Thánh tịnh Bửu Quang Đàn ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh
Long An, thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên. Nơi đây xưa là khoảnh ruộng, có
một tảng đá cao khoảng 0,5m, chu vi khoảng 2m, nằm ở phía nam cái bàu không sâu.
Mặt trước tảng đá day về hướng Đông Nam , mặt sau đá day về hướng Tây
Bắc, cách bờ ruộng khoảng 25m. Dân địa phương tin vào sự linh thiêng của đá,
gọi là Ông Đá, thường xuyên đến khấn vái.
LƯỢC SỬ
THÁNH TỊNH
1922: Ông
Huỳnh Trung Nguyên (1885-1968) mua lại khoảnh ruộng này.
1946: Ông Huỳnh
Trung Nguyên chấp thuận cho ông đạo Bảy và ông Nguyễn Văn Đường (Chín Đường)
cất một mái chùa nhỏ trên khoảnh ruộng này. Mặt tiền chùa hướng về phía Đông. Ông
Đá đặt ở gian chính. Lúc đầu chùa có hai gian, mấy năm sau vì hư dột, khi sửa
chữa đã mở thêm thành ba gian.
Chùa được đặt tên là Thạch Đình Sơn Tự,
nhưng dân gian thường gọi là chùa Ông Đá. Trong chùa lập linh vị thờ Thần Hoàng
Bổn Cảnh, Sơn Thần, Thổ Địa Thần Kỳ.
Chùa cất xong, ông Nguyễn Văn Đường trông
coi việc nhang đèn. Thầy lang Hai Huyền phụ giúp coi mạch, bốc thuốc làm phước
thiện, kết hợp cúng cầu giải bệnh. Trong hai ba năm thường xuyên có nhiều người
lui tới, chùa nổi tiếng linh ứng. Đại hồng chung hiện nay nguyên là
lễ tạ ơn của ông bà Mười On sau khi cầu tự ứng nghiệm.
Khi ông Nguyễn Văn Đường tạ thế, bà Huỳnh
Thị Chơi nối tiếp việc coi sóc chùa.
1955: Chùa
hư hỏng nhiều. Thân phụ bà Huỳnh Thị Chơi là Giáo Hữu Huỳnh Văn Sửu (cai quản thánh
thất Long Đức, ở ấp Long Đức, thuộc Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo) công quả 100
đồng, và vận động tín đồ trong Họ Đạo quyên góp thêm. Trong khoảng hai mươi
ngày, thu được 21.000 đồng.
Ông Huỳnh Trung Nguyên và ông Huỳnh Văn Sửu
họp cùng các trưởng lão trong xã bàn việc cất lại chùa bằng cây, lợp ngói. Ông Huỳnh
Trung Nguyên hiến mười giạ lúa nuôi thợ. Chùa làm xong, phí tổn 29.000 đồng,
tín đồ trong họ Đạo quyên góp thêm 8.000 đồng bù vào. Bà Huỳnh Thị Chơi tiếp
tục giữ chùa, lập phòng thuốc nam làm phước thiện và mở lớp dạy may, thêu miễn
phí.
Trong một đàn cơ ở Cần Giờ, Đức Thái Thượng
Lão Quân dạy đổi tên chùa Ông Đá thành thánh tịnh Bửu Quang Đàn. Nhân lễ đổi
tên chùa, ông Huỳnh Trung Nguyên thỉnh bộ phận Hiệp Thiên Đài của Cơ Quan Cao Đài
Thống Nhứt (bến Vân Đồn, quận 4, Sài Gòn) về lập đàn. Đức Hiệp Thiên Đại Đế
Quan Thánh Đế Quân ban cho ông Huỳnh Trung Nguyên bài thơ:
HUỲNH
đình lo đạo, sử càng thanh
TRUNG
hiếu lo tròn đạo đức hanh
NGUYÊN
bổn tương lai tầm giáo lý
Danh
lưu muôn thuở đạo Nam
thành.
Về sau, trong một đàn tại Tam Giáo Điện
Minh Tân (Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt), Đức Thái Thượng Lão Quân ban cho thánh
tịnh Bửu Quang Đàn bài thơ:
BỬU
QUANG ĐÀN Thiên Tào đã định
Đạo tâm
lo chấn chỉnh quả công
Chờ
ngày dự hội mây rồng
Công
đầy quả đủ ngoài trong vẹn toàn.
