Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

ĐĐVU 10 / TÔI HỌC CHỮ HÁN / Nguyễn Duy Chính


Trên Văn Uyển tập Nguyên (Xuân Giáp Ngọ), trang 177-178, bài “Tản Mạn Kinh Nghiệm Học Chữ Hán Cổ”, nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh viết: Thế hệ bây giờ vẫn tiếp nối có những dịch giả với nhiều công trình nghiên cứu, dịch thuật khá giá trị (…) đều do tự học mà đạt được những thành tích rất đáng trân trọng.”
Trong đoạn văn ấy, tác giả có nhắc tới phương danh Nguyễn Duy Chính – dịch giả truyện Kim Dung, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Hoa, nhà sử học uy tín chuyên trị về thời Tây Sơn.
Quý bạn đọc Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo mới đây có dịp đọc văn Nguyễn quân qua bài “Nhớ Về Một Người Thầy” trong hiệp tuyển Tưởng Nhớ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ (Nxb Tôn Giáo, 2014).
Đáp lại lời thỉnh mời của Văn Uyển, để tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm tự học chữ Hán với bạn đạo Cao Đài, Tiến Sĩ Nguyễn Duy Chính vừa viết bài này gởi về. Xin trân trọng biết ơn tấm lòng ưu ái của Nguyễn quân.
Các chú thích trong bài do Văn Uyển thêm vào.
Tôi học chữ Hán thật vô chủ đích. Được mở lòng bằng một giờ Hán Văn mỗi tuần trong chương trình Việt Văn lớp đệ Thất ở trường Chu Văn An (Sài Gòn). Đúng lý ra chương trình này phải kéo dài bốn năm cho đến hết bậc trung học đệ Nhất cấp nhưng sau năm thứ nhất thì không thấy tiếp tục.
Giờ Hán Văn đệ Thất của tôi do thầy Đặng Ngọc Thiềm hướng dẫn. Theo đúng thể lệ, thầy bắt chúng tôi mua mực Tàu, giấy bản, nghiên bút đàng hoàng. Có thể nói, những sinh hoạt ấy trở thành kỷ niệm đối với những người khác nhưng lại trở thành “vốn quý” trong tôi. Vốn quý vì đây là bước chân mở cho tôi vào cánh cửa chữ Hán mãi đến tận hôm nay, mỗi lúc một thiết yếu hơn chứ không suy giảm chút nào.
Thuở ấy, cái nghiên giống như một cái bát sành nhỏ, na ná như cái đồ kê chân trạn có đổ xăm xắp nước cho kiến khỏi bò lên; còn mực là một thỏi a dao có mùi rất nặng. Thế mà chúng tôi cũng hý hoáy viết được những trang giấy chép theo cuốn Hán Học Nhập Môn (Sài Gòn: Nxb Yên Sơn, 1959). Hai tác giả là Đinh Đình Hòe và Thích Giải Minh, Huyền Mặc Đạo Nhân hiệu đính,[1] Nguyễn Đăng Thục đề tựa.[2] Bộ Hán Học Nhập Môn này về sau tôi có mua thêm được cuốn thứ hai nhưng không phải để dùng trong lớp mà để tự học ở nhà.
Nhờ cuốn Hán Học Nhập Môn, chúng tôi biết qua phép Lục Thư (tượng hình, chỉ sự, hội ý, chuyển chú, giả tá, hài thanh) và theo chỉ dẫn của thầy Thiềm chúng tôi biết cầm bút viết theo lối trái trước, phi sau, trên trước dưới sau, ngoài trước, trong sau; ngoại trừ một vài biệt lệ như bộ xước phải viết sau cùng.
Cuốn sách này rất đơn giản nhưng lại dễ nhớ cho trẻ con. Đến bây giờ tôi vẫn còn thuộc một số bài trong đó, cổ văn cũng như kim văn, không dài và nặng như các cuốn sách tự học khác vừa bắt nhớ mặt chữ lại cả văn phạm (ngữ pháp).
Từ khi tiếp xúc với chữ Nho qua giờ Hán Văn ở trường, tôi trở thành hiếu kỳ. Chữ Tàu ở nước ta thì không hiếm, có điều ít ai quan tâm thôi. Nếu chỉ đảo qua một vòng trong Chợ Lớn, chúng ta sẽ thấy cơ man là chữ Hoa trên các bảng hiệu, phần lớn viết theo lối chân phương dễ đọc, bên cạnh cái tên được dịch âm ra tiếng Việt. Phúc Sinh Đường thì bên dưới sẽ có ba chữ 福生 cùng những hàng chữ nhỏ hơn ghi tên các mặt hàng thuốc bắc như sâm nhung, cao đơn hoàn tán… Nếu ai chịu khó so sánh đối chiếu bảng hiệu tiệm này sang bảng hiệu tiệm khác sẽ thấy có nhiều chữ giống nhau và trừ qua sớt lại có thể đoán được những chữ mình chưa biết.
