Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

ĐĐVU 05 / SỨ MẠNG QUYỀN PHÁP / Diệu Nguyên

Image result for BAMBOO


Vào ngày 15-10 Bính Dần (19-11-1926), Đức Chí Tôn Thượng Đế khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại đất nước Việt Nam với mục đích:
Đem nhân loại đại đồng cứu thế
Lập Cao Đài bảo vệ đời nguy
Ban trao sứ mạng Tam Kỳ
Cho người tâm đức kiên trì hoằng khai.[1]
Như vậy, một sứ mạng trọng đại đã được ban trao cho dân tộc Việt, là sứ mạng quyền pháp Tam Kỳ Phổ Độ như lời Thầy dạy:
“Hỡi các con! (...) Thầy đem sứ mạng quyền pháp Tam Kỳ Phổ Độ trao cho các con, cho dân tộc con trong thời hạ nguơn chuyển kiếp này là để các con gieo rải một ý thức hòa hiệp, thương yêu với nhau trước cuộc đời loạn ly điên đảo.” [2]
Vì sao sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lại được gọi là sứ mạng quyền pháp? Các tôn giáo khác đang có mặt trên thế giới ngày nay cũng có sứ mạng quyền pháp như Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay không? Trước khi trả lời hai câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa hai chữ quyền pháp.
Đầu xuân Kỷ Dậu, Đức Chí Tôn dạy:
“Các con muốn Đạo sớm thành để hoằng dương độ thế thì hãy hành đạo trong khuôn khổ quyền pháp. Thầy sẽ cho Giáo Tông Thái Bạch đến phân tách hai chữ quyền pháp cho các con được thấm nhuần thêm hơn.” [3]
Ngay sau đó, Đức Lý Giáo Tông giáng dạy về ý nghĩa của quyền pháp; lời dạy này có thể xem là bài giảng chủ đạo và đầy đủ nhất trong số những thánh giáo của các Đấng thiêng liêng dạy về quyền pháp. Đức Giáo Tông dạy:
“Sở vật thực tại [4] được tạo thành và biến sanh đều do quyền pháp. Điểm quyền pháp ở đây là cái ngòi của quả trứng. Những cái ngoại thức nội tại có đủ [nhiệt độ thích hợp, được bảo quản tốt], nếu cái ngòi thật tốt thì quả trứng gà sẽ biến thành con gà sau một thời gian nào đó. Trái lại, nếu không có điểm quyền pháp của Thượng Đế ban, dầu có đủ điều kiện quả trứng vẫn hư hoại.
“Trong sở vật thực tại con người, điểm quyền pháp là linh hồn, nhờ đó mà sinh ra, trưởng thành, và có thể tiến hóa đến mức đổi phàm thành Thánh, thay tục hóa Tiên được.” (…)
“Trong hiện tình nhân loại phân tranh chiến đấu, đó chính là sở vật thực tại đang biến dưỡng. Một là, nếu như quả trứng không ngòi, thế giới này sẽ tự hủy diệt. Hai là, nếu có điểm quyền pháp thì thế giới này sẽ tạo một thiên đàng thuần chánh.” [5]
Từ lời dạy trên, suy ra thế giới ngày nay là một sở vật thực tại đang biến dưỡng. Trái ngược với sự phát triển tột bực của văn minh khoa học là thực trạng đạo đức con người suy bại; do đó con người đang xô đẩy nhau xuống đáy hố thẳm tương tàn tương diệt. Nếu không có điểm quyền pháp (là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài) do Đức Chí Tôn ban trao thì thế giới này sẽ bị hủy diệt giống như quả trứng không ngòi.
Trở lại câu hỏi chúng ta đặt ra trên đây: Các tôn giáo hiện có trên thế giới có sứ mạng quyền pháp như Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay không?
Đức Giáo Tông dạy:
“Các tôn giáo hiện có chỉ là các cấu tử chớ chưa phải là Đạo, là tôn giáo cứu thế. Vì lẽ đó Đại Từ Phụ mới ban quyền pháp. Quyền pháp là Thầy, là Đạo, là động năng thúc đẩy tạo thành thánh đức sau hội Long Hoa.
