Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 15-8 Đinh Dậu
(Chủ Nhật 08-9-1957)
(Chủ Nhật 08-9-1957)
THI
BẢO pháp độ mình, độ chúng sanh
THỌ quyền lãnh lệnh sớm thi hành
THÁNH tâm giữ vẹn đừng lem ố
NƯƠNG Đạo lánh thân hưởng phước lành.
Bản Nương chào chư Thiên ân chức vụ, chư chức sắc, chức việc,
đạo tâm nữ phái.
Bản Nương vâng lệnh Diêu Cung đến báo đàn. Lúc còn chờ đợi,
Bản Nương xin nói một vài câu chuyện cùng quý hiền tỷ, hiền muội. Vậy xin mời
an vị.
Hôm nay chư hiền muội về đây để dâng lễ Đức Từ Tôn, điều ấy
rất mừng. Chúng ta ngay bây giờ cần dọn mình đón lấy hồng ân ngày Trung Thu, kỷ
niệm biết bao nhiêu năm trên đường tu thân hành đạo của chúng ta gội rất nhiều
ân phước thiêng liêng.
Hôm nay nữ phái sắp thành hình một Hội Thánh,[1] điều ấy nửa mừng nửa lo. Lo cho bước tiền đồ [2] hiểm trở, sức yếu tài hèn, đường xa gánh nặng, không biết
chị em chúng mình có đủ nhẫn nại trì thủ [3] cái trách nhiệm lớn lao ở ngày mai không.
Bản Nương đòi phen [4] quỳ lạy Từ Tôn giảm chế tội tình, và trong lúc chị em còn
thiếu đức kém tài, không đủ đương vi [5] sứ mạng, cần được hoãn chậm một thời gian, chờ cho đủ cánh
đủ lông [6] thì mới khỏi điều trở ngại. Nhưng cơ Trời đã định, pháp Đạo
ban truyền trễ một ngày là hại cho nhơn sanh không ít.[7] Vì vậy chị em cố gắng phận mình
để tròn câu phổ độ.
Chị em ôi! Hội Thánh Trung Tông [8] đây bước vào cảnh cùng lối tận. Cùng
tận đây không phải là hết đường, mà là cơ thử dượt một đề thi để Hội Thánh thi.
Như người đi tàu lúc ban mai bị sa mù không biết đâu phương hướng nên tài công [9] cho mũi quày lại đường sau, vì tài
công quên coi địa bàn, cũng như Hội Thánh quên coi thánh ý. Nhưng không bao lâu
sẽ được ánh mặt trời bắn ra thì sa mù tan rã.
Chư Thiên ân tâm đức đều lấy làm lo
cơ khảo thí lan rộng, chước quỷ ma đương tung hoành gài chông đặt bẫy.
Than ôi! [...] máy Tạo mầu vi làm sao biết được.
Chúng ta lấy đời mà xét, mượn việc mà so.
Đã cắp sách vào trường, người học
sinh học các môn theo chương trình giáo dục, thầy lúc nào cũng chuyên cần tận tụy
chỉ bày. Trò muốn hỏi lời chi, thầy không giấu giếm. Trò còn tò mò hiểu biết,
thầy lại vui sướng ngợi khen, chỉ vẽ đủ điều, dạy khuyên hết mức, giữa thầy trò
thân mật vui tươi. Nhưng đến lúc sát hạch thầy rất nghiêm minh, chẳng chỉ một
lời. Trò muốn hỏi, bị la rầy là khác. Tại sao vậy? Lúc học, lúc thi không phải
một, nên để tự học trò tìm lấy. Nhưng không một đề tài nào đưa ra sát hạch mà
không dạy trước.
Cũng như kẻ giấu [món vật], bắt mọi
người đi tìm. Đã nói giấu thì không phải để trước mặt, trên đất, mà chôn dưới
hang, vùi trong rác, để nơi xó bụi kẹt bờ. Người nào kiếm được thì được ban
khen, để cũng biết cái tài lanh lẹ. Chớ lẽ nào kẻ kiếm mà đi hỏi người giấu để
đâu. Vì vậy bước Đạo lúc khảo thí cũng như lúc thi ở nhà trường, sự thiệt hư là
cơ mầu nhiệm, ai biết thấu lẽ huyền vi!
Bản Nương muốn nói, người tìm Đạo nên
nhắm ngay vào đích mà đi tới, đừng nên dòm hành, trông ngó những gì chung quanh
trước mắt mà lạc lối hoa tiêu.[10] Vì nhiều người không ngó đích mà ngó
cái gì đó, thấy không phải rồi thối lui; hoặc chướng ngại cản ngăn, trông vào
lòng ghê sợ gớm nhờm, không vượt qua để đạt đích.
