Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

ĐĐVU 07-08 / THÁNH THẤT TÂN NHUẬN ĐÔNG / Văn Uyển

Thánh thất Tân Nhuận Đông. Ảnh: Huệ Khải

Những dấu mốc lịch sử
1929: Họ đạo Tân Nhuận Đông hình thành, có đông đảo tín đồ nhập môn nhờ vào công đức hai vị tiền bối: Thượng Chưởng Pháp Lê Bá Trang (1879-1936), và Nữ Đầu Sư Hương An.([1])
1930: Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo chấp thuận cho cất thánh thất Tân Nhuận Đông bằng tre lá; bà La Thị Giàu hiến ngôi nhà gỗ ba gian, cột căm xe, kèo xiên gỗ thao lao, mái ngói. Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài cất bằng gạch vôi ô dước, lợp ngói. Thiên Phong Đường, đông và tây lang đều lợp lá, vách rơm đất. Thánh thất cất trên đất ông Bùi Văn Cường. Ông Cường tạ thế, gia tộc họ Bùi gồm ba anh em chú bác ruột là Bùi Văn Chắt, Bùi Văn Nguơn, Bùi Văn Điển đồng ý hiến đất cho Đạo.
1940: Cất Hiệp Thiên Đài bằng gạch tiểu, ô dước mật đường.
1942: Thánh thất làm lễ lạc thành. Anh Cả Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương (1881-1951) về chứng lễ, làm các bí tích trấn thần, giải oan…
1949: Tu sửa nóc và mái Bát Quái Đài bị hư hỏng vì bom đạn.
1952: Mái ngói chánh điện bị hư hỏng trong chiến tranh, nên lợp lại mái tôn.
1969: Chánh điện bị hư hỏng trong chiến tranh, nên lợp lại mái tôn lần thứ hai.
1982: Hai vách bên hông chánh điện hư hỏng nặng, dỡ bỏ và xây lại sát vào hàng cột phía trong.
2000: Xây dựng thô phần Hiệp Thiên Đài. Tổng chi phí 80.299.000 đồng, do họ đạo và các vị Mạnh Thường Quân công quả cùng với khoảng 500 ngày công.
2012: Mùa xuân Nhâm Thìn, khi về viếng thánh thất, con cháu cố Giáo Hữu Ngọc Lãnh Thanh (Đầu Họ Đạo nhiệm kỳ 1951-1957) ngỏ ý với họ đạo xin tài trợ toàn bộ công cuộc tái thiết thánh thất. Các hạng mục gồm có: Hoàn chỉnh Hiệp Thiên Đài, xây mới chánh điện, Thiên Phong Đường, đông lang, tây lang; trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết… Tổng chi phí 2.332.765.000 đồng, do con cháu cố Giáo Hữu Ngọc Lãnh Thanh (tài trợ chính) và các đạo tâm công quả cùng với khoảng 1.500 ngày công.[2]
30-11-2013 (28-10 Quý Tỵ): Lưỡng Đài Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo về chứng lễ lạc thành thánh thất. Chức sắc, chức việc, đại biểu chánh quyền, đoàn thể, tín hữu, đạo tâm… đến dự rất đông đảo. Trong cuộc lễ, Ban Cai Quản thánh thất Tân Nhuận Đông kết hợp với Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo bày hai bàn lớn với hàng ngàn quyển, gồm mấy mươi nhan đề khác nhau, để biếu (miễn phí) rộng rãi quý khách đời và đạo quan tâm tìm đọc. Cuộc lễ bế mạc vào giờ Ngọ ngày 01-12-2013. (Xem ảnh: trang 318-320)
Đầu Họ Đạo qua các nhiệm kỳ
Giáo Sư Thái Nguơn Thanh (1929-1933); Giáo Hữu Thượng Thạnh Thanh (1933-1938); Giáo Hữu Thái Sanh Thanh (1938-1942); Giáo Hữu Thái Điển Thanh (1943-1945); Giáo Hữu Ngọc Thơ Thanh (1946-1948); Lễ Sanh Thái Huy Thanh (1949-1950); Giáo Hữu Ngọc Lãnh Thanh (1951-1957); Giáo Hữu Thái Vị Thanh (1957-1960); Giáo Hữu Ngọc Mỹ Thanh (1961-1964); Giáo Hữu Thái Thới Thanh (1965-1968); Giáo Sư Ngọc Dực Thanh (1970-1982); Giáo Hữu Ngọc Chánh Thanh (1992-2002).
Nhân sự từ 2003 tới nay
Quyền Đầu Họ Đạo: Lễ Sanh Thượng Trang Thanh.
Ban Cai Quản: Bùi Văn Đời (Chánh Hội Trưởng), Nguyễn Văn Chất, Trần Văn Lũy, Võ Văn Nguyên, Bùi Văn Bửu, Bùi Văn Hơn, Trần Kim Ngô, Võ Văn Bé.
Ban Trị Sự: Trần Văn Phải (Chánh Trị Sự), Huỳnh Văn Hữu, Nguyễn Văn Lễ, Nguyễn Văn Nhường, Trần Quý Thành, Nguyễn Ngọc Ẩn.[3]

VĂN UYỂN


[1] Chị Lớn Huỳnh Thị An là bạn đời Anh Lớn Lê Bá Trang. Sinh năm 1885 tại làng Tân Hựu, tổng An Mỹ, tỉnh Sa Đéc. Đức Chí Tôn phong Giáo Sư (1926). Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo phong Phối Sư (1936), thăng Quyền Nữ Chánh Phối Sư (1939), Nữ Chánh Phối Sư (1941). Quy thiên giờ Ngọ ngày 24-9 Bính Thân (27-10-1956). Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo truy thăng Nữ Đầu Sư (2006). Tháp tại Thảo Xá Hiền Cung (Bến Tre). [Ghi theo Anh Lớn Bảo Thế Nguyễn Văn Lãnh.]
[2] Phương danh Quý v Mnh Thường Quân: Bùi Minh Hậu (35 triệu đồng); Bùi Minh Trung (10 triệu); Đỗ Hồng Vân (1 triệu); Đỗ Ngọc Hà (6 triệu); Nguyễn Kỳ Tài (10 triệu); Nguyễn Phương Loan (10 triệu); Nguyễn Thanh Tùng (439,265 triệu); Nguyễn Thị Diễm (2 triệu); Nguyễn Thị Tác (129,5 triệu); Nguyễn Thị Thay (3 triệu); Nguyễn Thị Tình (5 triệu); Phạm Xuân Thắng (200 triệu); Võ Thị Thành (8 triệu); Võ Văn Tòng (1,474 triệu).
[3] Tham khảo tài liệu của thánh thất Tân Nhuận Đông.