Chánh giáo nào xưa nay cũng có một nội dung quan trọng và
căn bản là hướng dẫn con người làm lành lánh dữ, tức là dạy con người biết tu đức,
tạo phước. Do đó, chữ Thiện trong các tôn giáo rất phong phú, nếu muốn khảo sát
tỉ mỉ đòi hỏi phải có công trình nghiên cứu lâu dài.
Như nhan đề đã “rào đón”, chắc chắn bài viết này rất thiếu
sót, vì chỉ là một thoáng ôn nhanh, để từ vài góc độ của chữ Thiện mà cùng có dịp
suy gẫm lại một chủ đề rất xưa nhưng không bao giờ lỗi thời, đặc biệt trong thực
trạng xã hội toàn cầu với cái ác diễn ra hầu như càng lúc càng trở nên khốc liệt,
muôn hình vạn trạng, tràn lan rộng khắp…
I. TAM GIÁO DẠY VỀ CHỮ THIỆN
Trong dòng đạo lý lâu đời của nhân loại, người xưa truyền
dạy nhiều câu nói thâm thúy về chữ Thiện, cốt ý khuyên người đời biết làm lành
(hành thiện) đừng gây tội ác (bất thiện).
Ở Trung Quốc thời cổ, bộ Kinh
Dịch (Hệ Từ Thượng, Chương VIII, câu 5) khuyên:
“Người quân tử ở trong nhà nói ra điều thiện, ắt
người ngoài ngàn dặm cũng hưởng ứng, huống chi người ở gần. Ở trong nhà nói ra
điều không thiện, ắt người ngoài ngàn dặm cũng phản đối, huống chi người ở
gần.” [1]
Lời Đức Khổng Tử (551-479 trước CN) dạy môn đệ hành thiện
được chép lại trong Luận Ngữ (Chương
XVI, câu 11) như sau:
“Thấy việc thiện thì ráng làm như sợ mình không
làm kịp, thấy việc không thiện thì rụt tay lại như sợ thọc vào nước sôi.” [2]
Đời
nhà Hán, Lưu Bị (161-223) dạy con
trai:
Bậc hiền giả đời Tống là Thiệu Khang Tiết (1011-1077)
phân tách:
“Người bậc trên, không dạy vẫn thiện. Người bậc giữa, dạy rồi
mới thiện. Người bậc dưới, có dạy cũng không thiện.
Không dạy vẫn thiện, chẳng phải bậc Thánh sao? Dạy rồi mới
thiện, chẳng phải người Hiền sao? Dạy rồi cũng không thiện, chẳng phải là kẻ
ngu sao?”
Thiệu
tiên sinh nói thêm:
“Người tốt làm việc thiện cả ngày vẫn chưa thấy đủ. Kẻ dữ làm
việc không thiện trọn ngày cũng chưa thấy đủ.” [4]
Trên đây là một số lời
giáo huấn tiêu biểu của Nho gia.
*
Về phần Đạo gia, quyển Cảm Ứng Thiên dạy nhiều về việc hành
thiện. Các học giả chưa thống nhất với nhau về tác giả và năm quyển kinh này ra
đời. Người đạo Cao Đài tin rằng Cảm Ưng
Thiên do Đức Thái Thượng Đạo Quân (Đạo Tổ) truyền dạy.
Điều 3 trong mười điều của Cảm Ứng Thiên dạy về Tích Thiện (tích chứa điều lành) có câu:
Điều 4 (Thiện Báo) dạy về kết quả rất
tốt đẹp của người hành thiện như sau:
“Người thiện về mặt đời thì
được mọi người kính trọng, về mặt thiêng liêng vô hình thì được Trời phù hộ, do
đó hưởng phúc lộc. Thần linh hộ vệ người thiện nên tà quái không dám đến gần. Kết
quả là họ làm gì cũng thành công. Điều quan trọng nữa: người thiện là đã tròn
nhân đạo, vì thế có thể hy vọng trở thành Thần Tiên. Điều kiện thành Thiên Tiên
là phải làm 1.300 điều thiện, và điều kiện thành Địa Tiên là phải làm 300 điều
thiện.” [6]
*
Trong
kho tàng kinh điển đồ sộ của nhà Phật, có quyển Kinh Pháp Cú chép lại từng lời Đức Phật Tổ dạy (cũng giống như cách
môn đệ Đức Khổng Tử kết tập quyển Luận Ngữ).
