Huờn Cung Đàn
Tuất thời, 29-8 Ất Tỵ (Thứ Sáu 24-9-1965)
Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý. (Pháp đàn:
Vô vi. Đồng tử: Hoàng Mai.
Độc giả: Huệ Chơn. Điển ký: Ngọc Kiều, Hồng Ân, Huệ
Đăng. Hộ đàn: Diệu Chơn
Quang, Diệu Long. Chứng đàn:
Vô vi. Chưởng Nghiêm Pháp Quân:
Thiện Bảo.)
THI
Pháp đàn trên có vô vi điển
NHỨT NƯƠNG TIÊN NỮ
Chào chư Thiên mạng,([4]) chư đạo tâm nam nữ. Vâng lịnh báo
đàn có Đức Vô Cực Từ Tôn giáng cơ. Vậy chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp. Tiên
Nữ xuất ngoại ứng hầu.
VÔ CỰC TỪ TÔN DIÊU TRÌ KIM MẪU
Mẹ mừng các con nam nữ.
THI
Hỏi con còn nhớ được bao nhiêu
Đứa dở bôn chôn ngay buổi sáng
Các con nam nữ!
Mãi đến hôm nay, qua khỏi ngày lễ kỷ niệm Khai Đạo một tuần,([13]) Mẹ mới giáng đàn nơi đây, để kiểm
điểm lại trong quá trình cơ Đạo, làm một bài học chung để các con ghi nhớ ngày
kỷ niệm đó. Mẹ miễn lễ toàn tất. Các con an tọa.
Các con ôi! Đến nay, Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ đã trải qua ngót bốn mươi thu, sự phổ truyền chánh
giáo, hướng dẫn quần linh ([14]) buổi hạ nguơn trên bước đường tu
học, các con đã đóng góp một phần công quả rất lớn trong sử Đạo.
Về phương diện thế Thiên hành hóa,([15]) các con đã được một điểm son, nhưng
còn về phương diện hiệp nhứt quy nguyên một thể thống đạo ([16]) tại nước nhà, các con còn vấp phải
bao nhiêu trở ngại, nhưng dầu sớm dầu muộn, những trở ngại đó các con sẽ vượt
qua. Có như vậy phương thức hành đạo, kinh điển, đạo luật mới có cơ hội soạn
thảo duy nhứt,([17]) từ đó mới có thể phổ truyền năm châu
bốn biển. Còn như trước hiện trạng, các con chưa thể làm gì được hầu ([18]) thực hiện sứ mạng cao cả đó.
Giả thử hiện giờ, nếu có một ngoại
nhơn từ phương trời Âu, Mỹ, Úc đến hỏi sự tổ chức trong đạo Cao Đài, các con
phải nói làm sao, giải thích làm sao, dựa vào tiêu chuẩn, đạo luật nào để giải
thích cho ngoại nhơn đó khỏi thắc mắc lầm lẫn một khi được hỏi đến một con thứ
hai ở chi phái khác?
Hôm nay các con hãy bình tâm cùng Mẹ
kiểm điểm, ôn lại trong quá trình ([19]) với những sứ mạng thế Thiên hành
hóa, gồm mấy lãnh vực và mấy xu hướng
trong hàng huynh đệ các con.
Cũng thời một cõi lòng thiết tha
thương Thầy mến Đạo, con nào cũng muốn sáng danh Thầy, rạng danh Đạo, nhưng chính
trong mỗi con còn thiếu những điều kiện và hoàn cảnh, do đó là một trở ngại rất
lớn:
- Con có đứa khi đặt mình vào đạo,
hằng muốn đem chánh pháp, đạo luật, kinh điển phổ truyền khắp nơi để cho nhơn
sanh tỉnh thức tu học, để tạo lập một cõi thiên đàng ở thế gian toàn là hiền
nhân đạo đức.
- Cũng có đứa nóng lòng vì việc đạo,
bước xa hơn một bước, là tạo thế lực bên đời để dễ bề phổ truyền chánh đạo,
nhưng không hay rằng mình đã vướng chơn trong lưới rập thường tình của thế
nhân.
