Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

ĐĐVU 05 / NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH / Lê Anh Minh

Image result for 高亨
Cao Hanh

Cụm từ nguyên hanh lợi trinh xuất hiện trong bảy quẻ: Kiền, Khôn, Truân, Lâm, Vô Vọng, Cách. Tuy nhiên các nhà Dịch học hiểu bốn chữ này khác nhau. Dưới đây là quan điểm của Cao Hanh.[1]
Trong quái từ và hào từ của Chu Dịch xuất hiện nhiều lần bốn chữ nguyên, hanh, lợi, trinh.[2] Ý nghĩa bốn chữ này không rõ ràng, trọn cuốn Chu Dịch hầu như chưa ai thông hiểu nổi chúng.
Quẻ Càn nói: “Càn, nguyên, hanh, lợi, trinh.” [3]
Văn Ngôn của quẻ Càn nói: Nguyên là cái đứng đầu mọi điều thiện. Hanh là sự tập hợp mọi vẻ đẹp. Li là cái hòa theo điều nghĩa. Trinh là cốt cán của mọi việc. Quân tử thi hành điều nhân, đủ để đứng đầu mọi người; tập hợp mọi vẻ đẹp, đủ để hợp với lễ; làm lợi cho vạn vật, đủ để phụ họa theo điều nghĩa. Bền bỉ đủ để làm việc. Quân tử thực hành bốn đức này, nên gọi là nguyên, hanh, lợi, trinh.[4]
Sách Tả Truyện (Tương công cửu niên) chép:
Mục Khương [vợ Lỗ Tuyên Công, là tổ mẫu của Lỗ Tương Công [5]] chết tại cung phía đông [dành cho thái tử]. [Trước khi Mục Khương mất, họ] bắt đầu bói, được quẻ “Cấn chi bát”.
Quan thái sử [phụ trách việc bói] nói: “Đây là quẻ Cấn biến thành quẻ Tùy. Tùy ý nói là đi ra ngoài. Do đó phu nhân nhất định phải đi ra ngoài [khỏi hoàng cung].
Mục Khương nói: “Chẳng cần. Quẻ này trong Chu Dịch nói: ‘Tùy, nguyên hanh lợi trinh vô cữu.’ Nguyên là chỗ tối cao của thân xác; hanh là sự gặp gỡ chủ khách trong lễ tiệc; lợi là sự hài hòa của đạo nghĩa; trinh là bản thể của sự tình. Thể hiện nhân đức đủ để lãnh đạo người khác; đức hạnh tốt đẹp đủ để xử sự lễ nghĩa; làm lợi cho vạn vật đủ để hài hòa đạo nghĩa; thành tín vững mạnh đủ để giải quyết sự tình. Do đó không thể dối lừa được, và bói được quẻ Tùy thì đi ra ngoài không bị tai họa gì. Nay một phụ nữ như ta đã nhúng tay vào biến loạn, địa vị vốn ở dưới [nam nhi] mà lại bất nhân, nên không thể nói là ‘nguyên’ được; không giữ cho quốc gia được ổn định, nên không thể nói là ‘hanh’ được; gây biến loạn để mang hại vào thân nên không thể nói là ‘lợi’ được; Ta phế bỏ thái hậu để làm trò dâm loạn nên không thể nói là ‘trinh’ được. Người có đủ bốn đức nguyên, hanh, lợi, trinh thì xem bói được quẻ Tùy mới không gặp tai họa. Như ta đây chẳng có bốn đức ấy, lẽ nào [ứng hợp với quái từ của] Tùy được sao? Ta vốn là kẻ thủ ác, lẽ nào tránh được tai họa được sao? Ta ắt phải chết nơi này, không thể ra ngoài thành được.[6]
Đấy là sự giải thích tối cổ về bốn chữ nguyên, hanh, lợi, trinh, người đời sau đã lấy nó làm chuẩn để giải thích bốn chữ này.
Căn cứ cách giải thích trên thì nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn đức hạnh của con người. Nguyên lấy nhân (lòng thương người) làm gốc,[7] hanh lấy lễ làm tông, lợi lấy nghĩa làm cốt cán, trinh lấy kiên cố làm chất (bản chất). Nhưng nếu theo ý nghĩa đó mà đọc Chu Dịch thì thường thường không thông.
