Nói đến lòng Từ Mẫu thì chúng ta nhớ đến
Đức Diêu Trì Kim Mẫu với tình thương vô cùng vô tận, không lãnh vực, không biên
cương. Tình thương ấy bao trùm cả vũ trụ vạn loài.
Với tình thương vô cực này, Đức Từ Mẫu lúc
nào cũng lo lắng cho đàn con của mình đang đắm chìm trong bể khổ trần gian nên
đã bao phen giáng đàn để an ủi vỗ về, ban ơn và dạy dỗ để con cái của Mẹ giác
ngộ tu hành, tự độ, độ tha hầu sớm trở về quê xưa vị cũ.
Đức Mẹ dạy:
“Con ôi! Vô Cực Từ Tôn không ngự trên
đài cao hoang vắng tình thương, mặc dầu nó đầy đủ vẻ vàng son rực rỡ. Ở đâu có
ấu nhi đau khổ là có Mẹ. Ở đâu có liễu bồ bất hạnh là có Mẹ. Nếu các con làm
được những việc đó là Mẹ đã ngự trong tâm hằng cứu rỗi đó con.” [1]
Đức Mẹ
không ngự trên đài cao hoang vắng tình thương. Tình thương là gì?
Đức Mẹ dạy:
“Mẹ
không nắm quyền sanh phạt các con. Ngược lại, Mẹ nắm phần cứu rỗi. Cho nên,
thương là Mẹ, yêu là Mẹ. Tha thứ, sinh dưỡng, bảo tồn, tất cả đều là Mẹ. Các
con có nghĩ đến lòng Từ Mẫu chăng?” [2]
Do thương là Mẹ, yêu cũng là Mẹ, nên Đức Mẹ
muốn con cái của mình ở trần gian cũng đầy đủ tình thương yêu như Mẹ. Trong gia
đình mọi người thương yêu lẫn nhau. Ở các đoàn thể ngoài đời hay trong đạo đều
lấy tình thương làm đầu, đối xử với nhau trong sự hòa hiệp, giúp đỡ lẫn nhau
cùng tiến bộ. Có như vậy mới có thể tiến đến một thế giới đại đồng, nơi đó mọi
người đều bình đẳng thương yêu nhau.
Với lòng Từ Mẫu vô cùng vô tận, Đức Mẹ coi
mọi người trên thế gian đều là con cái của Mẹ. Đức Mẹ không phân biệt con của Mẹ
ở chi này hay phái nọ, cũng không phân biệt là trong đạo Cao Đài hay ở tôn giáo
khác.
Đức Mẹ dạy:
“Các con dầu nhóm này, dầu nhóm khác
trong đạo Cao Đài cũng như trong các tôn giáo khác, đều đã phát tâm hành thiện,
đã thiết lập nhiều hội thiện giúp người đời xấu số bạc phước cô đơn, thì cũng
là con của Mẹ.” [3]
Đức Mẹ ban ơn lành cho con trẻ nào có lòng
nhân, biết thương người gặp cơn hoạn nạn:
Trước
những cảnh sống thừa ảm đạm
Nơi
lòng con thiện cảm phát sanh
Nghiêng
vai gánh đạo nhọc nhành
Đức Mẹ
sẵn dành ân huệ cho các con nào biết giữ lòng son sắt với Đạo dù có gặp gian
truân thử thách:
Nhớ
đến con thơ dưới cõi trần
Trong khi đời đạo chịu gian
truân
Lập công quyết giữ lòng son sắt
Ân huệ dành riêng đã sẵn phần.[5]
Với
lòng thương vô cùng vô tận, Đức Mẹ không bao giờ ngự đến những đài cao
thiếu vắng tình thương, dầu cho nó đẹp đẽ đến đâu chăng nữa. Trái
lại nơi nào có tình thương là có Mẹ, nơi nào cần đến tình thương để an ủi chở
che là có Mẹ.
