Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016

ĐĐVU 04 / GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. (Gioan 3:8)
* Một đạo hữu ở đường 22, phường 4, quận 8, Tp.HCM: “Đình Hưng Phú (617/19 Bến Ba Đình, phường 9, quận 8) có treo bức hoành phi như ảnh đính kèm. Xin giải thích ý nghĩa.”

l Lê Anh Minh: Ba chữ Đức Lưu Phương 德流芳 thật hay, thật ý nghĩa về mặt văn hóa đạo đức. Đức là đạo đức, âm đức (âm chất). Phương là thơm. Lưu là lưu truyền, để lại. Lưu phương: Để lại tiếng thơm.
Ca dao: Người trồng cây hạnh người chơi / Ta trồng cây đức để đời mai sau. Trồng cây đạo đức để mai sau con cháu hưởng quả thơm trái ngọt. Đó là quan niệm về âm đức hay âm chất.
Ca dao: Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức Trời dành phúc cho. Không riêng bản thân người nhân đức được hưởng phước Trời, mà kể cả con cháu người ấy cũng được hưởng phước nữa, nhờ âm đức để lại. Ca dao: Cây xanh thì lá cũng xanh / Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Bức hoành phi Đức Lưu Phương thường thấy nơi gian thờ chính trong các ngôi nhà xưa ở miền Nam, ngụ ý khuyên răn người trong nhà: Hành thiện vun bồi âm đức để con cháu được tiếng thơm và hưởng phước.
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Nếu các thành viên trong mỗi gia đình có ý thức gìn giữ đạo đức, vun bồi âm chất, thì xã hội sẽ trong sạch lành mạnh thêm.
Nói thêm: Do ý nghĩa rất hay của ba chữ Đức Lưu Phương, ở Sài Gòn ngày xưa có một nhà in danh tiếng mang tên Đức Lưu Phương. Chủ nhân là ông Trương Văn Tuấn (chồng bà Nguyễn Thị Hương). Bà Hương là con gái tiền bối Thái Đầu Sư Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950, chức sắc tiền khai thuộc Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh).
*
* Đạo hữu Nguyễn Thị M. (giáo viên, TP Bến Tre):
Tôi thấy nhiều kinh sách trong đạo có dùng chữ TỪNG. Chẳng hạn, ở Hội Thánh chúng tôi, trong một số bài thài lễ đáo tuế có nhan đề như sau: TỪNG HƯƠNG (Trầm đàn khói kết năm mây…); TỪNG SƠ (Mừng nay thân phụ tuổi cao …); TỪNG Á (Vui mừng đạo đức âu ca…); TỪNG CHUNG (Lục tuần tuổi thọ lẻ xuân…); TỪNG HỰU THỰC (Mùi hương náo nức quỳnh tương…), v.v… Không hiểu TỪNG là gì, xin vui lòng giải thích.”
l Huệ Khải: Người miền Nam thường phát âm không phân biệt hỏi ngã và một số âm (như -ai /-ay, -ac /-at, ch-/tr, d- /gi- /v-, -n /-ng, v.v…), một số từ (như oa / hoa / qua, hoặc oan / oang / hoan / hoang / quan / quang, v.v...). Các từ Hán-Việt mà không rõ nghĩa thì dễ bị đọc lầm hoặc viết lầm. Do đó, kinh sách Cao Đài xưa nay thường in sai lệch chữ nghĩa, khiến tín đồ đọc kinh càng khó phân biệt đúng sai, không hiểu đúng ý nghĩa lời kinh. Tình trạng này rõ ràng ảnh hưởng không tốt đến việc học hiểu giáo lý, truyền bá chánh pháp. Vì vậy, Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo rất quan tâm hiệu đính chữ nghĩa trong nhà Đạo chúng ta, cẩn thận in kèm chữ Hán để giúp phân biệt các từ Hán-Việt đồng âm khác nghĩa.[1] Chúng tôi còn kèm thêm tiếng Anh để tham khảo cho rõ nghĩa, giúp các đạo hữu có nhu cầu dịch thuật trong hoàn cảnh Đạo chúng ta chưa có một quyển từ điển Cao Đài Việt-Hán-Anh.
