Kim Quang Thần Chú 金光神咒 trong kinh đạo Lão Trung Quốc, thường có vài dị bản. Thần chú này
được dùng trong nhiều tịnh trường ở Sài Gòn trước đây, đọc theo âm Hán-Việt. Vì
nhiều chữ không dễ hiểu nghĩa, trải qua thời gian lâu dài đã phát sinh dị bản
do đọc sai, hiểu sai.
Sau đây xin đối chiếu năm bản thần chú:
Bản B, trích trang 19b-20a quyển Văn Xương Đại Động Chân Kinh 文昌大洞真經, khắc in năm Đinh Tỵ (1857), niên hiệu Hàm
Phong đời Thanh.
Bản C, trích trang 140 quyển Vạn Pháp Quy Tông 萬法歸宗¸ Hoa Linh xuất bản xã, Bắc Kinh, 1994.
Trang 164 và 178 còn có thêm hai bài Kim
Quang Thần Chú với nhiều chữ khác biệt, nhưng để khỏi rườm rà, không trích
đưa vào đây.
Bản D, trích trang 5 quyển Thổ Địa Táo Vương Kinh 土地竈王經, bản khắc gỗ xưa của đền
Ngọc Sơn (hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), 21 trang (khổ 27,5x15,5cm), gồm
chữ Hán và tiếng Việt, tái bản năm 1940 (Canh Thìn), niên hiệu Bảo Đại, do Hội
Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm công bố.[2] Khi in lại đây đã sửa vài
lỗi chính tả tiếng Việt.
Bản E, là bản dùng trong một số tịnh trường ở
Sài Gòn trước kia.
A, B, C, D
|
天地玄宗
|
D, E
|
Thiên địa huyền tôn,
|
Ngày xưa, triều đình buộc kiêng húy chữ tông nên phải đọc chệch ra là tôn. Lẽ ra nên đọc là tông, âm Bắc Kinh đọc là [zong].
A, B, C, D
|
萬氣本根
|
D, E
|
Vạn khí bản (bổn) căn.
|
Bản D đọc là bản,
giọng Bắc. Bản E đọc là bổn, giọng
Nam .
A
|
廣修萬劫
|
|
Quảng tu vạn kiếp,
|
B, D
|
廣修億劫
|
D, E
|
Quảng tu ức
kiếp,
|
C
|
廣修浩劫
|
|
Quảng tu hạo kiếp,
|
Ở đây vạn không
phải là mười ngàn, và ức cũng không
phải là trăm triệu. Vạn và ức đều là hư
số, nghĩa là vô số.
Hạo kiếp: Kiếp lớn (thời gian rất
lâu dài, không tính xuể), cũng tương tự như vô số kiếp.
A, B, C, D
|
證吾神通
|
D
|
Chứng ngô thần thông.
|
|
|
E
|
Chứng ngộ thần thông.
|
Ngô thần
thông: Thần
thông của tôi (ta).
A, B, C, D
|
三界內外
|
D, E
|
Tam giới nội ngoại,
|
Tam giới: Ba cõi, gồm dục giới 欲界, sắc giới 色界, vô sắc giới 無色界. Theo Đái Nguyên Trường (Tiên Học Từ Điển), ba cõi này ở trong
thân người. Luyện tinh có thể vượt ra ngoài dục giới. Luyện khí có thể vượt ra
ngoài sắc giới. Luyện thần có thể vượt ra ngoài vô sắc giới.
A, B, D
|
惟道獨尊
|
D, E
|
Duy Đạo độc tôn.
|
C
|
惟帝獨尊
|
|
Duy Đế độc tôn.
|
A, B, C, D
|
體有金光
|
D, E
|
Thể hữu Kim Quang,
|
Kim quang: Ánh sáng sắc như vàng ròng (golden
light). Ở đây hiểu là thần Kim Quang hộ mạng người chân tu.
A, D
|
覆映吾身
|
D
|
Phú ánh ngô thân.
|
B
|
覆護吾身
|
|
Phúc (phú) hộ ngô thân.
|
C
|
大映吾身
|
|
Đại ánh ngô thân.
|
|
|
E
|
Phúc ưởng ngô thân.
|
Phúc (cũng đọc phú như bản D): Che chắn, che đậy (để
bảo vệ).
Ánh: Che giấu.
Hộ: Che chở.
Ưởng là tấm tức, bất mãn (怏), không vui, bực bội (鞅). Do đó, đọc ưởng như bản
E không hợp nghĩa.
