Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

ĐĐVU 10 / GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. (Gioan 3:8)

* Hiền huynh Lê Văn Xưng (họ đạo Trung Đồng, Hội Thánh Truyền Giáo):
Trong bài Kinh Giải Oan (Kinh Tận Độ, Hội Thánh Truyền Giáo, 1995 có câu: Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu. Xin cho biết Tứ Đạo Đề có phải là Tứ Diệu Đế không? Trân trọng cảm ơn Văn Uyển. (E-mail ngày 13-6-2013)
Huệ Khải: Hiền huynh kính mến, câu hỏi của hiền huynh gởi lâu lắm rồi, mà nay mới kính phúc đáp. Rất mong hiền huynh lượng thứ cho tệ hữu. Xin đa tạ.
Khi cúng chẩn tế âm nhơn, tín đồ Hội Thánh Truyền Giáo có đọc Kinh Giải Oan (trong Kinh Tận Độ). Bài kinh này làm theo thể thơ song thất lục bát (hai câu 7 chữ + câu 6 chữ + câu 8 chữ), cũng được gọi là lục bát gián thất (vì câu 6 chữ và câu 8 chữ xen vào giữa hai câu 7 chữ).
Bốn câu (câu 25-28) trong Kinh Giải Oan như sau:
[7 chữ] Gắng quyết chí tìm nơi diệt khổ,
[7 chữ] Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu,
[6 chữ] Tu hành phải rõ công phu,
[8 chữ] Trong đường Bát Chánh nên hầu xét suy.
Theo luật thơ, những chữ in đậm trên đây phải dùng thanh bằng (không dấu, hoặc dấu huyền). Vì vậy, thay vì nói Đế (thanh trắc) thì nói là Đề (thanh bằng).
Chữ nghĩa là chân lý, có hai cách đọc Hán-Việt, là đế, và đề. Vậy, Kinh Giải Oan đọc là Đề thì chẳng sai.
Tứ Diệu Đế 四妙諦, Tứ Thánh Đế 四聖諦, gọi tắt Tứ Đế 四諦 là giáo lý nền tảng của Đức Phật Tổ, chỉ rõ nguyên nhân của khổ và con đường giải thoát. Tứ Diệu Đế gồm bốn chân lý như sau:
Khổ Đế: Xác tín rằng mọi kiếp sống đều chịu khổ.
Tập Đế: Chỉ rõ tham dục là nguyên nhân gây ra khổ.
Dit Đế: Diệt trừ tham dục thì diệt được khổ và đưa tới hạnh phúc.
Đo Đế: Con đường diệt khổ là Bát Chánh Đo (bao gồm: chánh kiến; chánh tư duy; chánh ngữ; chánh nghiệp; chánh mạng; chánh tinh tấn; chánh niệm; chánh định).
Do Đạo Đế (Đạo Đề) là chân lý thứ tư trong Tứ Diệu Đế, nên câu kinh 26 nói: Tứ Đạo Đề là chỗ chơn tu.
Do Đạo Đề (Đạo Đế) dạy phương pháp diệt khổ là thực hành Bát Chánh Đạo, nên câu kinh 28 nói: Trong đườn Bát Chánh nên hầu xét suy. Đường tức là Đạo. Không nói Bát [thanh trắc] Chánh Đạo mà nói đường [thanh bằng] Bát Chánh vì chữ thứ hai trong câu 28 phải là thanh bằng.
*
* Hiền tỷ Lê Thị Huệ (Tổ 11, KP 5, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai): Thư ngày 20-01-2014.
Ông Huệ Khải kính mến,
Thưa ông, tôi là người Công Giáo, sinh năm 1954. Tôi chưa được diện kiến ông. Tôi đã đọc Công Giáo Và Dân Tộc từ lâu, nhưng từ khi có mục Góc Nhà, thấy rất hay, hợp với tâm tình của tôi...
... Góc Nhà là điều tôi phải gẫm suy để dành thời gian trang trọng nhất ... lúc đó tôi không phải vội nấu cơm, giặt giũ, v.v...
Có lẽ tôi cũng là thiểu số người Công Giáo được đọc Thất Chân Nhân Quả rất sớm, khoảng năm 1985 gì đó...
Ngày ngày ngoài niềm tin duy nhất vào Thiên Chúa tình yêu, tôi chỉ đọc sách báo nói về tu đức và may mắn tôi có duyên với Góc Nhà... Tôi rất cô đơn nếu không có Góc Nhà làm bạn.
