Minh Lý
Thánh Hội
Tuất thời, 09-01 Mậu Thân (Thứ Tư 07-02-1968).
Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Cao Đài Giáo Việt Nam .
Pháp Đàn: Huỳnh Chơn; Đồng Tử: Hoàng Mai; Độc
Giả: Bạch Tuyết; Tứ Bửu
Hộ Đàn: Bạch Tuyết, Diệu Long; Điển Ký: Ngọc Kiều, Hồng Cẩm, Cao Lương Thiện; Chưởng Nghiêm Pháp Quân: Thiện
Bảo; Chứng đàn: Chức việc
Minh Lý Thánh Hội, Ban Thường Vụ
CQPTGL; Hầu đàn: Môn sanh
MLTH và nhơn viên CQPTGL.
THI
Trần ai khó nhiễm ánh Mâu Ni
Hưng thạnh suy vong có lạ gì
Đạo nghiệp là hồn xuân hướng đạo
Cõi đời đến tạm, tạm rồi đi.
Trần Hưng Đạo
Bản Thánh chào chư Thiên ân hướng đạo.
Chào chư hiền nam nữ trung đàn.
Mùa xuân Mậu Thân, một mùa xuân hỗn
loạn của người đời và cũng một mùa xuân trung hưng ([1]) cơ đạo. Bản Thánh đến trần gian với
chư hiền trong giờ nầy để đem tấc lòng của anh linh Tổ Quốc còn lưu lại trên
dải non sông để cùng chư hiền tìm giải pháp phổ độ Kỳ Ba mà Thượng Đế đã nấy
trao ([2]) sứ mạng. Chư
hiền đệ, hiền muội hãy an tọa.
Bản Thánh từ lâu phụng thừa ([3]) Thiên lệnh, đã đem giềng mối đạo lý
phổ truyền trong thời gian bốn mươi hai năm khai Đạo,([4]) chỉ mong rằng dân tộc ta, nước nhà
ta lĩnh hội được đạo lý để thoát vòng trầm luân ([5]) đọa lạc ([6]) trong thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp ([7]) tái tạo dinh hoàn.([8])
Công trình, công phu của những cộng sự
với Bản Thánh([9]) nơi Minh Lý đã giúp Bản Thánh rất
nhiều trong sứ mệnh thiêng liêng để kịp thời ứng phó với mọi biến chuyển trong
đời. Hôm nay dù cho nhiệm vụ chưa hoàn thành, nhưng cũng đã giúp rất nhiều trên
việc xương minh ([10]) đạo pháp, mà [tại] Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lý chư hiền phận sự sẽ liên quan đến công việc hoằng dương ([11]) đạo lý ở ngày mai.
Trước cảnh trạng chia đôi của tâm hồn
đời đạo, Bản Thánh có đôi lời tâm huyết gởi gắm đến
chư hiền nơi đây và tất cả.
Hỡi chư hiền! Đời càng hỗn loạn, đạo
càng phải trị.
Đời toan tách rời đạo, đạo bắt buộc
phải đi vào đời. Đời đã xa đạo, đạo phải tha thiết kêu gọi người đời. Ngọn đuốc
thiêng không bao giờ đốt lên khi trời quang đãng, mà chính
phải dùng trong đêm tối âm u.
Giờ phút nầy chư hiền có biết chăng?
Bổn phận vi nhơn([12]) cũng như [bổn phận] người hướng đạo,([13])
chư hiền hãy phục
vụ cho nhân sinh, đạo sẽ phục vụ cho chư hiền. Sự thăng trầm bĩ thới ([14]) đối với người hướng đạo chẳng có gì
đáng quan trọng, mà quan trọng nhứt là không nắm được thời gian để ghi vào lịch
sử của một truyền thống tiền nhân.
Đấng Chí Tôn không bảo chư hiền phải
kính yêu Ngài, mà muốn cho chư hiền phải kính yêu vạn loại.([15]) Tinh thần ấy sẽ đem lại điều mà dân
tộc đang ước mong, đang hy vọng trong cảnh trần tù ([16]) chưa lối thoát.
