Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Tập san ĐẠO UYỂN & ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN (PDF) - xem trực tuyến hay tải xuống miễn phí

 



Tập san ĐẠO UYỂN & ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN (PDF)

do HUỆ KHẢI chủ biên có thể xem trực tuyến hay tải xuống miễn phí từ Thư Viện Hạc Trắng (cập nhật tháng 10-2022). Truy cập tại đây:


Tập san ĐẠO UYỂN (từ 2018 tới tháng 10-2022)

 

ĐẠO UYỂN tập 42 (sau tập này thì tạm ngưng)

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-42

ĐẠO UYỂN tập 41

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-41

ĐẠO UYỂN tập 40

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-40

ĐẠO UYỂN tập 39

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-39

ĐẠO UYỂN tập 38

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-38-1

ĐẠO UYỂN tập 37

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-37

ĐẠO UYỂN tập 36

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-36

ĐẠO UYỂN tập 35

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-35

ĐẠO UYỂN tập 34

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-34

ĐẠO UYỂN tập 33

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-33

ĐẠO UYỂN tập 32

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-32

ĐẠO UYỂN tập 31

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-31

ĐẠO UYỂN tập 30

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-30

ĐẠO UYỂN tập 29

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-29

ĐẠO UYỂN tập 28

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-28

ĐẠO UYỂN tập 27

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-27

ĐẠO UYỂN tập 26

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-26

ĐẠO UYỂN tập 25

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dao-uyen-25

 

Tập san ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN (2012-2017)

 

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 24

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-24

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 23

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-23

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 22

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-22

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 21

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-21

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 20

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-20

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 19

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-19

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 18

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-18

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 17

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-17

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 15-16

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-15-16

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 14

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-14

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 13

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-13

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 12

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-12

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 11

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-11

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 10

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-10

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 9

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-09

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 7-8

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-07-08

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 6

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-06

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 5

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-05

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 4

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-04

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 3

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-03

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 2

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-02

ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN tập 1

http://thuvienhactrang.vn/tai-lieu/dai-dao-van-uyen-01


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

ĐẠO UYỂN HẠ 2022 (tập 42)

 




Quý đạo hữu có thể xem trực tuyến hay tải về miễn phí tập san ĐẠO UYỂN HẠ 2022 (tập 42), bản PDF, tại đây:

http://tamgiaodongnguyen.com/DaoUyen/DaoUyen-42.pdf

Ban Tu Thư & Ấn Tống rất cảm ơn website http://tamgiaodongnguyen.com đã giúp phổ biến kinh sách của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.

 


Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

BÀI CẦU NGUYỆN CỦA CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ CAO ĐÀI GIÁO VIỆT NAM (HK chú thích)

 


THÁNH GIÁO

BÀI CẦU NGUYỆN CỦA

CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ

CAO ĐÀI GIÁO VIỆT NAM

Thiên Lý Đàn (Sài Gòn)

Tuất thời, 13-02 Bính Ngọ (Thứ Sáu 04-3-1966)

THI

LÊ dân ([1]) khổ bởi thiếu tình thương

ĐẠI giác ([2]) mau lên mở lối đường

TIÊN tục cũng đồng trong sứ mạng

Giáng phàm thức tỉnh khách muôn phương.

LÊ ĐẠI TIÊN

Lão chào chư Thiên mạng, chư hướng đạo đàn tiền. Thừa sắc lịnh Hư Cung Bửu Điện ([3]) và Tòa Tam Giáo Công Đồng,([4]) Lão giáng giờ nay để duyệt lại bản Quy Điều ([5]) cùng giúp chư hướng đạo một Bài Cầu Nguyện.

(...)

Đây là Bài Cầu Nguyện:

1. Trước bửu điện ([6]) kiền thiềng ([7]) đảnh lễ ([8])

Vọng ([9]) Hoàng Thiên ([10]) Chúa Tể vạn linh ([11])

Háo sanh Tạo Hóa chi tình ([12])

Xót thương con trẻ chứng minh ([13]) lời nguyền.([14])

2. Cảnh trần thế triền miên ([15]) tân khổ ([16])

Đứng làm người tủi hổ thiết tha ([17])

Hiếu trung thẹn nước non nhà ([18])

Nghĩa nhân ([19]) khí tiết ([20]) phui pha tháng ngày.([21])

3. Nhờ ơn đấng Cao Đài cứu thế ([22])

Tỉnh thức lòng con trẻ tầm tu ([23])

Vẹt tan những ngút mây mù ([24])

Nhìn tường ([25]) Đại Đạo trí ngu ([26]) lọc lừa.([27])

4. Con cúi xin phụng thừa ([28]) Thiên lịnh ([29])

Dưới chơn Thầy phán định ([30]) phát ban

Dầu ([31]) trong mọi cảnh khó khăn

Nguyện lòng ([32]) đem hết sở năng ([33]) thực hành.