Xin nêu một thí dụ: Quái từ quẻ Khôn nói: “Nguyên hanh lợi tẫn mã chi trinh.” [8] Nếu nói nguyên, hanh, lợi, trinh là bốn đức, thì câu này giải làm sao? Lẽ nào ngựa cái lại có đức tính “trinh tiết” hay sao? [9] Do đó tôi [Cao Hanh] nghĩ rằng ý nghĩa của bốn chữ này trong Văn NgônTả Truyện [đã trích dẫn ở trên] không phải là ý nghĩa ban đầu.
Vậy bản nghĩa của bốn chữ này là gì? Xin đáp: “Nguyên là lớn; hanh là dâng lễ vật cúng tế; lợi là lợi ích; trinh là bói.” [10]
1. NGUYÊN
Nguyên là lớn. Thuyết Văn nói: “Nguyên là đầu tiên, gồm nhất ghép với ngột.” [11]
Kim văn viết là # (Quắc Thúc Chung) và # (Yểu đỉnh).[12]
Giáp cốt văn viết là # và # (Ân Khư Thư Khế Tiền Biên,[13] quyển 4, tờ 32). Nói chung, chữ nguyên là ghép từ chữ nhân và chữ nhị .
Nhĩ Nhã Thích Hỗ giải: “Nguyên là đầu.” [14] Đó là bản nghĩa của chữ nguyên.
Các tác phẩm như Lục Thư Cố của Đái Đồng, Thuyết Văn Thông Huấn Định Thanh của Chu Tuấn Thanh, Thuyết Văn Đoàn Chú Tiên của Từ Hạo, Văn Nguyên của Lâm Nghĩa Quang đều giải thích như vậy.[15]
Hứa Thận giải nguyên thủy (đầu tiên), là do nhất ghép với ngột. Như vậy là không phù hợp với tự dạng ban đầu và ý nghĩa ban đầu của chữ này. Nghĩa phái sinh là đại (lớn).
Thi Kinh (Lục Nguyệt) viết: “Nguyên nhung thập thừa.” [16]
Mao Truyện viết: “Nguyên, đại dã.” [17]
Lễ Ký (Văn Vương Thế Tử) chép: “Nhất hữu nguyên lương.” [18]
Trịnh Huyền chú: “Nguyên là lớn.” [19]
Thư Kinh (Kim Đằng) chép: “Nay ta bói rùa lớn để xem số mệnh.” [20]
Những thí dụ tương tự như thế thì rất nhiều, không thể trưng dẫn ra cho hết. Chữ nguyên trong Chu Dịch đều mang ý nghĩa là lớn. Như nói: Nguyên cát tức là đại cát; nguyên hanh tức là đại hanh; nguyên phu tức là đại phu vậy.[21] Đó là bản nghĩa của chữ nguyên trong Chu Dịch.
2. HANH
Chữ hanh tức là hưởng (trong hưởng tự 享祀: thụ hưởng vật tế tự).
Thuyết Văn nói: “Hanh là hiến, do chữ cao bị lược bớt nét, ý nói tiến đến hình dạng một vật gì.” [22]
Triện văn viết là . Lệ thư viết là # (hưởng). Như vậy hưởng hanh thực chất là một.
Trọng Tân phụ đỉnhMạnh đỉnh khắc là # và # .[23]
Giáp cốt văn viết là # (Ân Khư Thư Khế Hậu Biên,[24] quyển thượng, tờ 21).
Thuyết Văn Cổ Lựu Bổ của Ngô Trừng nói: “Tượng trưng hình dáng nhà tông miếu.” [25]
Do đó hưởng cơ bản là dâng vật phẩm lên cúng tế.
Quảng Nhã Thích Ngôn nói: “Hưởng là cúng tế.” [26]
Thi Kinh (Sở Tỳ) chép: “Dĩ hưởng dĩ tự.” Lại thấy: “Dĩ hiếu dĩ hưởng.” [27] Chính là dùng bản nghĩa của chữ hưởng. Từ đó nghĩa phái sinh của hưởng là tiến cống vật phẩm.
Trong Lễ Ký (Khúc Lễ) chép: “Năm quan tiến cống vật phẩm thì gọi là hưởng.” [28]
Chữ hanh trong Chu Dịch phải mang ý nghĩa là hưởng, đó là điều rõ ràng.
Hào cửu nhị quẻ Khốn nói: “Lợi dụng hưởng tự.” [29]
Quẻ Tổn chép: “Dùng hai bát lúa làm gì? Có thể đem cúng tế.” [30] Chữ hanh đã viết thành hưởng, ý nghĩa của nó ắt phải là hưởng tự (cúng tế). Đó là một bằng chứng.