Thiên thời, địa lợi, nhơn hòa, thu
phục nhân tâm là một điều khó, mà khó hơn hết là lòng người không giữ mãi được
vẹn toàn. Sự chiến thắng cao nhứt trên đời không phải là chiến thắng được tha
nhân,([17]) mà phải chiến thắng bản tâm để un đúc tinh thần trên sức vạn năng Thiên lý,([18]) mới mong giải thoát được nghiệp quả trầm
luân.
Vạn sự trên thế gian đều ở trong luật
định. Hết ngày đến đêm, qua đêm lại ngày. Hết đông sang xuân, mãn xuân hè đến.
Dù muốn dù không, cũng phải đặt gót chân trên đường Thiên luân ([19]) của định luật. Chỉ có đạo lý. Đạo lý
sẽ đưa người đến chỗ sáng suốt, tìm hiểu cơ biến dịch đất trời, sẽ hòa hợp với
lý thiên nhiên ngõ hầu ([20]) giải thoát thân tâm để phổ độ nhân
sinh trong vòng mê muội.
Bản Thánh rất tiếc! Anh linh Tổ Quốc,
truyền thống dân tộc, biết bao nhiêu hàng trí thức trong thời kỳ nầy, cơ hội
nầy, lại không ý thức để hợp đồng mở lối, đem đường cho sinh linh thoát nạn.
Ôi! Nhìn lại khắp nước non, bao nhiêu
dòng máu đổ, dễ ai tìm được dòng máu như dòng máu của Giêsu.
Người tu hành khổ hạnh trong các tôn
giáo tìm ra chăng sự khổ của Thích Ca Mâu Ni cứu thế? Nếu không, đời ô trược ([21]) sẽ vẫn còn ô trược. Biết kêu gọi ai
chừ ([22]) là thánh đức nguyên nhân?
Mỗi khi chư hiền thấy một cuộc phong
ba vừa yên lặng, người bị đắm cũng sợ sệt, mà chưa bị đắm cũng sợ sệt hãi hùng. Chư hiền chỉ phải
vững vàng lèo lái trên con thuyền đạo để đưa khách sang khỏi sông mê bể khổ. Đó
là những cơ hội hành đạo lập công của người hướng đạo.
Bản Thánh có lời nầy, chư hiền hãy
nhớ và chuyển giao phổ truyền cho tất cả: Trời
rộng bao la, Đại Đạo vô cùng. Nhưng đó là căn phòng đóng kín. Bao nhiêu huyền
bí thiêng liêng nhiệm mầu siêu việt, nhưng chìa khóa mở Đức Chí Tôn đã đặt
trong chỗ cao nhứt của mỗi người.([24]) Hãy tìm lấy và mở lấy.
Hỡi chư hiền!
THI
Xuân cảnh dù cho có thế nao
Xuân tâm riêng ở chí anh hào
Xuân tâm bền vững như xuân đạo
Cái thú muôn năm chẳng nhạt màu.
Bản Thánh chúc chư hiền được hạnh
hưởng xuân tâm, để đem xuân đạo hòa cùng nhân sinh cho bớt nỗi điêu linh thống
khổ.([25]) Rồi đây, chư hiền sẽ tiếp tục nhiệm
vụ, tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng.
Cuộc sinh trưởng thâu tàng ([26]) tất nhiên phải có. Người hướng đạo,
người tu hành cũng cùng trong lẽ ấy, nhưng có khác hơn là sinh hữu căn, tàn hữu
vị,([27]) mới gọi thực người trên thế gian, và
tiểu linh quang nơi thượng giới.
Sắp đến giờ Đấng Chí Tôn lâm đàn. Chư hiền hãy kiểm điểm phẩm vật và truyền lệnh tất cả chư
hiền nơi Minh Lý đến chầu lễ Chí Tôn. (…) Bản Thánh chào chung tất cả chư hiền
đệ, hiền muội trung đàn.([28]) Thành tâm hành đại lễ nghinh giá Chí
Tôn. Hẹn sẽ còn gặp lại. Thăng.