Tình thương thật là quan trọng. Vậy tình
thương là gì?
Từ ngàn xưa đến nay, trong bất cứ xã hội
nào vấn đề tình thương vẫn là vấn đề quan trọng nhất. Tình thương là sự trải
lòng của mình ra với mọi người, đối xử với nhau một cách bình đẳng, tương thân
tương trợ. Có thương yêu hòa thuận thì gia đình mới yên vui, xã hội mới đoàn
kết tiến bộ, kinh tế mới phát triển, đất nước mới an lạc thái bình.
Thầy dạy:
“Thầy thường nói với các con
rằng các con là cơ thể của sự thương yêu…
. . .
“Sự thương yêu là giềng bảo
sanh của càn khôn thế giới. Có thương yêu, nhơn loại mới hòa bình, càn khôn mới
an tịnh. Ðặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới giữ bền cơ sanh hóa.” [6]
Tình thương là đức nhân, là lòng nhân ái mà
Đức Thượng Đế đã ban cho mọi người khi đến trần gian tu học hành đạo, như lời
Đức Mẹ dạy:
Cõi hậu thiên thân sanh vào đó
Điểm tiên thiên sẵn có nơi thân
Là mầm sống, là nguơn thần
Là Trời, là Đạo, là Nhân của
người.[7]
Đức nhân
của con người là Thượng Đế tính, là điểm tiên thiên, là tiểu linh quang, là
Trời, là Đạo, là tình thương mà Đức Thượng Đế đã ban trao cho con người. Tình
thương không phân biệt sang hèn, cao thấp, quen lạ. Thương là để giúp đỡ, chở
che chớ không phải thương để nhận lời khen của người khác.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
Tình thương
không luận với người nào
Giàu
khó sang hèn hoặc thấp cao
Phải
tập tánh tình theo các Đấng
Từng
giờ từng phút cố dồi trau.[8]
Đức
Đông Phương Chưởng Quản dạy:
Tình thương không luận lạ hay quen
Khôn dại cao sang với thấp hèn
Thương cả đến người dưng nước lã
Thương vì lòng đạo chẳng vì khen.[9]
Đức Mẹ
dạy:
Nhân là thương khắp muôn loài vạn chúng
Không
biệt phân nòi giống lạ hay quen
Cũng
không chia cao thấp sang hèn
Thương
kẻ ghét mình mà lo tế độ.[10]
Tình
thương nếu ban phát ra sẽ rất hữu dụng và có ba mức độ như sau:
- Mức
độ thứ nhất là công bằng, tức là thương người như thương mình.
Về mức
độ này, Đức Vân Hương Thánh Mẫu dạy:
“Một
khi các em đã khơi động tình thương đạo đức phát khởi nơi tâm trung, các em sẽ
thương thân người như thương thân em, thương hạnh phúc gia đình người như hạnh
phúc gia đình em, thương quốc gia xã hội nào cũng như quốc gia xã hội em.” [11]
- Mức
độ thứ hai là bác ái, thương xót tất cả, chẳng những nhơn loại mà
còn thương cả loài cầm thú, thảo mộc. Tha thứ những kẻ có lỗi với mình
để cảm hóa họ, đem họ lại gần với mình hầu hướng dẫn họ vào đường tu hành chánh
đạo.
Về mức độ này, Đức Mẹ dạy:
“Khi các con đã thật lòng bác
ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ khôn, người uy quyền
kẻ yếu đuối, người thân kẻ sơ. Đã không chia cách như vậy, lòng các con là một
cõi bồ đề, một cõi niết bàn, một cung Diêu Trì và chính con sẽ ở trong Thượng
Đế.” [12]
- Mức độ
thứ ba là từ bi, quên mình vì người, như Đức Phật Thích Ca đã từ bỏ ngai
vàng, quyết tâm tu luyện để cứu rỗi chúng sanh.
