1. Ảnh trên
bìa 1 Đạo Uyển Đông 2020 (tập 36) được mượn từ Face-book của hiền huynh Đỗ Phú Công, tức là Giáo Hữu Thượng Công
Thanh (Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài), tác giả hai hồi ức về thời niên thiếu ở
miền Trung, và thời thanh niên ở Sài Gòn trước 1975, đã in trong Đạo Uyển tập
Hạ (34) và tập Thu (35).
Ảnh này ghi lại một thời công phu vào giờ
Mẹo của các tịnh viên khóa tu mùa Đông năm 2017 tại thánh thất Từ Vân (Phú
Nhuận), kết hợp với hai thánh thất Trung Minh (quận 11) và Trung Hiền (quận Tân
Bình).
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có rất đông
môn sanh nam nữ, già lẫn trẻ, ăn chay trường, thực hành song song: (a) tu công
lập đức qua phương tiện phổ độ; (b) tu thiền, tịnh luyện tứ thời. Những khóa tu
hằng năm, tập trung ba mươi sáu ngày, đã thành truyền thống của Hội Thánh.
Trung Tông Thánh Tịnh (đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu, Đà Nẵng), là tịnh đường
lớn của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.
2. Ảnh
trên bìa 4 mượn từ Facebook của chị Nguyễn
Kim Xuyến, ghi lại thánh lễ nhập môn vào giờ Ngọ ngày 05-4-2019 tại thánh
thất Trung Đồng (170 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), thuộc Hội Thánh Truyền
Giáo Cao Đài. Nhìn gương mặt trẻ trung của người tân tín đồ, chúng ta không thể
không hoan hỷ mà suy nghĩ miên man tới ý thức gầy dựng lớp người tiếp nối cho
nền Đạo Kỳ Ba.
Trong suốt lịch sử hình thành và phát
triển, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có sẵn bề dày hướng dẫn đạo lý cho thanh
thiếu niên nhà Đạo, tổ chức rất tốt đẹp ở cả hai miền Trung và Nam. Một tôn
giáo càng có nhiều tuổi trẻ giác ngộ tầm tu học đạo thì tương lai của tôn giáo
ấy càng tươi sáng, bền vững. Tôn giáo ấy huấn luyện giới trẻ thấm nhuần đạo
đức, thì lúc giới trẻ ấy bước vào đời, thi hành bổn phận công dân đất nước, họ
là những nhân tố lành mạnh góp phần kiến tạo gia đình và xã hội lành mạnh. Nhờ
thế, đất nước mới được sống trong nền văn hóa đạo đức, vì sự bền vững không thể
chỉ phiến diện là giàu mạnh về kinh tế, quân sự, v.v… Đó là lý do vì sao ngay
từ khi mở Đạo (1926) suốt qua những thập niên về sau, thánh giáo Cao Đài luôn
dạy tín đồ hãy sốt sắng mang Đạo vào đời, báo ơn lớp lớp tiền nhân Tổ Quốc.
3. Kể
từ nay, Ban Ấn Tống được gọi tên đầy đủ là Ban
Tu Thư & Ấn Tống. Tu Thư 修書 (compiling
books) lo biên soạn sách. Ấn Tống 印送 (printing free gift books) lo in sách để
biếu. Ban Tu Thư & Ấn Tống quyết
định rằng từ
nay các bản thảo (bài lai cảo) đã chọn được,
sau khi biên tập xong sẽ được
đưa dần lên FB trước khi in thành sách. Như thế: (a) Nếu
có gì sai sót, bạn đọc sẽ
phản hồi ngay; (b) Nếu bài nào nhận được
nhiều LIKE (hay LOVE) thì coi như đã được bạn
đọc bốn phương trực tiếp
"xét duyệt" giúp
cho việc chọn đăng bài; (c) Vậy, nếu
ai hỏi "Ban Tu Thư
& Ấn Tống có bao
nhiêu người, gồm những người
nào?", thì câu trả lời
là "Đông lắm! Không chừng có chính bạn trong số đó nữa đấy."
Đây là
quyết định “sáng suốt” (cười…). Thật vậy, vừa đăng FB năm ảnh cho bài Góc Ảnh Lịch Sử Cao Đài của Giáo Hữu Thượng
Công Thanh (in trong tập 36 này), thì ảnh thứ nhất liền được quý bạn
Facebookers góp ý sửa và bổ túc lời chú thích. Ban Tu Thư
& Ấn Tống rất hoan hỷ cảm ơn quý bạn.