Thưa ông, tôi mong có được Dưới Mái Đạo Viện. Mong ông cho tôi được “hạnh phúc một lần với đất trích chiêm bao” ấy.
Kính chào bác thợ “xây [nhà] trên nền đá của Thánh Phêrô”.[1]
Huệ Khải: Kính thưa hiền tỷ, thư hiền tỷ viết ở Đồng Nai ngày 20, bưu điện Trảng Dài chuyển đi ngày 21, bưu điện quận 5 (TpHCM) chuyển tới thánh thất Bàu Sen ngày 22. Nhưng tôi lại ở xa thánh thất, do đó cả tuần sau mới được đọc thư. Cận Tết rồi, gởi Dưới Mái Đạo Viện về Trảng Dài biếu hiền tỷ, chắc chắn sách phải tới nơi chậm. Mong hiền tỷ hoan hỷ dẫu phải trông đợi. Vì năm 1985 hiền tỷ có đọc Thất Chân Nhân Quả, tôi cũng gởi thêm Đọc Lại Thất Chân Nhân Quả mà trước đây đã đăng nhiều kỳ trên nguyệt san Công Giáo Và Dân Tộc. Chúc hiền tỷ vui khi đọc sách.
*
* Hiền huynh Nguyễn Quang Tín (Họ đạo Trung Dương, Hội Thánh Truyền Giáo). E-mail ngày 01-02-2014:
Nhân đọc bài Suy Niệm Tháng Mười đăng trên Văn Uyển số kép Lợi + Trinh (2013), chúng em xin có mấy lời:
Ngày 23-8 âm lịch hằng năm là ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo (ngày đăng ký hành đạo với chính quyền). Ngày 15-10 âm lịch hằng năm là ngày kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo. Năm Đạo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được tính từ mùng 1 Tết Bính Dần, kết thúc năm Đạo thứ nhất vào ngày 30 tháng Chạp; ngày mùng 1 Tết Đinh Mẹo mở đầu năm Đạo thứ hai; ... ngày mùng 1 Tết Giáp Ngọ (2014) mở đầu năm Đạo thứ tám mươi chín.
Sẽ không có “rối” khi mọi môn sanh Cao Đài, quý tổ chức Cao Đài, quý Hội Thánh thành tâm lật lại những trang sử cũ, những lời dạy của Thầy và các Đấng thiêng liêng.
Huệ Khải: Hiền hữu mến, Hội Thánh Truyền Giáo chọn ngày mùng 1 tháng Giêng là ngày mở màn năm Đạo. Nhưng hiện tại có nhiều nơi chọn ngày rằm tháng 10, và có nơi muốn chọn ngày 23 tháng 8 âm lịch. Vì thiếu nhất quán như thế nên trong bài viết “Suy Niệm Tháng Mười” tôi mới than là “rối”. Có lẽ các Hội Thánh, các Tổ Chức Cao Đài hàng năm họp Hội Nghị Liên Giao theo định kỳ cũng nên đưa vào chương trình nghị sự để bàn bạc, thống nhất chọn một ngày mở đầu năm Đạo, dọn đường cho đại lễ kỷ niệm 90 năm, và 100 năm khai đạo Cao Đài.
Nhân đây xin nói thêm, ở đoạn cuối bài Suy Niệm Tháng Mười (tr. 118), tôi viết: “Cho nên mỗi mùa Khai Minh Đại Đạo được kỷ niệm, lúc tuổi đo chồng thêm mt năm, thì người môn đồ Cao Đài lại day dứt, ưu tư...” Không nên nghĩ rằng khi viết như vậy tức là tôi khẳng định năm Đạo phải tính từ ngày rằm tháng Mười.
*
* Tu sinh Ngọc Nga (quận 11, TpHCM). Email: 16-02-2014:
Văn Uyển tập Lợi + Trinh (2013), trang 265, có in thánh thi Đức Mẹ (07-01-1974): Đông sắp mãn thì xuân lại đến / Hạt chuỗi đời định mệnh lần qua / Trăm năm gẫm có bao là / Hỡi con sứ mạng Kỳ Ba thế nào? Xin Ban Ấn Tống vui lòng cho biết “trăm năm” là nghĩa gì?