“Bần Đạo đã nói: Quyền pháp là Thầy, là Đạo. Nhắc lại, Đạo chớ không là tôn giáo. (…)
“Đại Từ Phụ dựng Cao Đài nơi vùng Đông Nam Á này để làm quyền pháp. Chính sứ mạng quyền pháp này thúc đẩy mọi sở vật thực tại tôn giáo kết thành thực thể Đạo cứu thế trong Tam Kỳ Phổ Độ, cũng như cái ngòi gà trong quả trứng vậy.” [6]
Thế giới này được ví như quả trứng gà, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài có sứ mạng thúc đẩy các tôn giáo hiện có trên thế giới cùng kết hợp lại với nhau thành một thực thể Đạo cứu thế để cải tạo xã hội, do đó Cao Đài được ví như cái ngòi gà, là điểm quyền pháp để giúp thế giới này không bị tiêu diệt mà còn trở thành thiên đàng thuần chánh.
Nhưng kết quả đạt được sau mấy mươi năm ban trao quyền pháp ra sao? Thầy nhận xét:
“Đã trải qua biết bao nhiêu lớp người hy sinh hoằng Đạo, cho đến ngày nay, nhìn vào thế giới nhân loại nói chung và các con trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nói riêng, vẫn còn trong trạng huống chia ly trầm trọng, đó là quyền pp Đo của Thầy các con chưa thc hành trn vn, nên tình thương và lẽ sống không phát động mạnh mẽ đồng đều để kết hợp thành một nền tảng hòa bình mà các con hằng nguyện cầu mong muốn.” [7]
Đây là một thực trạng đau buồn mà mãi cho đến ngày nay, những người con áo trắng của Đức Chí Tôn vẫn chưa giải quyết được. Tuy nhiên, Đức Giáo Tông an ủi chúng ta như sau:
“Không phải Thượng Đế cấy lúa trên tảng đá hay trao quyển binh thư cho người mù chữ. Ngoài ân ban, Đức Thượng Đế còn nhận thấy dân tộc này có thể thực hành sứ mạng Hảo Nam bang, hảo Nam bang, / Tiểu quốc tảo khai hi Niết Bàn.’
“Bần Đạo nói để chư hiền đệ muội không lấy làm buồn mà để nhận một thực tế. Dân tộc này Đại Từ Phụ đã chọn, như Gia Tô Giáo Chủ đã nói trong lễ Giáng Sinh: Chỉ có tâm thức thì sángý thức còn u tối.’ Chính vì vậy mà quyền pháp này chưa lập được. (…)
“Sứ mạng của dân tộc này to tát như thế, quyền pháp quan trọng như thế, không phải làm không được. Chư đệ muội hãy chờ đợi, việc sẽ đến và đang đến. Từ ngàn xưa, trên lịch sử đã từng được nghe và thấy rõ. Việt Nam, một dân tộc mà tất cả thế giới đều nhìn vào, không phải nhìn vào vì nó có sự đe dọa tàn phá cả thế giới, mà nhìn vào vì chính nó là một động năng cứu rỗi xây dựng mới trên toàn thể nhân sinh.
“Muốn được vậy, chư đệ muội phải làm sao, phải làm thế nào để phát huy quyền pháp được đặt để?” [8]
Suy gẫm câu hỏi của Đức Lý Giáo Tông, phải chăng để phát huy quyền pháp được đặt để, bậc Thiên ân hướng đạo cần phải thực hiện rốt ráo những điểm như sau:
1. Thi hành cho đúng luật thương yêu.
Thầy dạy:
Lòng Trời bao quát cả nhơn sanh
Chỉ có riêng con tạo dữ lành
Muốn đặng hòa bình trong ước vọng
Thì con mỗi đứa tự thi hành.
Thi hành cho đúng lut thương yêu
Thầy dặn dò con trước đã nhiều
Cái khổ của người con ước vọng
Buồm trương ngược gió phải theo chiều.[9]
Thầy lại dạy:
Các con là những chức sắc, chức việc, tín đồ của Thầy. Thầy nhắc nhở các con nên thương yêu nhau, dìu dắt nhau trên đường tu học, để hoàn thành sứ mạng phổ độ Kỳ Ba. Quyền pp Đo từ Tòa Thánh, Hội Thánh, thánh thất, thánh tịnh, mỗi người Thiên ân chức sắc, dù lớn dù nhỏ hãy gìn giữ cho xứng đáng nghiêm minh. Quyền pp Đo là tình thương và s sống. Có nắm được quyền pp thì Đạo mới khai; có tình thương, sự sống mới hòa bình an lạc. Đó là điều kiện duy nhất để con trở về với bến khởi nguyên Đại Đạo, về cùng Thầy.” [10]