Chữ TỪNG đạo hữu nêu ra là do đc sai chữ TUẦN.
 TUẦN (danh từ) dùng để chỉ mỗi lần rót rượu, rót trà. Thí dụ: Nhất tuần 一巡 (Một lượt rót rượu hay trà); Tửu chí sổ tuần 酒至數巡 (Rượu uống được vài lượt).
Đừng nhầm lẫn với chữ TUẦN nghĩa là mười ngày. Một tháng ba mươi ngày chia ra mười ngày đầu gọi là thượng tuần 上旬, mười ngày giữa gọi là trung tuần 中旬, mười ngày chót gọi là hạ tuần 下旬.
ƒ Chữ TUẦN còn có nghĩa là mười năm. Năm mươi tuổi gọi là ngũ tuần 五旬. Lễ bát tuần thượng thọ 八旬上壽 tổ chức để mừng người được tám mươi tuổi.
Chúng ta cầu nguyện sao cho bà con mình trong nhà Đạo (nhất là giới trẻ) luôn ý thức giữ gìn tính trong sáng, chính xác của lời kinh tiếng kệ, thánh ngôn thánh giáo.
*
* Một đạo hữu ở Bình Dương:
Trích thư ngày 01-9-2012: “Xin Văn Uyển giải thích một số câu chữ Nho trong Đại Thừa Chơn Giáo như sau:  Thực vô cầu bão, cư vô cầu an (bài Quân Tử và Tiểu Nhơn); Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhứt đán vô thường vạn sự hưu (bài Lý Thiên Nhiên và Lý T Nhiên); ƒ Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí. Tánh mạng công phu thỉ bất minh. Vãng trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư. Lão tác đồ ti thiếu vi tôn. (bài Khởi Trung Tâm Đo); Thế sự vạn ban đô thị giả. (bài Tham Thiền Nhập Đnh).”
l Lê Anh Minh:
 Thực vô cầu bão, cư vô cầu an.[2] Nghĩa là: Ăn chẳng cầu no, ở không cầu tiện nghi thoải mái.
Xuất xứ: Luận Ngữ (Học Nhi, 14) chép: Tử viết: Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự, nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ.[3]
(Đức Khổng Tử nói: Người quân tử ăn chẳng cầu no, ở không cầu tiện nghi thoải mái, làm việc cần mẫn, thận trọng lời nói, gần người có đạo thì được sửa lỗi. Người như vậy có thể gọi là hiếu học.)
Lưu ý: Chữ an ở đây không có nghĩa là an bình, yên ổn. Nhân tiện, trong Đại Thừa Chơn Giáo của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống (bản in số 36.1, năm 2011, tr. 59) đã in sai là bảo, xin sửa là bão.
Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhứt đán vô thường vạn sự hưu.[4] Nghĩa là: Ba tấc hơi còn thì làm được ngàn thứ, một khi chết rồi muôn việc đều ngưng.
Xuất xứ: Đây là câu nói phổ biến trong sách Trung Quốc. Lưu ý: Hai chữ thiên vạn (trong thiên ban, vạn sự) tuy dịch là ngàn, muôn nhưng có nghĩa không xác định; nên hiểu là vô số.
ƒ Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí. Tánh mạng công phu thỉ bất minh. Vãng Trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư. Lão tác đồ ti thiếu vi tôn.[5] Nghĩa là: Trời sanh Khổng Tử có trí tuệ chân thực. Thuở đầu Ngài chưa hiểu rõ về công phu tu tánh luyện mạng. Trên đường qua nước Trần, Ngài gặp Hạng Thác và bái làm thầy. Người lớn xem đứa trẻ thấp hèn là tôn quý.
Nhân tiện, trong Đại Thừa Chơn Giáo của Chương Trình Ấn Tống (bản in số 36.1, tr. 128) đã in sai là Vãng trần, xin sửa là Vãng Trần; đã in đồ ty, xin sửa là đồ ti.