Huệ Khải: Văn học dùng con số trăm năm làm ẩn dụ (metaphor) chỉ một đời người, tuy rằng ít ai sống thọ đúng trăm tuổi. Vé thơ của Đức Mẹ khuyên chúng ta hãy nhớ rằng thời gian qua nhanh lắm (câu 1); kiếp sống con người vì thế sớm ngắn đi theo dòng thời gian trôi qua như những hạt chuỗi cứ đều đặn lăn qua trên ngón tay người tu trong giờ công phu (câu 2); một đời người gẫm lại chả có bao lâu (câu 3); vậy, sao không biết siêng tu chăm lo hành đạo để tiếp tay cùng Thượng Đế làm tròn sứ mạng cứu độ nhân loại trong Kỳ Ba Phổ Độ (câu 4)?
Trong thánh giáo, Ơn Trên thường dùng ẩn dụ trăm năm khi nói tới đời người. Chẳng hạn:
- Tàn một giấc nam kha ảo mộng / Trăm năm nào đặng sống trăm năm. (Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965)
- Làm sao cho trọn kiếp vi nhơn / Để suốt trăm năm khỏi tủi hờn. (Đức Lê Đại Tiên, thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 09-5 Đinh Mùi, 16-6-1967)
- Đường trần vó ngựa trăm năm / Xét xem kim cổ bao lăm đổi đời. (Đức Đông Phương Chưởng Quản, Minh Lý Thánh Hội, 26-9 Mậu Thân, 16-11-1968)
- Ở trần không nhiễm mới là hay / Một kiếp trăm năm nghĩ vắn thay. (Đức Ngô Minh Chiêu, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-02 Nhâm Tý, 29-3-1972)
- Trải một cuộc giác mê nhân sự / Đường trăm năm sanh tử luân hồi. (Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-10 Giáp Dần, 28-11-1974)
Hiền hữu Thiện Quang viết bài hát Bóng Đò Bát Nhã có hai câu kết rất hay, cũng dùng ẩn dụ trăm năm để ám chỉ một đời người: Ôi trăm năm đâu phải kiếp nhàn du, há hoài công của như người phàm phu.
*
* Hiền tỷ Nguyễn Kim Long (Đà Nẵng). E-mail 20-02-2014:
Đọc bốn bài Chuyện “Nhà Thương” Chiếc Xe Tình Thương trên Văn Uyển xuân Giáp Ngọ, lòng em dào dạt bao nỗi niềm…
Bốn bài báo mà Văn Uyển chọn đăng lại đã cho thấy rõ nét tấm lòng vàng của người dân mình, không phân biệt tôn giáo. Quả là những việc làm rất hay và đầy ý nghĩa, cũng là những việc hiện thực nhất để thể hiện đức TỪ BI, lòng BÁC ÁI như kinh sách các đạo thường dạy.
Trên Văn Uyển số kép (Lợi + Trinh) năm 2013, trang 198, Trần Mộc Thôn viết: “Chợt ứa nước mắt, mình thầm cầu nguyện: Xin Thầy đừng rời bỏ dân tc con!” Không đâu! Bao lâu còn có những người bồ tát như “chuyện nhà thương” và “xe tình thương” ở miền Tây và Đồng Nai, thì Thầy chúng ta không bao giờ rời bỏ dân tộc chúng ta.
Em không hiểu sao Hội Thánh yêu quý của em không cố gắng mở một phòng khám từ thiện có các bác sĩ tây y. Địa điểm có thể là một thánh thất nào đó với khuôn viên rộng rãi. Ban đầu, nếu khả năng hạn hẹp, đơn thuần chỉ khám bệnh, tư vấn giúp người bệnh, ghi toa cho họ mua thuốc. Điều này rất có lợi cho người bệnh, giúp họ khỏi mất tiền vô ích và uống những thứ thuốc không cần thiết; bởi hiện nay phần đông bác sĩ luôn cho toa với rất nhiều loại có tính cách “bao vây”. Thậm chí, cùng một toa mà kê hai loại thuốc có cùng môt gốc hóa chất nhưng biệt dược khác nhau. Là dược sĩ, em biết thế chứ bệnh nhân thì biết thế nào được!
Phòng khám cứ hoạt động như vậy trong giai đoạn đầu; nếu sau này có điều kiện, khả năng cho phép, sẽ cấp phát những thuốc thông thường miễn phí và dần dần mình cải thiện để ngày càng tốt hơn. Không có việc gì khó và vạn sự khởi đầu nan, nhưng em tin chắc khi phòng khám triển khai sẽ được nhiều tấm lòng ủng hộ, từ trong và ngoài nước.