Hào cửu tam quẻ Đại Hữu nói: “Công dụng hanh vu thiên tử.” [31] Chữ hanh ở đây ý nói chư hầu tiến cống phẩm vật cho thiên tử.
Hào thượng lục quẻ Tùy nói: “Vương dụng hanh vu tây sơn.” [32]
Hào lục nhị quẻ Ích nói: “Vương dụng hanh vu đế.” [33] (Chữ hanh này trong bản hiện hành chép là hưởng, trong Thích Văn vẫn chép là hanh).
Hào lục tứ quẻ Thăng nói: “Vương dụng hanh vu Kỳ Sơn.” [34] Ba chữ hanh trong ba hào từ nói trên chính là hưởng, nghĩa là cúng tế (hưởng tự), đó là bằng chứng thứ hai, không còn hoài nghi gì nữa.
Quẻ Phong nói: “Hanh, vương giả chi.” [35]
Quẻ Tụy nói: “Hanh, vương giả hữu miếu.” [36]
Quẻ Hoán nói: “Hanh, vương giả hữu miếu.” [37]
Chữ hanh trên hiểu là hưởng mới ứng với bậc vương giả nói ở sau. Đó là bằng chứng thứ ba, không còn hoài nghi gì nữa. Cổ nhân cúng tế tất phải bói để xác định việc đúng sai.
Các Ân khư bốc từ đa số ghi chép bốc tế 卜祭 (việc cúng và bói), việc ấy đã nghiệm rõ. Cho nên, hễ trong Chu Dịch nói gọn là hanh, tức là cổ nhân muốn nói việc cử hành cúng tế (hưởng tự) vậy. Nói nguyên hanh 元亨 tức là nói cử hành cúng tế long trọng; nói tiểu hanh 小亨 là cúng tế nhỏ. Đây là bản nghĩa của chữ hanh trong Chu Dịch vậy.
3. LỢI
Chữ lợi nghĩa là lợi ích.
Thuyết Văn giải thích: “Lợi là bén nhọn, do chữ đao; hài hòa mà sau có lợi, do chữ hòa bị lược nét.
Chu Dịch nói: ‘Lợi là sự hài hòa của nghĩa’.” [38]
Cổ văn viết là # . Kim văn viết là # (Sư cự tôn) và # (Lợi đỉnh).[39]
Giáp cốt văn viết là # và # (Ân Khư Thư Khế Tiền Biên,[40] quyển 2, tờ 3 và 18).
Du Việt nói: “Lợi, do chữ đao và chữ hòa [lúa], kết cấu hội ý, chứ không phải ghép với chữ hòa [hài hòa].
Tả Truyện [Lỗ Thành Công năm thứ hai] chép: ‘Vùng đất mà tiên vương phân định để cai trị thiên hạ thì phải xem xét sự thích nghi của sản vật và đất đai để ban rải lợi ích cho mọi người.’ [41] Nghĩa gốc của chữ lợi trong câu này ý nói bắt nguồn từ đất đai, như vậy sự chú trọng không ngoài lúa (hòa ). Lấy dao cắt lúa, đó là ích lợi lớn vậy.
Thi Kinh viết: Bỉ hữu di bỉnh, thử hữu trệ huệ, y quả phụ chi lợi.[42] Chữ lợi này ý là đao ghép hòa, dẫn ra ý nghĩa là bén nhọn (dao bén cắt được lúa). Đây không phải là nghĩa gốc của chữ lợi.[43]
Trong Chu Dịch chữ lợi đều có nghĩa gốc là lợi ích. Như Chu Dịch nói “vô bất lợi” 无不利, nghĩa là lúc cử hành cúng tế và bói, quẻ bói bảo là không có điều bất lợi. Tương tự, “vô du lợi” 无攸利 là không có lợi; “lợi trinh” 利貞 là xem bói [được quẻ phán là] có lợi ích. Đó là bản nghĩa của chữ lợi trong Chu Dịch.