Nói thêm: Hạng Thác là thần đồng bảy tuổi, hỏi nhiều câu khiến Đức Khổng Tử (Trọng Ni) không trả lời được. Tam Tự Kinh có câu “Tích Trọng Ni sư Hạng Thác.” [6] Nghĩa là: Ngày xưa Trọng Ni xem Hạng Thác là thầy.
Thế sự vạn ban đô thị giả.(7) Nghĩa là: Việc đời muôn thứ đều là giả dối.
Xuất xứ: Đây là câu nói phổ biến trong sách Trung Quốc. Một câu tương tự: Thế thượng vạn ban đô thị giả.(8) Nghĩa là: Muôn thứ trên đời đều là giả dối.
Lưu ý: Hai chữ vạn ban ở đây cũng đồng nghĩa với hai chữ thiên ban đã giải thích ở mục trên đây, có nghĩa không xác định; nên hiểu là vô số. Nhân tiện, trong Đại Thừa Chơn Giáo của Chương Trình Ấn Tống (bản in số 36.1, năm 2011, tr. 195) đã in sai là vn bang, xin sửa là vn ban.
*
* Thánh thất An Phú Tây (Bình Chánh, TpHCM, Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo): Trích đạo thư:
Chúng tôi đại diện chư hiền lưỡng phái thánh thất An Phú Tây xin Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo cho chúng tôi được thỉnh một số kinh sách đã phát hành.”
An Phú Tây, ngày 11-8-2012 (24-6 Nhâm Thìn)
Giúp Đầu Họ Đạo: Lễ Sanh NGỌC CAO THANH
Chánh Hội Trưởng NGỌC GIÁC THANH
Chánh Trị Sự TRANG SĨ LÀ
*
* Họ đạo Trung Dương (Đơn Dương, Lâm Đồng, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài). Trích đạo thư:
Đơn Dương, ngày 26-8-2012 (10-7 Nhâm Thìn)
Vừa qua Họ Đạo chúng tôi có tiếp nhận một số sách trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Đây là nguồn tài liệu học đạo hết sức cần thiết và phong phú, hộ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu giáo lý đạo Thầy, tăng bổ thêm kiến thức đối với hàng chức sắc, chức việc, và đông đảo tín đồ trong nhà Đạo.
Qua thư cảm ơn này, xin được thiết lập mối quan hệ để tiếp tục đón nhận những kinh sách mới ấn tống.”
Đầu Họ Đạo thánh thất Trung Dương
Lễ Sanh NGỌC KHÁNH THANH
*
* ĐH Nguyễn Minh Ca (thánh thất Trung Bảo, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài): Thôn Tân Thọ, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Trích thư:
Đồng Nai, ngày 30-9-2012 (25-8 Nhâm Thìn)
“Xem xong Đại Đạo Văn Uyển, ai cũng muốn xem đi xem lại nhiều lần và trân trọng cất giữ, như để làm bửu bối bồi dưỡng tinh thần trong cuộc sống…”
*
* Một vị Mạnh Thường Quân ẩn danh (Cà Mau), công quả ngày 10-10-2012, gởi kèm Văn Uyển ba câu hỏi.
l Ban Ấn Tống:
 Bốn câu thơ đạo hữu hỏi là bài thài hiến lễ Đức Tam Nương Diêu Trì Cung. Bài thài này như sau:
Tuyến đức năng thành đạo, / Quảng trí đắc cao huyền. / Biển mê lắt lẻo con thuyền, / Chở che khách tục, cửu tuyền ngăn sông.
Theo chú giải của một số tài liệu thì “Tuyến” là tên của Đức Tam Nương trong một kiếp mang xác phàm ở Việt Nam. “Cao huyền” là cao thâm, huyền diệu. “Cửu tuyền” là chín con suối ở cõi âm; do đó cửu tuyền ám chỉ cõi âm, địa phủ.
Chữ “dữ” đạo hữu hỏi đúng ra phải viết là “giữ”, nghĩa là giữ gìn. Bốn câu thơ đạo hữu hỏi là bài thài hiến lễ Đức Cửu Nương Diêu Trì Cung. Bài thài như sau:
Khiết sạch duyên trần vẹn giữ, / Bạc Liêu ngôi cũ còn lời. / Chính chuyên buồn chẳng trọn đời, / Thương người noi Đạo, Phật Trời cũng thương.