Cái lối nhìn ngang nhìn ngửa để học lóm đó tôi gọi là “học chữ Nho ngoài đường” và lâu dần cũng có thể hiểu được ý nghĩa cái bảng hiệu nhiều hơn người không biết chữ Hán, vì phần lớn không phải chỉ là dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt mà còn có thêm những chi tiết khác.
Ngoài ra thỉnh thoảng tôi cũng phát giác có bảng hiệu dịch sai, sai âm hay sai chính tả; chẳng hạn Dân Ký nhưng tiếng Việt lại viết thành Minh Ký.[3] Những cái bảng hiệu ấy cũng cho tôi biết thêm một chút về văn minh Trung Hoa, chẳng hạn có chữ Đường thì biết là tiệm thuốc bắc, chữ thì thường là tiệm tạp hóa hay tiệm ăn và dù không lấy gì làm khang trang lắm nhưng vẫn quảng cáo thành đại tửu lâu.
Cũng giờ Việt Văn, chúng tôi dùng một cuốn sách giáo khoa có tên là Quốc Văn Độc Bản – mà tôi đã quên tên tác giả. Bộ sách này về sau tôi cũng mua thêm được các tập sau mặc dù chúng tôi chỉ dùng năm đệ Thất mà thôi.
Về phương diện quy mô, tôi cho rằng ít có bộ sách quốc văn nào phong phú như bộ này vì có đủ cả văn xuôi lẫn văn vần, từ những bài thơ của các tác giả xưa đến ca dao, văn chương cổ. Bài văn xuôi tôi nhớ nhất là lá thư của cụ Phan Bội Châu (1867-1940) gửi cho con nói về cụ bà:
Này con! Chúng con ơi!
Cha e chết ở rầy mai, có lẽ mẹ mày không được một phen gặp nhau nữa!
Nhưng nếu Tri thương ta, cho hai ta đồng chết thì gặp nhau dưới sui vàng, cũng vui thú biết chừng nào!
Nhưng đau đớn quá! M mày e chết trước ta. Ta hiện bây gi nếu không chép sơ nhng vic đời m mày cho chúng con nghe, thi chúng con ri đây không biết rõ mẹ mày là người thế nào, có l bo m ta cũng như người thường thy c.
Than ôi! Ta với mẹ mày, vợ chồng “thật” gần năm mươi năm mà quan quả “giả” gần bốn mươi năm.[4] Khi sng, chng my hi tương t, mà ti chết li chtin tc nghe hơi! ...
Mẹ mày có gì đâu! Chỉ dựa vào một triêng [5] hai thúng, từ mai tới hôm mà cũng nghe chồng đòi gì có nấy. Bổng [6] dậy học của ta tuy khá nhiều nhưng chưa đồng xu nào mà tay mẹ mày được xài phí. Khổ cực mấy nhưng không sc bun, khó nhc my nhưng không tiếng gin. T đã ba mươi sáu tuổi cho tới ngày xuất dương, nhng công việc kinh dinh việc nước, m mày ngm biết thy nhưng chưa tng hé răng một lời. Duy có một ngày kia, ta tình cờ ngồi một mình, mẹ mày đứng dựa cột kề một bên ta mà nói:
- Thầy toan bắt cọp đó mà. Cọp chưa thy bt mà người ta đã biết nhiều, sao thế?
Mẹ mày tuy có nói câu ấy, mà lúc đó ta làm ngơ, ta thit d quá! Bây gi nhc li trước khi ta xut dương, khong hơn mười năm nghèo đói mà bn bè nhiu, khn cùng mà chí vng thit mt phn na là nh ơn m mày.
Tới ngày ta bị bắt về nước, m mày được gp ta mt ln thành tnh Ngh, hơn nửa tiếng đồng hồ, chỉ có một câu nói với ta rằng:
- Vợ chồng ly biệt nhau hơn hai mươi năm, nay được mt ln gp mt thy, trong lòng tôi đã mãn túc rồi. Từ đây trở về sau, chỉ trông mong cho thầy giữ được lòng xưa, thầy làm nhng vic gì mặc thầy, chớ có nghĩ tới vợ con.
Hỡi ôi! Câu nói ấy bây giờ còn phảng phất ở bên tai ta, mà ta té ra chầy chà năm tháng, chẳng một việc gì làm, chốc đã chẵn mười năm. Phng khiến m mày chết trước ta, thì trách nhiệm của ta e còn nặng thêm mãi.
Suối vàng quạnh cách, biết lối nào thăm. Ðầu bạc trăm năm, còn lời thề cũ.
Mẹ mày thật chẳng phụ ta, ta phụ mẹ mày!
“Công nhi vong tư” [7] chc m mày cũng lượng th cho ta ch.