Cái vật quý nào muốn đem ra cho
người, mà người lấy được là người phải có chí. Vật quý không ở chỗ dễ tìm mà ở
vào chốn bụi rậm, thác sâu hay có khi ở trong đống bẩn, nếu sợ bẩn thì không
lấy được của quý.
Về phận sự, chị em còn nhớ lời lý
giải của Quan Âm lối vần quốc ngữ không? Người cho ta biết rằng kẻ hành đạo
không vì thân vì danh mà vì quyền pháp. Đôi khi phụ âm [11] đứng trước cũng đôi lúc đứng sau, có
khi cả trước cả sau để thành sự việc. Như T,
A, là TA, thì chữ T đứng trước. Mà AT thì chữ T đứng sau. Có
khi cả trước cả sau như TÁT. Tùy theo
lời, theo tiếng, theo câu mà sắp. Ý nghĩa ra sao, các hiền muội hiểu không? Ví
như kẻ tu lâu mà vẫn tín đồ, người mới vào đạo mà ân phong quyền tước, vì là để
cho được việc [...].
Nên kẻ vào đạo đừng nên nệ hà câu
chấp mà hỏng công phu. Có tiếng cả sáu, bảy chữ; có tiếng một vài chữ, cũng như
phần hành đạo có ngành đông, hay có ngành một vài chị em cũng đủ.[12] Đôi lúc chị phải nhượng cho em, đôi
lúc em không nên cao vọng. Vì sao? Vì cần cho nên việc, nên lời [...]. Đôi lúc
cần phải đem người không làm được việc mà ngồi ngang nhau cũng như tiếng Tây có
nhiều chữ câm mà phải có.[13]
Vì vậy chị em lúc đương xây dựng Hội
Thánh đừng nên chấp nhứt gây điều rối loạn. Ví như em nào đó phạm phải giới
luật mà biết nâng đỡ thì nó vui sướng ăn năn, lập công hành đạo chuộc lấy tội
xưa. Nếu không biết nâng đỡ thì mất người, uổng công dạy dỗ.
Vậy nhớ những lời của Bản Nương dưới
đây.
Người ta ai cũng thọ bẩm tánh Trời.
Tánh ấy ví như nước. Nước rất thăng bằng thanh tịnh. Nước đã tách khỏi nguồn có
dòng đục dòng trong. Nước sao người ta trông thấy muốn uống muốn gội, quý trọng
cần thiết. Còn nước sao trông thấy đã nhờm, tắm vào thêm ngứa xót, sanh phong [14] hóa ghẻ, có thứ chẳng dám sờ chơn.[15]
Người ta cũng vậy. Người sao mà kỉnh
vì,[16] gần rất yêu xa rất nhớ. Người sao
không muốn ngó, chẳng dám kề.[17]
Nước đục muốn cho nó trong thì nên
gạn lọc. Người xấu muốn nên người tốt không phải múc mắt nhét tai,[18] mà chủ yếu lấy tai lấy mắt chế ngự ý
tình. Người không nên nóng nảy, nóng nảy thì khô cạn tâm linh. Cũng như nước
đun sôi, hơi bốc lên toàn là phần tinh túy, dưới nồi còn cặn bã.
Chị em nên biết rằng sống giữa buổi
đời mạt pháp may gặp chơn truyền ráng mà tu, tránh tai tránh họa. Ta xét coi người
ở thế nầy có khác chi gà ở trong giỏ, bị tréo cánh cột chân đem ra giữa chợ,
vào chảo nước sôi chưa biết giờ nào, mà chúng thấy gì đâu! Hễ thấy lúa bỏ vào,
thì đua giành nhau, thóc đầy diều mà cắn xé hơn thua từ hột. Khổ thay! Chắc chị
em mình không như thế được. Ta phải ngó xa xa tí nữa để lánh cõi điêu tàn, một
kiếp không tu muôn đời đọa lạc.
Hôm nay Hội Thánh đã giúp đỡ chị em
đi đến ngày thành lập, ráng chung lo với nhau, đừng nói chỗ nầy chỗ nọ, người
dở người hay, vị thân vị kỷ,[19] mà phải đi trên mục đích của pháp
quyền thành lập mà thôi.
Lẽ thiệt hư khó biết. Hư hóa thiệt,
thiệt lại hư, là then chốt âm dương biến hóa để lọc lừa thánh đức, ngăn che
phàm phu. Ta nhớ đừng cao ngôn phạm thượng.
[…]
Bản Nương chào chư Thiên ân. Thăng.
(Nguồn: Thánh Truyền Trung Hưng)
[1] Thật ra, về sau Đức Từ Tôn hoãn lại; đến nay Hội Thánh Truyền
Giáo Cao Đài chỉ mới lập thành Cơ Quan Nữ
Phái.