- Cũng có đứa nóng lòng vì việc quốc
gia đại sự, muốn chen chân vào đó để làm phương tiện hoạt động phổ biến Đạo
Trời.
- Cũng có đứa vì tiền đồ ([20]) Đại Đạo và danh nghĩa đạo giáo,([21]) giữa buổi thế sự phân tranh, muốn
được tiếng nói Đạo Thầy làm trung gian để giải hòa mọi mặt.
- Cũng có đứa muốn tại gia tu học,
gìn giữ tân pháp.
- Cũng có đứa thường xuyên đi đến
chùa, thất, để học hỏi điều hay lẽ phải trong hàng huynh đệ tiền phong.
- Cũng có đứa trong tâm chẳng muốn đi
đâu, nhưng sợ e vắng mặt lâu ngày rồi huynh đệ cho mình là ngã đạo,([22]) nên ngày sóc vọng ráng trỗi bước đến chùa, thất cho có lệ.
- Cũng có đứa không quản của, công,
đem đóng góp vào cơ quan Đạo ([23]) để được hưởng phúc hồng ([24]) Thầy Mẹ rưới chan.
- Cũng có đứa vào Đạo để thọ Thiên phong
vào hàng anh lớn, đợi ngày lâm chung, tuổi tên được vào sử Đạo…
Nhưng rồi các con ôi! Ai là bực xứng
đáng thay mặt Chí Tôn để nói lên được tiếng nói duy nhứt của đạo Cao Đài? Ai là
người xứng đáng nói lên tiếng nói để cảnh tỉnh các lãnh tụ
chi phái Đạo để cùng vạch một đường hướng chung cho bước tiến của Đạo Trời?
Bởi trong hàng huynh đệ các con có những điều kiện không đồng nhứt:
- Con thì có thành tích công quả với
sử Đạo, nhưng thiếu tài cán hoạch định đường lối tiến cho nhơn sanh.
- Cũng có con đức tài vẫn có, nhưng
thiếu thông minh hoạt bát lỗi lạc để diễn tả hết những tối thượng siêu đẳng của
Đạo Trời.
- Cũng có con tài đã có, hoạt bát đã
hay, nhưng thiếu thiện tâm, thiện chí hoằng dương Thiên Đạo.([25])
- Cũng có con tài có, thông minh có,
thiện chí có, nhưng thiếu về thành tích tiền bối khai minh Đại Đạo.([26])
- Cũng có con thừa tài dư đức, thiện
chí có dư, thành tích sử Đạo có sẵn, nhưng vì hai chữ nghèo
nàn về vật chất ([27]) mà tiếng nói trung kiên chẳng được
ai nghe, chẳng được lưu ý đến.
- Cũng có con chẳng có những điều
kiện trên, chỉ có một mảnh tâm trung thương Thầy mến Đạo,
chất phác hồn nhiên, như như mộc mạc, mà chính là những con đó đã đóng góp cả
của lẫn công rất nhiều với cơ Đạo, đã hy sinh đặt mình dưới sự sai khiến hướng
dẫn của đàn anh hướng đạo…
Nhưng ai là người xứng để lãnh nhiệm vụ hướng dẫn đó, hỡi các con?
Các con tự hỏi mình đặt thân vào cửa
đạo để mà chi? Có phải để tự giác, tự tu, tự nhận làm những việc thiện, việc
nhân nghĩa để trả lần bao nghiệp oan khiên tiền kiếp, nhẹ mình hầu sớm để hưởng
đời thượng nguơn thánh đức, an cư lạc nghiệp, đất Thuấn trời Nghiêu, sau ngày
viên mãn phủi sạch nợ trần, điểm linh quang được trở về hiệp nhứt cùng Thầy Mẹ
hay chăng?
Đó là điều mà Chí Tôn và các Đấng thiêng
liêng đã dạy ngay từ buổi khai Đạo.
