Kinh này có nhan đề đầy đủ là:
Thái Thượng Lão Quân Thuyết Thường Thanh
Tĩnh Kinh.[1] các nhan đề khác là: Thái Thượng Hỗn Nguyên Thượng Đức Hoàng Đế
Thuyết Thường Thanh Tĩnh Kinh;[2] Thường Thanh Tĩnh Kinh;[3] Thanh Tĩnh Kinh.[4]
Về nội dung, kinh giải thích
diệu dụng của thanh tĩnh.[5] Để đạt được thanh tĩnh người tu phải
tam quán: <1> nội quán (nhìn
vào trong); <2> ngoại quán (nhìn ra ngoài), và <3> viễn quán (nhìn
ra xa). Tam quán để
thấy vạn vật đều là không; tức là trừng
tâm (làm trong sạch tâm) để diệt trừ vọng tâm, diệt trừ phiền não.
Tác giả bản kinh này chưa rõ là ai. Có thuyết cho rằng đó là Cát Huyền 葛玄 (164-244); có thuyết cho
rằng tác giả là một đạo sĩ ẩn danh, sống vào đời Đường (618-907) hoặc Ngũ Đại (907-1279).
Bản kinh này (có lời chú của Thủy Tinh Tử)
đã được đưa vào Chính Thống Đạo Tạng.[6] Đây là bản kinh được giới đạo sĩ rất xem trọng.
Thanh
Tĩnh Phái của Toàn Chân Đạo [7] quy
định đây là bản kinh nhật tụng của môn phái, nên bản kinh được lưu hành rất rộng
và có nhiều bản chú thích của các nhà như: Đỗ Quang Đình, Thủy Tinh Tử, Hỗn
Nhiên Tử, Hầu Thiện Uyên, Lý Đạo Thuần.[8]
Bản dịch này căn cứ bản chữ Hán (468 từ) in
trong Đạo Giáo Thập Tam Kinh (quyển Hạ),
do Ninh Chí Tân chủ biên, Hà Bắc Nhân Dân xuất bản xã, 1994, tr. 1330-1333.[9]
THANH TĨNH KINH (dịch)
1. Lão Quân nói: Đại Đạo không có hình dáng,
nhưng sinh ra và nuôi dưỡng trời đất. Đại Đạo không có tình cảm, nhưng khiến
cho mặt trời và mặt trăng hoạt động. Đại Đạo không có tên, nhưng nuôi dưỡng và
phát triển vạn vật. Ta không biết tên gọi của nó, nên gượng gọi tạm nó là Đạo.
2. Đạo thì có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời
động đất tĩnh. Trai trong gái đục, trai động gái tĩnh. Động và tĩnh, trong và đục
tương tác nhau mà sinh ra vạn vật. Trong là nguồn gốc của đục, động là căn bản
của tĩnh. Hễ con người luôn thanh tĩnh thì trời đất sẽ quy về họ [tức là con
người hòa hợp với vũ trụ].
3. Cái thần của con người vốn thích
sự trong trẻo nhưng tâm lại quấy nhiễu nó. Tâm con người vốn thích sự yên tĩnh
nhưng lòng ham muốn lại lôi kéo nó. Hễ con người điều khiển được sự ham muốn của
mình (tức là khống chế được nó) thì tâm của mình sẽ tự yên tĩnh. Hễ con người
làm trong sạch tâm mình thì thần của họ sẽ tự trong trẻo. Tự nhiên sáu ham muốn
sẽ không phát sinh và ba độc sẽ tự tiêu diệt. Nhưng sở dĩ người ta chưa thể đạt
được điều đó bởi vì tâm họ chưa được thanh lọc, ham muốn của họ chưa bị khống
chế. Để khống chế được ham muốn của mình thì hãy nhìn vào bên trong, xét cái
tâm của mình, ắt thấy rằng tâm mình vốn không có tâm; hãy nhìn ra bên ngoài,
xét hình của mình, ắt thấy rằng hình mình vốn không có hình; hãy nhìn ra xa,
xét các sự vật, ắt thấy rằng vật vốn không có vật. Cả ba thứ ấy (tâm, hình, vật)
đều là không. [Thấu triệt được điều ấy thì sẽ] thấy vạn vật đều là không.