Ban Ấn Tống: Thưa hiền tỷ, Hội Thánh Truyền Giáo cũng như các Hội Thánh khác trong nhà Đạo chúng ta đều có không ít tín hữu là bác sĩ, dược sĩ, đông y sĩ, nhân viên điều dưỡng… được đào tạo bài bản từ nhiều nguồn khác nhau, một số đó đều lâu năm kinh nghiệm trong nghề. Nếu các Hội Thánh chủ động quy tụ thành phần rất quý báu này vào công tác phước thiện, thì sẽ hiệu quả lớn lắm. Đừng sợ mình không có tài chánh; chỉ sợ mình thiếu tổ chức, chưa gây tạo duyên lành (là các điều kiện thuận lợi) giúp cho tín hữu và nhơn sanh cùng tham gia làm công quả.
*
* Hiền huynh Ngô Phước Hải (Bình Định). Hỏi qua điện thoại (tin nhắn):
Trong nhiều thánh giáo Ơn Trên có nhắc tới Tam Giang. Xin hỏi đây là ba con sông nào?
Huệ Khải: Hiền hữu mến, nếu không lầm, thuật ngữ này dường như chưa có sách nào giải thích cặn kẽ. Hỏi thăm một vài vị thuở còn trẻ từng gần gũi lớp tiền bối buổi đầu của Đạo nhà, tôi tạm hiểu và trình bày ra đây, ước mong sẽ được các bậc cao minh chỉ giáo thêm:
Giang là sông, nhưng Tam Giang 三江 không phải là ba con sông. Nó ám chỉ ba vùng đất được phân chia do hai con sông Tiền Giang và Hậu Giang chảy qua Nam Kỳ.
Đức Chí Tôn dạy:
Thầy giáo đạo Tam Giang phân phát,
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Trước khi mở Đạo Tiền Giang,
Lập nên phái Thưng, Đạo vàng phổ thông.
Qua Nhâm Thân [1932] đại đồng sắp mở,
Đạo đức càng mở cả Tam Giang,
Thầy khai mối Đạo Trung Giang,
Lập nên phái Thái chiêu an sĩ tài.
Cơ tấn hóa Cao Đài tối trọng,
Mà các con hư hỏng vì đâu,
Để tằm mãi luống trông dâu,
Hóa thân nên kén công đâu bủa tràn.
Thầy chuyển Đạo, Hu Giang phái Ngọc,
Lấy thời kỳ làm gốc đạo Cao,
Đức tin con trẻ đem vào,
Lịnh Thầy truyền chỉ một màu bạch y.
Đạo Tam Giang gồm quy nhứt bổn,
Chuyển cung Ly hiệp rốn cung Càn,
Nay Thầy phân giải Tam Giang,
Tỏ khêu đuốc tuệ rọi đàng con đi.
Nguồn: Đàn Ngọ thời, ngày 29-02 Mậu Thân (27-3-1968), trích Kinh Bình Minh Đệ Nhứt, Giáo Hội Cao Đài Thống Nhứt ấn tống tại Sài Gòn.
Qua thánh giáo dẫn trên, ta thấy cách phân chia Tam Giang (Tiền Giang, Hậu Giang, Trung Giang) lấy sông Tiền và sông Hậu làm ranh giới có tính tương đối. Căn cứ theo thánh giáo này, ta tạm hiểu như sau:
- Miền Tiền Giang có trọng tâm là Hội Thánh Tây Ninh, với vai trò chủ yếu của phái Thượng (tiền bối Lê Văn Trung / Thượng Trung Nhựt): Trước khi mở Đạo Tiền Giang / Lập nên phái Thưng, Đạo vàng phổ thông.
- Miền Hậu Giang có trọng tâm là Hội Thánh Minh Chơn Đạo, với vai trò chủ yếu của phái Ngọc (tiền bối Trần Đạo Quang, Ngọc Chưởng Pháp): Thầy chuyển Đạo, Hu Giang phái Ngọc...
- Miền Trung Giang hiểu ngầm nằm giữa Tiền và Hậu Giang, có trọng tâm là Hội Thánh Minh Chơn Lý, với vai trò chủ yếu của phái Thái (tiền bối Nguyễn Văn Ca / Thái Ca Thanh): Thầy khai mối Đạo Trung Giang / Lập nên phái Thái chiêu an sĩ tài.
