Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

ĐĐVU 06 / MẤY ĐIỀU TẾ NHỊ TRONG CÁCH ĐỌC CHỮ HÁN / Trần Văn Chánh

Image result for chinese

Một số đạo hữu hỏi lý do vì sao trong kinh sách có những thuật ngữ như 般若 thay vì đọc ban nhược lại đọc là bát nhã, 淨土 thay vì đọc tịnh thổ lại đọc là tịnh độ. Để có câu trả lời chân xác về học thuật, Văn Uyển trân trọng mời quý đạo hữu đọc bài viết của nhà nghiên cứu TRẦN VĂN CHÁNH – soạn giả nhiều từ điển chữ Hán, sách tự học chữ Hán và ngữ pháp chữ Hán…
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Người Việt Nam ta tuy theo đòi học tập chữ Hán đã có thâm niên, nhưng với phương pháp phiên thiết 反切 thông dụng để đọc chữ Hán, trước nay dường như người ta cũng ít khi để ý biết tới. Phiên thiết là cách hướng dẫn đọc chữ Hán truyền thống của các từ thư [1] cổ Trung Quốc, đại khái lấy hai chữ đã biết đọc láy lại sẽ cho ra âm của chữ thứ ba, như ĐÔNG = ĐỨC + HỒNG thiết (lấy phụ âm đầu Đ của chữ ĐỨC đọc nối với vần ÔNG của chữ HỒNG ở sau).
Nguyên nhân sâu xa có lẽ là do các nhà Nho Việt Nam thời trước có óc thực tế, họ ít chú trọng việc nghiên cứu ngữ âm, mà chỉ quan tâm đến ngữ nghĩa của các chữ Hán. Vả lại, trong thời phong kiến, phần lớn những sách vở nhà Nho Việt Nam tiếp xúc đều là sách văn chương, lịch sử, sách dạy chủ yếu có Tứ Thư, Ngũ Kinh, Nhất Thiên Tự, Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Tam Tự Kinh, Minh Tâm Bảo Giám, Đường Thi, Bắc Sử...; họa hoằn lắm mới có người đọc đến các sách toán pháp, nông học…, nhưng trong tất cả các loại dù thuộc văn chương hay khoa học, phần lớn đều chỉ chứa đựng những chữ Hán thông dụng đã có cách đc ổn đnh, theo kiểu truyền đời / truyền thống (như các chữ nhất, nhị, tam, nhân, giang, sơn, thủy, khổng, tử...). Chúng ta ngày nay thật khó xác định trong các thầy dạy chữ thời trước, từ tiểu học đến đại học, có tỷ lệ chừng bao nhiêu thầy sở hữu được một bộ Khang Hy Tự Điển là bộ tự điển rất mạnh về mặt chú âm theo phương pháp phiên thiết?
Theo ông Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), “Các nhà Nho thời xưa khi dạy học, không chỉ rõ ràng cách phiên âm trong các tự điển Trung Hoa, và nhiều khi ta thấy hai nhà phiên âm khác nhau, do đó cùng một chữ mà đọc hơi khác nhau.” [2]
Trên đây là lý do chủ yếu khiến nảy sinh tình trạng cùng một chữ Hán mà lại có hai ba cách đọc khác nhau, kể cả đối với hai bộ tự điển / từ điển Hán Việt được thông dụng lâu đời nhất của Đào Duy Anh (ĐDA, 1904-1988) xuất bản năm 1931, và của Thiều Chửu (TC, 1902-1954) xuất bản năm 1942. Hai bộ tự điển / từ điển này, như ta đã biết, tuy có công rất lớn đối với việc học tập chữ Hán của hậu thế, vẫn còn một số mặt hạn chế, đặc biệt về phương diện ngữ âm. Ưu điểm lớn của tự điển TC là vừa có chú ý đến âm Hán Việt đọc theo phiên thiết vừa nêu ra được những âm quen dùng; còn khuyết điểm chính của nó là do tác giả người gốc Bắc (sinh tại Hà Nội) nên không phân biệt các phụ âm đầu ch với tr, thành ra thường đọc lẫn lộn giữa các âm chấntrấn, chítrí, chiếttriết, chutru..., đọc Chiết Giang thành Triết Giang… Cùng một chữ Hán mà từ điển ĐDA đọc khác với tự điển TC, là hiện tượng khá thường xảy ra. Trong trường hợp có mâu thuẫn thế này, theo tôi có thể rất nên dùng phương pháp phiên thiết để quyết định một âm chuẩn duy nhất, nếu không sẽ để xảy ra tình trạng lộn xộn về sau thêm nữa.