“Khiết” tức là Cao Thoại Kiết.
Ông Cao Minh Thạnh (1860-1919) kết hôn với Tào Thị Xút (1858-1901), sinh sáu trai (lót chữ Triều) và hai gái (lót chữ Thoại). Người con gái út là Kiết, sanh giờ Tuất, ngày 28-02-1896 (16-01 Bính Thân) tại Bạc Liêu. Năm 1916 (Bính Thìn) cô kết hôn với Nguyễn Bá Tính, là con thứ của đốc phủ sứ Nguyễn Bá Phước, người ấp Tân Hưng, xã Vĩnh Lợi. Ngày 12-7-1920 (27-5 Canh Thân), bà Kiết qua đời (lúc 23 giờ 30), hai mươi lăm tuổi, chưa có con.[7]
ƒ Câu hỏi thứ ba về “Mắt nhắm nơi Huỳnh Đình khiếu huyệt”, mời đạo hữu tham khảo phần trả lời sau đây:
HUỲNH ĐÌNH 黃庭 là gì? Ở vị trí nào trong cơ thể?
l LÊ ANH MINH: Về Huỳnh Đình, kinh sách đạo Lão nói không giống nhau. Đồ hình khí công này là một thí dụ:


[1] Tử Thanh Chỉ Huyền Thiên (chương Cốc Thần Bất Tử Luận) giảng: “Đầu có cửu cung 九宮 (chín cung), ứng với cửu thiên 九天, cung chính giữa là Nê Hoàn 泥丸, cũng gọi là Huỳnh Đình; lại còn có tên là Côn Lôn 昆崙, Thiên Cốc 天谷; tên gọi khá nhiều, đó là cung mà Nguyên Thần 元神 trú ngụ.”
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Thượng Đan Điền.
[2] Tính Mệnh Khuê Chỉ (chương An Thần Tổ Khiếu Đồ) giảng: Huỳnh Đình là tên gọi khác của Tổ Khiếu 祖竅, là chỗ trống ở giữa khoảng từ rún tới tim.
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Trung Đan Điền.
[3] Đạo Giáo Văn Hóa Từ Điển (Trương Chí Triết chủ biên, Giang Tô 1994, tr. 790) giảng: Huỳnh Đình là Trung Đan Điền; vị trí Huỳnh Đình là ở phía trên bàng quang (bọng đái), ở phía dưới tỳ (lá lách), trước thận, bên phía trái gan, bên phía phải phổi.
[4] Tiên Học Từ Điển của Đái Nguyên Trường (Đài Bắc 1970, tr. 142) giải thích: “Huỳnh là trung huỳnh (màu vàng ở giữa), Đình là trung đình (cái đình ở giữa), ý nói vị trí ngay ở trung ương. Kinh sách luyện đan chép: “Trên Đan Điền là Kim Đỉnh 金鼎, trên Kim Đỉnh chút xíu là Huỳnh Đình.” Tổ sư Trương Tam Phong nói: “Giữ Huỳnh Đình, nuôi Cốc Thần, đàn ông mang thai làm người ta buồn cười quá.” (Thủ Huỳnh Đình, dưỡng Cốc Thần, nam tử hoài thai tiếu sát nhân. 守黃庭養谷神男子懷胎笑容煞人.)
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Hạ Đan Điền.
[5] Huỳnh Đình Kinh Giảng Nghĩa của Viên Đốn Tử (tức Trần Anh Ninh) giảng: “Huỳnh Đình là chỗ trống trong lỗ rún.” (Tề nội không xứ. 臍內空處).
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Hạ Đan Điền.
[6] Đạo Xu (chương Thái Cực) giảng: Huỳnh Đình là chỗ giữa hai quả thận (lưỡng thận chi gian 兩腎之間).
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Hạ Đan Điền.
[7] Kim Đan Chân Truyền (chương Kết Đan) giảng: Huỳnh Đình là nơi chứa tinh (tàng tinh xứ 藏精處).