4. TRINH
Chữ trinh nghĩa là bói (trinh bốc 貞卜). Thuyết Văn nói: Trinh là bói để hỏi han về vấn đề nào đó, chữ này ghép chữ bốc [là bói] với chữ bối, bối [vỏ sò: hóa tệ cổ đại (loại tiền xưa)] được xem là chí [lễ vật dâng lên cúng]; Kinh Phòng nói: Có một thuyết khác bảo rằng chữ đỉnh được dùng làm thanh phù nhưng bị lược nét còn là chữ bối.[44]
Các tự dạng chữ trinh trong kim văn là # (Tán bàn), # (Thang đỉnh), # và # (Bá Trì phụ đỉnh; chữ # này có người không đồng ý giải thích là trinh).
Chữ trinh xuất hiện rất nhiều trong các giáp cốt khai quật được, tự dạng gần với chữ đỉnh . Nó không được tạo ra từ chữ bốc, mà ý nghĩa của nó là bói (bốc vấn).
Tôi [Cao Hanh] ngờ rằng nó được tạo ra từ chữ đỉnh, cổ nhân mượn chữ đỉnh làm giả tá cho trinh. Về sau gắn chữ bốc ở đầu chữ đỉnh #, rồi sau nữa biến thành tố đỉnh ở dưới thành chữ bối , tức là bốcbối tạo thành chữ trinh như hiện nay.
Dùng mai rùa và yếm rùa để bói thì gọi là bốc, dùng cỏ thi để bói thì gọi là trinh. Do đó chữ trinh trong Chu Dịch phải giải là phệ vấn 筮問 (bói) hay từ ngữ thông dụng là chiêm vấn 占問 (bói).
Vậy thì trinh cát là bói được điều tốt; trinh hung là bói gặp điều xấu; trinh lận là bói gặp điều khó khăn; trinh lệ là bói gặp sự nguy hiểm. Nói là khả trinh hay bất khả trinh nghĩa là có thể tiến hành hoặc không thể tiến hành việc bói toán. Nói lợi trinh nghĩa là bói biết điều có lợi sẽ xảy ra.[45]
Trong Chu Dịch, bản nghĩa của trinh là bói.
Từ đó mà xét, bốn chữ nguyên hanh, lợi trinh ở quẻ Kiền và quẻ Tùy nghĩa là: Cúng tế lớn, bói gặp điều có lợi.
Trong Văn NgônTả Truyện cho là bốn đức hạnh (tứ đức) thì đó không phải là yếu chỉ của hai quẻ Kiền, Tùy.
Trong quẻ Đại Hữu (Công dụng hanh vu thiên tử) [46] thì chữ hanh (tiến cống vật phẩm) này trái nghĩa với chữ hanh (hưởng: cúng tế) trong toàn quyển Chu Dịch.
*
Cao Hanh (1900-1986) là nhà Dịch học nổi tiếng thuộc phái Chú Thích Chu Dịch. Ông tên thật là Tiên Kiều, tự là Tấn Sinh, quê ở Song Dương, tỉnh Cát Lâm,[47] Trung Quốc.
Năm 1926 ông tốt nghiệp Đại Học Thanh Hoa và bắt đầu dạy học ở nhiều nơi: Giáo Dục Học Viện, Đại Học Hà Nam, Đại Học Vũ Hán, Đại Học Tề Lỗ, Đại Học Tây Bắc, Đại Học Sơn Đông.
Sau 1949 ông làm công tác nghiên cứu tại Học Viện Sư Phạm Tây Nam. Ông thâm cứu các lĩnh vực Kinh học, Tử học, Sử học, và văn tự học. Tuy chú giải Chu Dịch, nhưng ông cũng thiên về khảo chứng huấn hỗ, chủ trương Kinh và Truyện phân biệt.
Ông cho rằng Dịch Kinh được viết đầu đời Chu, còn Dịch Truyện được viết cuối đời Chu. Qua mấy trăm năm, đại ý của Truyện và Kinh bất đồng. Ngoài ra, quái tượng và quái từ không có quan hệ. Khi giải thích kinh văn, quái từ, hào từ, người ta không nhất thiết phải tìm căn cứ trên phương diện tượng số.
Tác phẩm tiêu biểu: Thi Kinh Tuyển Chú; Thi Kinh Kim Chú; Sở Từ Tuyển; Thượng Cổ Thần Thoại; Văn Tự Hình Nghĩa Học Khái Luận; Cổ Tự Thông Từ Điển; Cổ Tự Thông Giả Hội Điển; Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú; Chu Dịch Đại Truyện Kim Chú; Chu Dịch Cổ Kinh Thông Thuyết; Dịch Học Tạp Luận; Lão Tử Chính Hỗ; Lão Tử Chú Dịch; Trang Tử Kim Tiên; Thương Quân Thư Chú Dịch; Chư Tử Tân Tiên; Văn Sử Thuật Lâm, v.v…[48]
LÊ ANH MINH dịch chú



[1] Cao Hanh 高亨, Chu Dịch Cổ Kinh Thông Thuyết 周易古經 通說. Hương Cảng: Trung Hoa Thư Cục, 1974, tr. 87-100.