Cũng qua những bài văn xuôi, chúng tôi được đọc lối văn kiên định mà trang nhã, trọng lý mà không quên tình như trong thư ca Hoàng Cao Khi gi Phan Đình Phùng và thư Phan Đình Nguyên [8] phúc đáp. Tuy hai chiến tuyến khác nhau [9] nhưng các nhà Nho không vì thế mà dùng lời lẽ thiếu lịch sự. Vì ý nghĩa lịch sử, tôi cũng trích lại đây vài đoạn tiêu biểu trong bài học tôi học năm đầu tiên ở bậc trung học (tức lớp 6):
* Bức thư ca Hoàng Cao Khi:
Đồng ấp [10] Phan Đình Nguyên đại nhân túc hạ.[11]
Tôi với ngài xa cách nhau, xuân thu đắp đổi trải đã mười by năm nay ri. Dâu b cuc đời, bc nam đường bi, tuy là mi người đi mt ng khác nhau, nhưng mà trong gic mng hn vn thường thy nhau không phi xa xôi gì. Ngồi nghĩ lại ngày trước chúng ta còn ở chốn quê hương giao du vi nhau, cái tình ấy đằm thắm biết là dường nào?
Từ lúc ngài khởi nghĩa đến giờ, nghĩa khí trung can, đều rõ rệt ở tai mắt người ta. Tôi thường nghe các quý quan [là các quan Pháp] nói chuyện đến ngài, ông nào cũng phải thở than khen ngợi và tỏ ý kính trọng ngài lắm. Xem như thế thì tấm lòng huyết khí tôn nhân, tuy là người khác nước cũng chung mt tâm tình ấy thôi, không phải là người cùng thanh khí vi nhau mi có vy.
(…)
Nay nhân quan Toàn Quyền trở lại, đem việc ở tỉnh ta bàn bạc với tôi, có khuyên tôi sai người đến ng ý cùng ngài biết rằng ngài là bậc người hiu biết nghĩa ln, du không bn lòng tưởng nghĩ gì đến thân mình, nhà mình đi nữa, thì cũng nên tưởng nghĩ cu vt ly dân trong mt địa phương mi phi. Li nói đó, quan Toàn Quyn không nói vi ai, mà nói vi tôi, là vì cho rằng tôi với ngài có cái tình xóm làng cố cựu với nhau, chắc hẳn tôi nói ngài nghe được, vậy có lẽ nào tôi làm thinh không nói?
(…)
Tôi suy nghĩ đắn đo mãi, vụt lấy làm mừng rỡ mà nói riêng với mình: Được rồi, lời nói đó tôi có thể đem ra nói cho ngài nghe lọt tai, để xin ngài chỉ bảo cho biết như vy có phi hay không?
Tuy nhiên, sự thế của ngài như ci trên lưng cp đã lỡ rồi, bây giờ muốn bước xung, nghĩ li khó khăn biết bao!
Nếu như tôi không có ch t tin chc chn nơi mình, thì quyết không khi nào dám mở lời nói liều lĩnh để mang lụy cho cố nhân về sau. (…)
Bây giờ, nếu ngài không cho lời tôi nói là dông dài, thì xin ngài đừng ngần ngại một điều gì khác hết tôi không khi nào dám để cho cố nhân mang tiếng là người bt trí đâu.
Hoàng Cao Khải đốn thư.
* Bức thư Phan Đình Phùng tr li:
Hoàng quý đài các hạ,[12]
Gần đây, tôi vì việc quân, ở mãi trong chốn rừng rú, lại thêm lúc này tiết trời mùa đông, khí hậu rét quá, nông nỗi thiệt là buồn tênh. Chợt có người báo có thư ca c nhân gi li. Nghe tin y, không ng bao nhiêu ni bun ru lnh lo, tan đi đâu mt c. Tiếp thư lin m ra đọc. Trong thư c nhân ch bo cho điu họa phước, bày t hết ch li hi, đủ biết tm lòng của cố nhân, chẳng những muốn mưu s an toàn cho tôi thôi, chính là mun mưu s yên n cho toàn ht ta na. Nhng li nói gan rut ca c nhân, tôi đã hiểu hết, cách nhau muôn dặm tuy xa, nhưng chng khác gì chúng ta được ngồi cùng nhà nói chuyện với nhau vậy.
Song le tâm sự và cảnh ngộ của tôi có chỗ muôn vàn khó nói hết sức. Xem sự thế thiên hạ như thế kia, mà tài lc tôi như thế này, y như li c nhân đã nói “thân con bọ ngựa là bao mà dám giơ cánh tay lên mun cn tr c xe” sao ni không biết; vic tôi làm ngày nay, sánh li còn quá hơn na, chng phi như chuyn con b nga đưa tay ra cn xe mà thôi.
