VĂN UYỂN trân trọng giới
thiệu với quý đạo hữu bài viết sau đây, như góc nhìn của một cá nhân. Mặc dù
bài viết còn thiếu sót mặt này mặt khác, nhưng với óc cầu thị, người đạo chúng
ta có thể tham khảo và suy gẫm…
*
Những trang sau đây khảo sát hoạt động đạo Cao Đài trong khoảng
mười năm gần đây (2001-2010).
Trong thực trạng các cộng đồng Cao Đài còn đang phải tiếp tục
tự vận động để có thể kết nối chặt chẽ nhiều hơn nữa so với thời kỳ phân hóa xa
xưa đang lui dần vào dĩ vãng; trong hoàn cảnh các số liệu thống kê của tất cả
các cộng đồng Cao Đài trong cả nước vẫn chưa được những bộ phận hữu quan chú ý
tổ chức thu thập triệt để và hữu hiệu; và do điều kiện làm việc hạn chế của một
cá nhân vốn dĩ rất khó tiếp cận được đầy đủ các cộng đồng Cao Đài trong cả
nước, những trang sau đây chỉ mới tạm khai thác một ít số liệu chọn lọc tổng
hợp được từ một số phúc trình đạo sự hàng năm của ba Hội Thánh Cao Đài ở miền
Tây và hai Hội Thánh Cao Đài miền Trung.
Mặc dầu chỉ mới thu thập được số liệu của năm Hội Thánh trong
số chín Hội Thánh Cao Đài đã được công nhận tư cách pháp nhân (1995-2000),
nhưng xét ra đây lại là năm Hội Thánh có tầm hoạt động liên tục và tích cực về
phương diện xã hội, vì thế các số liệu cụ thể thu thập từ năm Hội Thánh này trong
chừng mức nào đó có thể tạm minh họa bước
đầu cho việc khảo sát hoạt động của đạo Cao Đài trong mười năm 2001-2010, rồi từ đó thử xem đến
những vấn đề cần đặt ra để góp phần tiếp tục phát huy tác dụng tích cực của các
hoạt động này, trong định hướng đem Đạo xây đời, lấy đạo pháp vun bồi cho cuộc
sống ấm no và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam, vốn là một giá trị nhân bản mà từ
ban sơ đạo Cao Đài đã sớm minh định.
1. HỘI THÁNH CAO ĐÀI TIÊN THIÊN
MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG MƯỜI NĂM QUA
(2001-2010)
Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
(Tòa Thánh Châu Minh, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) được công
nhận tư cách pháp nhân do Quyết Định số 51/QĐ/TGCP ngày 29-7-1995 của Ban Tôn Giáo
Chính Phủ.
Trong mười
năm (2001-2010), với địa bàn hành đạo trải rộng ở mười sáu tỉnh, thành, Hội Thánh
Cao Đài Tiên Thiên có một số thành tựu như
sau:
|
2001-2005
|
2006-2010
|
Ban đại diện
ở tỉnh, thành phố
|
12 tỉnh
2 thành phố
|
12 tỉnh
2 thành
phố
|
Ban cai quản thánh tịnh
|
105
|
?
|
Ban nhạc lễ
|
36
|
?
|
Tu tập
(thiền)
|
13 khóa
(206 chức sắc)
|
?
|
Đào tạo
(hạnh đường)
|
32 khóa
(2.728 học viên)
|
38 khóa
(4.796
học viên)
|
Tu bổ, tạo tác
|
27 thánh sở
(tổng chi phí ?)
|
Tổng chi phí hơn
13,137 tỷ đồng
|
In kinh sách
|
?
|
5.820 quyển (101.763.000VNĐ)
|
Từ thiện,
xã hội (*)
|
hơn 16,861 tỷ đồng
|
hơn 30,047 tỷ đồng
|
(*) Từ thiện, xã hội bao gồm: Phòng thuốc dân tộc, khám bệnh, trị bệnh, phát
thuốc; tặng hòm (quan tài) và mai táng miễn phí, xây nhà tình nghĩa và nhà tình
thương; cứu trợ; khuyến học; trợ giúp bệnh nhân HIV/AIDS, chất độc màu da cam,
khuyết tật …
Bảng tóm tắt trên đây cho thấy Hội Thánh Cao Đài
Tiên Thiên làm rất tốt công tác từ thiện, xã hội.