*
* Hiền tỷ Đại Cơ Minh (Minh Lý Thánh Hội): E-mail ngày 27-02-2014.
Kính huynh, trước tiên, muội xin cám ơn huynh đã tặng sách cho Minh Lý Thánh Hội rất đều đặn.
Quyển Hồ Biểu Chánh Xưa Và Nay đã cho thấy một cách cụ thể kết quả của việc lập công về phương diện nhơn đạo: Làm người nhơn nghĩa giữ tròn / Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.
Trong quyển Hồ Biểu Chánh Xưa Và Nay (tr. 55) viết về đàn Minh Thiện (Thanh An Tự) có ghi: Đàn Minh Thiện ngưng hoạt động khoảng năm 1962, sau khi chủ chùa qua đời.” Nhưng trong quyển Ngài Minh Thiện - Cuộc Đời Và Đạo Nghiệp (tr. 79) cho biết vào cuối năm 1972 đại diện của Minh Thiện Đạo Thanh An Tự có đến đọc điếu văn. Theo một số người thì Minh Thiện Đạo Thanh An Tự ngưng hoạt động sau năm 1975 (sau khi bác sĩ Trương Kế An, chánh hội trưởng, quy tiên).
Huệ Khải: Hiền tỷ kính mến, Huệ Khải chân thành cảm ơn hiền tỷ đã đọc sách rất kỹ. Đọc thư hiền tỷ khiến Huệ Khải nhớ lại lá thư thầy Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) viết cho tệ hữu ngày 28-01-1984: “Phải có người thân đọc thật kỹ tác phẩm của mình mới vạch lỗi cho mình được. Chính mình đọc lại thì ít khi thấy lắm; mà bạn thân đọc qua thì cũng khó nhận ra được.”
Về chi tiết hiền tỷ nêu ra, tệ hữu xin thưa như sau:
Khoảng hai năm sau khi ông chủ chùa Trần Hiển Vinh qua đời (1962), chùa đổi tên là Minh Chơn. Lúc bác sĩ Trương Kế An (1899-1983) - tức Tuyết Vân Mặc Khách - về coi sóc chùa này thì ông lập Thiên Bàn, bắt đầu thờ cúng theo nghi thức Cao Đài. Khoảng năm 1972, vì lý do sức khỏe, bác sĩ Trương Kế An không hành đạo tại Thanh An Tự nữa, chùa trở lại thờ Đức Quan Thánh cho đến nay.
Trong sách, thay vì viết Đàn Minh Thiện ngưng hot đng khoảng năm 1962, sau khi chủ chùa qua đời” lẽ ra tệ hữu nên nói rõ là ngưng lập đàn cầu Thần Tiên xin thuốc.
Ước mong hiền tỷ tiếp tục đọc sách của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống và góp thêm nhiều ý kiến. Trân trọng.
*
* Hiền đệ Sung (Mỹ Tho), hỏi qua điện thoại:
Kinh Chánh Giáo Thánh Truyền ban tại thánh tịnh Kim Thành Long vào mùa thu Mậu Tuất (1958). Thánh Tựa của Đức Chí Tôn có hai câu: Anh em cốt nhc chi tình / Thưng hòa h mc gia đình yên vui. Xin cho em hỏi: Cốt nhục chi tình là gì? Thượng hòa hạ mục là gì?
Huệ Khải: Hiền hữu mến,
 Chi là giới từ, nghĩa là của, thuộc về. Thí dụ: đại học chi đạo 大學之道 (đạo đại học), hư vô chi khí 虛無之 (khí hư vô), nhựt nguyệt chi quang 日月之光 (ánh sáng mặt trời, mặt trăng), song thủ chi nội 雙手之內 (trong hai bàn tay), nhứt khí chi trung 一氣之中 (trong một khí)...
Vậy, cốt nhục chi tình 骨肉之情 là tình ruột thịt (cốt: xương; nhục: thịt).
Tiếng Hán và tiếng Việt có cách cấu tạo thành ngữ xen kẽ như sau:
ăn mặc + chắc bền → ăn chắc mặc bền
đông tây + thành tựu → đông thành tây tựu
nam bắc + chinh chiến → nam chinh bắc chiến
nam nữ + thanh tú → nam thanh nữ tú
trong ngoài + ấm êm → trong ấm ngoài êm
thượng hạ + hòa mục → thượng hòa hạ mục...