[2] Theo Ngũ Hoa 伍華 (Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典. Quảng Châu: Trung Sơn Đại Học Xuất Bản Xã, 1993): Chữ nguyên xuất hiện bốn mươi mốt lần, chữ hanh bảy mươi chín lần, chữ lợi một trăm sáu mươi bốn lần, chữ trinh một trăm bốn mươi chín lần. (Lê Anh Minh chú).
[3] , , , , .
[4] Nguyên giả, thiện chi trưởng dã; hanh giả, gia chi hội dã; lợi giả, nghĩa chi hòa dã; trinh giả, sự chi cán dã. Quân tử thể nhân túc dĩ trưởng nhân; gia hội túc dĩ hợp lễ; lợi vật túc dĩ hòa nghĩa; trinh cố túc dĩ cán sự. Quân tử hành thử tứ đức giả, cố viết: kiền, nguyên hanh lợi trinh.”
元者, 善之長也; 亨者, 嘉之會也; 利者, 義之和也; 貞者, 之幹也. 君子體仁足以長人; 嘉會足以合禮; 利物足以和義 貞固足以幹事. 君子行此四德者, 故曰: 乾元亨利貞. (文言)
[5] 魯宣公; 魯襄公
[6] Mục Khương hoăng ư đông cung, thủy vãng nhi phệ chi, ngộ Cấn chi bát. Sử viết: “Thị vị Cấn chi Tùy, Tùy kỳ xuất dã. Quân tất tốc xuất.” Khương viết: “Vong. Thị ư Chu Dịch viết: ‘Tùy, nguyên hanh lợi trinh vô cữu.’ Nguyên, thể chi trưởng dã; hanh, gia chi hội dã; lợi, nghĩa chi hòa dã; trinh, sự chi cán dã. Thể nhân túc dĩ trưởng nhân, gia đức túc dĩ hợp lễ, lợi vật túc dĩ hòa nghĩa, trinh cố túc dĩ cán sự, nhiên cố bất khả vu dã. Thị dĩ tuy Tùy vô cữu. Kim ngã phụ nhân, nhi dữ ư loạn, cố tại hạ vị, nhi hữu bất nhân, bất khả vị nguyên; bất tĩnh quốc gia, bất khả vị hanh; tác nhi hại thân, bất khả vị lợi; khí vị nhi giảo, bất khả vị trinh. Hữu tứ đức giả Tùy nhi vô cữu; ngã giai vô chi, khởi Tùy dã tai! Ngã tắc thủ ác, năng vô cữu hồ? Tất tử ư thử, phất đắc xuất hỹ.”
穆姜薨於東宮始往而筮之, 遇艮之八. 史曰: 是謂艮之隨, 其出也. 君必速出. 姜曰: ‘. 是於周 易曰: 隨元亨利貞无 .’ , 體之長也; , 嘉之會也; , 之和也; , 事之幹 . 體仁足以長人, 嘉德足以合禮, 利物足以嘉義, 貞固足以 幹事, 然故不可誣也. 是以雖隨无咎. 今我婦人, 而與於亂, 固在下位, 而有不仁, 不可謂元; 不靖國家, 不可謂亨; 作而 害身, 不可謂利; 棄位而姣, 不可謂貞. 有四德者隨而無咎; 我皆無之, 豈隨者哉! 我則取惡, 能無咎乎? 必死於此, 弗得 出矣 (左傳: 襄公九年)
Cao Hanh chỉ trích dẫn đoạn cổ văn này. Tôi dịch ra Việt ngữ, căn cứ bản Tả Truyện Toàn Dịch của Vương Thủ Khiêm, Kim Tú Trân, Vương Phụng Xuân dịch chú, quyển Hạ, Quế Châu Nhân Dân Xuất Bản Xã, 1990, tr. 798-800. (Lê Anh Minh chú).
[7] Chữ nguyên ở trên là nhị , dưới là nhân ; chữ nhân bên trái là nhân bên phải là nhị ; nên Cao Hanh nói nguyên lấy nhân (lòng thương người) làm gốc. (Lê Anh Minh chú).