2. HỘI THÁNH CAO ĐÀI MINH CHƠN ĐẠO
MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG MƯỜI NĂM QUA (2001-2010)
Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo (Tòa Thánh Ngọc Sắc, xã Hồ Thị Kỷ, huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau) được công nhận tư cách pháp nhân do Quyết Định số
39/QĐ/TGCP ngày 02-8-1996 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Trong mười năm
(2001-2010), Hội Thánh có một số thành tựu như sau:
Tín đồ. Dân số trung bình hiện nay của tỉnh
Cà Mau là 1.200.000 người, với 20 dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm
97,16%. Trong mười năm qua, tín đồ Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo chiếm tỷ lệ
từ 2,4 tới 2,7% dân số của tỉnh. Như vậy, tuy không thật sự có đông tín đồ so
với các Hội Thánh khác, nhưng số tín đồ của Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo vẫn
có tăng. Bình quân số tín đồ tăng thêm
khoảng 368 người/năm. Cụ thể, số tín đồ của Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo
trong mười năm qua được ghi nhận như sau:
Năm
|
Số tín đồ
|
Tăng
|
Năm
|
Số tín đồ
|
Tăng
|
2001
|
29.106
|
?
|
2006
|
31.077
|
+ 162
|
2002
|
29.975
|
+ 869
|
2007
|
31.386
|
+ 309
|
2003
|
30.590
|
+ 615
|
2008
|
31.999
|
+ 613
|
2004
|
30.789
|
+ 199
|
2009
|
32.588
|
+ 589
|
2005
|
30.915
|
+ 126
|
2010
|
32.787
|
+ 199
|
Xây dựng, sửa chữa thánh sở. Trong mười năm qua Hội Thánh Cao Đài
Minh Chơn Đạo đã tiến hành xây dựng, tu bổ, sửa chữa được ba mươi ba thánh sở
(đền thờ, thánh thất, Tòa Thánh, sân đậu xe tại Tòa Thánh). Cụ thể như sau:
Năm
|
Số thánh
sở
|
Năm
|
Số thánh
sở
|
2001
|
3
|
2006
|
4
|
2002
|
1
|
2007
|
3
|
2003
|
1
|
2008
|
3
|
2004
|
6
|
2009
|
4
|
2005
|
4
|
2010
|
4
|
Hoạt động từ thiện. Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo có
địa bàn hành đạo ở vùng đất mũi là nơi mà 80% dân số của tỉnh là nông dân, GDP
đầu người của tỉnh là 17 triệu đồng/năm (2009). Trong mười năm qua, Hội Thánh Cao
Đài Minh Chơn Đạo đã huy động được nguồn tài lực từ bổn đạo khá phong phú để
tham gia làm từ thiện xã hội. Tổng số tiền đạt được trong công tác từ thiện xã
hội của Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo là 15 tỷ 481 triệu 171 ngàn đồng (bình quân 1,55 tỷ đồng/năm). Cụ thể như
sau:
Năm
|
Số tiền (đồng)
|
Năm
|
Số tiền (đồng)
|
2001
|
980.270.000
|
2006
|
1.182.095.000
|
2002
|
1.087.365.000
|
2007
|
1.243.925.000
|
2003
|
1.488.510.000
|
2008
|
1.982.095.000
|
2004
|
1.114.345.000
|
2009
|
2.249.479.000
|
2005
|
1.209.780.000
|
2010
|
2.943.307.000
|
Tổng cộng: 15.481.171.000 đồng
|
Song song
với hoạt động từ thiện (cứu trợ đồng bào bị thiên tai…) như kể trên, Hội Thánh
Cao Đài Minh Chơn Đạo còn thường xuyên thực hiện công tác khám bệnh và phát thuốc miễn phí (thuốc nam, đông y) cho đồng bào.
Trong mười năm 2001-2010, Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo đạt được kết quả như
sau:
Năm
|
Lượt
người
|
Số thang
thuốc đã cấp
|
Trị giá
(đồng)
|
|
2001
|
54.724
|
163.172
|
x
3.000
đồng
một thang
|
489.516.000
|
2002
|
77.542
|
231.626
|
674.878.000
|
|
2003
|
96.781
|
296.377
|
688.831.000
|
|
2004
|
98.074
|
308.492
|
625.476.000
|
|
2005
|
72.117
|
216.351
|
649.053.000
|
|
2006
|
64.224
|
192.672
|
577.916.000
|
|
2008
|
58.971
|
206.983
|
620.749.000
|
|
2009
|
41.241
|
154.003
|
x
4.000
đồng /
thang
|
616.012.000
|
2010
|
58.384
|
165.105
|
660.420.000
|
|
Tổng cộng
|
684.401
lượt người
|
2.111.694
thang thuốc
|
6.133.590.000
đồng
|
Để củng cố
và phát triển nội lực, đồng thời tiếp tục nuôi dưỡng truyền thống hành đạo
phụng sự đất nước, tri ân các bậc đàn anh hướng đạo đã trọn đời hy sinh vì hạnh
phúc dân tộc và độc lập tự do của Tồ Quốc Việt Nam, Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn
Đạo trong mười năm 2001-2010 đã thực hiện được một số việc đạo có ý nghĩa quan
trọng như sau:
2001: Tổ chức Đại Hội Đại Biểu Nhơn Sanh
lần thứ nhứt.
