Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

NỘI DUNG / ĐẠO UYỂN ĐÔNG 2020 (TẬP 36)

 


NỘI DUNG

Giao CảmBan Tu Thư & Ấn Tống

SỰ KIỆN | KHẢO CỨU | SÁNG TÁC | TRAO ĐỔI

Tìm Hiểu Bài Phần Hương Chú Trong Đạo Lão Lê Anh Minh

Về Bài Kệ Khai Kinh Lê Anh Minh

Gương Hành Đạo Của Giáo Hữu Thượng Chữ Thanh Sử Kiến Nguyên

Góc Ảnh Lịch Sử Đạo Cao Đài Giáo Hữu Thượng Công Thanh

Thương Về Thanh Hóa – Đỗ Thị Kết

Tuổi Thơ, Miên Man Nỗi Nhớ – Sử Kiến Nguyên

Ơn Thầy, Ơn Chúa Trần Dã Sơn

Ba Tôn Sư Sự Sống (Chương 1) Frédéric Lenoir, Vĩnh An dịch

Tấm Gương Đạo Đức Của Môn Sanh Cao Đài – Cao Phong

Ông Già Sau Cơn Bão – Lê Thị Tâm

Cụ Án Ròm Trần Huiền Ân

Tản Mạn Về Món Quà Thơ Xa Huệ Khải

Đôi Điều Thú Vị Khi Đọc Kỷ Yếu Trung Lao Huệ Khải

Minh Giáo Nguyễn Duy Chính

Gió Bốn Phương Huệ Khải

NHẠC: Bửu Long: Về Đi Em

THƠ: Chơn Minh Trí: Tuổi Bảy Mươi Tình Yêu Thương

Đỗ Thị Kết: Người Sẽ Về Khi Tắt Dịch, An Yên

Hoàng Nguyên: Giọt Sương Bé Bỏng

Huỳnh Văn Mười: Đợi | Mùa Đông Ở Lại

Lê Thị Tâm: Hương Xưa

Nguyễn Quốc Huân: Sách Cũ

Sử Kiến Nguyên: Giữa Mùa Dịch | Nguyệt Dạ Cảm Tác

Thái Hoàng Tú: Chiều | Này Là Người, 54 | Đã Từng

Trần Ngọc Lợi: An Lạc | Chừng Như

Võ Văn Pho: Vườn Trưa

GIAO CẢM / ĐẠO UYỂN ĐÔNG 2020

 



1. Ảnh trên bìa 1 Đạo Uyển Đông 2020 (tập 36) được mượn từ Face-book của hiền huynh Đỗ Phú Công, tức là Giáo Hữu Thượng Công Thanh (Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), tác giả hai hồi ức về thời niên thiếu ở miền Trung, và thời thanh niên ở Sài Gòn trước 1975, đã in trong Đạo Uyển tập Hạ (34) và tập Thu (35).

Ảnh này ghi lại một thời công phu vào giờ Mẹo của các tịnh viên khóa tu mùa Đông năm 2017 tại thánh thất Từ Vân (Phú Nhuận), kết hợp với hai thánh thất Trung Minh (quận 11) và Trung Hiền (quận Tân Bình).

Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có rất đông môn sanh nam nữ, già lẫn trẻ, ăn chay trường, thực hành song song: (a) tu công lập đức qua phương tiện phổ độ; (b) tu thiền, tịnh luyện tứ thời. Những khóa tu hằng năm, tập trung ba mươi sáu ngày, đã thành truyền thống của Hội Thánh. Trung Tông Thánh Tịnh (đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng), là tịnh đường lớn của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.

2. Ảnh trên bìa 4 mượn từ Facebook của chị Nguyễn Kim Xuyến, ghi lại thánh lễ nhập môn vào giờ Ngọ ngày 05-4-2019 tại thánh thất Trung Đồng (170 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài. Nhìn gương mặt trẻ trung của người tân tín đồ, chúng ta không thể không hoan hỷ mà suy nghĩ miên man tới ý thức gầy dựng lớp người tiếp nối cho nền Đạo Kỳ Ba.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có sẵn bề dày hướng dẫn đạo lý cho thanh thiếu niên nhà Đạo, tổ chức rất tốt đẹp ở cả hai miền Trung và Nam. Một tôn giáo càng có nhiều tuổi trẻ giác ngộ tầm tu học đạo thì tương lai của tôn giáo ấy càng tươi sáng, bền vững. Tôn giáo ấy huấn luyện giới trẻ thấm nhuần đạo đức, thì lúc giới trẻ ấy bước vào đời, thi hành bổn phận công dân đất nước, họ là những nhân tố lành mạnh góp phần kiến tạo gia đình và xã hội lành mạnh. Nhờ thế, đất nước mới được sống trong nền văn hóa đạo đức, vì sự bền vững không thể chỉ phiến diện là giàu mạnh về kinh tế, quân sự, v.v… Đó là lý do vì sao ngay từ khi mở Đạo (1926) suốt qua những thập niên về sau, thánh giáo Cao Đài luôn dạy tín đồ hãy sốt sắng mang Đạo vào đời, báo ơn lớp lớp tiền nhân Tổ Quốc.