Thánh tịnh Bửu Quang Đàn từ đây hợp tác chặt
chẽ với Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt. Mỗi kỳ đàn cơ thường có hơn một trăm đạo hữu
hầu đàn. Bà Huỳnh Thị Thiết (thánh danh Thanh Trúc) tổ chức lớp huấn nghệ, hợp cùng
Nữ Đoàn Đại Đạo dạy nghề may cho con em tại địa phương.
1957: Bầu
ra Ban Cai Quản nhiệm kỳ 1, gồm có: ông Nguyễn Phú Thuần (Hội Trưởng); ông
Huỳnh Trung Châu (thánh danh Thiên Châu Tinh); bà Huỳnh Thị Tào (thánh danh
Ngọc Kỳ Hương); bà Huỳnh Thị Thiết (thánh danh Thanh Trước); bà Huỳnh Thị Tiền (thánh
danh Ngọc Lý Hương).
1958: Thượng
Giáo Sư Huỳnh Trung Nguyên hiến một mẫu đất ở khoảnh ruộng đã cất thánh tịnh.
22-8-1967 (17-7
Đinh Mùi): Sau khi giao phó việc nhà cho con cái, ông Huỳnh Trung Nguyên về ở
luôn tại thánh tịnh.
01-12-1968
(12-10
Mậu Thân): Thượng Giáo Sư Huỳnh Trung Nguyên quy thiên, thọ 84 tuổi.[1] Con
gái ông là Huỳnh Thị Thiết (thánh danh Thanh Trước) thay cha trông coi thánh
tịnh.
1970: Ba
gian thánh tịnh hư hỏng nặng. Ban Cai Quản họp bàn việc tái thiết. Ông Huỳnh
Trung Châu (Thiên Châu Tinh) làm trưởng ban tái thiết.
21-7-1971 (29-5
Tân Hợi): Làm lễ trí thạch trước khi khởi công tái thiết thánh tịnh.
29-8-1971
(09-7
Tân Hợi): Khởi công tái thiết thánh tịnh.
19-7-1974
(01-6
Giáp Dần): Lạc thành thánh tịnh. Tổng chi phí là 4.275.000 đồng, do tín đồ
quyên góp.
1976: Hội Trưởng
Nguyễn Phú Thuần quy thiên. Nhiệm kỳ 2, ông Nguyễn Văn Tới được bầu làm Hội Trưởng.
1980: Bà
Huỳnh Thị Tào (thánh danh Ngọc Kỳ Hương) quy thiên.
1982: Bà Huỳnh
Thị Thiết (thánh danh Thanh Trước) quy thiên.
1987: Hội
Trưởng Nguyễn Văn Tới quy thiên. Giáo Sư Huỳnh Trung Châu (thánh danh Thiên
Châu Tinh) tạm thời cai quản thánh tịnh.
1993: Ban
Cai Quản nhiệm kỳ 3 gồm có: Hội Trưởng là ông Huỳnh Trung Luu; Hội Phó là ông
Trương Văn Nhiên, và bà Võ Thị Thảo.
16-9-1997 (15-8 Đinh
Sửu): Bổn đạo thánh tịnh Bửu Quang Đàn đồng thuận hoàn nguyên về Hội Thánh Cao
Đài Tiên Thiên.
13-11-1997
(14-10
Đinh Sửu): Đạo lịnh số 19/BĐL của Thượng Hội Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên chính
thức thu nhận thánh tịnh Bửu Quang Đàn.
22-12-1997 (23-11
Đinh Sửu): Nhiệm kỳ 1997-2002, Ban Cai Quản gồm: ông Huỳnh Trung Lưu (Hội
Trưởng); ông Trương Văn Nhiên, và bà Võ Thị Thảo (hai Hội Phó). Ban Trị Sự
gồm: ông Võ Bá Đảnh (Chánh Trị Sự); ông Nguyễn Đức Đạt, bà Huỳnh Kim Hoa, bà Phạm
Thị Năm, và bà Võ Thị Tám (bốn Phó Trị Sự).[2]
VĂN
UYỂN