THI
Một tòa BẠCH Ngọc chiếu muôn phương,[1]
Ngoài có HẠC nghinh nhựt nhựt thường,[2]
Trong lại Thần ĐỒNG thông vạn pháp,[3]
Và Linh Châu TỬ thủ đài gương.[4]
BẠCH HẠC ĐỒNG TỬ
(…)
THI
NGỌC báu trao tay ráng giữ gìn,
Thầy mừng các con. Hôm
nay Thầy ngự bút để thăm viếng và nhắc nhở các con trong khi tu thân hành đạo,
lập công quả.
(…)
Thầy miễn lễ. Các con an tọa nghe Thầy dạy.
Thầy vẫn biết các con đã có đạo hay mới vào đạo, mỗi đứa đều
trải qua một cơn bịnh tật, đến nay vẫn còn lưu trú trong cơ thể. Vì thế nên
Thầy mới dùng liều thuốc thời gian, vừa điều trị vừa nâng đỡ,
dạy dỗ các con cho được lành mạnh, sáng suốt để lãnh sứ
mạng của Thầy và đem sứ mạng đến cho đứa khác giúp Thầy trong giai đoạn, hầu
làm tròn sứ mạng của con ở nhơn đạo và Thiên Đạo vậy.
THI
Thầy rất đau lòng thấy chúng sanh,
Dập dìu
nẻo đạo mấy ai thành.[16]
Dù dại dù khôn ráng học hành.
Nước có thì thuyền mong tránh nạn,
Người
không trọn đạo mấy an lành.
Tình
thương Thầy rưới đều muôn vật,
(…)
Con ôi! Thầy khai Đạo nơi thế gian này là Thầy muốn ổn định
lại càn khôn,[19] an bài vũ trụ. Thầy đưa
thuyền từ [20] ra bể khổ để vớt vạn
linh sanh chúng mà mỗi con là mỗi chơn linh trong vạn linh, mỗi chúng sanh
trong chúng sanh, chỉ khác một điều là đứa giác ngộ thì lên thuyền, còn đứa
chưa giác ngộ thì ở lại.
Thời kỳ ân xá, Thầy đã mở rộng huyền năng [21] cho những đứa thực tâm hành đạo lập công quả, khi rời bỏ xác phàm được mệnh
danh [22] vào hàng Thánh Thần,
Tiên Phật, hầu hợp với các con sứ mạng nơi trần giúp đời, độ người cho đến khi
đắc chánh vị.[23]
Con ôi! Chính mình Thầy
đã đến thế gian cùng với chư Tiên Phật, dụng điển quang để tả thiên kinh vạn
điển hầu cứu rỗi các con, thì các con phải có bổn phận đối với chúng sanh cũng
như Thầy và chư Tiên Phật vậy.
Hiện nay, tình thế đặc biệt nơi thế gian là người trong đời,
người trong đạo đều phải mang vào kiếp nạn [24] dục vọng đấu tranh, nhứt
là chước cám dỗ của quỷ ma, lừa thế để giựt giành các con đến với chúng nó hầu
chịu trong cảnh tiêu diệt.
Con ôi! Thầy rất đau lòng nhìn toàn cả các con hành đạo đang
bị khảo đảo mà vẫn còn ở trong hàng môn đệ của Thầy. Vì thế nên năm Nhâm Dần,
Thầy chuẩn phê lời thỉnh cầu của Vô Cực Từ Tôn và chư Tiên Phật để chuyển
hướng, lập một cơ quan [25] hầu [26] cứu cánh [27] các con và hoằng dương [28] chánh pháp của Thầy để
cứu vạn linh sanh chúng.
Việc các con làm hôm nay là vĩ nghiệp [29] ở
tương lai. Mỗi đứa phải đem lòng chí thành phục vụ chánh nghĩa,[30] phục hưng [31] chánh pháp mà lập thành
chánh đạo. Các con hãy đọc lời của các Thánh Nhơn đã nói: “Duy thiên hạ chí
thành vi năng tận kỳ tính. Năng tận kỳ tính tắc năng tận nhân chi tính. Năng
tận nhân chi tính tắc năng tận vật chi tính. Năng tận vật chi tính tắc khả dĩ
tán thiên địa chi hóa dục. Khả dĩ tán thiên địa chi hóa dục tắc khả dĩ dữ thiên
địa chi tham hỹ.” [32]
Nếu các con hiểu lời nói chí lý ấy là các con trọn tuân mạng
lịnh của Thầy.