3. Kể từ nay, Ban Ấn Tống được gọi tên đầy đủ là Ban Tu Thư & Ấn Tống. Tu Thư 修書 (compiling books) lo biên soạn sách. Ấn Tống 印送 (printing free gift books) lo in sách để biếu. Ban Tu Thư & Ấn Tng quyết định rng t nay các bn tho (bài lai cảo) đã chọn được, sau khi biên tp xong s được đưa dần lên FB trước khi in thành sách. Như thế: (a) Nếu có gì sai sót, bạn đọc s phn hi ngay; (b) Nếu bài nào nhn được nhiu LIKE (hay LOVE) thì coi như đã được bn đọc bn phương trực tiếp "xét duyt" giúp cho vic chn đăng bài; (c) Vậy, nếu ai hi "Ban Tu Thư & Ấn Tng có bao nhiêu người, gm nhng người nào?", thì câu tr li là "Đông lắm! Không chừng có chính bn trong s đó nữa đấy."

Đây là quyết định “sáng suốt” (cười…). Thật vậy, vừa đăng FB năm ảnh cho bài Góc Ảnh Lịch Sử Cao Đài của Giáo Hữu Thượng Công Thanh (in trong tập 36 này), thì ảnh thứ nhất liền được quý bạn Facebookers góp ý sửa và bổ túc lời chú thích. Ban Tu Thư & Ấn Tng rất hoan hỷ cảm ơn quý bạn.


TÌM HIỂU BÀI PHẦN HƯƠNG CHÚ TRONG ĐẠO LÃO / ĐẠO UYỂN ĐÔNG 2020 (TẬP 36)

 

TÌM HIỂU BÀI PHẦN HƯƠNG CHÚ

TRONG ĐẠO LÃO

LÊ ANH MINH

Phần Hương Chú 焚香咒 là bài chú đốt nhang thuộc phần chỉ dẫn cách cầu cơ thỉnh Tiên (thỉnh Tiên cơ pháp 請仙箕法) ngay đầu sách Vạn Pháp Quy Tông 萬法歸宗.

Trong chữ Hán, cầu cơ gọi là bái loan 拜鸞, cơ bút 箕筆, giá kê 架乩, giáng bút 降筆, huy loan 揮鸞, phi loan 飛鸞, phù cơ 扶箕, phù kê 扶乩, phù loan 扶鸞, thỉnh tiên 請仙.

Phù là trợ giúp, nương vào, tựa vào, ta quen đọc là phò.

Vạn Pháp Quy Tông là một tác phẩm của Đạo Giáo, bao gồm các nghi thức cúng tế, cầu cơ, bùa chú, pháp thuật, v.v... do đạo sĩ Lý Thuần Phong 李淳風 (602-670) biên soạn.

Lý Thuần Phong người huyện Ung thuộc Kỳ Châu 岐州 (nay là huyện Phượng Tường 鳳翔, tỉnh Thiểm Tây 陝西). Ông sống đầu đời Đường, tinh thông toán học, thiên văn, dịch học, phong thủy, lịch pháp. Năm 619 ông được tiến cử làm tham quân cho Đường Cao Tổ (tức Lý Uyên). Năm 627 ông làm thượng thư dưới triều Đường Thái Tông (tức Lý Thế Dân).

Những câu trong bài Phần Hương Chú được chép rải rác trên internet, bị tam sao thất bản, không đáng tin cậy; nhưng có thể tin cậy vào các bản Vạn Pháp Quy Tông quét ảnh từ sách in xưa đang phổ biến trên internet. Hiện nay ta có thể tải xuống các bản Vạn Pháp Quy Tông (pdf) cổ xưa, hoặc khắc

gỗ (mộc bản) hoặc in đá (thạch ấn), như sau: a/ Bí Truyền Vạn Pháp Quy Tông 秘傳萬法歸宗;

b/ Tăng Đính Bí Truyền Vạn Pháp Quy Tông 增訂秘傳萬法歸宗;