Theo quan điểm này, Huỳnh Đình là Hạ Đan Điền.
Tóm lại, Huỳnh là màu vàng, là màu của thổ, trong ngũ hành thì thổ ở giữa; Đình là chỗ trống ở trung ương; vị trí Huỳnh Đình có thể là Thượng Đan Điền, Trung Đan Điền, Hạ Đan Điền, tùy theo quan điểm của các nhà luyện đan.
Khẩu quyết tham thiền của tịnh viên Cao Đài có câu: “Mắt nhắm nơi Huỳnh Đình khiếu huyệt...” Khiếu huyệt là lỗ trống. Huỳnh Đình khiếu huyệt là huyệt Huỳnh Đình.
Lưu ý: Vì các sách giải thích không giống nhau, nên người phát tâm muốn học thiền (công phu) KHÔNG đưc t hc theo sách vở! Bắt buộc PHẢI CÓ MINH SƯ chỉ dạy rõ ràng pháp môn, căn cứ theo trình độ của mỗi đệ tử.
Thời đại ân xá Kỳ Ba, nếu ai phát tâm tu tập ngồi thiền, muốn xin thọ pháp môn (công phu) để giải thoát luân hồi sanh tử, trước tiên nên tập ăn chay ít nhất là mười ngày (tốt nhất là sớm tập ăn chay trường), đồng thời chí thành cầu nguyện với Thầy Mẹ, Đức Lý Giáo Tông, Đức Ngô Minh Chiêu, hay Đức Tôn Sư Đông Phương Chưởng Quản, v.v… Ơn Trên sẽ chứng giám tâm thành, sẽ tùy duyên dìu dắt người có tâm đạo bước vào Thiên đạo đại thừa, đến đúng tịnh trường nghiêm cẩn để được truyền thọ bửu pháp. “Vì ai xin sẽ được, ai tìm sẽ gặp, ai gõ thì cửa sẽ mở.” (Luca 11:10)
*
* ĐH Nguyễn Văn Thảnh (Hòa Thành, Tây Ninh): “Xin vui lòng cho tôi biết nên viết là từ hàng, hay là từ hàn.
l BAN ẤN TỐNG: Cả hai cách viết đều đúng, nhưng ý nghĩa khác xa nhau. Do đó cần phân biệt rõ:
 Từ hàn 詞翰: Từ là câu văn, lời nói; hàn là cây bút lông, văn thư, thư tín. Từ hàn là người giữ sổ sách, lo việc văn thư, tức là thư ký (secretary).
Từ hàng慈航: Từ là thương yêu; hàng là con thuyền. Từ hàng là thuyền từ, con thuyền thương yêu (the boat of mercy), tức là đạo pháp cứu vớt con người thoát khỏi biển khổ cuộc đời. Đức Quan Âm cũng là Từ Hàng Bồ Tát.




[1] Tuy rất cố gắng chăm sóc chữ nghĩa, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn để sót một ít lỗi! Mỗi khi phát hiện, chúng tôi đều sửa chữa trong lần tái bản, và đính chính trên Đại Đạo Văn Uyển.
[2] 食無求, 居無求安.
[3] 子曰: 君子食無求飽, 居無求安, 敏於事而慎於言, 就有道 而正焉, 可謂好學也已. (論語, 學而 14) James Legge (1815-1897) dịch: The Master said, “He who aims to be a man of complete virtue in his food does not seek to gratify his appetite, nor in his dwelling place does he seek the appliances of ease; he is earnest in what he is doing, and careful in his speech; he frequents the company of men of principle that he may be rectified – such a person may be said indeed to love to learn.”
[4]  氣 在千 , 無 常 .
[5] 天生孔子真其智. 性命功夫始不明. 往陳路遇項橐為師. 作徒卑少為尊.
[6] 昔仲尼師項橐. (7) 世事萬般都是假. (8) 世上萬般都是假.
[7] Theo Cao Bạch Liên và Huệ Khải, Hành Trạng Tiền Bối Cao Triều Phát. Nxb Tôn Giáo 2010, tr. 13. Quyển số 27 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.