THI
Cánh hạc tung bay quét bụi hồng
Cho màu quang đãng chiếu trời đông
Cho người lỡ bước đường tăm tối
Thấy nỗi trầm luân tỉnh thức lòng.
Bạch Hạc Đồng Tử
Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng. Chào
liệt vị đàn tiền. Thành tâm hành đại lễ tiếp Đức Chí Tôn giá lâm. (…) Tiểu
Thánh chào chư liệt vị. Xin xuất ngoại ứng hầu. Thăng.
THI
Ngọc
Hoàng Thượng Đế
kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Các con đặt niềm tin trước ngoại
cảnh,([35]) Thầy mừng cho các con, cho cơ đạo và
vạn linh. Thầy giáng trong mùa xuân để ban huấn từ cho các con trong năm Mậu
Thân. Thầy miễn lễ. Các con an tọa định tâm nghe Thầy dạy.
Thầy mở cơ tận độ trước bốn mươi hai
năm ([36]) trên mảnh đất
nầy, để sanh linh thức tỉnh hồi đầu ([37]) trong khi cuộc đời biến chuyển. Trên
hai mươi năm tao loạn,([38]) người tín đồ trung kiên đã có Thiên
ân sứ mạng ([39]) hãy ghi nhận từng cơn diễn biến, để
ý thức bổn phận thiêng liêng trong bốn mươi hai năm qua và sắp đến.
Hỡi các con! Bốn mươi hai năm, Thầy
và chư Phật Tiên đã dạy các con rất nhiều. Hôm nay, cảnh hãi
hùng khốc liệt đã nhắc các con nhớ lại những lời Thầy dạy năm xưa.
Trong cuộc lọc thánh phân phàm, trong
cơn sảy sàng chọn lựa giữa thời kỳ hạ nguơn mạt kiếp, các con hãy bình tĩnh hầu lãnh hội Thiên lý, tu thân tâm, hành chánh đạo, ngõ hầu phục hồi bản tánh chơn như nguyên nhân thánh thiện.
Những ngoại cảnh chỉ có giai đoạn, mà nội tâm mới ghi được dòng lịch sử cổ kim.
Người tu hành, trang lãnh đạo, hướng đạo, đối với ngoại cảnh, chỉ là cuốn phim
đời, một màn vân cẩu,([40]) nhưng nội tâm vẫn vững vàng kiên cố
như Vạn Lý Trường Thành bao bọc tinh thần hùng khí đạo nghiệp của bậc thánh đức
nguyên nhân ở thời gian vô tận.
Thầy dạy lại các con những lời đã
dạy:
Thầy đã tạo hóa vạn vật
vũ trụ với đức háo sanh.
Thầy không ban riêng cho vật nào, giống nào hay nước nào. Tất cả vạn vật trên
thế gian nầy đều sanh trong đức háo sanh và diệt trong định luật của Thầy.([41])
Các con, hay nói chung là nhân loại,
những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa
để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian, mà các con gọi là đời. Mọi sự vật trên
đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại.([42])
Thầy đã nói với các con: Dầu cho bậc
Đại Giác Kim Tiên đến thế gian mà lìa Đạo, vong bản,([44]) cũng phải sa vào dục hải,([45]) hóa kiếp chuyển luân ([46]) trong dục giới.([47])
Lần nầy, các con hãy đem lời Thầy dạy
mà nói lại với tất cả để gìn nội tâm trước ngoại cảnh điêu linh.([48])
THI
Phân thanh lóng trược máy huyền linh
Cho nên mới đặng đến Thiên Đình.