Chính các con phải tự cứu mình trước
rồi mới có phương tiện và điều kiện cứu kẻ khác. Tự cứu mình như thế nào đó các
con?
Trước hết, phải thành thật với lòng
mình, tự đóng khung mình trong kỷ luật đạo, gột rửa hết những tánh ích kỷ xấu
xa, ý nghĩ đen tối, tánh nết ganh hiền ghét ngõ;([29]) tập lần đức bác ái vị tha, tinh thần
phục thiện; thực hiện được đường lối công bình, bác ái, từ bi. Ba điểm đó là sơ
khởi, người mới giữ đạo phải tập làm cho được.
Từ bi là mình phải bất nhẫn, thương
tâm trước những sự đau khổ nhục nhã của kẻ khác, cốt làm
sao giác ngộ và tạo mọi hoàn cảnh để giúp kẻ khổ sớm thoát ra vòng tội lỗi đen
tối.
Bác ái là xót thương tất cả, chẳng
những nhơn loài, mà thương luôn đến loài thú cầm thảo mộc, bò bay máy cựa. Tha
thứ những kẻ có lỗi với mình để cảm hóa họ lại gần với mình, hầu hướng dẫn họ
lần vào đường tu hành chánh đạo. Từ bi, bác ái, khi con làm được xong, cũng
phải nhớ đến công bình.
Chính sự chay lạt của các con đã gắn
liền với hai chữ công bình, vì không thể ngon miệng với cao lương mỹ vị trên
cái đau khổ chết chóc của loài khác. Mình muốn Trời Phật, Thánh Thần hộ độ,
khoan dung, dìu dắt mình tai qua nạn khỏi, sớm ngộ Đạo, thì mình cũng phải hộ
độ, dìu dắt những kẻ khác và khoan dung, công bình với kẻ khác. Dầu kẻ đó là
người nghịch, cũng phải tạo cho được lòng thương đối với họ. Chính trong chữ tự
tu tự cứu, các con phải làm được những điều sơ đẳng đó rồi mới nói những việc
khác.
Người tu tại gia là một đơn vị tín
đồ, nếu chưa được làm bực hướng đạo,([30]) cũng phải cho xứng đáng một người
tín đồ. Khuyên người làm từ bi, bác ái, công bình, mà chính mình không làm được
thì sự khuyên đó không đem lại kết quả gì hết.
Các con đừng mong vọng Thiêng Liêng
thố lộ Thiên cơ cùng thời cuộc. Mong vọng đó là kẽ hở, là chỗ yếu để cho mị tà
lợi dụng sở thích đó, hướng dẫn các con xa Thầy xa Đạo.
Hỡi các con! Muốn biết để làm chi?
Giả thử Thiêng Liêng cho biết đời thượng nguơn thánh đức sẽ lập vào năm, tháng,
ngày, giờ nào đó, rồi các con phải làm gì cho thích hợp một khi các con thiếu
công quả, thiếu những đức tính của người tu?
Tai hại hơn nữa, khi các con biết
được Thiên cơ thời sự, bản tánh háo danh, hiếu kỳ sẵn có, tiết lậu đầu đàng xó
chợ, đó là mầm tai họa nảy nở trong người các con.
Các con chỉ biết có một đường lối tu nhơn
tích đức, công quả phổ giáo Đạo Trời, cảnh tỉnh sanh linh. Hễ mỗi người thực
hiện được tình thương, hễ thương thì không còn giết hại lẫn nhau, đời thái bình
thạnh trị dầu không cầu mong cũng đến.
Ngày mới khai minh Đại Đạo, những
tiên tri đã có, cơ tiền định đã được hé mở đôi phần, nhưng chúng sanh không lưu
ý, vì đương hưởng cảnh an cư, mấy ai nghĩ đến cơ cuộc sẽ diễn biến và diễn biến
như ngày nay.
Nước đến trôn, tâm hồn rối loạn, chạy
đến cầu xin Thượng Đế cứu rỗi cho mình. Thượng Đế thương tất cả chúng sanh, mở
Đạo cho chúng sanh tu để tự cứu và cứu kẻ khác, nhưng nếu chúng sanh không tu,
không tự cứu, Thượng Đế cũng chẳng biết làm sao!