2002: Bổ sung sử liệu về tiền bối Bảo Đạo Cao
Triều Phát (1889-1956), và di tích lịch sử Ngọc Minh (mặt trận Giồng Bốm), có
Đài Truyền Hình Tp.HCM yểm trợ.
* Làm phim tài liệu về cuộc đời anh lớn Ngô Tâm Đạo, chưởng quản Hiệp Thiên
Đài, và di tích lịch sử Ngọc Sắc, do Đài Phát Thanh và Truyền Hình Cần Thơ thực
hiện.
2003: Cùng với các Hội Thánh bạn tổ chức Hội Nghị chuyên đề về nghi lễ, nhằm
hướng tới việc hình thành một nghi lễ thống nhứt, áp dụng chung cho toàn Đạo.
* Đại Hội Phái Nữ lần II, nhiệm kỳ 1998-2003, triển khai chủ đề “Nữ phái Minh Chơn Đạo giỏi việc nước, giỏi
việc đạo, đảm việc nhà”. Mục đích là để góp phần nâng cao nữ quyền vốn là
một nội dung quan trọng của giáo lý Cao Đài từ ban sơ mở Đạo.
2004: Nhân rằm tháng 8, đại lễ kính mừng
Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn, tổ chức Hội Nghị nữ chức việc Hội Thánh
Cao Đài Minh Chơn Đạo.
* Truy phong chức sắc danh dự cho các bà Mẹ Việt Nam anh hùng và Lễ Sanh
(lên phẩm Giáo Hữu), các phẩm Giáo Hữu và Giáo Sư cũng được thăng một cấp lên
Giáo Sư và Phối Sư.
* Tổ chức hội thảo “Đạo Cao Đài đối
với sự nghiệp giải phóng dân tộc” (trong hai ngày 21 và 22-11-2004). Có sự
tham dự của Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Ban Dân Vận, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt
Nam, Ban Tôn Giáo năm tỉnh miền Tây Nam Bộ, các Hội Thánh và thánh sở bạn, v.v…
* Kỷ niệm năm mưoi năm tái lập Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo
(15-10-1954 / 15-10-2004).
2005: Vận động xây dựng đền thờ Trung Liệt
Thánh (di tích lịch sử Ngọc Minh, mặt trận Giồng Bốm).
2006: Kỷ niệm sáu mưoi năm mặt trận Giồng
Bốm, khánh thành đền thờ Trung Liệt Thánh.
* Tổ chức Đại Hội Đại Biểu Nhơn Sanh lần thứ ba.
2007: Ngày 11-6, Tòa Thánh Ngọc Sắc được
công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
2008: Ngày 24-3, họp mặt giao lưu các Hội Thánh
và tổ chức Cao Đài lần I.
* Đại Hội Đại Biểu Nữ Phái Minh Chơn Đạo lần III (2003-2013).
2009: Phối hợp các Hội Thánh, tổ chức Cao
Đài cứu trợ đồng bào bị thiên tai tại miền Trung.
2010: Tổ chức khóa hạnh đường để bồi dưỡng
giáo lý cho hai phẩm Lễ Sanh và Giáo Hữu. Có 272 chức sắc tham dự (nam 127, nữ
145).
* Phối hợp các Hội Thánh, tổ chức Cao Đài cứu trợ đồng bào bị thiên tai
tại miền Trung.
* Hội Nhơn Sanh công cử chức sắc từ phẩm Lễ Sanh đến Chánh Phối Sư, để
chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ 2011-2016.
Nhìn lại một số thành tựu Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo đạt được trong
mười năm qua, có thể thấy, tuy ở vùng đất mũi, là nơi còn khá nhiều khó khăn so
với các tỉnh thành trung ương và trọng điểm của cả nước, nhưng Hội Thánh Cao
Đài Minh Chơn Đạo thật sự đã trụ vững được và tiếp tục phát triển.
Các kết quả nêu trên có thể chưa lớn lắm nếu đem so sánh với
một số nơi khác, nhưng nên nhìn vào thực trạng hiện nay là Hội Thánh Cao Đài
Minh Chơn Đạo vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn thiếu đội ngũ kế thừa có trình
độ để thay thế dần dần lớp đàn anh lớn tuổi. Bên cạnh đó, như người xưa đã tổng
kết “Có thực mới vực được đạo”, Hội Thánh
Cao Đài Minh Chơn Đạo vẫn đang phải khắc phục một trở ngại chung của nhiều Hội Thánh
Cao Đài là thiếu tài chánh để yểm trợ các hoạt động tôn giáo và xã hội.