4. Quán xét thấy không cũng là
không; cái không thì không có cái vốn là không. Cái vốn là không đã không có,
thì không có cái không có cũng là không có. [Thấy rằng] không có cái không có
đã là không có, thì tâm luôn luôn tĩnh lặng. [Thấy rằng] tĩnh lặng không có cái
vốn tĩnh lặng, thì dục vọng làm sao có thể phát sinh ra? Dục vọng đã không phát
sinh, tức là ta đạt được sự tĩnh lặng đích thực. Sự tĩnh lặng đích thực đó luôn
thích ứng với sự vật và luôn [khiến ta] giác ngộ được chân tính. Luôn thích ứng,
luôn tĩnh lặng, luôn thanh tĩnh vậy.
5. Người đã thanh tĩnh được như vậy,
thì đang tiến dần vào Đạo chân chính. Hễ tiến vào Đạo chân chính rồi thì gọi là
đắc đạo. Tuy gọi là đắc đạo nhưng thực tế đã không đắc [không đạt được] cái gì
cả. Hễ cảm hóa được chúng sinh, thì gọi là đắc đạo. Ai giác ngộ được điều đó
thì có thể truyền dạy Đạo Thánh cho người khác.
6. Lão Quân nói: Bậc thượng sĩ chẳng
tranh chấp với ai; kẻ hạ sĩ thích tranh chấp với người khác. Bậc thượng đức không
chấp vào đức [không coi mình là có đức]; kẻ hạ đức chấp vào đức [tự coi mình là
có đức]. Kẻ chấp trước vào nó chẳng hiểu đạo đức là gì. Chúng sinh sở dĩ không
đạt được Đạo chân chính là vì có vọng tâm. Đã có vọng tâm tức là làm kinh động
đến thần của mình. Đã làm kinh động đến thần của mình, tức là chấp trước vào sự
vật. Đã chấp trước vào sự vật, tức là nảy sinh lòng tham lam và mong cầu. Đã nảy
sinh lòng tham lam và mong cầu, tức là phiền não. Phiền não và vọng tưởng làm
khổ cả thân và tâm, khiến ta gặp phải sự ô trọc và nhục nhã, trôi nổi luân hồi
sinh tử, luôn chìm đắm trong biển khổ, mãi mãi đánh mất Đạo chân chính. Kẻ giác
ngộ Đạo chân chính và thường hằng thì tự đắc Đạo. Kẻ đắc Đạo thì luôn thanh
tĩnh vậy.
THANH
TĨNH KINH (phiên âm Hán Việt)
1. Lão
Quân viết: Đại Đạo vô hình, sinh dục thiên địa; Đại Đạo vô tình, vận hành nhật
nguyệt. Đại Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh [10] viết Đạo.
2. Phù
Đạo giả, hữu thanh hữu trọc,[11] hữu động hữu tĩnh.[12] Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam động nữ
tĩnh. Giáng bản lưu mạt,[13] nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, động giả tĩnh chi cơ.
Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy.
3. Phù
nhân thần hiếu thanh, nhi tâm nhiễu chi; nhân tâm hiếu tĩnh, nhi dục khiên chi.
Thường năng khiển kỳ dục, nhi tâm tự tĩnh; trừng [14] kỳ
tâm, nhi thần tự thanh. Tự nhiên lục dục [15] bất
sinh, tam độc [16] tiêu
diệt. Sở dĩ bất năng giả, vị tâm vị trừng, dục vị khiển dã. Năng khiển chi giả,
nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm; ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình; viễn quán
kỳ vật, vật vô kỳ vật. Tam giả ký vô, duy kiến ư không.