Con ôi! Cảnh hỗn loạn không làm mất
được mùa xuân. Sự rẽ chia không phải ngăn đường tận độ. Các con nào giác ngộ,
thấu lý thiên nhiên, hãy hợp đồng ([51]) vun quén cội cây ân xá. Khi cội cây
ân xá cuối cùng đã đơm hoa kết quả, thì giờ cuối cùng đã điểm. Các khối dục
vọng sẽ va chạm với nhau, sẽ nổ bùng và tiêu tan theo tứ đại.([52]) Chừng đó, sự tu chứng và sứ mạng Tam
Kỳ Phổ Độ của các con mới hoàn thành.
(…)
THI
Biết dụng tài hơn biết có tài
Buổi hạ nguơn Thầy mới đến đây
Sa chơn đành chịu lạc Cao Đài.
(…)
Tổng Thơ Ký
Minh Lý!([55]) Con hãy hợp cùng đại diện Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài Thanh Long ([56]) sắp chương trình cứu trợ cho Nữ
Chung Hòa và Thanh Niên hành đạo.
Ba con tân nhiệm Nữ Chung Hòa phải hợp với các con cố vấn và nữ
phái các thánh thất, tịnh thất thủ đô ([57]) cùng các tỉnh thi hành sứ mạng
nầy.
(…)
Thầy ban ơn các con một mùa xuân tâm
vĩnh cửu. Thầy hồi cung. Thăng.
([7]) Hạ nguơn (nguyên) 下元: Thời
kỳ cuối cùng của một đại chu kỳ. Tam nguơn gồm có: Thượng nguơn (nguơn thượng đức, nguơn tạo hóa, the first kalpa); Trung nguơn (nguơn thượng lực, nguơn tranh đấu, the second kalpa); Hạ nguơn (nguơn điêu tàn, nguơn tái tạo để trở lại thượng nguơn, the last kalpa). Hạ nguơn cũng gọi là hạ
nguơn mạt kiếp 下元末劫 hay mạt pháp 末法.
([29]) Động tác 動作: Sự biến động, biến hóa. Tuần huờn (hoàn) 循環: Xoay vần theo chu kỳ (to circulate cyclically). Tạo
Hóa cơ 造化機: Máy Tạo
Hóa, máy Tạo, sự vận hành của trời đất (the
Creator’s mechanism). Động tác tuần
huờn Tạo Hóa cơ 動作循環造化機: Mọi sự biến chuyển xoay vần theo chu kỳ (như hết thịnh
tới suy, hết ngày tới đêm, hết xuân sang hạ...) đều do máy Tạo.
([30]) Băng tiêu noãn nhật (nhựt) 冰消暖日: Băng giá tan ra trong ngày nóng ấm. Thiên thơ (thư) 天書: Sách Trời (the Heaven book). Định 定: Sắp đặt, quy định, an bài sẵn. Băng
tiêu noãn nhựt định Thiên thơ 冰消暖日定天書: Những thay đổi trong trời
đất đều nằm trong sự sắp đặt của Tạo Hóa, đều tuân theo máy Trời vận chuyển.
([32]) Tận độ 盡度: Cứu độ hết tất cả (to save all). Quần linh 群靈: Các linh hồn (all souls); cũng có nghĩa như quần
sinh 群生, chúng sinh 眾生 (all living beings, all human beings), vì
mỗi chúng sinh là một điểm linh quang chiết từ Thượng Đế (khối Đại Linh Quang).
Phục 復:
Trở lại (to return). Thái sơ 太初: Lúc mới đầu. Tận độ quần linh phục thái sơ 盡度群靈 復太初: Cứu độ hết tất cả chúng sinh trở lại buổi ban đầu (thời thượng nguơn
thánh đức).
([40]) Vân cẩu 雲狗: Cũng nói là bạch
vân thương cẩu 白雲蒼狗 (mây trắng chó xanh).
Mây trắng biến thành hình chó xanh, ngụ ý nói việc đời luôn biến đổi (vô thường).
Do hai câu thơ trong bài Khả thán 可嘆 của Đỗ
Phủ 杜甫 (712-770): Thiên
thượng phù vân như bạch y / Tư tu cải biến như thương cẩu. 天上浮雲如白衣 / 斯須改變如蒼狗. (Trên trời mây nổi như tà áo trắng / Phút chốc biến
hình như con chó xanh.)
