vị đó vượt quá cương vị của mình, thì quả đáng tiếc thật!
* Bác sĩ Trần Bảo Lâm (Chánh Hưng, thư 15-12-2013):
“Một đạo hữu chép cho tôi bốn câu thơ của Đức Giáo Tông Đại Đạo Lý Thái Bạch, dạy tại Minh Đức Tu Viện (Vũng Tàu), vào giờ Tuất ngày 25-01 Giáp Dần (16-02-1974). Bốn câu thơ ấy như sau:
Vui say non nước hữu tình
Đơn phòng bạn lữ vân trình vào ra
Ngoài ta nào có cái ta
Vẽ chi thế sự trần la buộc ràng.
Bạn tôi viết là vẽ (dấu ngã); vậy là vẽ vời phải không? Nhân tiện, kính nhờ Văn Uyển giảng luôn bốn câu thơ tôi đọc thấy hay mà chưa hiểu rõ nghĩa cho lắm.”
Huệ Khải: Một trong nhiều nhược điểm của giọng miền Nam là không phân biệt dấu hỏidấu ngã; nếu sơ ý sẽ dễ chép sai thánh ngôn. Vì vậy, chữ vẻ trong câu thơ của Đức Lý Đại Tiên Trưởng đã bị chép sai thành vẽ.
Đúng ra, phải viết vẻ (dấu hỏi). Vẻ chi nghĩa là nào có đáng chi, chẳng đáng chi cả.
Đơn (đan) phòng 丹房 là phòng (buồng) riêng để ngồi tu tịnh (tu thiền). Đạo Lão gọi tu thiền là “luyện đơn nấu thuốc”; âm dương và ngũ hành trong cơ thể là dược liệu sẵn có (nội dược 內藥) để luyện thành kim đơn...
Lữ là bạn bè. Bạn lữ 伴侶 cũng là bạn bè.
Vân trình 雲程 là đường mây. Các vị Tiên cỡi mây mà đi; đường đi của Tiên là đường mây.
Thế sự 世事 là việc đời.
Trần la 塵羅 là lưới trần. Con người sống ở đời thường đam mê bốn thứ tửu khí sắc tài (rượu, ma túy, sex, tiền bạc), nên bị chúng sai khiến. Ngoài ra còn bị bốn thứ khổ là sanh lão bệnh tử ràng buộc, không ai thoát được (trần la tứ khổ). Cho nên cõi trần được ví như tấm lưới bủa giăng, vây hãm và con người bị nhốt chặt trong đó. Ngoài ra trần gian còn được ví như nhà lao, nhà tù (trần lao 塵牢, trần tù 塵囚).
Bốn câu thơ này ca ngợi thú tiêu dao thoát tục của bậc Tiên Gia vui chơi với thiên nhiên xinh đẹp (câu 1), làm bạn với đạo pháp, tự do tự tại (câu 2), làm chủ lấy mình (câu 3); và được như thế rồi thì việc đời đâu có đáng chi (vẻ chi thế sự) để mà buộc ràng, trói trăng mình vào đó (câu 4).
*
* Hiền huynh Phạm Văn Cự (Bến Tre, thư 25-12-2013):
“Kinh nhà Phật thường viết Di Lặc. Thánh giáo Cao Đài hay viết Di Lạc. Xin giải thích giúp tôi chữ nào đúng?”
Huệ Khải: Người Hoa khi dịch hồng danh Đức Maitreya (tiếng Sanskrit) hay Metteyya (tiếng Pali) ra chữ Hán đã viết là 彌勒. Người Việt đọc và viết là Di Lặc.
Bản thân chữ Lc này có nhiều nghĩa:  (Danh từ) Cái dàm để chằng đầu và mõm ngựa. Thí dụ, mã lc 馬勒: Dây cương ngựa (bridle). (Động từ) Ghì, gò. Thí dụ, lc mã 勒馬: Ghì (gò) cương ngựa cho đi chậm lại (to rein in a horse). Từ nghĩa đó, có thêm các nghĩa như: ƒ (Động từ) Kềm chế, bắt buộc. Thí dụ, giáo lc tử tôn 教勒子孫: Dạy dỗ, kềm chế con cháu (bắt chúng vào khuôn phép); (Động từ) Đè nén, áp chế (to throttle, to supress); bóp cổ cho chết ngạt (to strangle). Thí dụ, lc tử 勒死 bóp cổ hoặc thắt cổ cho nghẹt thở đến chết. Khắc chữ (to carve, to engrave). Thí dụ, lc thch 勒石: Khắc chữ lên đá; lc bi 勒碑: Khắc chữ lên bia. (Động từ) Cầm quân. Thí dụ, lc binh lai kinh 勒兵來京: Thống lĩnh quân binh kéo về kinh đô.