(…)
Từ lúc tôi khởi nghĩa đến nay, đã trải mười năm tri, nhng người đem thân theo vic nghĩa, hoc đã bị trách phạt, hoặc đã bị chém giết, vậy mà lòng người trước sau chng h ly thế làm chán nn ngã lòng bao giờ; trái lại, họ vẫn ra tài, ra sức giúp đỡ tôi, và lại số người mnh bo ra theo tôi càng ngày càng nhiu thêm mãi. Nào có phải người ta ly điu tai v him nguy làm cho s sung sướng thèm thung mà b nhà dn thân ra theo tôi như vy đâu. Ch vì họ tin cậy lòng tôi, lượng xét chí tôi, cho nên hâm h vy đó thôi. y, lòng người như thế đó, nếu như c nhân đặt mình vào cảnh của tôi liệu chừng cố nhân có nỡ lòng nào bỏ mà đi cho đành hay không?
Thưa c nhân, ch vì nhân tâm đối với tôi như thế, cho nên cảnh nhà tôi đến nỗi hương khói vắng tanh, bà con xiêu dạt, tôi cũng chẳng dám đoái hoài. (…)
Cố nhân với tôi, đều là người sinh đẻ ti châu Hoan,[13] mà cách xa ngoài muôn ngàn dm, c nhân còn có lòng đoái tưởng quê hương thay, hung chi là tôi đây đã từng lấy thân chịu đựng và lấy mắt trông thấy thì sao? Khốn nỗi cảnh ngộ bó buộc, vả lại sức mình chẳng làm được theo lòng mình muốn, thành ra phải đành, chứ không biết làm sao cho được. Cố nhân đã biết đoái hoài thương xót dân này, thì cố nhân nên lấy tâm sự tôi và cảnh ngộ tôi thử đặt mình vào mà suy nghĩ xem, tự nhiên thấy rõ ràng, có cần gì đến tôi phải nói dông dài nữa ư?
Phan Đình Phùng phúc thư.
Tuy tuổi thơ chng ai trong chúng tôi hiu rành rt ý nghĩa và từ ngữ trong các bức thư này nhưng li văn trnh trng và mượt mà qua bn dch ca Đào Trinh Nht đã gieo vào đầu óc sự kính trọng chữ nghĩa văn chương. Cuốn Quốc Văn ấy có cái hay là đều chú thích rất kỹ các chữ khó, chữ Hán Việt đều kèm theo chữ Hán nên tôi cũng tiện học theo – hay ít nhất cũng quen mắt với chữ gốc. Nói tóm lại, việc học chữ Hán của tôi khởi đầu bằng văn chương Việt Nam vì quả thực các từ Hán Việt hầu như xut hin đến quá na trong tiếng nước mình nên học chữ Nho cũng chỉ là vì muốn học tiếng của dân tộc mình.
Cái vốn chữ Hán của tôi chựng lại khá lâu – vì không có cơ hi nào để tiến thêm ngoài vic hc ngoài đường và thỉnh thoảng ngâm nga vài câu thơ c. Thế nhưng người ta có th ngâm thơ mà không biết mt ch, li cũng không cn hiu cho tường tn nên không hiếm người thuc rt nhiu thơ nhưng li không biết ch Hán.
Như hu hết thanh niên, chưa tp đi đã muốn chạy, tôi cũng mua mấy cuốn thơ Đường v đọc và tp viết. Viết thì cũng không chịu viết chân phương cho rành rt mà li mun đi thng sang hành thư, tho thư. Thơ Đường vn dĩ rt khó vì rất hàm súc, chỉ trong năm mươi sáu chữ mà gói ghém biết bao nhiêu ý, bao nhiêu tình, cú pháp nhiều khi không theo mực thường, xem ra còn khó hơn văn ngôn gp bi. y thế mà thu đó tôi li đi theo con đường ngược đời đó nên không đi đến đâu. Giá c như ngày xưa hc t Tam T Kinh sang u Hc Ngũ Ngôn Thi li còn có cơ s vì trẻ con học nhớ nhiều hơn hc nghĩa, mưa dm thm đất, hc mãi rồi cũng nhập tâm.
Khi đi làm ở một tỉnh miền Trung, tôi đem theo một bộ Tam Quốc Diễn Nghĩa mua ở Chợ Lớn để đọc và để học, theo cách của cụ Nguyễn Hiến Lê chỉ. Thế nhưng vì chữ nghĩa ít ỏi, đọc và tra lâu quá nên chỉ được vài trang rồi phải bỏ.