5. Nguyện đem cả tài danh quyền chức ([34])

Nguyện xem thường vật chất hồng mao ([35])

Quyết tâm xây dựng phong trào ([36])

Hóa hoằng ([37]) chánh pháp ([38]) xóa màu tang thương.([39])

6. Nguyện chung sức mở đường đại chúng ([40])

Đem Đạo mầu công dụng mọi nơi ([41])

Cho người thông cảm cùng người

Dẹp tan sắc phái ([42]) phục hồi tình thương.

7. Nguyện nung nấu can trường ([43]) thiết thạch ([44])

Nguyện giữ gìn son sắt ([45]) thỉ chung ([46])

Hy thân ([47]) nguyện nước non cùng ([48])

Mở mang đạo lý vẫy vùng trần la.([49])

8. Đấng Chí Tôn hải hà ([50]) ngự trị

Phật Thánh Tiên nhứt lý phát ban ([51])

Hồng trần ([52]) lòng trẻ đặng an

Lo tròn hiện tại mở màn tương lai.([53])

9. Thọ Quy Điều ([54]) trước đài ([55]) con dại

Dưới Đạo kỳ ([56]) cúi lạy Trời Cha ([57])

Hộ con ([58]) tạo thế nhơn hòa ([59])

Trời Nam xây dựng bửu tòa ([60]) vạn linh.([61])

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)

Bài Cầu Nguyện gồm có chín vé nhơn cho bốn ra con số ba mươi sáu.([62]) Đó là lý đạo, để các hàng hướng đạo cùng hiền đệ, hiền muội triết lý hiểu rộng thêm.([63])

(...)

Như vậy cũng đã xong phần vụ của Lão hôm nay.

Ban ơn lành toàn thể hiện diện đàn tiền ([64]) và để lời khen ngợi. Chỉ trong một thời gian ngắn, bao nhiêu việc dồn dập, bao sự khó khăn mà chư hiền đệ muội đã làm được và vượt qua để sớm đến ngày kết quả. Trên không trung đã có các hàng tiền bối trong Đại Đạo luôn luôn tá trợ ([65]) chư hiền đệ muội đó. Lão xin thăng.


Bài Cầu Nguyện là

một phần của nghi thức thượng Đạo kỳ tại

Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam

1. “Giờ thượng Đạo kỳ thành tâm đọc Bài Cầu Nguyện của chư đệ để tiếp nhận sự hộ trì của Đức Chí Tôn Thượng Đế.”

Đức Giáo Tông Thái Bạch, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 26-01 Nhâm Tý (Thứ Bảy 11-3-1972).

2. Khi thượng Đạo kỳ, “Bài Cầu Nguyện chỉ đọc một lần là đủ.”

Đức Minh Đức Đạo Nhơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 10-02 Nhâm Tý (Thứ Sáu 24-3-1972).

3. “Về việc thượng Đạo kỳ, tuy không phải hình thức thượng linh phuớn như ở các thánh thất, thánh tịnh, nhưng nội dung và ý nghĩa của buổi lễ thượng Đạo kỳ cũng y như thượng linh phuớn. Do đó, đúng vào giờ ấy thiết một bàn hương án để trước trụ sở, bên cạnh, phía dưới, theo chiều đứng cột Đạo kỳ. Lưỡng ban nhân viên các cấp nam nữ đứng vòng theo hình bầu dục. Toàn thể cùng đọc Bài Cầu Nguyện của nhân viên Cơ Quan thay vì bài kinh thượng phuớn.”

Đức Minh Đức Đạo Nhơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 10-02 Nhâm Tý (Thứ Sáu 24-3-1972).

Ý nghĩa và tác dụng của Bài Cầu Nguyện

1. “(...) Mẹ nhắc cho mỗi đứa trong Cơ Quan phải thuộc Bài Cầu Nguyện để làm một lá phù ([66]) trấn định tâm thần trong đường hành sự, để lỡ ra Giáo Tông hỏi đến, các con không thuộc, lại bị quở nghe.”

Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu, thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 15-3 Bính Ngọ (Thứ Ba 05-4-1966).

2. “Lẽ đáng ra thanh thiếu niên Phổ Thông Giáo Lý phải lập minh thệ ([67]) trước Đấng Chí Tôn để khép mình vào khuôn vàng thước ngọc hầu trở thành một thanh niên toàn hảo trong mai hậu; nhưng với Bài Cầu Nguyện các em đọc hằng bữa, nên ý thức rằng đó là thay lời minh thệ.

Các em cũng nên hiểu rằng không phải buộc các em trong khuôn viên mẫu mực ấy để làm một uy linh huyền diệu chi, nhưng đó là một kim cô,([68]) một khổn tiên thằng ([69]) để gìn giữ tâm tứ mã,([70]) lục tặc ([71]) của các em.”

Đức Cao Triều Phát, thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Tuất thời, 30-10 Đinh Mùi (Thứ Sáu 01-12-1967).



([1]) lê dân 黎民: Dân chúng, thường dân, dân đen (people, masses; lê: màu đen); cũng gọi là lê thứ 黎庶, kiềm lê 黔黎. (Tần Thủy Hoàng gọi dân chúng là kiềm thủ 黔首: đầu đen.)

([2]) đại giác (the completely enlightened one, i.e., a Buddha): Bậc đã hoàn toàn giác ngộ (Phật). Trong bài thơ này, đại giác là bậc đã hiểu thấu sứ mạng người tu trong Tam Kỳ Phổ Độ và nhiệt thành hiến thân hành đạo phụng sự Thiên cơ.

([3]) Ngọc Hư Cung 玉虛宮 (Jade Void Palace): Cung điện của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

([4]) Công Đồng 公同 (Council): Hội nghị gồm các thành viên được tuyển chọn để họp bàn nhằm đưa ra các khuyến nghị, quyết định quan trọng, thiết lập và thi hành kế hoạch, v.v…

([5]) Thánh Dụ Quy Điều 規條: Văn bản quy định về danh xưng, trụ sở, mục đích, hoạt động, tài chánh, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các cấp chức vụ của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam. Từ ngày 15-4 Tân Dậu (Thứ Hai 18-5-1981) tên gọi là Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo. Bản Quy Điều của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý đã được Đức Lê Đại Tiên thừa sắc lịnh Hư Cung Bửu Điện và Tòa Tam Giáo Công Đồng giáng đàn tại Thiên Lý Đàn (đường Lê Văn Duyệt, quận Ba, Sài Gòn) ngày 13-02 Bính Ngọ (Thứ Sáu 04-3-1966) để duyệt lại lần chót. Đức Lê Đại Tiên đã tu chỉnh một chút về bản sơ đồ tổ chức Cơ Quan cho được đầy đủ. Bài Cầu Nguyện của Cơ Quan đã được Đức Lê Đại Tiên ban cho sau đó, cùng trong đàn cơ hôm ấy.

([6]) bửu điện 寶殿 (the precious hall): Chánh điện 殿 (the main hall), nơi lập Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn. Trong bài này tức là Thiên bàn tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam.

([7]) kiền thiềng (sincerely respecting sb): Thành thực kính trọng, kính thành 敬誠.

([8]) đảnh lễ: Làm lễ, thi lễ, vái, lạy.

([9]) vọng (expecting sb/sth): Mong mỏi, mong cầu.

([10]) Hoàng Thiên 皇天 (God, Heaven): Trời, Thượng Đế.

([11]) Chúa Tể vạn linh (vạn linh Chủ Tể 萬靈主宰: the Ruler of all spirits or sentient beings): Vị làm chủ, cai quản tất cả các loài (trong đó có con người).

([12]) háo sanh, hiếu sinh 好生 (loving life): Yêu sự sống. – Tạo Hóa chi tình 造化之情 (the Creator’s love): Tình Tạo Hóa. – háo sanh Tạo Hóa chi tình (the Creator’s love for life): Tình Tạo Hóa hiếu sinh, yêu sự sống của muôn loài (trong đó có con người).

([13]) chứng minh : Chứng giám , soi xét và chấp nhận.

([14]) lời nguyền (thệ nguyện 誓願: pledge, vow): Lời thề, hứa nguyện với Ơn Trên.

([15]) triền miên 纏綿 (unceasing, uninterrupted): Liên miên không dứt.

([16]) tân khổ 辛苦 (bitter, pungent; hard, toilsome). Cay đắng; gian nan, khó nhọc.