Qua những nghĩa đó, chữ Lặc không liên quan gì tới hồng danh Đức Maitreya. Người Hoa khi nói mí lè (Di Lặc) có lẽ cũng chả nghĩ gì tới bộ cương ngựa hay ý nghĩa trói buộc, áp bức hàm chứa trong đó.
Vậy, nói hay viết DI LẶC, tức là noi theo truyền thống kinh điển Phật Giáo Trung Quốc trong Nhị Kỳ Phổ Độ.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, thánh ngôn thánh giáo Cao Đài thoát ra khỏi cách dịch của Phật Giáo Trung Quốc, mang lại cho hổng danh Đức Maitreya (Metteyya) một ý nghĩa đẹp: DI LẠC, vì Lc là vui sướng (cheerful, happy). Theo kinh điển từ Nhị Kỳ Phổ Độ sang qua Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Di Lạc làm chủ mở Hội Long Hoa, mở ra đời thánh đức, nhân loại thái hòa. Thế thì Di Lạc mà mang nghĩa hnh phúc, sướng vui thì rất phù hợp.
Trong đạo Cao Đài, có nhiều lần Đức Di Lạc giáng cơ, xưng danh qua các bài thơ quán thủ (khoán thủ) hay quán tâm (khoán tâm); qua đó, Ngài dùng chữ LẠC theo nghĩa vui sướng như nói trên.
1. Vào năm Ất Hợi (1935), Ơn Trên ban cho quyển kinh Thánh Đức Chuyển Mê. Đàn cơ ngày mùng 3 tháng 6 Ất Hợi, Đức Di Lạc giáng lâm, xưng danh qua bài thơ quán tâm như sau:
Đạo đức DI truyền máy nhiệm sâu
Huyền vi LC cảnh đạt cơ mầu
Hào quang THIÊN mạng soi trần tối
Chiếu sắc TÔN oai diệt tận sầu.
Trong câu 2, LẠC là vui; lc cảnh 樂景 là cảnh vui.
2. Năm Bính Tý (1936), Ơn Trên ban thêm Thánh Đức Chơn Kinh. Trong một đàn cơ (không ghi ngày), Đức Di Lạc giáng lâm, xưng danh qua bài thơ quán thủ như sau:
DI luân chuyển động mối cơ Trời
LC thú thông đồng đặng thảnh thơi
THIÊN võng khôi khôi nào có lậu
TÔN truyền yếu nhiệm sửa cơ đời.
Trong câu 2, LẠC là vui; lc thú 樂趣 là thú vui, niềm vui (pleasure, joy).
3. Cũng trong quyển Thánh Đức Chơn Kinh này, bài thứ mười (nhan đề Chơn Truyền Đạo Giáo), Ngài xưng danh:
DI truyền chơn giáo buổi tang thương
LC đo nhàn tâm kẻ biết đường
Tuyên bố mối giềng cùng chúng khổ
Quang minh chơn lý với tai ương
Phật Đà pháp nhiệm chưa ai rõ
Giáng thế huyền vi mấy kẻ tường
Ngọc điệp lưu ly trau quý giá
Đàn Tiên học tập lánh trần dương.
Trong câu 2, LẠC (động từ) là vui; lc đo 樂道 là vui với đạo.
4. Đầu tháng 2 Mậu Dần (1938), Ơn Trên ban thêm quyển kinh Thánh Đức Chơn Truyền. Trong một đàn cơ (không ghi ngày), khi giáng dạy đề tài Dại Khôn, Đức Di Lạc xưng danh qua bài thơ bát cú như sau:
DI truyền chơn giáo buổi Tam Kỳ
LC đo tâm thành khả đắc tri
Tiên bút nhuận ban nhơn tỉnh thức
Quang minh bố điển vật năng vi
Phật môn khải ngộ huờn minh pháp
Giáng thế Long Hoa hội chỉ huy
Khai sáng chơn truyền toan cứu chúng
Kinh mầu thông triệt Đấng huyền vi.
Trong câu 2, lc đo 樂道 cùng nghĩa như câu 2 bài 3.
Tóm lại, nói hay viết DI LẠC là theo Tam Kỳ Phổ Độ, với ý nghĩa Lạc là vui. Có thể nói đây là một đóng góp của đạo Cao Đài cho tiếng Việt. Nghĩa vui này cũng phù hợp với hình ảnh rất quen thuộc trong dân gian: Đức Di Lạc là vị Phật dáng ngồi thoải mái, miệng cười rạng rỡ, như các ảnh tượng thường lưu truyền trong dân gian (xem tranh vẽ Đức Di Lạc ở trang sau).
Tuy nhiên, cần lưu ý: Khi muốn viết DI LẠC ra chữ Hán, thì chữ Di không thể lúc nào cũng viết như chữ Di (tròn đầy, đầy đủ / full, complete) của Phật Giáo Nhị Kỳ Phổ Độ. Chẳng hạn, theo ý nghĩa chữ Di trong ba bài thơ 1, 3 và 4 trích dẫn trên đây, thì Di là lưu truyền, truyền lại (to hand down). Trong bài 2, có thể hiểu chữ DI là biến đổi, di dời, chuyển dịch (to change, to move, to remove…).