Sau năm 1975, tôi có một cơ hội khác. Trong khi thất nghiệp nằm nhà, một người bn đem đến cho my cun sách coi tướng bng ch Tàu. Nhng sách tướng s, t vi là loi xen ln văn ngôn và bch thoi đọc cũng thú v và tương đối không khó lm. Nh có my cun sách, li thêm thì giờ rảnh rỗi cùng với bạn bè bàn luận ngược xuôi nên tôi cũng mày mò đọc cho bằng hết. Ấy cũng là nhu cầu nảy sinh phương tin nên va đọc va đoán ri cũng xong. Đim mnh ca trò chơi này là giúp tôi làm quen vi văn pháp Trung Hoa và hc ngoi ng nào thì cũng phải làm quen với ngữ pháp – mà ngữ pháp là gì nếu chẳng phải là lối sắp xếp chữ của thứ ngôn ngữ đó. Cho nên nếu tiếng Anh, tính từ phải đi trước danh từ thì khi đọc sang tiếng Pháp chúng ta lại phải quen ngay với lối sắp xếp hầu hết ngược lại, danh từ trước, tính từ sau.
Sau đó tôi mua được một bộ sách có tên là Thần Tướng Toàn Biên, bao gm đầy đủ các loi c văn ca b môn này, có nhiu điu hàm tàng mt ý nghĩa triết học, tâm lý học… của Đông phương mà các cổ thư khác không nhc ti. Đáng k nht có l là hai phn trong Ma Y Thn Tướng, mt phn là Khóa Vàng [Kim Ta], mt phn là Chìa Khóa Bạc [Ngân Thi], Viên Thiên Trang Nhân Thức Ca, Viên Liễu Trang Nhân Tượng Phú Tuy nhiên, phn ln đều thuc loi bàng môn, đi vào chi li vụn vặt không đáng nhớ nên tôi chỉ đặt trọng tâm vào một bài phú có tên là Nhân Luân Đại Thống Phú của Trương Hành Giản mở đầu bằng hai câu:
Quý tiện định ư cốt pháp, ưu hỷ kiến ư hình dung
Hối lận sinh ư động tác chi thy, thành bi ti h quyết đoán chi trung
(Kẻ quý người tin là do ct cách, đời bun hay vui cũng do v dáng b ngoài
Sai lầm cũng do động tác khởi nên, thành bại cũng nằm ở trong quyết đoán…)
Bài phú đó rất uyên áo, lãnh hội tùy theo mỗi người nên đọc lâu cũng có ch thú v. Tuy nhiên, đây ch là trò chơi trí óc, tìm hiểu thiên cơ không phi là ch đích ca nhà Nho nên tôi không vướng vào lâu. May mn nht, nhng động lc thúc đẩy khiến cho tôi phi hc để đọc nhng b sách này và nói cho cùng, đó chính là cái cánh ca bước chân vào Hán Văn ca tôi.
Sau khi đã ngốn xong mấy cuốn sách tử vi tướng s, tôi quay tr li đọc b Tam Quc thì thấy dễ hơn nhiu. Truyn này tôi đã đọc nhiều lần, khó nhất là tên người thì hầu hết mình đã biết, đoán già đoán non cũng được 90%. Phải nói rằng nếu đọc thông bộ Tam Quốc thì đã đi được quá nửa đường trong việc làm quen với Hán Văn, ít nhiều cũng có cơ sở.
Sang đến Mỹ, tôi lang thang mấy tiệm sách Tàu trên Chinatown ở Los Angeles, mua được toàn bộ truyện Kim Dung, ba mươi sáu cuốn. Thời gian ấy, nhu cầu đọc lại sách vở cũ còn nhiều nên nhiều nhà xuất bản in sách một cách đơn giản là chụp lại các sách vở cũ của miền Nam để chìu theo thị hiếu. Truyện chưởng là món hàng ăn khách nên vì thế cũng nở rộ. Có điều đọc lại thì tôi mới thấy lối dịch trước đây cu th, cú pháp văn chương cũng bình thường vì vốn dĩ là lối văn nhật báo dành cho đại chúng trong đó không hiếm những sai lầm về âm cũng như về nghĩa, chỉ thích thú khi mình chưa biết còn nay đã đọc thẳng vào nguyên tác thì lại thấy ngang phè.
Chính vì thế nằm đọc một cách say mê bộ Kim Dung nguyên bản thì quả là cái thú mà không mấy ai có trong sinh hoạt của người Vit tha hương. Mà hc ngoi ng nào đến mt lúc cũng nhp tâm, khi cm đến cun sách Tàu thì lập tức giở từ cuối lên, đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới, đọc đâu hiu đó chng my khi phi bước đi mt bước lâu lâu li dng để tra tự điển. Con người trở nên có nhiều nhân cách khi đã tạo cho mình một mẫu số đa văn hóa, cái nọ bù đắp cho cái kia, nên việc chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không còn là vấn đề. Đó cũng là việc thường làm trong mt ngày, chuyn đổi tn s t tiếng Anh sang tiếng Vit, t ch Hán phn th sang ch Hán gin th ch là thói quen.