([41]) Đoạn này
Thầy dạy về tình Tạo Hóa chí công vô tư. Trong Tân Ước, Chúa dạy không khác: “Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu
nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái
của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi
sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như
kẻ bất chính.” (Matthêu 5: 44-45)
([42]) Lý 理: Cũng gọi Nguyên Lý (the
Principle), là quy luật, một tên gọi khác của Đạo (Đại Đạo). Mọi sự vật trên đời, nguyên nhân là Lý, là
Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại: Lý (hay Đạo, Đại Đạo) là
nguyên nhân sinh ra muôn sự vật, đây là theo quan niệm Thượng Đế Vô Ngã (Impersonal God). Khi quan niệm theo
Thượng Đế Hữu Ngã (Personal God) thì
nguyên nhân này là Trời, Thầy (Cao Đài Tiên Ông), Đại Từ Phụ, cũng là Cha chung
muôn loài (the common Father of all).
([48]) Gìn nội tâm trước ngoại cảnh điêu linh:
Giữ cho trong lòng được bình thản trước cảnh đời xáo trộn, không để cho cảnh
tượng bên ngoài chi phối, dẫn dắt làm tâm bị rối loạn. Thí dụ: Trong Tết Mậu
Thân (1968) rất nhiều người bị bom đạn chết thảm, cảnh tượng rất hãi hùng. Thầy
khuyên người tu hãy làm chủ lòng mình, không để cho ngoại cảnh cuốn lôi. Trước
đó, trong cùng đàn cơ này, Đức Thánh Trần dạy tương tự: Xuân cảnh dù cho có thế nao / Xuân tâm riêng ở chí anh hào / Xuân tâm
bền vững như xuân đạo / Cái thú muôn năm chẳng nhạt màu.
([53]) Chơn (chân) tông 眞宗: Tôn chỉ, đường lối
chân chính. Vạn giáo 萬教: Tất cả các tôn giáo (all religions). Khi lập đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn chủ trương Tam Giáo quy Nguyên, Ngũ Chi phục Nhứt. Nguyên
(hay Nhứt) là Đạo (cũng gọi Đại Đạo). Tam Giáo, Ngũ Chi đều từ Đạo (Đại Đạo) mà
ra đời. Qua Kỳ Ba, tất cả trở về nguồn cội (Đại Đạo), chấm dứt cảnh phân biệt,
kỳ thị, xung đột ý thức hệ. Có như vậy, các giáo mới có thể hợp tác với nhau
tạo thành một thực thể đạo cứu thế.
([55]) Minh Lý: Thế danh là Đỗ Vạn Lý. Tiền
bối Đỗ Vạn Lý sinh ngày 03-5-1910 tại quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc; quy thiên
ngày 11-4-2008 tại Chatsworth, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Tiền bối học
trung học tại Pháp, rồi tốt nghiệp khoa luật ở Viện Đại Học Sorbonne (Paris),
sau đó lấy bằng Master ngành khoa học chính trị (political science) tại Viện
Đại Học Columbia University (thành phố New York, bang New York). Vào giữa thập
niên 1950, tiền bối làm tổng lãnh sự tại Jakarta (Nam Dương, tức Indonesia) và
New Delhi (Ấn Độ). Tháng 9-1963 tiền bối làm đại sứ tại Hoa Kỳ, nhưng bị triệu
hồi sau cuộc đảo chánh ngày 01-11-1963. Sau khi thôi giữ chức Tham Lý Minh Đạo
kiêm Tổng Thơ Ký tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam (nay là Cơ
Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo), tiền bối làm đại sứ tại Nhật hai năm (cho tới
tháng 4-1975). Tiền bối là trưởng nam của cụ Đỗ Thuần Hậu (1883-1967, quả vị
Huyền Pháp Đạo Nhơn).