4. Quán
không diệc không, không vô sở không. Sở không ký vô, vô vô diệc vô. Vô vô ký
vô, trạm nhiên thường tịch. Tịch vô sở tịch, dục khởi năng sinh. Dục ký bất
sinh, tức thị chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường đắc tính. Thường ứng
thường tĩnh, thường thanh tĩnh hỹ!
5. Như
thử thanh tĩnh, tiệm nhập chân đạo. Ký nhập Chân Đạo, danh vi đắc đạo. Tuy danh
đắc đạo, thực vô sở đắc. Vị hóa chúng sinh, danh vi đắc đạo. Năng ngộ chi giả,
khả truyền Thánh Đạo.
6. Lão
Quân viết: Thượng sĩ [17] vô
tranh, hạ sĩ [18] hiếu
tranh. Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức. Chấp trước chi giả, bất minh đạo đức.
Chúng sinh sở dĩ bất đắc chân đạo giả, vị hữu vọng tâm. Ký hữu vọng tâm, tức
kinh kỳ thần. Ký kinh kỳ thần, tức trước vạn vật. Ký trước vạn vật, tức sinh
tham cầu. Ký sinh tham cầu, tức thị phiền não. Phiền não vọng tưởng, ưu khổ
thân tâm, tiện tao trọc nhục, lưu lãng sinh tử, thường trầm khổ hải, vĩnh thất
chân đạo. Chân thường chi đạo, ngộ giả tự đắc. Đắc ngộ đạo giả, thường thanh
tĩnh hỹ!
NGUYÊN
VĂN (chữ Hán)
1. 老君曰 :
大道無形, 生育天地 ; 大道無情, 運 行日月 ;
大道無名, 長養萬物. 吾不知其名, 強名 曰道.
2. 夫道者, 有清有濁, 有動有靜. 天清地濁, 天動 地靜 ; 男清女濁, 男動女靜. 降本流末, 而生萬物. 清者濁之源, 動者靜之基. 人能常清靜, 天地悉皆 歸.
3.
夫人神好清, 而心擾之 ; 人心好靜, 而慾牽之. 常 能遣其慾, 而心自靜 ; 澄其心, 而神自清. 自然六慾 不生, 三毒消滅. 所以不能者, 為心未澄, 慾未遣也. 能遣之者, 內觀其心, 心無其心 ; 外觀其形, 形無其 形 ; 遠觀其物, 物無其物. 三者既無, 唯見於空.
4.
觀空亦空, 空無所空. 所空既無, 無無亦無. 無無 既無, 湛然常寂. 寂無所寂, 慾豈能生. 慾既不生, 即是真靜. 真常應物, 真常得性. 常應常靜, 常清靜 矣 !
5.
如此清靜, 漸入真道. 既入真道, 名為得道. 雖名 得道, 實無所得. 為化眾生, 名為得道. 能悟之者, 可傳聖道.
6.
老君曰 : 上士無爭, 下士好爭. 上德不德, 下德執 德. 執著之者, 不明道德. 眾生所以不得真道者, 為 有妄心. 既有妄心, 即驚其神. 既驚其神, 即著萬物. 既著萬物, 即生貪求. 既生貪求, 即是煩惱. 煩惱妄 想, 憂苦身心, 便遭濁辱, 流浪生死, 常沉苦海, 永 失真道. 真常之道, 悟者自得. 得悟道者, 常清靜 矣 !
[13] Giáng bản: Làm cho gốc hạ xuống. Lưu mạt: Làm cho ngọn lưu thông. Ninh Chí Tân giải thích: Trời đất thăng giáng, nam nữ giao hợp.
Có thể hiểu đây là sự tương tác giữa động và tĩnh, giữa thanh và trọc, giữa
dương và âm.
Khoa học không tôn giáo thì què quặt, tôn giáo không khoa học thì
mù lòa. / Science without religion is
lame, religion without science is blind.
ALBERT EINSTEIN (Mỹ gốc
Đức, 1879-1955)