[4] Đòi
phen: Nhiều phen, lắm lần.
[6] Đủ
cánh đủ lông: Đủ sức lực, tài năng và trí tuệ để tự lo
liệu.
[7] Đức Chí Tôn dạy: “
Ðạo phát trễ một ngày là một ngày hại nhơn sanh.” Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển
I, đàn 22 rạng 23-4-1926 (11 rạng 12-3 Bính Dần).
[8] Hội
Thánh Trung Tông: Nên hiểu là Hội Thánh Truyền Giáo
Cao Đài ở miền Trung.
[9] Tài
công: Người cầm lái tàu, thuyền.
[10] Hoa
tiêu: Người đi trước dẫn đường cho tàu thủy hay máy
bay đi sau theo đúng lộ trình an toàn.
Ở đây hoa tiêu ám chỉ thánh ngôn chơn truyền
dẫn đường dắt nẻo cho người tìm Đạo. Nếu không căn cứ theo chơn truyền thánh
giáo mà lại tò mò ngó quanh ngó quất, người tìm Đạo sẽ mất dấu hoa tiêu, lạc
nẻo lầm đường, ắt phải rơi vào cạm bẫy.
[11] Phụ
âm (tiếng Anh: consonant;
tiếng Pháp: consonne): Phụ âm
được ghi bằng các chữ cái như: B, C, D, F,
G, H, J, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.
Để tạo ra
một chữ, phụ âm đứng trước, hoặc đứng sau, hoặc vừa đứng trước vừa đứng sau một
nguyên âm. Thí dụ: AN, NA, NAN / EM, ME,
MÉM / IM, MI, MÍM / ỎN, NỎ, NỎN / ỤT, TỤ, TỤT… Năm chữ cái A, E, I, O, U dùng ghi năm nguyên âm [a,
e, i, o, u].
Thánh giáo
trên đây mượn vị trí phụ âm kết hợp nguyên âm để tạo thành một chữ nhằm giải
thích mối quan hệ người với người trong một tổ chức.
Trong tổ
chức nào cũng có người tốt, người giỏi (ví như nguyên âm) và cũng có người xấu, người dở (ví như phụ âm) kèm theo. Do đó không tránh khỏi
trường hợp người xấu, người dở lại chiếm vị trí phía trên, phía trước (hoặc bao
vây luôn cả phía trước và phía sau) người tốt, người giỏi.
Nếu đòi
loại bỏ hết người xấu, người dở ra khỏi một tổ chức thì không thể được; cũng
như không thể tạo được những chữ có đủ ý nghĩa mà chỉ muốn dùng rặt ròng năm
nguyên âm, loại bỏ tất cả các phụ âm kèm theo.
Tương tự,
trên bàn tay vừa có cả ngón dài lẫn ngón ngắn; trong rừng thì có cả cây cao, cây
thấp và cây lớn, cây nhỏ.
[12] Thí dụ, chữ MẸ ngắn
(hai chữ cái); chữ THIÊNG dài (sáu
chữ cái). Cũng vậy, một tổ chức có thể có rất ít nhân sự hoặc rất nhiều nhân
sự.
[13] Thí dụ, tiếng Pháp, chữ hôtel (khách sạn) có h
là chữ câm (không phát ra âm thanh), nên đọc là [ô-tel]. Nhưng không thể vì
thấy h câm mà có thể bỏ nó đi. Bởi
nếu bỏ đi, thì ôtel không còn
ý nghĩa nữa. Ở đây, Đức Thánh Nương ví người “không làm được việc” trong một tổ chức với một chữ câm trong một
chữ (một từ).
[14] Phong: Phung, cùi, hủi. Ở đây có nghĩa là các bệnh ngoài da.
[15] Sờ
chơn: Lấy ngón chân chạm vào.
[16] Kỉnh
vì: Kính trọng, nể nang.
[17] Kề: Gần kề.
[18] Múc
mắt nhét tai: Móc mắt để khỏi nhìn thấy, bít tai để
khỏi nghe thấy.
THÁNH THI
Một năm rồi lại một năm cùng
Giấc mộng chưa tàn miếng đỉnh chung
Tráo chác nghĩ thương đời loạn lạc
Mưu mô càng xót đạo lao lung
Binh thơ khéo gởi chàng Ngô khật
Đồ trận giao chi chú Ngụy khùng
Hãy đến non Tiên tìm Lão Hủ,
Mới tường đáy nước ẩn giao long.
Đức NHƯ Ý ĐẠO THOÀN
CHƠN NHƠN
Vĩnh Nguyên Tự
(xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An)
Ngọ thời, 03-12 Quý Mão (Thứ Sáu 17-01-1964)
|