[8] 元亨利牝馬之貞.
[9] Sau này, các nhà Dịch học mới giảng tẫn mã chi trinh là đức chính bền như ngựa cái siêng năng, dẻo dai... [Văn Uyển chú]
[10] Nguyên, đại dã; hanh, tức hưởng tự chi hưởng; lợi, tức lợi ích chi lợi; trinh, tức trinh bốc chi trinh dã. , 大也; , 即享祀 之享; , 即利益之利; , 即貞卜之貞也.
[11] Nguyên, thủy dã, tính nhất, tính ngột. , 始也, .
[12] 虢叔鐘; 舀鼎.
[13] 殷墟書契前編.
[14] Nguyên, thủ dã. 元首也. (爾雅釋詁)
[15] 六書故(戴侗); 說文通訓定聲(朱駿聲); 說文段注箋(徐灝); 文源(林義光).
[16] 元戎十乘 (詩經: 六月)
[17] 元大也. (毛傳)
[18] 一有元良. (禮記: 文王世子)
[19] Nguyên, đại dã. , 大也. (鄭玄)
[20] Kim ngã tức mệnh vu nguyên quy.
今我即命于元龜. (書經: 金縢)
[21] 元吉; 大吉; 元亨; 大亨; 元夫; 大夫.
[22] Hanh, hiến dã, tính cao tỉnh, viết tượng tiến thục vật hình. 獻也, 高省, 曰象進孰物形.
[23] 仲辛父鼎; 孟鼎.
[24] 殷墟書契後編.
[25] Tượng tông miếu chi hình. 象宗廟之形. (吳澂: 說文古籀 )
[26] Hưởng, tự dã. 享祀也 (廣雅釋言)
[27] 以享以祀; 以孝以享. (詩經: 楚茨)
[28] Ngũ quan trí cống viết hưởng. 五官致貢曰享. (禮記: 曲禮)
[29] 利用享祀.
[30] Hạt chi dụng nhị quỹ, khả dụng hưởng. 曷之用二簋,可用享.
[31] 公用亨于天子.
[32] 王用亨于西山.
[33] 王用亨于帝.
[34] 王用亨于岐山.
[35] 亨王假之.
[36] 亨王假有廟.
[37] 亨王假有廟.
[38] Lợi, tiêm dã, tính đao, hòa nhiên hậu lợi, tính hòa tỉnh. Dịch viết: ‘Lợi giả nghĩa chi hòa dã’.
, 銛也 , , 和然後利, 和省. 易曰: 利者義之和也.
[39] 師遽尊; 利鼎.
[40] 殷墟書契前編.
[41] Lợi, tính đao, tính hòa, hội ý, phi tính hòa tỉnh dã. Thành Công nhị niên Tả Truyện viết: ‘Tiên vương cương lý thiên hạ, vật thổ chi nghi, nhi bố kỳ lợi.’
, 刀从禾, 會意, 非從和省也. 成公二年左傳曰: 先王疆 理天下, 物土之宜, 而布其利. (Cao Hanh chú).
[42] 彼有遺秉, 此有滯穗, 伊寡婦之利.
[43] Du Việt 俞樾, Nhi Thiêm Lục 兒笘錄. (Cao Hanh chú).
[44] Trinh, bốc vấn dã, tính bốc, bối dĩ vi chí; nhất viết đỉnh tỉnh thanh, Kinh Phòng sở thuyết.
貞卜問也, , 貝以為贄; 曰鼎省聲, 京房所說.
[45] 貞吉; 貞凶; 貞吝; 貞厲; 可貞; 不可貞; 利貞.
[46] 公用亨于天子
[47] 高亨; 仙翹; 晉生; 雙陽; 吉林.
[48] 詩經選注; 詩經今注; 楚辭選; 上古神話; 文字形義學概論; 古字通辭典; 古字通假會典; 周易古經今注; 周易大傳今注; 周易古經通說; 易學雜論; 老子正詁; 老子注譯; 莊子今箋; 商君書注譯; 諸子新箋; 文史述林, v.v…
============
Khổng Minh (181-234) dạy con (Giới Tử Thư): “Học phải cần yên tĩnh, muốn có tài phải học, không học không biết rộng, không có chí học không thành.”
Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã, phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học. 夫學須靜也, 才須學也, 非學無以 廣才, 非志無以成學. (諸葛亮, 誡子書)