3. HỘI THÁNH TRUYỀN GIÁO CAO ĐÀI
MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG NĂM NĂM QUA
(2006-2010)
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (Trung Hưng Bửu Tòa, số 63 đường Hải Phòng,
phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) được công nhận tư cách
pháp nhân do Quyết Định số 40/QĐ/TGCP ngày 24-9-1996 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có các thánh sở trực thuộc hành đạo ở mười
sáu tỉnh, thành. Trong năm năm vừa qua (2006-2010), Hội Thánh Truyền Giáo Cao
Đài đạt được một số thành tựu đáng chú ý như sau:
Đào tạo, huấn luyện. Các hội nghị định kỳ tại Trung Hưng
Bửu Tòa (Đà Nẵng) thường có trên 200 chức sắc, chức việc tham dự.
Các khóa học giáo lý và bồi dưỡng nghiệp vụ định kỳ tại các họ đạo từ
trung ương tới địa phương, mỗi nơi thường có trên 100 chức việc tham dự.
Mỗi năm tổ chức hai khóa bồi dưỡng kỹ năng hành đạo (phổ tế), kiểm tra
giáo lý cho giới trẻ tại nhiều họ đạo từ trung ương tới địa phương.
Mỗi đầu niên khóa, tổ chức thánh lễ nhập học trợ duyên cho sinh viên, học
sinh có đạo Cao Đài.
Hoàn tất khóa học hàm thụ năm năm cho chức việc nữ phái các họ đạo.
Tạo tác. Khánh thành các thánh thất Trung Kiên
(Quế Sơn, Quảng Nam ),
Trung Bảo (Đồng Nai).
Xây dựng thánh thất Minh Đức (Phú Yên), nhà tu Phước Huệ Đàn (Tam Kỳ),
nhà an dưỡng chức sắc nữ phái (Hội An).
Tăng trưởng. Thành lập thêm cơ sở đạo tại Thanh
Hóa, Quảng Điền (Daklak), Trung Sơn (Đà Nẵng).
Từ thiện, xã hội. Tham gia quỹ vì người nghèo (Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc thành phố Đà Nẵng phát động).
Duy trì nồi cháo tình thương giúp người bệnh tại bệnh viện đa khoa Đà
Nẵng và bệnh viện tâm thần.
Cứu trợ nạn nhân thiên tai, chẩn tế giúp đồng bào nghèo.
Tổng quát về các mặt phát triển
|
2006
|
2010
|
Tăng
|
Tín đồ (*)
|
41.162
|
46.143
|
+ 4.981
|
Họ đạo
|
52
|
64
|
+ 12
|
Cơ sở đạo
|
7
|
11
|
+ 4
|
Nhà tu
|
4
|
5
|
+ 1
|
Đại diện ở tỉnh, thành
|
3
|
5
|
+ 2
|
Làm từ thiện (đồng)
|
1 tỷ
|
2,038 tỷ
|
+ 1,038
tỷ
|
(*) Tín đồ tăng bình quân 996 người/năm.
Nhìn chung, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có những mặt phát triển khá
đồng đều. Đây là một Hội Thánh có trình độ tổ chức và nghị lực tiến thủ. Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài rất quan tâm hai mặt đào tạo, huấn luyện cũng như phát
triển cơ sở vật chất và con người.
So với các Hội Thánh Cao Đài khác, Hội Thánh Truyền Giáo thường được biết
tới là một cộng đồng có kế hoạch đào tạo, huấn luyện nhân sự thường xuyên và
rộng khắp từ trung ương tới địa phương.
4. HỘI THÁNH CAO ĐÀI BAN CHỈNH ĐẠO
MỘT SỐ THÀNH TỰU TRONG MƯỜI NĂM QUA
(2001-2010)
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (Tòa Thánh Bến Tre, số 100C đường Trương Định, phường
6, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) được công nhận tư cách pháp
nhân do Quyết
Định số 26/QĐ/TGCP ngày 08-8-1997 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Năm 2011 Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo có 301 thánh thất hoạt động ở hai
mươi lăm tỉnh, thành phố trên cả ba miền Nam, Trung, Bắc.
Số tín đồ có tăng thêm mỗi năm. Do số liệu trong các phúc trình hành
đạo mỗi năm phản ánh không đầy đủ, tạm thời ghi nhận số tín đồ của Hội Thánh
Cao Đài Ban Chỉnh Đạo trong mười năm qua như sau:
Năm
|
Số tín đồ
|
Tăng
|
Năm
|
Số tín đồ
|
Tăng
|
2004
|
?
|
+ 659
|
2008
|
?
|
+ 736
|
2005
|
?
|
+ 889
|
2009
|
786.521
|
?
|
2006
|
?
|
+ 1.002
|
2010
|
789.000
|
+ 2.479
|
Xây dựng, sửa chữa thánh sở. Trong mười năm qua Hội Thánh Cao Đài
Ban Chỉnh Đạo đã tiến hành xây dựng, tu bổ, sửa chữa được khá nhiều thánh sở từ trung ương tới địa phương. Cụ thể
tổng chi phí như sau:
Năm
|
Tổng chi
phí (đồng)
|
Năm
|
Tổng chi
phí (đồng)
|
2001
|
Trên 1,5 tỷ
|
2006
|
Trên 2,427 tỷ
|
2003
|
2,636 tỷ
|
2008
|
Trên
4,751 tỷ
|
2004
|
Trên 5,19 tỷ
|
2009
|
Trên
5,082 tỷ
|
2005
|
?