Sau khi đọc đi đọc lại bộ Kim Dung – thực ra thì tôi chỉ tập trung vào mấy bộ thích nhất như Tiếu Ngo Giang H, Lc Đỉnh Ký, Ỷ Thiên Đồ Long, Thiên Long Bát Bộ cái vốn tiếng Hán của tôi cũng thêm dần. Quay đầu nhìn lại, tôi mới thấy rằng muốn tinh thông cái gì người ta phi đam mê không chán vì nếu do nhu cầu thì giữ được nỗ lực lúc ban đầu nhưng rồi sẽ mỏi mệt. Thế nhưng khi tạo được đam mê, dù đam mê ấy đối với người xung quanh kỳ quặc chăng nữa, thì vẫn là một động lực liên tục bắt người ta phi c gng để đến mt lúc nào đó khi phi t trách mình thì cũng chép miệng âu cũng là một cái “nghiệp”.
Cũng từ đó, tôi nảy ra ý định viết một số chuyên đề có liên quan đến các tình tiết trong mấy bộ truyện Kim Dung. Những bài viết về trà, đông y, ngựa và cánh cung, về hoạn quan, về hoa trà, cờ vây, bảo kiếm, Thanh binh nhập quan, hay cuộc khởi nghĩa lật đổ triều Nguyên… chính là những kiến thức mở rộng về các chi tiết mà Kim Dung đã nhắc tới. Những biên khảo nho nhỏ này thực ra không phải là một công việc thường xuyên mà là mt vic làm tài t nói theo ngôn ng trong nước ngày nay gi là nghip dư vì tôi thực hiện chủ yếu là trong khoảng thời gian được nghỉ học giữa mùa (term) vì từ khi cha mẹ và các em tôi sang đoàn tụ, tôi đã có đôi chút thời gian để trở lại nhà trường. Vic làm y va giúp tôi có s tiếp cn liên tc vi tiếng Vit và ch Hán cho khi quên, li là mt cách tm lánh ra khi khung cnh hc đường cho thư giãn. Nhờ nhảy qua nhảy lại, tôi vẫn không bị rơi rng cái vn ch Hán có sn, li giúp mình có thêm một số kiến thức mới mà trước đây ch biết qua loa.
Những bài viết tôi gửi lên một web-site kiếm hiệp (vietkiem.com) mà từ đó hai anh Trần Văn Chánh và Lê Đình Thuyên ở Việt Nam đã tải xuống và giúp tôi ấn hành tác phẩm đầu tiên, Đọc Kim Dung Tìm Hiểu Văn Hóa Trung Quốc (Nxb Trẻ), khi tôi có dịp gặp hai anh ở Việt Nam cuối năm 2001. Chính cái nhan đề này cũng do anh Chánh đặt giùm chứ không phải tôi nghĩ ra. Âu cũng là duyên văn tự mà từ đó tôi quen biết được khá đông các nhà văn hóa trong nước như Trần Văn Chánh, Lê Anh Dũng, Lê Đình Thuyên, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Hạnh, Phạm Hoàng Quân… ở Sài Gòn và rồi lan truyền ra đến Hà Nội như Nguyn Bá Dzũng, Trn Trng Dương Huế như Nguyn Văn Tiến, Nguyn Anh Huy, Nguyn Hu Châu Phan, Trn Đình Hằng… Đây chỉ là một số nhỏ những người tôi may mn quen biết vì thực ra danh sách còn dài gấp bội, thân cũng nhiều mà chỉ mới giao thiệp qua Internet cũng không ít.
Cũng khoảng cuối thập niên 1990, em trai tôi gửi truyện ngắn đầu tiên của Kim Dung tôi dịch đã lâu nhưng còn bỏ xó. Đó là truyện Việt Nữ Kiếm. Khi không còn nặng nợ đèn sách, tôi dịch lại bộ truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký (bốn mươi chương), Bạch Mã Khiếu Tây Phong, Uyên Ương Đao và sau cùng là Thiên Long Bát B (năm mươi chương). Tt c đều gi lên vietkiem.com (nay đã không còn hoạt động) cho mọi người cùng đọc.
Khi tôi bắt đầu dịch Lộc Đỉnh Ký là một trong hai bộ tôi ưa thích nht thì trong nước có phong trào dch li Kim Dung do mt nhà xut bn mua được bn quyn và t tung ra nhng bn dch mi. Khi đó tôi ch mi dch được năm chương trong b Lc Đỉnh Ký thì ngừng lại vì tự nghĩ mình dịch theo lối nhàn tản vui chơi, không nên làm phương hi đến mt s dch gi trong nước cn mt phương tin sinh nhai.
Việc ngưng li tuy có làm tht vng mt s người nhưng cũng chng ai thit thòi, có thể lại là cái may cho tôi. Về phương din ch nghĩa, vic dch Kim Dung tuy có thêm mt s kiến thc và trau gii văn chương nhưng cũng ch đến mt gii hn, không th đi xa hơn. L dĩ nhiên đó là mt công vic mt nhiu thì giờ và công phu đẽo gọt nhưng thành quả thì không hơn vic mài đá thành gương. Cùng lúc đó, người bạn của tôi ở Việt Nam là anh Lê Anh Dũng đã gợi ý cho tôi là quay về nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Việt Nam mà vốn dĩ các nguồn sách báo, tài liệu ở bên ngoài rất phong phú.