([17]) tủi hổ thiết tha (extremely ashamed and self-pitiful): Vô cùng hổ thẹn và buồn tủi.

([18]) Hiếu trung thẹn nước non nhà: Lấy làm hổ thẹn với nước nhà vì phần đông con người không giữ tròn vẹn tấm lòng trung với Tổ quốc, hiếu với dân tộc.

([19]) nghĩa nhân 義仁 (righteousness and benevolence): Nghĩa là điều đúng đắn, lẽ phải, mà người ta không thể không làm. Nhân là lòng thương người thương vật.

([20]) khí tiết 氣節 (unshakeable righteousness): Khí phách và tiết tháo. Tính cương quyết, cứng rắn, không thay lòng đổi dạ, không hèn yếu trước cường quyền hay ngoại cảnh khó khăn.

([21]) phui pha tháng ngày (fading as time goes by): Phôi pha tháng ngày. Phai lạt theo thời gian.

([22]) cứu thế 救世 (saving the world): Cứu đời, cứu vớt cho thế gian không còn đau khổ.

([23]) con trẻ: Tiếng môn đệ Cao Đài tự xưng với Đức Chí tôn. Tỉnh thức lòng con trẻ tầm tu: Đánh thức lòng mê muội của chúng con để chúng con biết tìm đường đạo đức tu hành.

([24]) những ngút mây mù: Những đám mây đen (mây mù) cao ngút. Ám chỉ những ý nghĩ, quan niệm, tư tưởng sai lầm khiến cho con người mất sáng suốt, không phân biệt được đúng sai, thật giả, chánh tà…

([25]) nhìn tường: Nhìn rõ, nhìn thấu đáo, nhìn tường tận.

([26]) trí ngu: Trí phàm (chưa sáng suốt hoàn toàn, còn sai lầm).

([27]) lọc lừa: Phân biện để bỏ tà theo chánh, bỏ giả theo thật.

([28]) phụng thừa 奉承 (respectfully obeying sth): Kính vâng theo (mệnh lệnh của bề trên).

([29]) Thiên lịnh 天令 (Heaven’s command): Lệnh Trời.

([30]) phán định 判定 (judging sth): Xem xét và quyết định.

([31]) dầu (in spite of): Mặc dầu, mặc dù, dù cho.

([32]) nguyện lòng: Tự hứa với mình.

([33]) sở năng 所能 (one’s capabilities): Khả năng của mình.

([34]) tài danh quyền chức (talent, fame, power, and position): Tài năng 才能, danh vọng 名望, quyền lực 權力, và chức vị 職位.

([35]) xem thường vật chất hồng mao: Xem những của cải vật chất ở đời nhẹ như cọng lông con chim hồng (regarding all material wealth as light as a goose feather); coi thường những lợi ích vật chất ở thế gian (scorning all material wealth). hồng mao 鴻毛 (goose feather; wild swan’s feather): Lông chim hồng.

([36]) phong trào 風潮 (movement): Gió và thủy triều. Sự tập hợp đông đảo quần chúng để hưởng ứng rộng ra khắp nơi, ủng hộ và thực hành một việc gì mới mẻ.

([37]) hóa hoằng 化弘 (diffusing sth): Truyền bá khắp nơi.

([38]) chánh pháp 正法 (true dharma): Đạo pháp chơn chánh. Ở đây là chánh pháp Cao Đài.

([39]) màu tang thương: Những cảnh đau khổ, buồn thảm.

([40]) mở đường đại chúng: Mở ra một con đường rộng lớn, chơn chánh cho tất cả mọi người đi theo.

([41]) đem đạo mầu công dụng mọi nơi: Đem giáo lý Cao Đài huyền diệu áp dụng hiệu quả khắp nơi.

([42]) sắc phái (sectarianism): Sự chia phe lập phái vì lợi riêng.

([43]) can trường 肝腸 (liver and intestines; fig., courage): Gan và ruột; lòng can đảm.

([44]) thiết thạch 鐵石 (iron and stone; fig., steadfastness): Sắt đá; lòng dạ cứng cỏi, bền vững. Nung nấu can trường thiết thạch: Rèn luyện cho có được một tấm lòng, một ý chí bền vững, không hề run sợ hay bỏ cuộc trước mọi thử thách, khó khăn, nguy hiểm.

([45]) son sắt (unshakeable loyalty): Sắt son. Sắt là thứ cứng rắn và dẻo dai. Son là một thứ đỏ thắm. Sắt son là lòng trung thành, trước sau không hề thay đổi.

