Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2016

ĐĐVU 09 / GIÁNG MA XỬ LÀ GÌ? / Huệ Khải


Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 1, đàn ngày 22 rạng 23-4-1926 (11 rạng 12-3 Bính Dần), Đức Chí Tôn dạy ba vị tiền bối Lê Văn Trung, Lê Văn Lịch, Cao Quỳnh Cư: Ba con nghe dạy cuộc sắp Thiên phong.
Về phần tiền bối Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Thầy dạy: “Cư! Nghe dặn. Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó). Biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mc như thường, đội nón...
Cười… Ðáng lẽ nó [Phạm tiền bối] phải sắm khôi gp như hát bi, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu. Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt ngay vô ngôi Giáo Tông, lấy chín tấc vải điều đắp mặt nó lại.”
Rồi Thầy dạy tiền bối Lê Văn Lịch: Lịch! Con viết một pgiáng ma xử đưa nó [Phạm tiền bối] cầm.
Theo lời dạy trên thì giáng ma xử là lá bùa (phù).
Nhưng một vài tác giả giải thích nó là một món binh khí có hình cái chày, cũng là một bửu bối của Đức Hộ Pháp để đánh dẹp tà ma, quỷ quái.
Có bạn đạo hỏi: Giáng ma xử là bùa hay là binh khí? Có cần viết hoa không? Tôi tuần tự trả lời như sau:
1. Giáng ma xử 降魔杵 cũng gọi là hàng ma xử (bởi vì chữ đọc là giáng, còn đọc là hàng).
Giáng ma / hàng ma: Khuất phục, chế ngự tà ma, yêu quái (to overcome devils).
Xử: Cái chày (pestle). Chính vì nghĩa này mà có người giảng rằng giáng ma xử là món binh khí có hình thù giống cái chày. Thực ra, xem ảnh minh họa dưới đây, chúng ta thấy nó chẳng giống cái chày giã gạo, chày giã thuốc bắc, hay chày giã tiêu… chút nào cả.
Hình trên đây chụp cây giáng ma xử mà nghệ sĩ tuồng Trung Quốc hiện còn sử dụng. Tôi tìm được hình này tại địa chỉ giới thiệu các đạo cụ là vũ khí của nghệ thuật tuồng Trung Hoa.[1]
2. Rõ ràng giáng ma xử là tên gọi một món binh khí, cũng như đao, kiếm, giáo mác, trường thương, búa, chùy, câu liêm, v.v… vì vậy, nó là danh từ chung (common noun), không cần viết hoa.
3. Trong truyện Phong Thần Diễn Nghĩa (tương truyền do Hứa Trọng Lâm viết) có nói tới vị tướng Vi H韋護 theo giúp Khương Tử Nha (nhà Tây Chu) đánh tan quân nhà Thương (vua Trụ). Binh khí của Vi Hộ là giáng ma xử.
Một văn bản của người Hoa viết: Vi H, (…) binh khí thị giáng ma xử, bang trợ Khương Tử Nha phụ trợ Tây Chu, diệt liễu Thương triều.” [2]


Tại văn bản đó, họ minh họa Vi Hộ vác giáng ma xử, và nhìn nó chẳng giống cái chày tí nào.
4. Người Trung Hoa đồng hóa Vi Hộ với Hộ Pháp Vi Đà 韋陀 (thường thấy tranh trong kinh Phật, và tượng trong chùa Phật). Do đó, Hộ Pháp Vi Đà cũng vác giáng ma xử đánh dẹp quỷ ma, bảo hộ người chơn tu, bảo hộ chánh pháp. Từ niềm tin này của họ, chúng ta hiểu vì sao trong kinh cúng đại tường của đạo Cao Đài có câu:
Giáng linh Hộ Pháp Vi Đà
Chuyển cây ma xử đuổi tà trục tinh.
5. Cuối cùng, giáng ma xử tại sao lại là lá bùa (phù / talisman, amulet) như thánh giáo Thầy dạy ngày 22 rạng 23-4-1926?
Ngày nay, viếng Đền Thánh Cao Đài Tây Ninh, nhìn về Hiệp Thiên Đài ta đều thấy pho tượng tiền bối Phạm Hộ Pháp mặc “khôi giáp như hát bội” [lời Thầy].
Thật ra, lúc còn tại thế, tiền bối Phạm Hộ Pháp đã từng mặc khôi giáp đứng trên đài sen, và tạp chí ảnh LIFE nổi tiếng của Mỹ đã chụp rất đẹp. Trong ảnh này, tiền bối Phạm Hộ Pháp không dùng cây giáng ma xử (và có vẻ như đang dùng một thanh kiếm).
Trở lại với đoạn thánh giáo thời khai Đạo. Thầy thương Phạm tiền bối nghèo, nên không buộc sắm khôi giáp mà cho phép mặc âu phc bình thường, đội nón chứ không đội mão. Đã không buộc mặc khôi giáp và khỏi đội mão, thì chẳng lẽ không miễn luôn món binh khí giáng ma xử?
Vâng, Thầy đã miễn cho món binh khí vt thể hữu hình; nhưng không thể miễn món bửu bối mà Hộ Pháp cần phải có để chế ngự tà ma. Thế nên Thầy dạy tiền bối Lê Văn Lịch viết ba chữ Nho giáng ma xử 降魔杵 làm lá bùa trao cho Phạm tiền bối cầm trong tay, thay cho món bửu bối.
Do ân điển, quyền phép thiêng liêng ban bố, lá bùa hôm đó có đủ oai lực nhiệm mầu thay thế cho cây giáng ma xử để chế ngự tà ma.
Tóm lại, giáng ma xử là binh khí, là bửu bối của Hộ Pháp. Chỉ một lần duy nhất nó được thay thế bằng lá bùa như đã nói trên; bản thân giáng ma xử không phải là lá bùa.
HUỆ KHẢI
16-12-2013



[1] http://www.wumeizhongguo.com.
[2] 韋護, (…) 兵器是降魔杵, 幫助姜子牙輔助西周, 滅了商 . http://tc.wangchao.net.cn/baike/detail_762439.html.

* Chất lượng nghĩa là khi chẳng có ai để mắt tới, mình vẫn cứ làm cho đúng đắn. / Quality means doing it right when no one is looking. HENRY FORD (1863-1947)