Theo sự hiểu biết của tôi, ở Việt Nam, mãi đến năm 1962 mới có ông Lê Ngọc Trụ (1909-1979) viết bài “Lối Đọc Chữ Hán”,[3] trình bày vấn đề một cách khá rành rọt, mà sau ông Nguyễn Hiến Lê có tham khảo, tóm tắt lại để hướng dẫn cho những người trẻ học chữ Hán, in trong phần phụ lục “Cách Đọc Chữ Hán” đặt phía sau quyển Tự Học – Một Nhu Cầu Thời Đại của ông.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHÁT ÂM SAI (?)
Trong tiếng Hán Việt thông thường, chúng ta thấy khá phổ biến một số trường hợp dị biệt, không thống nhất nhau về âm đọc, hoặc có tính bất thường trong cách phát âm (sẽ nói rõ hơn ở đoạn sau). Nguyên nhân có thể là do những người Việt đầu tiên khi gặp những chữ Hán thuộc loại này, nhất là những chữ đối với họ thời đó là mới, đã phát âm không theo một tiêu chuẩn nhất định nào (như phương pháp phiên thiết chẳng hạn), mà phần nhiều chỉ dựa vào các yếu tố hài thanh (bộ phận chỉ âm) trong chữ muốn đọc rồi đọc theo một hoặc nhiều chữ đã biết trước đó mà có yếu tố hài thanh tương tự.
Dưới đây là một số trường hợp tương đối thường gặp, tôi nêu lên những chữ Hán đã có âm đọc theo thói quen truyền thống, rồi so sánh với cách đọc khác theo phiên thiết, cho từng chữ một:
- Âu đả 毆打 [ōudá] quen đọc thành ấu đả, ẩu đả.
- Bồ phc 匍匐 [púfú] quen đọc thành bồ bặc. Chữ [fú] (PHÒNG + LỤC thiết, âm , NHẬP thanh, ỐC vận, PHỤNG tổ) phải đọc phục; ĐDA và TC đều thống nhất ghi âm bồ bặc (bò trên đất; gấp rút, hết sức).
- Bc d僕射 [púyè] quen đọc thành bộc xạ (một chức quan võ thời cổ).
- Ca Luân Bố 哥倫 [gēlúnbù] quen đọc thành Kha Luân Bố.[4]
- Ct [chī] trước đọc [jī], (CƯ + KHẤT thiết, NHẬP thanh, NGẬT vận, KIẾN tổ) quen đọc thành ngật (ăn). Chữ này ĐDA ghi âm ngật, TC ghi cật có cơ sở hơn.
- Chư Cát Lưng 諸葛亮 [zhūgěliàng] quen đọc thành Gia Cát Lượng. Chữ [zhū] (CHƯƠNG + NGƯ thiết, BÌNH thanh, NGƯ vận, CHIẾU tam tổ) lẽ ra phải đọc chư. ĐDA cũng đọc chư nhưng có thêm âm gia ở trên mục từ Gia Cát Lượng. Không ai giải thích được âm gia này do đâu mà có nhưng người Việt Nam chỉ nói Khổng Minh Gia Cát Lượng chứ không ai nói Khổng Minh Chư Cát Lượng.