Gợi ý đó mở cho tôi một con đường “về nguồn” – con đường mà sau này con trai tôi đã khai triển chính kinh nghiệm của tôi để thành một luận văn về việc giới đọc sách có thể đóng góp cho quê hương t xa mà không cn phi v sng trong nước, mt đề tài cn được nghiên cu sâu rng hơn nếu mun xóa m ranh gii trong ngoài.
Muốn đi được lâu bền, tôi không thể mon men bước chân vào những khu vực mình còn xa lạ. Chỉ có một đam mê từ nhỏ là lịch sử thì ở bên ngoài tài liệu thiếu thốn, nếu có viết cũng chỉ sao chép lại những người đi trước và cũng thiếu điu kin để biết cho tinh tường hay kim chng nhng điu còn nghi vấn. Cho nên hướng đi thì có nhưng khoanh vùng mt đim đến không phi d mà viết lan man theo li thp cm” thì thường ch bt được con tôm con tép ch làm sao bt được cá to. V li chiu dài lch s nước ta đến my thiên niên k, không khéo s li rơi vào vòng vu khoát viết về những chuyện huyền hoặc đời xa xưa, lấy chữ lòe người, tài liu mt tưởng tượng mười, dù có thành tu cũng không giá tr gì cả.
Lại một điều may khác, cũng đang lúc phân vân, tôi được anh Phạm Xuân Hy ở bên Pháp gửi tặng cho cuốn Thanh Cao Tông Thập Toàn Võ Công Nghiên Cứu là cuốn sách nghiên cứu về mười chiến dịch đời Càn Long trong đó có lần đưa binh sang An Nam. Chiến dịch này vốn dĩ đã được khai thác rộng rãi, theo tài liệu cũng có mà thêm thắt bằng dật sự, dã sử cũng có. Hầu như tt c các sách v nước ta đều đi đến kết lun sau khi b vua Quang Trung đánh bi, Thanh triu s hãi nên rơi vào rt nhiu trò trá ngụy của bên ta mà chỉ đành nhắm mắt làm ngơ. Vic đó đã thành một “lý sở đương nhiên” không ai dị nghị.
Thế nhưng khi đọc li chiến dch đánh An Nam theo tài liu ca nhà Thanh tôi tìm ra một sai lệch quan trọng. Đó là hình thức lễ sử triều Nguyễn gọi là “ôm gối” mà vua Càn Long dùng để đón vua Quang Trung (mà sử ta cho rằng là một người gi) kia thc ra là mt đại l rt trnh trng ca người du mc có tên là bão kiến thỉnh an. Việc ngụy tạo một lễ nghi với nội dung hoàn toàn khác nhau trên trời dưới đất khiến tôi ni mi nghi ng và khi đi tìm xa hơn mi biết rng triu Nguyn qu có mt th l đặt tên là “ôm gi do chính vua Minh Mạng đặt ra và chắc hẳn đã có một dụng ý nào đó khi tìm cách nhập nhằng hai bên là một – dù rằng hoàn toàn khác nhau về mục đích và nguyên ủy.
Cũng như mt thám t tìm ra một điểm bất thường trong khi tìm đầu dây mối nhợ, tôi bèn bỏ thời gian và công sức để soi sáng vấn đề, kêu gọi bạn bè và thân nhân xa gần cùng tiếp tay tìm cho ra manh mối. Viết sử không phải là việc ngày một ngày hai mà phải có nhiều tài liệu gốc. Cũng may Trời cũng chìu người, mi bn bè giúp cho mt ít nhưng đều tn tâm tn lc. Nguyn Hoàng Triu, Lê Anh Dũng là nhng người đi tiên phong tìm cho tôi sách cũ trước 1975; các em tôi cũng mua giùm mt s sách mi. Tiếp theo đó, mt người bn quý là Nguyn Bá Dzũng cũng không ngi tn hao tin bc, thi gian cùng vi mt thân hu làm vic trong Vin Hán Nôm ra sc chp cho tôi nhng tài liu quý hiếm để tôi đối chiếu.
Việc tìm kiếm tài liệu còn được sự tiếp tay của nhiều bằng hữu ở bên ngoài. Tiến Sĩ Trần Huy Bích, khi đó đang trông coi một bộ phận sách vở Á Đông trong Viện Đại Học USC giúp tôi tìm những sách Trung Hoa, Xiêm La, Việt Nam… vốn đã tuyệt bản. Anh bạn thân ở gần hơn là anh Hương H Nguyn Vinh Quang thì tìm các loại sách vở nay do các trường đại hc đưa lên mng. Quan trng hơn c, cu con trai ca tôi là cháu Nguyn Thiên K luôn luôn chu khó đi mượn cho b nhng cun sách khó kiếm nht xuyên qua các thư vin toàn nước M nên hu như đến nay tôi đã đủ sách vở cần dùng, có dịp so sánh và đối chiếu những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau để tìm ra đáp số cho một nghi án lịch sử mà lâu nay không ai quan tâm đến.