2. Noi theo gương các bậc Thánh Nhân ngày xưa trong việc thực hiện bổn phận đối với tha nhân.
Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn dạy:
“Các bậc Thánh Nhân ngày xưa thuận theo thời Trời mà phát sinh thánh đức, giáo tứ muôn dân; noi theo lòng Trời mà xem dân như con đẻ, không thương riêng, không ghét riêng. Dầu đời có thăng trầm bĩ thới, người có dại khôn, đất có thấp cao, nhưng các Đấng đem đạo tài thành của thiên địa để dưỡng nuôi bồi bổ, dụng phụ tướng thiên địa chi nghi mà mở mang thiên hạ, không tranh không chấp, không tham giận thù hằn, nhà an nước trị, dân chúng vỗ bụng ngậm cơm. Ngày nay chư hiền Thiên ân sứ mạng dầu chưa đặt mình vào nhiệm vụ người xưa, nhưng với sứ mạng Thiên ân bảo trì quyền pp, phụng Thiên sự dân trong thời mạt kiếp này sự quan trọng ấy nào có kém chi đâu.” [11]
Đức Vân Hương Thánh Mẫu dạy:
“Người tu hành có đem được tình thương cho mọi người mọi kẻ, có tạo một niềm tin cho thực lực cứu cánh, thì mới tận độ họ về nhân bản, đạo pháp và tâm linh. Hai điểm trên nếu được thực hành đúng mức thì quyền pp Đi Đo sẽ mở rộng, do đó những người Thiên phong chức sắc hoàn thành sứ mạng to tát Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.” [12]
3. Tuân hành Đạo luật cho quyền pháp được nghiêm minh.
Thầy dạy:
Các con phải tuân hành Đạo luật cho quyền pháp được nghiêm minh” [13]; quyền pháp Đạo luật có nghiêm minh thì đạo pháp mới xiển dương sáng tỏ.” [14]
Đức Hiển Thế Đạo Nhơn giảng giải về tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền pháp Đạo luật như sau:
“Mỗi đoàn thể, dầu đời dầu đạo, có được thuận hòa êm ấm, vui vẻ đoàn kết hành sự để phát triển là nhờ mỗi hội viên hoặc đoàn viên hoặc đạo hữu đều giữ gìn và thực hành nội quy luật pháp. Nếu trái lại, nước phải loạn, đoàn thể phải loạn, rồi ly tán. Chỗ ly tán đó là cửa hở cho tà mị chen vào khuấy động.
“Các em đã có tâm, là vốn liếng Thiên phú rồi. Nhưng cần phải thượng tôn luật pháp hoặc nội quy hành đạo mới khỏi bị khảo đảo, vì nội quy là cái đường rầy xe lửa. Nếu xe lửa chạy trật đường rầy ắt đâm nhào xuống hố, kéo luôn hành khách cùng theo.” [15]
4. Gầy dựng bậc lãnh đạo chơn tu, đào tạo người hướng đạo tiếp nối.
Thầy dạy:
... củng cố hàng ngũ chức sắc để tạo nên bậc đạo đức chơn tu; trưởng dưỡng, huấn luyện tu sinh, tu sĩ để tạo thành trang hướng đạo.” [16]
5. Bậc lãnh đạo các chi phái đoàn kết, bắt tay nhau, xóa tan mọi tỵ hiềm, đố kỵ ngõ hầu nêu cao tinh thần đồng nhất của Đại Đạo.
Thầy dạy:
người lãnh đạo, bậc đàn anh phải gieo ý thức thương yêu đoàn kết cho các con cái của Thầy hầu xóa tan mọi niềm tỵ hiềm đố kỵ và nêu cao tinh thần đồng nhất của Đại Đạo. Kế đến, các con lãnh đạo, hướng đạo của các chi phái hãy bắt tay nhau, cùng kết hợp lại thành mt hi đồng hướng đo trong Tam Kỳ Phổ Độ.”  [17]
6. Bậc Thiên ân chấp trì quyền pháp cần phải tu chứng.
 Đức Ngô Minh Chiêu dạy:
“Người tu chứng, chung quanh dường như không có một quyền uy pháp luật, mà ân oai chói sáng, quyền pháp nghiêm minh, tình thương do đó mà dẫy tràn, trật tự do đó mà an bài, giáo lý Đạo do đó mà thâm sâu hoằng hóa.” [18]
Để tu chứng, không thể nào chỉ làm công quả mà quên trau dồi công phu (tịnh luyện). Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy:
“Người tu hành vào hàng đại thừa chấp trì quyền pháp để thực hiện sứ mạng thiêng liêng thì luôn phải tu tánh luyện mng cho thuần thc chơn chất, phải giữ lòng thanh tịnh như như, dầu đứng trước muôn ngàn ngoại cảnh đổi thay đừng để lòng phải xao động, luôn luôn diệt trừ phiền não chấp trước để không vui không buồn, không nhơn không ngã, không bạn không thù, không tà không chánh, không thị phi, không ân oán. Tóm lại là niệm lự giai vong, vạn duyên đốn tuyệt. Dầu danh lợi trước mắt, quyền uy trong tay vẫn xem như bọt bóng đầu gành, mây bay đỉnh núi.” [19]
Cuối cùng, còn một điểm hết sức quan trọng mà chúng ta cần ghi nhớ. Đức Giáo Tông dạy rõ:
“Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào. Quyền pháp có vẫn có, tùy tâm ý mà đạt định, tùy sứ mạng mà nhận lãnh.” [20]
 Như vậy, nếu dân tộc Việt không gắng sức để hoàn thành sứ mạng được ban trao thì quyền pháp có thể sẽ được trao cho một dân tộc khác, cho tất cả những ai thực hiện đúng tôn chỉ lập trường của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Mỗi người hướng đạo Cao Đài cần ý thức về sứ mạng quyền pháp được đặt để để nỗ lực hoàn thành sứ mạng.
Cầu nguyện Đức Chí Tôn ban cho chúng con có đủ đầy minh triết, nghị lực, dũng khí và tình thương yêu để vượt qua mọi bản ngã tư tâm ngõ hầu thực thi trọn vẹn sứ mạng quyền pháp được Thượng Đế ban trao.
DIỆU NGUYÊN
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo



[1] Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Chí Thiện Đàn (Minh Đức Nho Giáo), 26-8 Nhâm Tý (03-10-1972).
[2] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).

[3] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).

[4] Sở vật thực tại: Những vật thể có thực và hiện đang tồn tại. Thí dụ: Con người là một sở vật thực tại, các tôn giáo cũng là sở vật thực tại, v.v...

[5] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).

[6] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).

[7] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
[8] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).
[9] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
[10] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30-12 Quý Sửu (22-01-1974).
[11] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30-01 Bính Thìn.
[12] Minh Lý Thánh Hội, 05-8 Quý Sửu (01-9-1973).
[13] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
[14] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Canh Tuất (06-02-1970).
[15] Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 01-4 Kỷ Dậu (16-5-1969).
[16] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
[17] Thánh thất Nam Thành, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).
[18] Minh Đức Tu Viện, 02-01 Tân Dậu.
([19]) Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15-01 Đinh Tỵ.
([20]) Thánh thất Nam Thành, 01-01 Kỷ Dậu (17-02-1969).