c/ Tăng Bổ Bí Truyền Vạn Pháp Quy Tông 增補秘傳萬法歸宗, in lại năm Quang Tự 光緒 18 (tức 1892, Nhâm Thìn), đời Thanh, Lý Thuần Phong biên soạn, Viên Thiên Cương 袁天罡 (573-645) tăng bổ (ảnh bìa bên cạnh);

d/ Tân Khắc Vạn Pháp Quy Tông 新刻萬法歸宗, v.v…

Căn cứ các bản Vạn Pháp Quy Tông (pdf) này và Bài Niệm Hương trong đạo Cao Đài (gốc từ Minh Lý Đạo),(*) ta có thể đối chiếu để hiểu rõ thêm ý nghĩa. Bài Niệm Hương của Minh Lý Đạo do Đức Nam Cực Chưởng Giáo giáng cơ ban cho.

焚香咒  

道由心合 / 心假香傳 / 香焚玉爐 / 心注仙願 / 真靈下降 / 仙珮臨軒 / 今臣關告 / 逕達九天 / 所啟所願 / 咸賜如言

PHẦN HƯƠNG CHÚ

Đạo do tâm hợp (1) / Tâm giả hương truyền (2) / Hương phần ngọc lô (3) / Tâm chú Tiên nguyện (4) / Chân linh hạ giáng (5) / Tiên bội lâm hiên (6) / Kim thần quan cáo (7) / Kính đạt cửu thiên (8) / Sở khải sở nguyện (9) / Hàm tứ như ngôn.(10)

CHÚ THÍCH

(1) Hợp : Hiệp lại. Tâm ở đây hiểu là tâm các tín đồ, đức tin, “lòng thành tín”. Đạo do tâm hợp 道由心合: Đạo dựa trên lòng thành tín (hay đức tin) của tín đồ hợp lại. Bài Niệm Hương: “Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp.”

(2) Giả : Nghĩa trong bài là “mượn, nương theo”. Thí dụ: hồ giả hổ uy 狐假虎威 (cáo mượn oai hùm). Tâm giả hương truyền 心假香傳: Lòng mượn (nương theo) nhang truyền đi. Bài Niệm Hương: “Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra.”

(3) Ngọc lô 玉爐: Lư ngọc. Phần : Đốt. Thí dụ: phần thư khanh Nho 焚書坑儒 (đốt sách và chôn Nho sĩ). Hương phần ngọc lô 香焚玉爐: Nhang đốt trong lư ngọc. Bài Niệm Hương: “Mùi hương lư ngọc bay xa.”

(4) Chú : Tập trung tâm ý vào, chăm vào. Tâm chú tiên nguyện 心注仙願: Lòng thành chuyên chú vào sự cầu nguyện Tiên gia. Bài Niệm Hương: “Kỉnh thành cầu nguyện Tiên gia chứng lòng.”

(5) Chân linh 真靈: Thiêng liêng, thần tiên. Chân linh hạ giáng 真靈下降: Thiêng liêng giáng xuống [đàn cơ]. Bài Niệm Hương: “Xin thần thánh ruổi giong cưỡi hạc.”

(6) Bội (): Mang, đeo; trang sức. Thí dụ: ngọc bội 玉佩 đồ trang sức bằng ngọc đeo trên thắt lưng. Lâm : Tới, đến. Hiên : Cái xe uốn hình cong, hai bên che màn, các loại xe nói chung. Xe Thần Tiên do chim loan kéo (loan xa), vì thế gọi cầu cơ là phù (phò) loan, phi loan. Tiên bội lâm hiên 仙珮臨軒: Tiên mang trang sức và đi xe loan xuống trần. Bài Niệm Hương: “Xuống phàm trần vội gác xe tiên.”

(7) Kim : Ngày nay, hôm nay. Thần : Tôi, chúng tôi (tiếng khiêm cung). Quan cáo 關告: Quan tâm kính báo. Kim thần quan cáo 今臣關告: Ngày nay chúng tôi quan tâm kính báo. Bài Niệm Hương: “Ngày nay đệ tử khẩn nguyền.” (Khẩn nguyền: khẩn nguyện, lời cầu xin thành khẩn.)

(8) Kính : Thẳng, trực tiếp. Đạt : Đạt tới. Cửu thiên 九天: Chín tầng trời. Kính đạt cửu thiên 逕達九天: [Lời khẩn nguyện] thẳng tới chín tầng trời. Bài Niệm Hương: “Chín tầng trời đất thông truyền chứng tri.”

(9) Khải : Mở ra, bày tỏ. Sở : Hợp với động từ thành danh từ: “cái mà, điều mà”. Sở khải 所啟: Điều mà tôi bày tỏ. Sở nguyện 所願: Điều mà tôi cầu nguyện. Bài Niệm Hương: “Lòng sở vọng gắng ghi đảo cáo.” (Đảo cáo 禱告: Cầu nguyện.)