- Để [tiào] quen đọc thành khiêu. Chữ [tiào] (ĐỒ + LIỄU thiết, THƯỢNG thanh, TIỂU vận, ĐỊNH tổ) lẽ ra phải đọc điểu hoặc điễu (nhảy).
- Hải gp 海峽 (eo biển), lẽ ra phải đọc hải hiệp [hǎixiá], vì chữ [xiá] (HẦU + GIÁP thiết, âm , NHẬP thanh, HIỆP vận, HẠP tổ) đọc hạp hay hiệp. Chữ này TC ghi hai âm hạpgiáp, nhưng chú thêm có nơi đọc là chữ ‘giáp’. Các nhà chú giải sách cổ thời trước thường viết Vu Sơn, Vu Giáp thay vì Vu Sơn, Vu Hiệp...
- Hi hu 邂逅 (cũng viết 邂遘, 邂覯, 邂后) [xièhòu] quen đọc thành giải cấu (tình cờ gặp). Chữ [xiè] (HỒ + GIẢ thiết, KHỨ thanh, QUÁI vận, HẠP tổ) lẽ ra phải đọc hại, còn chữ [hòu] (HỒ + CẤU thiết, âm , KHỨ thanh, HẬU vận, HẠP tổ) đọc hậu. ĐDA, TC và các từ điển tiếng Việt, các sách chú giải văn học khác đều đọc giải cấu. Nhóm Vương Lực trong Vương Lực Cổ Hán Ngữ Tự Điển (tr. 1460) cho đây là một từ song thanh liên miên tự (tương tự từ láy trong tiếng Việt), nên đọc hại hậu là có sơ sở hơn về mặt ngữ âm.
- Hồ thương 壺觴 [húshāng] đọc thành hồ trường (chén uống rượu). Chữ [shāng] TC ghi âm thương nhưng có nói thêm ta quen đọc là chữ ‘tràng’. Ông Nguyễn Bá Trác (1881-1945) dịch thơ cổ Trung Quốc viết là hồ trường nên từ đó về sau người ta cứ nói theo bài thơ dịch của Nguyễn Bá Trác.[5]
- Ln Tương Như 藺相如 [lìnxiāngrú] quen đọc thành Lạn Tương Như.[6]
- Liễm [liǎn] quen đọc thành kiểm (gò má, mặt).[7] Chữ phải đọc liễm [liǎn] (LỰC + GIẢM thiết, THƯỢNG thanh, LIÊM vận, LAI tổ). ĐDA ghi âm kiểm, TC ghi ba âm kiểm, liệm, và thiểm.
- Đai [dāi] (ĐÁI bình thanh), còn có âm ngai [ái] (âm ) quen đọc thành ngốc (ngu ngốc).
- Phũ bi 腐敗 [fǔbài] quen đọc thành hủ bại. Chữ [fǔ] (PHÙ + VŨ thiết, THƯỢNG thanh, NGU vận, PHỤNG tổ), phải đọc phũ, nhưng cả ĐDA và TC đều ghi âm hủ. Đây là một tình trạng gần như không thể sửa đổi, vì người Việt Nam đã quen nói hủ bại, hủ nho, đậu hủ..., chứ không ai nói phũ bại, phũ nho, đậu phũ... (mặc dù đọc phũ thì có lý do hơn để giải thích tại sao lại có từ đậu phụ tức tàu hủ...).