A, B, C, D
|
視之不見
|
D, E
|
Thị chi bất kiến,
|
A, B, C, D
|
聽之不聞
|
D, E
|
Thính chi bất văn.
|
A, B, C, D
|
包羅天地
|
D, E
|
Bao la thiên địa,
|
A, C, D
|
養育群生
|
D, E
|
Dưỡng dục
quần sinh (sanh).
|
B
|
廣育群生
|
|
Quảng dục quần sinh.
|
Bản D đọc là sinh,
giọng Bắc. Bản E đọc là sanh, giọng
Nam .
Quảng: Rộng rãi.
A
|
誦持萬遍
|
|
Tụng trì vạn biến,
|
B, D
|
受持萬遍
|
D, E
|
Thụ (thọ) trì vạn biến,
|
C
|
持育萬遍
|
|
Trì dục vạn biến,
|
Tụng trì: Đọc hoài không bỏ.
Vạn biến: Muôn lần, nên hiểu là
vô số lần.
Thọ (thụ) trì: Nhận lấy và không buông
bỏ. Bản D đọc là thụ, giọng Bắc. Bản
E đọc là thọ, giọng Nam .
Trì dục: Phù trợ (giúp đỡ) và
nuôi dưỡng.
A, B, C, D
|
身有光明
|
D, E
|
Thân hữu
quang minh.
|
A, B, C, D
|
三界侍衛
|
D, E
|
Tam giới thị vệ,
|
Thị: Hầu cận, săn sóc, chăm
nom. Vệ: Giữ gìn, bảo vệ.
A
|
五帝伺迎
|
|
Ngũ Đế tứ nghinh.
|
B, D
|
五帝司迎
|
D, E
|
Ngũ Đế tư nghinh.
|
C
|
五帝同迎
|
|
Ngũ Đế đồng nghinh.
|
Tứ nghinh: Chờ nghinh tiếp.
Tư nghinh: Trông coi và nghinh
tiếp.
Đồng nghinh: Cùng nhau nghinh tiếp.
A, B, C, D
|
萬神朝禮
|
D, E
|
Vạn thần
triều lễ,
|
A, B, C, D
|
役使雷霆
|
D, E
|
Dịch sử lôi
đình.
|
Dịch sử: Sai khiến. Lôi đình: Sấm sét.
A, B, D
|
鬼妖喪膽
|
D, E
|
Quỷ yêu táng đởm,
|
C
|
妖怪喪膽
|
|
Yêu quái táng đởm,
|
Táng đởm
(đảm):
(Sợ hãi) vỡ mật.
A, B, D
|
精怪忘形
|
D, E
|
Tinh quái vong hình.
|
C
|
鬼神忘形
|
|
Quỷ thần vong hình.
|
A, B, C, D
|
內有霹靂
|
D
|
Nội hữu tích (phích) lịch,
|
|
|
E
|
Nội hữu thích lịch,
|
Tích
(phích) lịch: Sét đánh. Bản E đọc thích thì sai.
A, B, C, D
|
雷神隱名
|
D, E
|
Lôi thần ẩn
danh.
|
A, B, C, D
|
洞慧交徹
|
D
|
Động huệ giao triệt,
|
|
|
E
|
Động tuệ giao triệt,
|
Huệ (tuệ): Trí huệ, trí sáng suốt của người đắc đạo.
Động huệ: Trí huệ trong động.
Động là nơi tiên ở, là động tiên. Vậy động huệ có thể hiểu là trí huệ của thần
tiên. Ngày xưa, triều đình buộc kiêng húy chữ Huệ nên phải đọc chệch ra là tuệ.
Đúng ra phải đọc là huệ, âm Bắc
Kinh đọc là [hui]. Lục Tổ đạo hiệu là
Huệ Năng 慧能, âm Bắc Kinh đọc là [hui-neng].
Giao triệt: Qua lại thông suốt. Bản
D in giao chiệt vì
giọng miền Bắc hay lẫn lộn hai âm tr- và
ch-.
A, B, C
|
五氣騰騰
|
|
Ngũ khí đằng đằng.
|
D
|
五氣辉騰
|
D
|
Ngũ khí huy đằng.
|
|
|
E
|
Ngũ khí uy đằng.
|
Đằng: Bốc lên, xông lên, bay
lên.
Huy: Sáng sủa, sáng rỡ, ánh
sáng; chiếu sáng, soi sáng. Bản E đọc uy vì
giọng miền Nam
không phân biệt huy, uy, quy.
A, B, C, D
|
金光速現
|
D, E
|
Kim Quang
tốc hiện,
|
Kim Quang: Thần Kim Quang hộ mạng.
Tốc hiện: Mau hiện hình.