(10) Hàm : Tất cả, khắp, hết thảy. Tứ : Ban tặng, ban ân, ban phước. Như ngôn 如言: Như đã nói. Hàm tứ như ngôn 咸賜如言: Ban phước hết thảy như đã nói. Bài Niệm Hương: “Nhờ Ơn Trên bổ báo phước lành.” (Bổ báo / báo bổ: Trả lại, đền lại, ban cho.)

LÊ ANH MINH

Bà Chiểu, 28-7-2020

(*) Xem: Huệ Khải, Bài Niệm Hương, in trong Đạo Uyển Tập Hạ 2018 (Hà Nội: Nxb Hồng Đức), tr. 84-101.

VỀ BÀI KỆ KHAI KINH / ĐẠO UYỂN ĐÔNG 2020 (TẬP 36)

 


VỀ BÀI KỆ KHAI KINH

LÊ ANH MINH

Kệ là bài tụng (hymn, chant, song, verse) có vần điệu, đọc ngân nga. Thuật ngữ này gốc tiếng Phạn (Sanskrit) là gāthā mà các nhà Phật học phiên âm Hán là 伽陀 cà đà, 伽他 cà tha, 偈陀 kệ đà, 偈佗 kệ đà, gọi tắt là kệ; hoặc ghép âm Phạn với nghĩa Hán là 偈句 kệ cú, 偈言 kệ ngôn, 偈語 kệ ngữ, 偈頌 kệ tụng, 偈文 kệ văn.

Đọc giai thoại về các danh tăng, ta thường thấy các ngài nói: “Nghe kệ ta đây!” Tức là kệ có thể do cá nhân nói. Ngoài ra, kệ là một phần của kinh điển, thường gồm bốn câu (tứ cú k四句偈), mỗi câu có thể gồm bốn, năm, hay bảy chữ.

Thí dụ bài kệ nổi tiếng của ngài Huệ Năng (638-713) chép trong Pháp Bảo Đàn Kinh (Hành Do phẩm đệ nhất), gồm bốn câu, mỗi câu năm chữ:

Bồ đề bản vô thụ / Minh kính diệc phi đài / Bản lai vô nhất vật / Hà xứ nhạ trần ai?

/ / /

(Bồ đề chẳng phải cây / Gương sáng chẳng phải đài / Xưa nay không một vật / Chỗ nào vướng trần ai?)

Hay bài kệ nổi tiếng trong Kim Cương Kinh, gồm bốn câu, mỗi câu năm chữ:   

Nhất thiết hữu vi pháp / Như mộng huyễn bào ảnh / Như lộ diệc như điện / Ưng tác như thị quán.

/ / /

(Tất cả pháp hữu vi / Như mộng, ảo, bọt, ảnh / Như sương cũng như chớp / Nên quán xét như thế.)

Bài kệ mở đầu các kinh Phật Hán tạng (Nhị Kỳ Phổ Độ) gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ:

Khai Kinh Kệ

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp / Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ / Ngã kim kiến văn đắc thọ trì / Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.

/ / /

Chú thích

Câu 1: Vô thượng: Tối cao, không có gì ở trên nữa. Thậm thâm: Rất sâu, sâu thẳm. Vi diệu: Tế vi (nhỏ nhặt, tinh tế) và huyền diệu. Pháp: Phật pháp. Câu 1: Phật pháp vi diệu, sâu thẳm, tối cao.

Câu 2: Bách (bá): Trăm. Thiên: Ngàn. Vạn: Muôn, mười ngàn. Bách thiên vạn: 1.000.000.000 (một tỷ), nhưng đây là số tượng trưng, ý nói nhiều lắm không kể xiết (countless), vô số. Kiếp: 1/ Nghĩa thông thường là kiếp người (human life), như nói: tiền kiếp (former life), kiếp này (this life), kiếp sau (afterlife). 2/ Kiếp gốc tiếng Phạn là kalpa, được chuyển âm Hán là 劫波 (kiếp ba), 劫簸 (kiếp bá), 劫跛 (kiếp bả), nói tắt là (kiếp). Kiếp là một khoảng thời gian rất dài (aeon) của vũ trụ. Từ lúc hình thành cho đến tái tạo, vũ trụ trải qua bốn đại kiếp 大劫 (mahākalpa): thành kiếp 成劫 (vivarta kalpa), trụ kiếp 住劫 (vivarta-siddha kalpa), hoại kiếp 壞劫 (saṃvarta kalpa), không kiếp 空劫 (diệt kiếp 滅劫: saṃvarta-siddha kalpa). Một đại kiếp chia ra hai mươi tiểu kiếp 小劫 (antara-kalpa). Theo Từ điển Phật học của William Edward Soothill, một tiểu kiếp dài 16.800.000 năm; một kiếp dài 336.000.000 năm; và một đại kiếp dài 1.334.000.000 năm. Tóm lại, dù hiểu kiếp người hay kiếp vũ trụ, thì bá thiên vạn kiếp là một thời gian vô cùng lâu dài. Nan: Khó. Tao ngộ: Gặp. Câu 2: Dù con người trải qua vô số kiếp cũng khó gặp [pháp Phật].