(…)
Các con nghe Thầy dạy.
THI BÀI
Thầy giáng bút đêm thanh nhắc nhở,
Hỡi các con ghi nhớ đừng quên,
Đường dài mới biết sức bền,[33]
Tùy theo cơ hội lập nên Đạo Thầy.
(…)
TIẾP THI BÀI
Các con cố nhớ lời chỉ dạy,
Rồi các con sẽ thấy chi chi.
Năm sang, năm tới, năm đi,
Con đường kết quả những gì con mong.
Ban ơn con trẻ trần hồng,
Thăng.
Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Thiên
Lý Đàn, Tuất thời, 15-10 Ất Tỵ
(07-11-1965)
[25] Cơ quan 機關: Một bộ máy hay tổ chức
thi hành một chức năng đã xác định rõ (an organ; an organization that performs a specified function).
Ở đây, Thầy nhắc đến một bộ máy (cơ quan, tổ chức) lập năm Nhâm Dần
(1962) là Ban Phổ Thông Giáo Lý. Ban này có định hướng dùng con đường
phổ thông giáo lý tác động cho mục tiêu quy nguyên, thống nhất nền Đạo. Tuy
nhiên, do nội bộ Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt tại Vĩnh Hội không hoàn toàn cùng
quan điểm về sự chuyển hướng này, một số vị hướng đạo đã tách ra khỏi Cao Đài
Thống Nhứt và quy tụ ở Thiên Lý Đàn tại Hòa Hưng (1963) để chờ lịnh Ơn Trên.
Những vị này sau đó được Ơn Trên tuyển chọn (1964) để thành lập Văn Phòng Phổ
Thông Giáo Lý (1965) là tiền thân của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo
Việt Nam, tức là Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo hiện nay.
[32] Chương
23, sách Trung Dung. Hồng Liên Lê Xuân Giáo (1909-1986) dịch: “Trong
thiên hạ chỉ có bậc chí thành mới hiểu biết tường tận thiên tánh. Có hiểu biết
tường tận thiên tánh mới hiểu biết hết nhân tánh. Đã hiểu biết thấu đáo nhân
tánh thì mới hiểu biết thấu đáo vật tánh. Đã hiểu biết kỹ lưỡng vật tánh thì có
thể giúp trời đất trong việc biến hóa sinh dục. Đã có thể giúp trời đất trong
công việc biến hóa sinh dục thì có thể sánh cùng trời đất vậy.” (Trung
Dung Tập Chú. Sài Gòn: Nxb Trung Tâm Học Liệu, 1972. tr. 89).
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ dịch: “Chỉ những bậc chí thánh trong thiên hạ, mới phát huy
vạn cả tính nhân loài. Tận thiện mình rồi cải thiện mọi người, cải thiện người,
rồi tác thành muôn vật. Tác thành cho quần sinh trong trời đất, là giúp đất
trời dinh dưỡng sinh linh. Giúp đất trời trong công cuộc dưỡng sinh, nghiễm
nhiên sẽ được cùng đất trời tham tán.”
Ghi chú: Tham: tham dự vào; tán:
giúp đỡ.
James Legge (1815-1897) dịch: “It is
only he who is possessed of the most complete sincerity that can exist under
heaven, who can give its full development to his nature. Able to give its full
development to his own nature, he can do the same to the nature of other men.
Able to give its full development to the nature of other men, he can give their
full development to the natures of animals and things. Able to give their full
development to the natures of creatures and things, he can assist the
transforming and nourishing powers of Heaven and Earth. Able to assist the
transforming and nourishing powers of Heaven and Earth, he may with Heaven and
Earth form a ternion.”
中 庸: 惟 天 下 至 誠 , 為 能 盡 其 性 ; 能 盡 其 性 , 則 能 盡 人 之 性 ; 能 盡 人 之 性 , 則 能 盡 物 之 性 ; 能 盡 物 之 性 , 則 可 以 贊 天 地 之 化 育 ; 可 以 贊 天 地 之 化 育 , 則 可 以 與 天 地 參 矣 .