Trở lại với việc học chữ Hán, trong khoảng mươi năm nay, chính vì phải “đánh vật” với cái dự án to lớn này, việc đọc chữ Hán, hiểu chữ Hán không còn là một việc rong chơi như khi dch truyn chưởng mà là mt n lc bt buc. Tuy kh năng trí nh đã giảm sút nhiều, nhờ có chút vốn cũ, cái cỗ xe ấy tuy đôi khi trái nắng trở trời nhưng cũng vẫn hoạt động một cách đều hòa. Điều hao tổn tâm trí nhiều hơn cả hiện nay là việc làm sao hoàn thành những phần bộ chính rồi sau đó ráp lại cho thành một đề tài chuyên nhất mà trước đây khi riêng r có nhiu trùng lp.
Mt điu cũng đáng quan tâm tôi còn d tính dch li nhng đon trước đây vì chưa có bn gc nên phi da theo bn dch ca các tác gi đi trước, nay nếu có thì giờ sẽ tự mình thêm phần chính văn và bản dịch cho thống nhất. Thành thử, trước đây tôi hay dch tng phn, nay mun cho đỡ khó khăn khi phi lc li nhng đon cũ, tôi ct công mt ln dch luôn cho xong nht lao vĩnh dt như c nhân thường nói.
Trong công tác phụ đó, ba năm gần đây, tôi đã hoàn tất được bản dịch Khâm Định An Nam Kỷ Lược (khoảng 700 trang), Đại Việt Quốc Thư (300 trang), Bắc Hành Lược Ký (200 trang) và một số văn kiện khác. Tốc độ dịch sử liệu không thể nhanh, hiểu biết cũng chưa chắc chắn vì là việc vừa làm vừa học, biết đến đâu làm đến đó.
Chữ Hán đã thành một dụng cụ làm việc, một phương tin để đưa tôi vào kho tài liu ca c nhân, là c xe để di chuyn hàng ngày ch không phi là mt món đồ trang sc.
Nhiu người bn tôi mài giũa nhng hàng châu ngc thành nhng bài thơ tht công phu; tôi thc không có cái kh năng và kiên nhn làm chuyn đó nên đành đi vào nghiên cu như mt vic ngm ngi tìm trầm”.
NGUYỄN DUY CHÍNH
California, 05-3-2014



[1] Huyền Mặc Đạo Nhân tức là Dương Mạnh Huy, dịch Thuyết Đường, Minh Tâm Bửu Giám, v.v… Ông có hợp soạn một ít sách với nhà Phật học kiêm Nho học Đoàn Trung Còn. Khi dịch và chú giải Đường Thi Hợp Tuyển (Quyển I. Sài Gòn: Liễu Viên Thư Xá xuất bản, 1931), ông ghi tên là Huyền Mặc Đạo Nhân Dương Mạnh Huy.
[2] Nguyễn Đăng Thục (1909-1999): Kỹ sư hóa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu triết học và văn học, tác giả và dịch giả hơn hai mươi tác phẩm.
[3] Ta đọc chữ dân, còn người Hoa đọc là mín.
[4] Quan là đàn ông góa vợ, hoặc cao tuổi không có vợ; quả là đàn bà góa chồng. Cụ Phan ví hai cụ là quan quả vì cụ ông cả đời xa nhà làm cách mạng, chẳng mấy khi gần cụ bà.
[5] Triêng: Gánh. Đòn triêng: Đòn gánh.
[6] Bổng: Tiền lương; tiền hay lợi lộc kiếm được từ ngoài lương.
[7] Công nhi vong tư 公而忘: (Vì) việc nước mà quên việc riêng.
[8] Phan Đình Phùng đỗ Đình Nguyên (thủ khoa kỳ thi Đình) năm 1877.
[9] Phan Đình Phùng trung kiên chống Pháp đến hơi thở cuối cùng; Hoàng Cao Khải và các con tận tụy làm quan cho Pháp.
[10] Đồng ấp: Phan Đình Phùng (1847-1895) và Hoàng Cao Khải (1850-1933) cùng sinh ở làng Đông Thái, huyện La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xưa kia Hà Tĩnh và Nghệ An gọi là châu Hoan (Hoan Châu ).
[11] Túc hạ : Nói với người ngang hàng, hoặc kẻ dưới gọi với bề trên, thì thưa là túc hạ để tỏ lòng kính trọng.
[12] Quý đài 貴臺, các hạ : Tiếng gọi người ngang hàng hay bề trên, tỏ ý kính trọng.
[13] Châu Hoan: Xem chú thích (9) trên đây.