- y Tương Ký 西廂 [xīxiāngjì] quen đọc thành Tây Sương Ký. Chữ [xiāng] (TỨ + LƯƠNG thiết, âm , BÌNH thanh, DƯƠNG vận, TÂM tổ) lẽ ra phải đọc tương. Chữ này ĐDA đọc đúng là tương, đến TC lại đọc thành sương. Hay là TC bị ảnh hưởng bản dịch Tây Sương Ký [8] của Nhượng Tống (1904-1949)? Giáo sư Dương Quảng Hàm (1898-1946) trong Việt Nam Văn Học Sử Yếu cũng đọc Tây Sương Ký.[9]
- Thủy Hổ Truyện 水滸傳 [shuǐhǔzhuàn] quen đọc thành Thủy Hử Truyện.[10] Chữ [hǔ] (HÔ + CỔ thiết, THƯỢNG thanh, MỖ vận, HIỂU tổ) lẽ ra phải đọc hổ.
- Tri tru 蜘蛛 [zhīzhū] quen đọc thành tri thù (con nhện), trong khi chữ [zhū] (TRẮC + LUÂN thiết, BÌNH thanh, NGU vận, TRI tổ) phải đọc tru. Vả lại 蜘蛛 (tri tru) là hai chữ song thanh, nên không thể đọc thù. TC ghi cả hai âm thùchu (vì đọc theo giọng Bắc nên không phân biệt phụ âm đầu ch-tr-); còn ĐDA chỉ ghi âm thù là hoàn toàn theo thói quen (do có phần hài thanh giống với những chữ thù khác như , , , ...).
- Triu Khuông Dấn 趙匡胤 [zhàokuāngyìn] quen đọc thành Triệu Khuông Dận hay Triệu Khuông Dẫn,[11] trong khi chữ [yìn] (DƯƠNG + TẤN thiết, KHỨ thanh, CHẤN vận, DỤ tứ tổ) lẽ ra phải đọc dấn. ĐDA và TC đều đọc dận.
- Truân triên 迍邅 [zhūnzhān] quen đọc thành truân chiên hay truân chuyên (khốn khổ, lận đận, lao đao),[12] trong khi chữ [zhān] (TRƯƠNG + LIÊN thiết, BÌNH thanh, TIÊN vận, TRI tổ) phải đọc triên. ĐDA và TC đều đọc chiên.
Nêu ra một số trường hợp cụ thể như trên, tôi không có ý cố chấp đề nghị ngày nay chúng ta phải đổi đọc lại hết những âm đã không tuân theo lối đọc phiên thiết, bỏ qua những âm xã hội đã quen dùng, mà chỉ để tham khảo, cốt để chỉ ra một lý do quan trọng, giải thích vì sao có tình trạng bất nhất trong âm đọc của không ít chữ Hán thông dụng, đồng thời cũng để cho thấy nếu có sự chú ý đến vấn đề ngữ âm ngay từ đầu (trong đó có phương pháp phiên thiết) thì các nhà Nho của ta thời xưa đã không tạo ra một tình trạng tương đối lộn xộn trong âm đọc chữ Hán mà ngày nay các thế hệ các con cháu cũng phải đọc theo.
Về trường hợp hai từ 般若 (ban nhược) nhưng quen đọc thành bát nhã, 淨土 (tịnh thổ) nhưng quen đọc thành tịnh độ thì cũng có lý do ngữ âm khá rõ ràng, chứ không phải đọc sai:
- Trong 般若 (ban nhược), chữ (ban) theo Long Khám Thủ Giám còn đọc âm (bát) [bō]; chữ (nhược) theo phiên thiết còn đọc NHÂN + GIẢ thiết, THƯỢNG thanh, tức nhả (dấu hỏi), ta quen đọc thành nhã (dấu ngã). Bát nhã là từ dịch âm tiếng Phạn (prajnā), theo tự điển TC nghĩa là trí tuệ (huệ) thanh tịnh.[13]
- Trong 淨土 (tịnh thổ), chữ theo phiên thiết còn đọc ĐỒ + CỔ thiết, THƯỢNG thanh, tức đỗ [dù] (dùng thông với ), ta quen đọc thành độ. Trường hợp THƯỢNG thanh (dấu hỏi hoặc ngã) đọc ra KHỨ thanh (dấu sắc hoặc nặng) rất thường thấy xảy ra trong âm Hán Việt, nên không có gì lạ. Tịnh độ theo tự điển TC nghĩa là một thế giới rất sạch sẽ sung sướng ở Tây phương, vì thế tôn(g) phái tu cầu được vãng sinh về bên ấy gọi là tôn(g) Tịnh Độ.