Tình thương nếu được phát ban và nhân rộng
ra sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy xã hội loài người phát triển, đi đến một
thế giới đại đồng, nơi đó công bằng, bác ái và từ bi là phương châm hành động
của tất cả mọi người.
Tình thương quan trọng như vậy nên Đức Mẹ
sẽ không ngự ở nơi nào thiếu vắng tình thương:
“Vô Cực Từ Tôn không ngự trên đài cao
hoang vắng tình thương, mặc dầu nó đầy đủ vẻ vàng son rực rỡ.” [13]
Ở đâu
có ấu nhi đau khổ là có Mẹ.
Ở đâu có liễu bồ bất hạnh là có
Mẹ.
Vì thấy phái nữ chịu trăm bề khó nhọc nên
Đức Mẹ nhắc nhở phái nữ phải lo tu học hành đạo để thoát cảnh khổ nơi trần thế:
Phần nữ
phái trăm bề khổ cực
Kiếp
quần thoa sớm chực trưa chầu
Con ôi!
Học lấy đạo mầu
Thoát
qua cái kiếp dãi dầu phong vân.[14]
Thật
vậy, sống ở thế gian, người phụ nữ bao giờ cũng chịu thiệt thòi hơn nam giới. Thời
xưa, người phụ nữ có chồng phải phục tùng chồng, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối
với công việc nội trợ để phục vụ gia đình chồng:
Sống
trong cảnh vô phần bạc phước
Thân
đọa đày cửa tước nhà quan
Lăn
thân một kiếp cơ hàn
Lo ăn
chạy mặc khó toan vẫy vùng.[15]
Đến
thời đại ngày nay, người phụ nữ mặc dầu được xã hội công nhận là bình đẳng với
nam giới, được ra ngoài xã hội để làm việc, tuy nhiên không ít nữ giới vì hoàn
cảnh gia đình túng thiếu, ít học nên lâm vào cảnh khốn khổ. Vì không thể làm
việc tại các công sở, nên phải buôn gánh bán bưng, dầm mưa dãi nắng để lo miếng
cơm manh áo cho chồng cho con. Gặp những lúc chiến tranh ác liệt, đạn bom vô
tình làm cho vợ phải xa chồng, con phải xa cha mẹ, sống côi cút trong cảnh bơ
vơ lạnh lẽo:
Sống
trong cảnh tay bùn chơn lấm
Cũng
chưa yên phận hẩm duyên hôi
Non
sông chiến loạn đến hồi
Chia ly
chồng vợ, đơn côi trẻ khờ
Trên
thế lộ bơ vơ ấm lạnh
Giữa
vùng trời bạt cánh chim non…[16]
Có khi
lâm vào cảnh túng quẫn, sa cơ lỡ bước, người phụ nữ còn phải bán mình để nuôi
thân:
Miễn cho thân được sống còn
Buôn trinh bán tiết thân con quản gì
Sống
trong cảnh hàn vi cơ khổ
Phải
lăn thân xó chợ đầu đường
Dãi dầu
một kiếp nắng sương
Liễu bồ
với cảnh đoạn trường song song.[17]
Vì
thương phái nữ phải nặng nề duyên nghiệp nơi chốn thế gian, nên Đức Mẹ khuyên
phái nữ ráng lo tu hành, mọi việc sẽ có mẹ trợ giúp:
Nhớ đến nữ lưu Mẹ khổ lòng
Nặng nề duyên nghiệp chốn trần hồng
Ráng tu đã có huyền linh Mẹ
Định tánh đừng mơ nẻo bắc đông.[18]
Với
những lời dạy trên của Đức Mẹ, chúng ta thấy rằng Đức Mẹ lúc nào cũng theo dõi
bước chân của đàn con ở thế gian. Và Đức Mẹ hiện diện ở mọi nơi để vỗ về, an
ủi, chở che:
“Ở
đâu có ấu nhi đau khổ là có Mẹ. Ở đâu có liễu bồ bất hạnh là có Mẹ.” [19]
Phái nữ cần làm gì để được Đức Mẹ ngự nơi tâm?