THI BÀI
1. Các con hãy lần tay đếm lại
Đạo Thầy khai đã mấy mươi thu
Con nào quyết
chí lo tu
Bao thi văn
dạy dỗ khuyên răn
Mong cho thế sự ăn năn
Tự tu tự tỉnh, lần phăng đường về.
3. Cõi trần là sông mê bể khổ
Tạm thời gian con ở nơi đây
Biết bao những việc quấy rầy
Lo ăn lo mặc,
dở hay đủ điều.
4. Việc phải
trái sớm chiều đây đó
Việc nghĩa
nhân khắp ngõ cùng đàng
Tình thương
lẫn với thù hằn
Khi hờn khi
giận, cố dằn cho qua.
Việc đói no cũng chỉ đấy thôi
Tai trời ách nước than ôi
Nghèo với giàu đồng chịu ngang nhau
Hẹn ngày để trả cho nhau tại trần.
7. Vì thương con bao lần mở đạo
Vì thương con đạo giáo khai minh
Miễn con giữ được chân tình
Kỳ Ba ân xá siêu sinh dễ dàng.
8. Con hỡi
con, mau toan lo liệu
Con hỡi con,
bận bịu chi đời
9. Tu đi con!
Giữ lòng bác ái
Tu đi con!
Gây lại tình thương
Kêu nhau
chung bước một đường
Đừng phân màu sắc khác thường trắng
đen.
10. Con phải cố khêu đèn chơn lý
Cho người đời để ý nhìn theo
Nữ nam chẳng luận giàu nghèo
11. Đêm thanh vắng Mẹ ghi mấy đoạn
Kêu con hiền phải ráng nghe qua
THI
Xáo trộn tâm trung mệt ích gì
Khoa thi tuyển chọn bực nhân hiền
Những kẻ căn tu hữu huệ duyên
Thánh đức thượng nguơn Trời chuyển
lập
Thế trần chung hưởng cõi Thần Tiên.
NGÂM
Dạy con kể cũng khá nhiều
Đem về dành để sớm chiều lần xem
Siêng năng học hỏi chị em
Những điều chưa biết, biết thêm để
làm.
Thế trần giả tạm đừng ham
Thăng.
([1]) Mẫu Nghi 母儀: Tấm
gương cho các bà mẹ noi theo (an example
for mothers). Ngày xưa, vợ vua (hoàng hậu) được xem là mẫu nghi thiên hạ 母儀天下, có nghĩa bà là gương mẫu cho
tất cả các bà mẹ trong nước (a motherly
model of the nation). Do đó, mẫu nghi còn là từ để gọi người phụ nữ đứng
đầu một nước. Trong thánh giáo này, Mẫu
Nghi là một từ dùng để gọi Đức Mẹ.
([2]) Tam ban 三班: Ba ban hay ba nhóm chức sắc, chức việc và tín đồ khi
hành lễ trong bửu điện: Nam (bên phải) và nữ (bên trái) ở chánh giữa nhìn vào
Thiên Bàn; Nữ ở bên trái nhìn vào
bàn thờ Đức Nhị Trấn Oai Nghiêm Thường Cư Nam Hải Quan Âm Như Lai; Nam ở bên phải nhìn vào
bàn thờ Đức Tam Trấn Oai Nghiêm Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân.
([27]) Hai chữ nghèo nàn về vật chất: Nghèo
tiền của. Ca dao mỉa mai: Vai mang túi
bạc kè kè / Nói quấy nói quá người nghe ầm ầm / Trong lưng chẳng có một đồng /
Lời nói như rồng cũng chẳng ai nghe. Đây là thực trạng xã hội vốn có từ xa
xưa, và trong cửa đạo vẫn chưa thoát khỏi tệ trạng người giàu thì được nể nang,
còn tín đồ nghèo lại bị coi thường.