Lại còn có những trường hợp tạm gọi là đặc biệt, bởi một số chữ Hán đọc theo âm Hán Việt hoàn toàn không theo một quy luật nào cả. Thử nêu ba trường hợp khá tiêu biểu về ba chữ (nhất), (tỷ), và (ảo), vì từ ba chữ này, chúng ta có thể luận thêm ra về cách đọc Hán Việt và thái độ xử lý của chúng ta đối với một số chữ Hán bị cho là đọc sai so với cách hướng dẫn theo phương pháp phiên thiết:
 Chữ (nhất) [yī] theo phiên thiết có cách đọc (Ư + TẤT thiết, NHẬP thanh, CHẤT vận, ẢNH tổ), hoặc (Y + TẤT thiết), lẽ ra phải đọc ất, nhưng âm Hán Việt đã quen đọc thành nhất và chắc chắn không ai có ý nghĩ cần phải đổi cách đọc chữ này thành ất cả.
Chữ (tỷ) [bì, bǐ] theo phiên thiết có hai cách đọc (TÌ + CHÍ thiết, KHỨ thanh, CHÍ vận, TỊNH tổ) và (BI + LÝ thiết, THƯỢNG thanh, CHỈ vận, BANG tổ). Chữ khứ thanh thì đọc tỵ, thượng thanh đọc bỉ, nhưng lâu nay âm Hán Việt vẫn quen đọc chung thành tỷ. Trường hợp này không thể nói cách dùng quen là sai hay đúng và cũng không cần thắc mắc nhiều.
ƒ Chữ (ảo) [huàn] (HỒ + BIỆN thiết, KHỨ thanh, GIẢN vận, HẠP tổ). Chữ này TC đọc huyễn và nói ảo thuậthuyễn thuật; còn ĐDA thì nói chữ này chính đọc là ‘huyễn’, nhưng lâu nay đọc quen là ‘ảo’ (tr. 398).
Nêu về trường hợp chữ có hai âm đọc ảohuyễn, xin mượn lời ông Nguyễn Tài Cẩn (1926-2011) để đưa ra một nhận định:
“Đứng trước một hiện tượng như cách đọc ảo của chữ chẳng hạn, nếu chúng ta căn cứ vào tự điển, căn cứ vào tài liệu ngữ âm lịch sử, thì chúng ta sẽ thấy ngay rõ ràng đó là một cách đọc nhầm. Đọc huyễn mới đúng, vì Khang Hy Tự Điển cho biết phiên thiết là hồ biện... Nhưng đối với chúng ta, không một cuốn sách nào, không một nhà nghiên cứu nào là có thể bắt ta bác bỏ được cách đọc ảo. Đối với chúng ta, trong vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ, chỉ có nhân tố xã hội mới có tiếng nói quyết định. Nếu ta đã chấp nhận cách đọc huyễn, vì đã nhập một với (cũng đọc là huyễn), tạo ra từ huyễn hoc được dùng rộng rãi, thì ta lại không có lý gì không chấp nhận luôn cả cách đọc ảo khi toàn dân đã quen nói ảo tưởng, huyền ảo, hư ảo, ảo thuật, ảo mộng, ảo ảnh, v.v... Theo ý chúng tôi, đứng ở địa vị Hán Việt, nếu chỉ căn cứ vào sách vở mà chê cách đọc này là sai, mà đề nghị cách đọc kia phải đổi lại, v.v... thì đó là một điều vừa không tưởng, vừa sai lầm. Nói một cách khác, phải chấp nhận bất kỳ cách đọc nào đã được tiếng Việt chấp nhận, vì đó là hiện thực.” [14]
Về vấn đề tương tự như trên, nhà ngữ học quá cố Lê Ngọc Trụ cũng đã từng nhận xét: “Đến như giọng đọc Hán Việt, có nhiều chữ lại không theo phiên thiết mà chỉ đọc theo nhân tuần, thói quen của tiền nhân.” [15] Rồi ông nêu mấy thí dụ về chữ (nhất) (Y + TẤT thiết = ất), chữ (tất) (BÍCH + CÁT thiết = bát), chữ (oanh) (HÔ + HOÀNH thiết = hoanh).