|
2010
|
Gần
3,133 tỷ
|
Hoạt động từ thiện. Trong mười năm qua, Hội Thánh Cao
Đài Ban Chỉnh Đạo đã huy động được nguồn tài lực từ bổn đạo khá phong phú để
tham gia làm từ thiện xã hội. Tổng số tiền đạt được trong công tác từ thiện xã
hội của Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo lên tới nhiều tỷ đồng. Do số liệu phản
ánh không đầy đủ, tạm ghi nhận như sau:
Năm
|
Số tiền
(đồng)
|
Năm
|
Số tiền
(đồng)
|
2001
|
Trên 410.000.000
|
2006
|
979.805.000
|
2003
|
1,253 tỷ + hiện vật
|
2008
|
Gần
1,610 tỷ
|
2004
|
588.659.670 + hiện vật
|
2009
|
Gần
1,480 tỷ
|
2005
|
hơn 5, 892 tỷ
+ chữa bệnh, thuốc
|
2010
|
Hơn
1,856 tỷ
|
Lưu ý: Các số liệu nêu trên không tính các hiện vật như số gạo phục vụ mục
đích cứu trợ, từ thiện xã hội, v.v…
Song song
với hoạt động từ thiện (cứu trợ đồng bào bị thiên tai…) như kể trên, Hội Thánh
Cao Đài Ban Chỉnh Đạo còn thường xuyên thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh và phát thuốc miễn phí (thuốc nam, đông y,
châm cứu) cho đồng bào. Trong mười năm 2001-2010, Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh
Đạo đạt được kết quả như sau:
Năm
|
Lượt
người bệnh
|
Số thang
thuốc đã cấp
|
Trị giá
(đồng)
|
2001
|
99.408
|
358.732
|
509.101.000
|
2003
|
105.791
|
237.687
|
444.158.500
|
2004
|
253.561
|
258.669
|
278.374.670
|
2005
|
(+ cứu trợ)
|
5.892.943.891
|
|
2006
|
140.200
|
?
|
1.205.450.000
|
2010
|
207.746
|
1.044.479
|
?
|
Tổng
Cộng
|
684.401
|
2.111.694
|
6.133.590.000 đồng
|
Huấn luyện, đào tạo (các khóa hạnh đường, bồi dưỡng giáo
lý ngắn hạn). Trong một phúc trình chung niên, Hội Thánh tự đánh giá việc đào
tạo, huấn luyện vẫn chưa được thường xuyên. Số liệu báo cáo ghi nhận được cũng
không nhất quán (năm thì ghi số lớp, năm thì ghi địa điểm, năm thì ghi số
người…), do đó gây trở ngại cho người quan tâm muốn tìm hiểu mức phát triển của
Hội Thánh về phương diện đào tạo. (Một Hội Thánh vững mạnh là Hội Thánh có tăng
trưởng đều về đào tạo nhân sự, bồi dưỡng giáo lý…) Các số liệu sau đây không
phản ánh các khóa tu tịnh (thiền), tạm ghi nhận như sau:
Năm
|
Số học
viên
|
Năm
|
Số học
viên
|
2001
|
1.008
|
2005
|
443
|
2003
|
237
|
2009
|
484
|
2004
|
989
|
2010
|
618
|
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo là một trong những Hội Thánh mạnh, có
nhiều nỗ lực để củng cố và phát triển. Tuy nhiên Hội Thánh vẫn có khó khăn chung
của các Hội Thánh khác là còn thiếu nhân sự lãnh đạo có năng lực và sức khỏe để
điều hành việc đạo hiệu quả trên một địa bàn trải rộng hai mươi lăm tỉnh thành
ở cả ba miền. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít thánh thất chưa chịu hoàn nguyên,
tức vẫn tách rời sự lãnh đạo của Hội Thánh, làm suy yếu phần nào nội lực của
Hội Thánh. Rất mừng là số lượng “đứng ngoài” này hàng năm đều có giảm dần,
chứng tỏ Hội Thánh đã và đang có sức thuyết phục nhất định. (Điều này cũng đúng
với một số Hội Thánh khác.)
Cũng như được phản ánh qua số liệu của một số Hội Thánh Cao Đài khác trên
đây, trong mười năm qua Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo đã làm được khá nhiều
về mặt tích cực tham gia công ích xã hội, cứu tế đồng bào nghèo và nạn nhân
thiên tai…
Điều này một lần nữa cho thấy tấm lòng nhân ái của người đạo, người tu
hành ngõ hầu làm vơi bớt những khổ đau, thiệt thòi của đồng bào ruột thịt, thực
thi đúng huấn từ của Đức Cao Đài Tiên Ông khuyên nhủ con cái trần gian:
Con ôi! cuộc thế khổ đau
Ráng mà dìu dắt đồng bào nhứt tâm.