Hòa mc 和睦 nghĩa là thân ái (friendly), hòa thuận (harmonious). Thành ngữ thưng hòa h mc 上和下睦 vì thế có nghĩa là kẻ trên người dưới đều hòa thuận, thân ái.
Trong một tổ chức thì thượng hạ tức là cấp lãnh đạo và nhân viên, hay lãnh đạo cấp cao và cấp thấp hơn.
Theo ngữ cảnh hai câu thánh thi của Đức Chí Tôn dẫn trên, thì thượng hạ tức là anh chị lớn (bề trên) và đàn em nhỏ (kẻ dưới).
Nhân đây, cũng nên xét thêm cặp thành ngữ này:
cao xa + bay chạy → cao chạy xa bay
con cháu + cha ông → con ông cháu cha
Thay vì nói cho hợp lý là cao bay xa chạy, con cha cháu ông, thì nói “ngược ngạo” là cao chạy xa bay, con ông cháu cha để tỏ ý mỉa mai, chế giễu...
*
* Hiền muội Dư Bảo Hòa (TT Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, Hội Thánh Tây Ninh). E-mail ngày 19-3-2014:
Tối qua con đọc lại Tu Cứu Cửu Huyền Thất Tổ. Lòng con cứ hối thúc: Tu đi! Hãy sớm tu đi! Tu để mà cứu lấy thân mình trước đã.
Xin đừng cười con. Con biết là nhân đạo của con chưa xong thì không nên nghĩ viển vông về Thiên Đạo. Nhưng con vẫn cứ mơ và con sẽ cố gắng...
Sau này khi trách nhiệm với gia đình con ít đi một chút con sẽ theo học đạo... Tin rằng cũng còn nhiều người đang muốn đi học đạo như con. Bây giờ hai bé của con còn nhỏ quá, con phải dành thời gian cho hai bé nhiều, nên chỉ tranh thủ đọc sách mà tự học đạo thôi.
 Ban Ấn Tống: Hiền muội quý mến, thư hiền muội làm chúng tôi vui và cảm động. Nuôi dưỡng các cháu bé cho nên người hiền đức, tài năng để sau này đủ tâm đủ sức tiếp nối đạo nghiệp của ông ngoại (cố Chánh Trị Sự Dư Văn Yểu) là việc lớn, rất ý nghĩa. Trách nhiệm của hiền muội vì vậy rất to tát, nặng nề đấy. Hiền muội luôn siêng đọc kinh sách ấn tống để trau dồi vốn liếng đạo học là rất hay, rất quý. Hiền muội hãy thường cầu nguyện để được Thầy Mẹ an bài đường đời, đường đạo.
*
* Hiền huynh Lễ Sanh Thượng Lợi Thanh (Ban Cai Quản thánh tịnh Thiên Trước, ấp Thới Khánh, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, Tp Cần Thơ). Thư ngày 06-4-2014:
Kính gởi: Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo,
Vào ngày 11 và 12-3 Giáp Ngọ (10 và 11-4-2014) Ban Cai Quản thánh tịnh Thiên Trước tổ chức lễ đón nhận tư cách pháp nhân và lễ kỷ niệm tri ân chư vị Tiền Bối lần thứ 24.
Nhằm giúp quý đại biểu và quý khách mời có thêm tài liệu tìm hiểu về đạo Cao Đài, Ban Cai Quản thánh tịnh Thiên Trước kính đề nghị Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo giúp chúng tôi một số kinh sách để biếu quý khách mời trong buổi lễ tại thánh tịnh.
Ban Cai Quản thánh tịnh Thiên Trước xin trân trọng tri ơn.
Ban Ấn Tống: Hiền huynh Thượng Lễ Sanh kính mến, trước tiên xin chúc mừng quý thánh tịnh vừa có tư cách pháp nhân, nhờ vậy việc tu học và hành đạo tại Thiên Trước có thêm điều kiện thuận lợi để càng phát triển. Chúng tôi rất hoan hỷ và sẽ gởi kinh sách về Thiên Trước.