TRẦN VĂN CHÁNH
12-02-2012




[1] Từ thư 辭書: Các loại sách tra cứu, giải nghĩa từ, tức là từ điển, tự điển (dictionaries)... [Văn Uyển chú]
[2] Tự Học Một Nhu Cầu Thời Đại. Sài Gòn: Nxb Thanh Tân, 1967, tr. 216.
[3] Khởi đầu đăng trên tạp chí Văn Hữu số 21 (Sài Gòn: 1962); sau có đăng lại trên Tập San Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, số 5, năm 1968.
[4] Kha Luân Bố (Cristoforo Colombo, khoảng 1451-1506): Nhà hàng hải người Ý, vượt Đại Tây Dương, thám hiểm châu Mỹ. [Văn Uyển chú]
[5] Trích hai câu thơ do Nguyễn Bá Trác dịch:
 Vỗ tay mà hát, nghiêng bầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai là tri kỷ lại đây cùng ta cạn một hồ trường.
 Hồ trường! Hồ trường! ta biết rót về đâu? [Văn Uyển chú]
[6] Lạn Tương Như: Chính khách nước Triệu thời Chiến Quốc (Trung Quốc), rất giỏi ứng xử, tranh biện. [Văn Uyển chú]
[7] Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) tả má hồng gái đẹp: “Áng đào kiểm đâm bông não chúng” (Cung Oán Ngâm Khúc). [Văn Uyển chú]
[8] Tây Sương Ký là vở tạp kịch của Vương Thực Phủ, sáng tác khoảng những năm 1297-1307 dưới triều Nguyên Thành Tông, kể lại cuộc tình lãng mạn của nàng Thôi Oanh Oanh và chàng Trương Quân Thụy. [Văn Uyển chú]
[9] Bản in của Trung Tâm Học Liệu, Sài Gòn, 1968, tr. 379.
[10] Thủy Hử Truyện: Tiểu thuyết của Thi Nại Am (1296?-1370?), kể lại sự tích một trăm lẻ tám anh hùng Lương Sơn Bạc chống lại triều đình Bắc Tống. [Văn Uyển chú]
[11] Triệu Khuông Dẫn (927-976) tức là Tống Thái Tổ (trị vì 960-976). [Văn Uyển chú]
[12] Chinh Phụ Ngâm Khúc: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. [Văn Uyển chú]
[13] Chữ đọc là huệ [huì], nhưng người Việt còn đọc là tuệ. Có thể là do kiêng húy chăng. [Văn Uyển chú]
[14] Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Cách Đọc Hán Việt, Hà Nội: Nxb Khoa Học Xã Hội, 1979, tr. 20.
[15] Tập san Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, số 5, tháng 02-1968, tr. 142.
Để khắc phục lỗi lầm chữ nghĩa đã và đang phô bày quá nhiều trong kinh sách Cao Đài xưa nay, ngoài việc tích cực trau giồi tiếng Việt, chúng ta còn phải chú ý tới chữ Hán, các từ Hán Việt. Hướng tới mục đích lâu dài này, Văn Uyển sẽ lần lượt chia sẻ với quý đạo hữu các bài viết về ngôn ngữ ứng dụng cho nhà Đạo, do các tác giả uy tín cộng tác.
[Văn Uyển]