([46]) thỉ chung, thủy chung 始終 (from beginning to end; loyal, faithful): Trước sau như một, không thay lòng đổi dạ, trọn vẹn từ đầu tới hết, trung thành. (Thỉ, thủy là lúc ban đầu. Chung là lúc kết thúc.)

([47]) hy thân 犧身 (sacrifice oneself): Hy sinh thân mình.

([48]) nguyện nước non cùng: Hứa nguyện cùng nước non.

([49]) trần la 塵羅 (the world’s net): Lưới trần. Trần gian như tấm lưới vây hãm con người trong mọi nỗi đau khổ và rất khó thoát ra được. (La: Tấm lưới.) vẫy vùng trần la: Đem hết sức mình ra hoạt động, không chịu bó tay ngồi yên trong cảnh khổ đời.

([50]) hải hà 海河 (vast, immense; fig., great mercy): Biển và sông; ý nói lòng từ bi, thương xót bao la, rộng lớn như sông như biển.

([51]) Phật Thánh Tiên nhứt lý phát ban: Phật Thánh Tiên cùng ban phát cho con người một lẽ thật duy nhất, ấy là đạo lý giải thoát của Tam Kỳ Phổ Độ hay chánh pháp Cao Đài.

([52]) hồng trần 紅塵 (the world, human society) : Bụi hồng, ám chỉ cõi thế gian, cõi người ta.

([53]) Hồng trần lòng trẻ đặng an / Lo tròn hiện tại mở màn tương lai: Nhờ ơn Thầy và các Đấng thiêng liêng, chúng con giữ được cõi lòng an ổn, thanh thản, không bị cảnh đời điên đảo chi phối, tác động. Chúng con hứa làm tròn nhiệm vụ tu học và hành đạo của chúng con trong hiện tại. Những kết quả của hiện tại sẽ là điều kiện thuận lợi để chuẩn bị cho nhiệm vụ ở tương lai.

([54]) Quy Điều: Thánh Dụ Quy Điều (xem chú thích 4).

([55]) trước đài (before the altar): Trước Thiên bàn, tượng trưng cho Cao Đài là nơi ngự của Đức Chí Tôn trên Thượng giới.

([56]) dưới Đạo kỳ: Lễ thọ Thánh Dụ Quy Điều được tổ chức vào ngày 14-02 Bính Ngọ (Thứ Bảy 05-3-1966), trước Thiên bàn Cơ quan. Khi ấy, một lá Đạo kỳ gồm ba màu vàng, xanh, đỏ (dài sáu mét, rộng sáu tấc), sẽ được các cấp chức vụ nhân viên Cơ Quan từ từ mở ra và căng lên đưới trần bửu điện Cơ Quan, từ phía Thiên bàn trải dài cho tới bàn thờ Hộ Pháp. Các cấp chức vụ nhân viên, đồng nhi vẫn quỳ bên dưới Đạo kỳ cùng nhau đọc Bài Cầu Nguyện. Nghi thức này do Đức Lê Đại Tiên chỉ dạy.

([57]) Trời Cha (Thiên Phụ 天父: Heavenly Father): Đức Cao Đài Thượng Đế cũng là Đức Đại Từ Phụ, là đấng Cha rất hiền.

([58]) hộ con (helping us): Trợ giúp chúng con.

([59]) thế nhơn hòa (condition for human harmony): Hoàn cảnh, cơ hội, điều kiện để con người sống hòa hợp trong cảnh thanh bình.

([60]) bửu tòa (bảo tọa 寶座: precious seat): Chỗ ngồi quý báu, cái ngai quý báu.

([61]) Trời Nam xây dựng bửu tòa vạn linh: Tại Việt Nam sẽ xây dựng thành công một nền đạo Cao Đài để cho cả thế giới đều hướng về Việt Nam để học hỏi đạo lý.

([62]) (stanza of four lines): Khổ thơ gồm bốn câu.