Tình
thương của Đức Mẹ đối với con cái của Mẹ ở chốn trần gian thật là vô bờ bến.
Đức Mẹ muốn con cái của Mẹ cũng có tình thương như Mẹ và đem tình thương ấy ban
rải khắp nơi để làm cho thế gian bớt khổ.
Đức Mẹ
dạy:
Con hãy thương yêu kẻ ghét mình
Thương đời mạt kiếp khó tồn sinh
Thương thân cá chậu vòng oan nghiệt
Thương phận chim lồng chốn nhục vinh
Thương kẻ tội tình chưa thức tỉnh
Thương người mê muội mãi u minh
Có thương con mới dày công quả
Công quả là đường đến Ngọc Kinh.[20]
Có
thương yêu thì chúng ta mới ra tay giúp đỡ, xoa dịu được nỗi đau của người
khác, giúp họ thoát cơn hoạn nạn, tìm lại niềm tin trong cuộc sống. Đối với
người mê muội, u minh chúng ta dìu dẫn họ vào con đường sáng, giúp họ tìm đến
Đạo Thầy để được hưởng hồng ân của Thầy Mẹ và các Đấng thiêng liêng.
Đức Mẹ
dạy:
Con đem rải khắp tình thương
Mọi người chung hưởng là đường thành công
Dầu sanh ra kiếp má hồng
Cũng là thiên địa trong vòng âm dương
Nặng nề muôn việc muôn phương
Tương lai cũng đó, cột rường là đây
Con ơi, ngày lại qua ngày
Ráng lo kẻo trễ, thời kỳ Long Hoa
Đem thân tô điểm nước nhà
Đỡ nâng nòi giống cùng hòa vạn dân.[21]
Tình
thương là đức nhân đã được Thượng Đế ban cho mỗi người chúng ta khi chúng ta
vào trần tu học. Đến thế gian tiếp xúc với cuộc sống xa hoa vật chất, nếu chúng
ta không làm chủ được cái tâm thì tình thương sẽ bị mất đi nhường chỗ cho sự
tranh giành quyền lợi, ích kỷ hại nhân. Để tình thương được tồn tại, chúng ta
phải tìm về bổn nguyên chơn tánh, sống hiền lương đạo đức, thực hành công quả
để độ đời, công trình để luyện kỷ và công phu thiền định để lúc nào tâm cũng
sáng suốt không bị lục dục thất tình chi phối. Có đầy đủ tình thương thì Đức Mẹ
sẽ ngự nơi tâm của chúng ta.
*
Là tín
đồ Cao Đài, phái nữ chúng ta không thể nào quên lòng Từ Mẫu vô cùng vô tận. Đức
Mẹ không bao giờ ngự trên đài cao hoang vắng tình thương dầu cho nó rực rỡ đến
đâu chăng nữa. Ở đâu có ấu nhi đau khổ là có Mẹ. Ở đâu có liễu bồ bất hạnh là
có Mẹ.
Là con
cái của Đức Mẹ, chúng ta cần mở lòng thương yêu mọi người, thấy người hoạn nạn
thì ra tay giúp đỡ. Có làm được như vậy thì Đức Mẹ sẽ ngự vào tâm chúng ta và
hộ trì chúng ta trên bước đường tu thân hành đạo.
Mẹ
dành một tình thương ban bố
Con
thực hành Mẹ độ vô vi
Cho con rạng tiếng nữ nhi
Sống làm liệt nữ, thác ghi sử
vàng.[22]
ĐOÀN THỊ KIM SƠN
Thánh tịnh Ngọc Minh Đài
Đại Đạo Văn Uyển trân
trọng giới thiệu quý đạo hữu blog UNDERSTANDING
CAODAISM gồm các bài tiếng Anh của HUỆ
KHẢI viết về đạo Cao Đài tại địa chỉ:
|