Câu 3: Ngã: Tôi. Kim: Ngày nay. Kiến: Thấy. Văn: Nghe. Đắc thọ trì: Được nhận lãnh và giữ lấy. Câu 3: Ngày nay tôi thấy, nghe, và được thọ trì [Phật pháp].

Câu 4: Nguyện: Mong muốn. Giải: Hiểu rõ (liễu giải 了解). Như Lai: Dịch từ tiếng Phạn là Tathāgata, một trong mười danh hiệu của Đức Phật Thích Ca. Kim Cương Kinh có câu: “Vô sở tòng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.” 無所從來, 亦無所去, 故名如來. (Chẳng từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, nên gọi là Như Lai.) Chân thực nghĩa: Ý nghĩa chân thật. Câu 4: Tôi nguyện hiểu rõ ý nghĩa chân thật lời Phật dạy.

Cụ Đoàn Trung Còn (Thích Hồng Tại, 1908-1988) dịch:

Bài Kệ Khai Kinh

Pháp mầu của Phật sâu thẳm và cao diệu không chi sánh bằng,

Cho đến trăm ngàn muôn kiếp cũng khó mà gặp được;

Nay tôi thấy, nghe, và được thọ trì,

Nguyện rõ nghĩa chơn thật của Đức Như Lai.

Ngài D.T. Suzuki (Linh Mộc Đại Chuyết 鈴木大拙, 1870-1966) dịch:

Gatha on Opening the Sutra

The Dharma incomparably profound and exquisite

Is rarely met with, even in hundreds of thousands of millions of kalpas;

We are now permitted to see it, to listen to it, to accept and hold it;

May we truly understand the meaning of the Tathagata’s words!

(Phật pháp thâm sâu vô đối và tinh tế

Hiếm khi được gặp, dù trải hàng trăm hàng ngàn hàng triệu kiếp;

Chúng ta nay được gặp, nghe, nhận giữ,

Nguyện xin hiểu rõ ý nghĩa lời nói của Như Lai.)

Bài Kệ Khai Kinh của Phật Giáo được dùng trong Di Lạc Chơn Kinh của đạo Cao Đài với chút sửa đổi ở câu 3 (kiến văn thính văn) và câu 4 (Như Lai tân kinh).

Như vậy, trong hai câu “Ngã kim thính văn đắc thọ trì / Nguyện giải tân kinh chơn thiệt nghĩa”, hai từ gạch dưới có nghĩa:

Thính : (Chú ý) lắng nghe (listen). Văn : Nghe được, nghe ra, nghe thấy (hear). Chẳng hạn, ngồi làm việc trong nhà, dù không chú ý lóng tai nghe (thính / listen), chúng ta vẫn nghe được (văn / hear) tiếng xe cộ ngoài phố, v.v…

1. Khi đọc lại lời Phật thuyết, Ngài A Nan (Ānanda, thế kỷ 5-4 trước Công Nguyên) mở đầu mỗi quyển kinh bằng cách xác định: “Evaṃ mayā śrūtaṃ.” Các bản chữ Hán dịch là: Như thị ngã văn. 如是我. (Tôi đã nghe được như vy: So I have heard / Thus I have heard.)

2. Đạo Đức Kinh (chương 14): “Thính chi bất văn.” 聽之不聞. James Legge (1815-1897) dịch: We listen to it, and we do not hear it. (Chúng ta lắng nghe, mà không nghe được.)

Dùng như từ ghép (compound), thính văn 聽聞 có nghĩa là lắng nghe được với sự chú ý, chú tâm (listening; hearing what somebody says).

Tân kinh 新經: Kinh mới (new sutras), là các kinh của đạo Cao Đài (thuộc Tam Kỳ Phổ Độ), phân biệt với kinh cũ (cựu kinh 舊經: old sutras) là những kinh của các tôn giáo thuộc Nhất Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ.

LÊ ANH MINH

Bà Chiểu, 28-7-2020