Kinh Pháp Cú (phẩm
XIV, mục 183) chép:
II. ĐẠO CAO ĐÀI DẠY VỀ CHỮ THIỆN
Tu
là sửa. Tu thân là sửa cho con người từ chỗ chưa trọn tốt trọn lành trở nên thật
tốt lành, đẹp đẽ. Muốn vậy, phải bắt đầu từ chỗ hành thiện.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy:
“Những việc hành thiện trong vòng đạo đức là những phương tiện tối cần để
đưa người tu hành đến nơi chí thiện, chí mỹ.” [8]
Người
hành thiện ví như kẻ biết đầu tư một cách an toàn vững chắc vào ngân hàng thượng
giới.
Đức Đại Tiên Lê Văn Duyệt dạy:
“Trời Phật Tiên Thánh là Đấng cầm cân công bằng, tỷ như một
chủ nhà băng. Còn con người làm lành làm ác ví như khách hàng đối với nhà băng.
Hễ gởi tiền vào nhiều được lãnh ra nhiều, gởi ít thì lãnh ra ít. Nhược bằng vay
nợ nhà băng thì phải bị trừ lương hoặc là trát
tòa tố tụng.” [9]
Người tín đồ tu hành tại gia đình
của mình (Phật gọi là cư sĩ) có một
pháp môn căn bản là hành thiện, nhưng hãy thực hiện như thế nào?
Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn dạy:
Thương người như thể
thương ta
Kỉnh người như thể mẹ
cha ông bà
Đó là tu tại gia hành thiện
Khỏi trèo non vượt biển đó đây
Đôi dòng nhắn gởi ai ai
Chữ tu là vậy hằng
ngày nhớ ghi.[10]
Hành thiện là hành vi có ý thức,
thực hành nghiêm nhặt suốt đời, như vậy mới gọi là tu thân.
Đức Đông Phương Chưởng Quản dạy:
Người giác ngộ bảo tồn
danh giá
Không gây điều nhân
quả tội tình
Trọn đời trong kiếp
phù sinh
Tu thân hành thiện giữ
gìn không lơi.[11]
Hành thiện đối với người tu quan
trọng và cần thiết vô cùng. Do đó, bước vào cửa đạo, ai ai cũng tập hành thiện.
Thế nhưng, hãy coi chừng, mình thật sự có hành thiện không?
Người thật tâm tu hành cần luôn luôn tỉnh táo xét nét bản thân xem
mình hành thiện với cái tâm như thế nào? thật sự do động cơ nào thúc đẩy? Người
tu nên nhận thức rõ như thế để hành thiện một cách chân thật chứ không mượn
hình thức bề ngoài, làm lành giả dối nhằm đạt được mục đích ích kỷ, thầm kín
riêng tư nào đó.
Đức Quan Âm Bồ Tát cảnh giới
người tu:
“Vẫn biết rằng trong cửa thiện, người người đã góp công góp ý
vào việc thiện. Nhưng hãy xét lại mình có được trọn vẹn với hai chữ vô tư chưa?
Hay còn hẹp hòi, hay còn chấp nhứt, hay còn vị kỷ? Hoặc thiếu tình thương, hoặc
làm để được tiếng đời ca tụng rằng mình là bậc hiền nhân quân tử? Xem lại mình
có thật tâm bảo vệ và nuôi dưỡng sự hành thiện cho đến nơi đến chốn cùng
chăng?” [12]
03-6-2012
HUỆ
KHẢI
[4] Thượng
phẩm chi nhân, bất giáo nhi thiện. Trung phẩm chi nhân, giáo nhi hậu thiện. Hạ
phẩm chi nhân, giáo diệc bất thiện. Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà? Giáo
nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà? Giáo diệc bất thiện, phi ngu nhi hà? (…) Truyện
hữu chi viết: Cát nhân vi thiện, duy nhật bất túc. Hung nhân vi bất thiện diệc
duy nhật bất túc. 上品之人, 不教而善. 中品之人, 教而後善. 下品之人, 教亦不善. 不教而善, 非聖 而何? 教而後善, 非賢而何? 教亦不善, 非愚而何? (…)
傳有 之曰: 吉人為善, 惟日不足. 凶人為不善, 亦惟日不足.