Nói như thế nghĩa là cần chú ý tới cách dùng từ Hán Việt (đồng âm dị nghĩa) trong từng bài thánh giáo để chọn chữ Hán cho tương thích.
Đức Di Lạc Thiên Tôn

* Hiền huynh Nguyễn Văn Thế (phường Mỹ Quý, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, thư 27-12-2013):
“Ở quê, ngày còn nhỏ, bọn trẻ con chúng tôi thích chạy đuổi theo mấy xe quảng cáo mà xin các tờ giấy mỏng nhiều màu của gánh hát hay rạp chớp bóng để coi tóm tắt tuồng tích. Con nít chúng tôi hồi đó gọi là tờ “pồ-gam”, sau này mới biết là programme (tiếng Pháp), tức chương trình. Có dịp đi dự lễ ở các thánh thất, chúng ta thường thấy ban tổ chức mở màn bằng cách “thông qua chương trình buổi lễ”, tức là đọc các tiết mục sẽ lần lượt tiến hành…
Trong lịch sử đạo Thầy, có nhiều tổ chức ra đời, hoặc gọi là Ban, là Hội, là Cơ Quan, v.v… nhưng không ai xưng danh là “chương trình” giống như Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo đã hơn năm năm nay! Xin vui lòng cho hỏi: Hai chữ Chương Trình (như quý huynh tỷ đang dùng khi ấn tống kinh sách) có nghĩa là gì?”
Huệ Khải: Thưa hiền huynh, hồi nhỏ sống ở miền Tây tôi cũng mê các tờ “pồ-gam” này lắm. Các rạp hát, chớp bóng (chiếu phim) thường in và phát không (miễn phí) các tờ này, noi theo cách làm của đồng nghiệp họ ở nước ngoài. Từ điển Merriam-Webster rất danh tiếng của Mỹ giải thích: Chương trình là một tập sách mỏng hay một mảnh giấy cung cấp thông tin về một buổi hòa nhạc, vở kịch, thi đấu thể thao, v.v… (a thin book or a piece of paper that gives information about a concert, play, sports game, etc.)
Còn nghĩa thứ hai (ở các cuộc lễ) như hiền huynh nói tới, cũng đúng nữa. Vẫn từ điển Merriam-Webster giải thích: Chương trình là một loạt các việc làm để đạt được một kết quả cụ thể (a plan [a set of actions] of things that are done in order to achieve a specific result).
Cả hai nghĩa này đều không đúng với danh xưng “Chương Trình Chung Tay Ần Tống”; hiền huynh quả nhận xét chí lý. Tức là còn có ý nghĩa thứ ba, nói dưới đây.
Hiền huynh biết rằng Liên Hợp Quốc (UN: United Nations) có nhiều hoạt động toàn cầu vì mục đích nhân đạo; mỗi hoạt động đó được gọi là Programme (tiếng Anh) hay Program (tiếng Mỹ), chương trình. Chẳng hạn:
- UNDP: The United Nations Development Programme (Chương Trình Phát Triển của Liên Hợp Quốc).
- UNEP: The United Nations Environment Programme (Chương Trình [bảo vệ] Môi Trường của Liên Hợp Quốc).
- WFP: The World Food Programme (Chương Trình [trợ giúp] Lương Thực Thế Giới).
Từ điển Merriam-Webster giải thích: Chương trình là một kế hoạch hay hệ thống theo đó có thể thực thi hoạt động hướng về một mục tiêu (a plan or system under which action may be taken toward a goal).
Trải qua nhiều thập niên dài, cộng đồng tín hữu Cao Đài chúng ta rất thiếu kinh sách in ấn kỹ lưỡng (nghĩa là sạch lỗi chánh tả, cú pháp và thuật ngữ đạo giáo chính xác rõ ràng, v.v…); do đó, gây trở ngại chẳng nhỏ cho người trong và ngoài đạo Cao Đài muốn tìm hiểu về đạo Thầy.
Trước thực trạng này - là một nhóm tín hữu Cao Đài không phân biệt chi phái, cũng không thuộc về một Hội Thánh, hay một tổ chức Cao Đài bất kỳ - chúng tôi cảm thấy “bức xúc” nên tự tìm một “lối thoát”. Chúng tôi gọi hoạt động ấn tống là “Chương Trình”, theo đúng nghĩa thứ ba, như từ điển Merriam-Webster (www.merriam-webster.com) giải thích. 



[1] 舊俗常以衣冠子孫, 容止端嚴,學問通覽,任顧問者, 以為 御史. Cựu tục thường dĩ y quan tử tôn, dung chỉ đoan nghiêm, học vấn thông lãm, nhậm cố vấn giả, dĩ vi ngự sử.