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo cũng như các Hội Thánh khác có điều kiện
sửa chữa, xây mới thánh sở từ trung ương tới địa phương; điều này có lợi cho cả
Đạo và đời.
- Về phía Đạo, tín đồ hài lòng, yên tâm tu hành…
- Về phía đời, nếu các cơ sở thờ tự được chỉnh trang cho tốt đẹp hơn,
giải quyết được những hậu quả của chiến tranh còn để lại (vì nhiều thánh sở nằm
ở nông thôn, trong vùng giao tranh xưa kia), thì bộ mặt tôn giáo của đất nước
thêm phần mỹ quan, ít ra là nhìn từ bên ngoài.
5. HỘI THÁNH CAO ĐÀI CẦU KHO – TAM
QUAN
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRONG BA NĂM 2007,
2008, 2010
Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan (Tòa Thánh Tam
Quan, thị trấn Tam Quan, huyện
Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định)
được công nhận tư cách pháp nhân do Quyết Định số 199/2000/QĐ-TGCP ngày
28-4-2000 của Ban Tôn Giáo Chính Phủ.
Khi trình bày kết quả hành đạo của năm Hội Thánh Cao Đài, căn cứ theo
trình tự thời gian, tính từ khi mỗi Hội Thánh được công nhận tư cách pháp nhân,
cho nên Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan được trình bày sau cùng, và đây lại
là Hội Thánh eo hẹp, khó khăn nhất so với bốn Hội Thánh khác.
Tín đồ của Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan phần lớn ở vùng nông
thôn. Nông dân Bình Định chiếm 74,8% dân số tỉnh. Mặt khác, dân số tỉnh đang có
xu hướng giảm cơ học, theo kết quả điều tra chính thức của Nhà Nước (www.binhdinh.gov.vn) vào ngày
01-4-2009, dân số tỉnh Bình Định chỉ còn 1.485.943 người. Điều này gợi cho thấy
cuộc sống ở tỉnh có khó khăn, và phần lớn dân chúng đang có xu thế tha phương
cầu thực, tự ý di dân vào các đô thị khác mong được dễ sống hơn.
Như thế cũng có nghĩa là đời sống tín đồ Cao Đài Bình Định, những người
còn trụ lại ở tỉnh này thật sự không dễ dàng. Đó là lý do trong các phúc trình
hành đạo hàng năm, Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan đều ghi nhận tình trạng
thiếu chức sắc, chức việc hy sinh để chuyên trách việc đạo, bởi vì cuộc sống đời
thường vốn quá bức bách!
Điều này cũng giải thích lý do vì sao kết quả hành đạo của Hội Thánh Cao
Đài Cầu Kho – Tam Quan trong ba năm 2007, 2008, 2010 đều phản ánh một kết quả
khá chênh lệch so với Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài ở Đà Nẵng, và còn chênh
lệch rất nhiều so với ba Hội Thánh khác trong Nam.
Vì chưa thu thập đủ số liệu của Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan
trong mười năm gần đây (2001-2010), nên thay vào đó, tạm dùng số liệu của ba
năm 2007, 2008 và 2010 để có thể tạm hình dung được phần nào kết quả hành đạo
của Hội Thánh này.
2007: Khánh thành Điện Thờ Đức Chí Tôn
tại Hội Thánh (xây mới hoàn toàn). Đây là một thành tựu lớn nhất của Hội Thánh
trong thời gian qua.
2008: Có hai kỳ đại lễ quy tụ được
1.000-2.500 tín đồ.
Đào tạo được một ít theo hình thức hàm thụ (gởi bài từ xa).
Công tác từ thiện đạt được 85 triệu đồng.
2010: Tổ chức được hai khóa học hạnh
đường ngắn ngày, quy tụ được khoảng 120 học viên mỗi kỳ. Một vài đại lễ trong
năm có thể quy tụ được 400-700 tín đồ các nơi về Hội thánh chầu lễ.
Cứu trợ thiên tai ở Quảng Bình, công quả 178 triệu đồng.
Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho – Tam Quan chỉ còn hai mươi ba thánh thất (họ
đạo) so với trước kia là hai mươi chín. Có một họ đạo tại tỉnh Quảng Ngãi đã
“quy nhập” sang Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài. Còn lại năm họ đạo ở Cự Lễ,
Kontum, Mỹ Nam, Phú Hữu và Phụng Sơn tuy được thành lập với đầy đủ bộ máy chức
sắc, chức việc cai quản, nhưng Hội Thánh chưa được phép xây dựng thánh thất.