A, B
|
覆護真人
|
|
Phú (phúc) hộ chân
nhân.
|
C
|
覆護壇庭
|
|
Phú (phúc) hộ đàn đình.
|
D
|
覆護真形
|
D, E
|
Phú (phó) hộ
chân (chơn) hình.
|
Phú (phúc, phó): Che chắn, che đậy (để
bảo vệ). Bản D đọc là phú, giọng Bắc.
Bản E đọc là phó, giọng Nam .
Hộ: Che chở, giúp đỡ.
Chân (chơn)
hình: Hình
thật. Bản D đọc là chân, giọng Bắc. Bản E đọc là chơn, giọng Nam .
A
|
急急如玉皇
光降律令敕
|
E
|
Cấp cấp như
Ngọc Hoàng
quang giáng
luật lịnh sắc.
|
B
|
急急如元皇上帝光降律令敕
金光神諱
|
|
Cấp cấp như Nguyên
Hoàng Thượng Đế luật lịnh sắc.
Kim Quang thần húy
# # [3]
|
C
|
急急如律令
|
|
Cấp cấp như luật lịnh.
|
D
|
急急如玉皇
律令敕
|
|
Cấp cấp như Ngọc Hoàng
luật lịnh sắc.
|
Đọc xong Kim Quang Thần Chú, tịnh viên thuộc một
số tịnh trường ở Sài Gòn trước đây họa phù (bùa) Tam Thiên.[4] Cuối cùng, tịnh viên
thuộc các tịnh trường này niệm lục tự chơn ngôn, với điều kiện các vị ấy đã trường trai tuyệt dục.[5]
Theo truyền thống đạo học, thần chú như một mật khẩu (password) để bắt liên lạc, kết
nối với thần linh. Do đó người xưa cho rằng không cần dịch nghĩa thần chú.
Tuy nhiên, vì không hiểu nghĩa các từ Hán-Việt, tịnh viên đọc
Kim Quang Thần Chú dễ phát âm sai, hoặc các tịnh trường khi truyền thần chú lại
cho tịnh viên dễ chép sai chánh tả, càng lâu ngày càng sai lệch nhiều hơn.
Cân
nhắc giữa bản D, E là chính (tham khảo ba bản A, B, C), xin trình bày sau đây
một văn bản Kim Quang Thần Chú có dung hòa các dị biệt từ ngữ, rồi tạm dịch
nghĩa:
金光神咒
|
KIM QUANG
THẦN CHÚ
|
TẠM DỊCH
|
天地玄宗
萬氣本根
|
Thiên địa
huyền tôn,
Vạn khí bổn căn.
|
Cái gốc huyền diệu của trời đất là căn cội (gốc rễ, bản
thể) của vạn khí.
|
廣修億劫
證吾神通
|
Quảng tu ức kiếp,
Chứng ngô
thần thông.
|
Tu hành trải qua vô số kiếp mới chứng được thần thông của mình.
|
三界內外
惟道獨尊
|
Tam giới
nội ngoại,
Duy Đạo độc tôn.
|
Trong và ngoài ba cõi, chỉ có Đạo là tôn quý nhất.
|
體有金光
覆映吾身
|
Thể hữu Kim
Quang,
Phú ánh ngô thân.
|
Thân ta có thần Kim Quang che chở cho ta.
|
視之不見
聽之不聞
|
Thị chi bất
kiến,
Thính chi bất văn.
|
Trông mà không thấy, lóng mà chẳng nghe.
|
包羅天地
養育群生
|
Bao la
thiên địa,
Dưỡng dục
quần sinh.
|
Trời đất bao la, nuôi dưỡng quần sinh.
|
受持萬遍
身有光明
|
Thọ trì vạn
biến,
Thân hữu
quang minh.
|
Thọ trì (trì tụng) hoài không bỏ, thân thể sẽ sáng rỡ.
|
三界侍衛
五帝司迎
|
Tam giới
thị vệ,
Ngũ Đế tư nghinh.
|
Ba cõi chăm nom và bảo vệ, Năm Vua trông coi và đón rước.
|
萬神朝禮
役使雷霆
|
Vạn thần
triều lễ,
Dịch sử lôi đình.
|
Vô số thần đến chầu lễ, sai khiến cho sấm nổ.
|
鬼妖喪膽
精怪忘形
|
Quỷ yêu
táng đởm,
Tinh quái
vong hình.
|
Quỷ yêu sợ vỡ mật, tinh quái sợ mất hình (biến mất).
|
內有霹靂
雷神隱名
|
Nội hữu
tích lịch,
Lôi thần ẩn danh.
|
Bên trong có sấm nổ, thần sấm giấu tên.
|
洞慧交徹
五氣辉騰
|
Động huệ
giao triệt,
Ngũ khí huy đằng.