([63]) Bài Cầu Nguyện gồm có chín vé nhơn cho bốn ra con số ba mươi sáu. Đó là lý đạo: 1/ Số chín tượng trưng cho sự thành tựu viên mãn. Ở Hy Lạp, nhà triết học kiêm toán học Pythagore (khoảng 570 – khoảng  495 trước Công Nguyên) khám phá ra số chín là huyền diệu, nên bảo “Chín là số hoàn hảo.” (Neuf est le nombre parfait.) Trong đạo Lão, để nói tới sự tu luyện kết quả mỹ mãn (thành đạo, đắc đạo), có thuật ngữ “cửu chuyển công thành” 九轉功成 hay “cửu chuyển đan thành” 九轉丹成. Dịch học chia mười con số từ 1 đến 10 làm hai loại, gồm năm số dương (1, 3, 5, 7, 9) và năm số âm (2, 4, 6, 8, 10). Trong đó 9 là số lão dương (số dương lớn nhất so với bốn số dương khác là 1, 3, 5, 7). Cũng gọi 9 là số thuần dương vì nó là tổng số của ba số dương khác: 1+3+5 = 9. Trong Dịch học, dương tượng trưng cho chính đại, quang minh, kiên cường, bất khuất… 2/ Số ba mươi sáu theo tượng số học (numerology) tượng trưng khả năng sáng tạo (creativity), lòng nhân đạo (humanitarianism), tử tế (kindness), và các kỹ năng giúp đỡ người khác (skills to help others), v.v…. (https://freenumerologybirthdate.blogspot.com/2020/08/numerology-meaning-of-number-36.html) 3/ Trộm nghĩ, khi ban cho Bài Cầu Nguyện gồm chín vé, ba mươi sáu câu, có lẽ Đức Lê Đại Tiên ngụ ý chúc phúc cho Cơ Quan những đức tánh rất tốt đẹp để Cơ Quan hoàn thành mỹ mãn sứ mạng thiêng liêng, cao quý mà Đức Chí Tôn ban trao.

([64]) đàn tiền 壇前 (before the evocation seance): Trước đàn cầu cơ.

([65]) tá trợ 佐助 (helping sb): Giúp đỡ. (trợ cùng nghĩa.)

([66]) phù (talisman): Bùa. – thư phù (writing a talismanic sign): Vẽ bùa.

([67]) minh thệ 盟誓 (oath, pledge, vow): Lời thề. (Minhthệ đồng nghĩa là lời thề.)

([68]) kim cô 金箍 (gold hoop): Cái niềng bằng vàng của Phật Tổ, dùng để chế ngự tánh ngang tàng, phóng túng của Tôn Ngộ Không. Ám chỉ phương tiện mầu nhiệm để giúp người tu khép mình trong khuôn khổ đạo đức, quy giới.

([69]) khổn tiên thằng 捆仙繩: Thằng là sợi dây thừng (rope). Tiên thằng là sợi dây của tiên, sợi dây mầu nhiệm. Khổn là trói lại (tying sb). 1/ Khổn tiên thằng cũng gọi khổn tiên sách 捆仙索 (sách: dây thừng; rope) là sợi dây phép của tiên dùng để trói yêu quái (immortal rope used to tie one or more demons). Khổn tiên thằng là một phép báu của Tiên Gia, có nói tới trong tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa 封神演義. Đây là bảo vật trấn động tiên của ngài Cù Lưu Tôn 懼留孫 bên Xiển Giáo 闡教. Ngài Cù là sư phụ của ngài Thổ Hành Tôn 土行孫. Khi được ném ra, khổn tiên thằng tự động trói kẻ địch, kể cả số đông. 2/ Ám chỉ phương tiện mầu nhiệm để chế ngự (cột chặt lại) những tư tưởng tà vạy, không cho chúng có cơ hội phá hoại tâm thanh tịnh của người tu.

([70]) tâm tứ mã: Xe tứ mã 駟馬 do bốn con ngựa kéo, nên chạy rất nhanh. Tâm phàm của con người hay tơ tưởng vẩn vơ, phóng đi rất nhanh như xe tứ mã.

([71]) lục tặc 六賊: Sáu tên cướp. Sáu yếu tố bên ngoài (lục trần 六塵) là sắc (hình tướng xinh đẹp), thinh (âm thanh vui tai), hương (mùi thơm tho), vị (vị ngon ngọt, khoái khẩu), xúc (cảm giác dễ chịu, sung sướng do tiếp xúc với vật khác), pháp (các tư tưởng, phán đoán, quan niệm…) khi được con người cảm nhận thông qua sáu ngỏ là mắt, tai, mũi, miệng, thân thể, ý tưởng (lục căn 六根: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) sẽ trở thành sáu thứ ảnh hưởng phá hoại tâm thanh tịnh của người tu, nên Phật ví lục trần là sáu tên cướp.

HUỆ KHẢI chú thích (11-4-2022)