5. MỘT SỐ THÀNH TỰU NỔI BẬT CÓ TÍNH
CÁCH LIÊN-HỘI-THÁNH
Liên giao. Những năm gần đây, các Hội Thánh Cao
Đài càng lúc càng có thêm điều kiện hợp tác chặt chẽ hơn.
Hậu quả của thời kỳ phân hóa do lịch sử để lại dần dần được cải thiện.
Điều này thấy rõ qua các hoạt động có tính cách liên-Hội-Thánh:
- Ba năm 2008, 2009, 2010 các Hội Thánh Cao Đài ở hai miền Trung và Nam
tổ chức Hội Nghị Giao Lưu luân phiên ở Hội Thánh Minh Chơn Đạo (Cà Mau), Tiên
Thiên, Ban Chỉnh Đạo (Bến Tre).[1]
- Các Hội Thánh thường xuyên tổ chức thành phái đoàn hỗn hợp trong các
công tác cứu trợ, trao đổi và nghiên cứu giáo lý, ngoại giao với các cơ quan
chánh quyền, đoàn thể xã hội. Các phái đoàn này cũng đều đặn thực hiện thăm
viếng, chúc Tết, mừng lễ kỷ niệm lớn của các tôn giáo bạn.
Văn hóa.
- Báo chí: Tháng 9-2009 ra được Tạp Chí
Cao Đài làm diễn đàn chung cho các Hội Thánh Cao Đài. Tòa soạn hiện đặt tại
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo (Bến Tre).
- Xuất bản: Từ tháng 6-2008 tới tháng cuối năm 2010,
được sự ủng hộ của nhiều chức sắc, tín đồ không phân biệt chi phái, một nhóm
tín hữu Cao Đài đã liên kết với nhà xuất bản Tôn Giáo (Hà Nội) in được hơn ba
mươi đầu sách mới, tái bản hơn mười lượt.[2] Sách phổ
biến miễn phí cho toàn đạo Cao Đài và các tôn giáo bạn dưới danh xưng Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại
Đạo.
Nhà xuất bản Tôn Giáo rất nhiệt tình và tích cực tạo điều kiện
thuận lợi để Chương Trình Ấn Tống in được sách nhanh, kịp thời phục vụ các yêu
cầu cụ thể những khi trong Đạo có lễ lạt. Hiệu ứng về phía tín đồ là đông đảo bổn
đạo từ các miền đất nước, kể cả hải ngoại đều hoan nghênh và tự nguyện tài trợ
cũng như tự nguyện nhận lãnh đem kinh sách đi phổ biến các họ đạo gần xa. Trong
hoàn cảnh đại đa số tín đồ còn nghèo và ở xa các thành phố lớn, thiếu nhiều
điều kiện hưởng thụ văn hóa, thì Chương Trình Chung Tay Ấn Tống đã phần nào bù
đắp chỗ thiếu kém đó.
II. MỘT VÀI VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
TRONG BỐI CẢNH TÔN GIÁO CAO ĐÀI HIỆN
NAY
Đào tạo. Hiện nay cộng đồng tôn
giáo Cao Đài rất thiếu nhân lực phục vụ các Hội Thánh. Khả năng giữa các Hội Thánh
không đồng đều. Nếu để riêng rẽ, các khóa hạnh đường hay lớp bồi dưỡng giáo lý ngắn
hạn không giúp được các Hội Thánh giải quyết triệt để và đồng bộ vấn nạn nhân
lực kế thừa. Tuy nhiên một số Hội Thánh Cao Đài dường như chưa mặn mà với việc
thỉnh mời các giảng viên giáo lý có trình độ và uy tín từ nơi khác về trợ giúp.
Việc
thiếu kém đội ngũ giảng dạy có năng lực sư phạm và trình độ giáo lý chuyên sâu chắc
chắn sẽ cản trở tiến trình thành lập các trường sơ cấp giáo lý, trung cấp
giáo lý và cao cấp giáo lý của cộng
đồng Cao Đài (chưa dám nói tới trường đại học như ở tôn giáo bạn).
Lãnh đạo nhất quán và yểm
trợ lẫn nhau. Hội Nghị Giao Lưu các Hội Thánh và tổ chức Cao Đài nếu phát huy được
chức năng liên-Hội-Thánh, thì có thể thông qua các phiên họp định kỳ trong năm để
cùng nhau đề ra một đường lối hành đạo nhất quán, bù đắp lẫn nhau giữa các Hội Thánh
về chỗ mạnh chỗ yếu để cùng phát triển.
Khi
nghiên cứu các phúc trình hành đạo hàng năm của các Hội Thánh, rất dễ thấy rằng
nội dung và tiêu chí phản ánh rất khác nhau, thiếu thống nhất và không đồng bộ.