|
Động huệ thông suốt, năm khí xông lên sáng rỡ.
|
金光速現
覆護真形
|
Kim Quang
tốc hiện,
Phó hộ chơn hình.
|
Thần Kim Quang mau hiện đến, bao phủ và bảo vệ chân hình.
|
急急如玉皇光降律
令敕
|
Gấp rút giáng lâm như sắc lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế.
|
Như
vậy, nên sửa thói quen đọc sai bốn chữ như sau:
Chữ thường đọc sai
|
Nên đọc cho đúng
|
Chứng ngộ thần thông
|
Chứng ngô thần thông
|
Nội hữu thích lịch
|
Nội hữu tích lịch
|
Động tuệ giao triệt
|
Động huệ giao triệt
|
Ngũ khí uy đằng
|
Ngũ khí huy đằng
|
Bản Kim Quang Thần Chú dùng trong các tịnh trường
ở Sài Gòn trước đây từng được Đức Tôn Sư Đông Phương Chưởng Quản dạy sửa lại tám
chữ như sau:
“Từ đây về sau sẽ đúng
như câu chú Kim Quang trong thời tịnh là Ngũ Thần vệ thủ, Bát Thánh hộ
trì.” [7]
(Như vậy, câu Vạn thần
triều lễ, dịch sử lôi đình phải đổi lại là Ngũ Thần vệ thủ, Bát Thánh hộ trì.)
Cũng nên biết rằng Ngũ Thần vệ thủ, Bát Thánh hộ trì, 五神衛守, 八聖護持 là hai câu có trong bài Văn
Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Thần Chú 文昌帝君開心聰明神咒,[8] mở đầu với bốn câu:
Cửu Thiên Đại Đế / Thân phi bạch y / Nhựt nguyệt
chiếu diệu / Càn khôn oát tùy. 九天大帝 / 身披白衣 / 日月照耀 / 乾坤斡隨.
Môn sanh Cao Đài Chiếu Minh gọi
đây là bài Cửu Thiên mở đầu với bốn
câu:
Cửu Thiên Đại Lang / Thân phi bạch y / Nhựt nguyệt chiếu diệu /
Càn khôn hoát trì.
Diệu dụng huyền nhiệm của
Kim Quang Thần Chú
Tịnh viên Cao Đài được giải thích rằng đọc chú Kim Quang khi bắt
đầu hành thiền (tịnh luyện) là cầu khẩn Thần Kim Quang đến bảo hộ mình.
Đức Tôn Sư Đông Phương Chưởng Quản dạy:
Ngồi bán già ban sơ tu
tập
Định tâm trung thâu thập
giác quan
Bấy lâu thế sự rộn ràng
Sáu năm sau, Đức Tôn Sư
từ bi, dạy cho môn sanh tịnh viên hiểu thêm rằng tụng chú Kim Quang còn để giải
trừ nghiệp thân, trợ duyên cho những thời tu thiền suôn sẻ.
Đức Tôn Sư dạy:
“… lại còn những nghiệp thân riêng của mỗi người. Khi ngồi tịnh, người thì bị nhiều, người bị ít, hoặc tối
thiểu sự ngứa ngáy rọ rạy, châm chích. Vì vậy mới có câu
chú như Kim Quang Thần Chú, v.v… Niệm để
tiêu trừ mòn bớt nghiệp thân, trợ duyên cho người ngồi tịnh trong giờ hành pháp.”
[10]
MINH TUỆ KHAI
22-5-2012
Hoặc: http://www.jnk.org.tw/w01-09.htm.
[2]
http://www.nomfoundation.org.
[3] Tên húy # # của thần không
có trong tự điển. Đây là truyền thống đạo Lão, tín đồ chỉ nhận biết mặt chữ một
số tên (và thuật ngữ), nhưng không phát âm được (vì không có âm và chữ ghi
trong tự điển), đây cũng là hình thức kỵ húy.
[4] Theo bản Văn Xương
Đại Động Chân Kinh (Hàm Phong 1857), các đạo sĩ dùng một dạng phù khác của
đạo Lão.
[5] Theo bản Văn Xương Đại Động
Chân Kinh (Hàm Phong 1857), không thấy đọc lục tự chơn ngôn.
[8] http://k5744038.pixnet.net/blog/category/1457727
http://www.acic.com.tw/chart.htm
http://hi.baidu.com/%C7%E5%BE%BB%B1%A7%D2%BB/
blog/index/8
[9] Thánh tịnh Ngọc
Minh Đài, 24-4 Bính Ngọ (12-6-1966).
[10] Minh Lý Thánh Hội, 09-01 Nhâm Tý (24-02-1972).