*
* Hiền huynh Nguyễn Duy Chính (California). E-mail ngày 15-4-2014:
Chiều nay tôi đã nhận được sách Tưởng Nhớ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ [2] từ [Nguyễn Quốc] Bình gửi đến. (...) Cầm cuốn sách mà vợ chồng tôi thật bồi hồi. Thoáng một cái đã gần ba mươi năm từ ngày ông bà BS Thọ tác thành cho chúng tôi. Nay Cụ đã qua đời, Bà thì cũng không còn khỏe. Nhớ những hôm đưa hai đứa cháu lên thăm Ông Bà, chúng nó nghịch nhưng Bà lại bênh, còn bảo tôi để yên cho cháu làm gì thì làm. Có lẽ Bà muốn thực tập những điều đã học ở Orange Coast College về Child Development.[3]
Cuộc đời ai cũng già, cũng chết nhưng tên của thầy còn sống mãi, và chắc chắn những thế hệ sau nhiều người sẽ vẫn còn coi Cụ như ngọn đuốc soi đường cho tâm linh.
*
* Hiền hữu Đặng Thiên Ân (San Martin, California). E-mail ngày 15-4-2014:
Hôm qua, tiểu đệ nhận được sách Tưởng Nhớ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (do anh Nguyễn Quốc Bình gởi tặng). Đệ đọc quyển đó một cách say sưa và càng thêm thán phục thầy Nhân Tử.
Những bài viết chân thành của các học trò (trực tiếp và gián tiếp) của thầy đã cho thấy thầy được các học trò quý mến đến dường nào! Những đóng góp cho nền Đại Đạo, cách sống và cách cư xử của thầy chứng tỏ thầy là một đại linh căn và là người đã đạt đạo tại thế. Đệ tin chắc rằng ngôi vị nơi Thiên Đình của thầy sẽ không nhỏ.
Tuy tiểu đệ không có duyên được học với thầy, nhưng qua tập sách Tưởng Nhớ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, tiểu đệ biết thêm về thầy và rất kính mến Người!
Ban Ấn Tống: Đặng hiền hữu quý mến, đọc thư hiền hữu chúng tôi vui lắm và xin chân thành cảm ơn tấm lòng người bạn đạo tri kỷ phương xa.
Ấn tống được thêm một đầu sách mới và nhận được rất sớm phản hồi từ độc giả chí tình như hiền hữu, chúng tôi rất cảm kích. Mà không chỉ lần này, hiền hữu luôn luôn đọc các sách của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo rất kỹ, kịp thời bày tỏ cảm tưởng, và quan trọng hơn cả là báo cho chúng tôi biết những lỗi in sai sót để chúng tôi cho đính chính trên Văn Uyển, đồng thời sửa chữa cho lần tái bản sau này.
Tấm lòng hiền hữu cũng như của nhiều bạn đạo khác đã giúp chúng tôi thêm vững bước trên dặm dài gánh đạo nhằm góp phần nhỏ bé vào công cuộc phổ thông giáo lý Kỳ Ba. Trân trọng.




[1] Mấy chữ này, hiền tỷ Lê Thị Huệ trích lại từ bài viết trên Góc Nhà số 1940, ngày 10-01-2014:
“Năm 2013 vừa kết thúc. Tính từ số báo Công Giáo Và Dân Tộc bắt đầu mở ra mục Góc Nhà vào ngày 30-12-2005, thì tôi đã ‘cầm cự’ được tám năm. Khoảng hơn một năm trước, tuy vẫn góp mặt với trang báo đều đặn hàng tuần, nhưng lắm lúc chẳng khỏi cảm thấy cái mòi đuối sức. Có lần xoay xở viết bài oải quá, đành chậm trễ, đến nỗi bạn hiền ở tòa soạn phải gọi điện nhắc, tôi nói nửa đùa nửa thật: ‘Bác xem Góc Nhà góc cửa có sang tên được thì sang giúp.’ Bạn hiền đáp ngay: ‘Góc Nhà của anh xây trên nền đá của Thánh Phêrô, ai dám mua!’ Cái giọng điềm đạm cố hữu ấy nghe ra chả có tí ti gì là nói chơi. Tôi bèn lặng thinh, cảm kích. Và lại tiếp tục… cầm cự.”
Góc Nhà là mục thường xuyên trên tuần báo Công Giáo Và Dân Tộc, do Dũ Lan Lê Anh Dũng (Huệ Khải) phụ trách.
[2] Hiệp tuyển, số 73.1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Quốc Bình (con BS Nguyễn Văn Thọ) là hai tác giả góp mặt trong hiệp tuyển này.
[3] Child Development: Môn học dạy về cách giúp con trẻ phát triển các mặt tâm sinh lý theo hướng tốt nhất cho trẻ.
[Văn Uyển chú]