Lấy
thí dụ, muốn nắm được số liệu tín đồ tăng giảm hàng năm cũng
không được đầy đủ. Có Hội Thánh quan tâm, có Hội Thánh bỏ qua. Có Hội Thánh năm
này quan tâm ghi nhận nhưng năm sau bỏ sót. Trong lúc đó Tổng Cục Thống Kê của Nhà
Nước lại chưa làm giúp việc này.
Cho
tới bây giờ, trải qua nhiều thập niên, các tài liệu Nhà Nước vẫn chỉ đưa ra một
con số mơ hồ và cũ kỹ là đạo Cao Đài có khoảng
trên hai triệu người! Đó là hệ quả đương nhiên của tình trạng thiếu cập
nhật số liệu thống kê.
Từ
khi các Hội Thánh Cao Đài chưa có tư cách pháp nhân và khoảng hơn một thập niên
sau khi có tư cách pháp nhân, chắc chắn số tín đồ Cao Đài phải vượt qua con số
ít ỏi đó. Nhưng cụ thể là bao nhiêu? Không một ai trả lời được! Không một Hội Thánh
nào nói rõ được!
Giả
dụ, thông qua Hội Nghị Giao Lưu các Hội Thánh và tổ chức Cao Đài mà cùng thống
nhất một mẫu phúc trình đạo sự hàng năm, bao gồm các tiêu chí (hay nội dung
phải kê khai) cụ thể, rồi do nhu cầu phát sinh hàng năm sẽ kiện toàn dần dần
các mẫu phúc trình đạo sự này.
Như
vậy, ở mỗi kỳ Hội Nghị Giao Lưu, từng Hội Thánh sẽ dễ dàng so sánh được thành
quả của mình với Hội Thánh bạn, sẽ nhận ra những gì cần tập trung phát triển để
không chậm bước tiến so với Hội Thánh bạn.
Chẳng
hạn, thay vì đợi Tổng Cục Thống Kê điều tra dân số và số lượng tín đồ các tôn
giáo, thì Hội Nghị Giao Lưu có thể triển khai thu thập số liệu người nhập môn,
trẻ tắm thánh, v.v… từ các họ đạo trong hệ thống từng Hội Thánh. Tổng hợp định
kỳ hàng năm sẽ dễ dàng có được số liệu về tín đồ Cao Đài trong cả nước một cách
chính xác.
Lấy
ví dụ về thống kê số tín đồ để cho thấy tính hữu ích của Hội Nghị Giao Lưu. Mà
Hội Nghị Giao Lưu thật ra còn tiềm tàng nhiều khả năng to tát, ý nghĩa nhiều
hơn thế nữa.
III. TẠM KẾT
Nhìn lại một số thành tựu của các Hội Thánh Cao Đài đạt được trong
mười năm qua (2001-2010), có thể thấy các Hội Thánh Cao Đài thật sự đã trụ vững
được và tiếp tục phát triển trong khả năng của mỗi nơi.
Các kết quả nêu trên của các Hội Thánh Cao Đài có thể chưa
lớn lắm nếu đem so sánh với một số cộng đồng tôn giáo bạn; nhưng nên nhìn vào thực
trạng hiện nay là các Hội Thánh Cao Đài vẫn đang phải đối mặt với vấn nạn thiếu
đội ngũ kế thừa có trình độ để thay thế dần dần lớp đàn anh lớn tuổi. Bên cạnh
đó là vấn đề ngân sách thường không sẵn dồi dào; mỗi khi cần tiến hành một đạo
sự quy mô thì buộc phải quyên góp, không chỉ trong nội bộ Hội Thánh mình mà còn
phải tìm sự trợ giúp từ các Hội Thánh bạn.
Bài viết này không phải là một tổng kết hoàn chỉnh về thành
tựu của đạo Cao Đài trong mười năm qua (2001-2010). Tuy nhiên có thể phác
họa vài nét lớn để cộng đồng tín hữu Cao Đài hình dung được phần nào chỗ mạnh
và chỗ chưa mạnh của tôn giáo mình. Tự biết mình vẫn là cần thiết để tự tin và
nung chí tiến thủ, vượt qua các trở ngại chủ quan hay khách quan trên diễn
trình đem Đạo vào đời, ngõ hầu đồng hành cùng dân tộc trên con đường xây dựng
quê hương, làm giàu đẹp thêm cho Tổ Quốc Việt Nam yêu dấu.
HỮU ĐẠO
[2] Bổ túc: Tính đến tháng 12-2013,
Chương Trình Ấn Tống in được 70 đầu sách (không kể các lần tái bản) và 7 tập
giai phẩm ra định kỳ mỗi quý là Đại Đạo
Văn Uyển. [Văn Uyển chú]
Đại Đạo Văn Uyển trân trọng giới thiệu quý đạo hữu
blog UNDERSTANDING CAODAISM gồm các bài tiếng Anh của
HUỆ KHẢI viết về đạo Cao Đài tại địa chỉ:
|