Thiên Lý Đàn, 10-4 Ất Tỵ (10-5-1965)
Đức TỔNG LÝ HƯNG ĐẠO
TIẾP
ĐIỂN
THI
Khí
phách nghìn xưa vẫn sống còn
Đạo
mầu tô điểm trời Nam Việt
Cho
giống Lạc Hồng khắp cháu con.
Chư
chức sắc hướng đạo!
Sự
thế ngày nay chẳng những chỉ xã hội mà đến Giáo Hội cũng cùng chung một trạng
huống [4] tinh thần vô cùng bi đát. Điều kinh cụ [5] hãi hùng ngày nay, không phải vì chiến tranh khốc liệt, không phải thiên vạn [6]
binh hùng,[7] không phải vì quỷ ma óng dậy,[8] bày
vẽ lắm trò, làm cho lu mờ chánh pháp, mà chính là ở “sự sụp đổ tinh thần”. Sự sụp đổ tinh thần ấy là
điều tai hại căn bản.
Các hiền thử nghĩ: Khi
muốn phục hưng [9] một quốc gia, điều trước
hết phải có dân chí,[10] dân khí,[11] dân tâm.[12] Nếu dân chí đã nhụt, dân
khí đã suy, dân tâm ly tán, hàng sĩ phu [13] triều đại thì tranh nhau
chút lợi danh cho riêng mình, còn quần chúng khắp nơi như đàn chiên [14] không người chăn giữ,
trước tình trạng đó làm sao phục hưng Đại Đạo!
Hôm nay Bản Thánh rất
buồn! Buồn cho sứ mạng trọng đại của Đại Đạo! Phục hưng tinh thần truyền thống
cổ truyền của dân tộc dính liền với sự phục hưng văn minh nhân loại, để xây
dựng một nguơn hội [15] thái bình vĩnh cửu cho
muôn người, tạo lập một thiên đàng cực lạc tại thế. Sứ mạng đó ai đảm trách?
Đọc lại sử nhà Trần, từ
bao ảm đạm thê lương bỗng trở nên bao hùng tráng mãnh liệt. Phải chăng nhờ biết
tạo cái thế nhơn hòa đoàn kết, quy tụ được nhân tâm, tác động được dân khí để mở
màn cho công cuộc phục hưng.
Ngày nay muốn tạo được
cái thế nhơn hòa đoàn kết ấy, thì người lớn phải tỏ ra đức độ, phải chịu hy
sinh. Hy sinh cái ý kiến tư hữu [17] của mình cũng là điều
quan trọng không kém sự hy sinh tính mệnh. Hy sinh vì sự sống còn của kẻ dưới,
hy sinh vì mọi người, hy sinh vì chính nghĩa cao cả như sự bảo tồn, xương minh [18] chơn truyền đạo pháp
chẳng hạn.
Bậc hướng đạo phải đạt
được cái lý ấy. Phải bác kiến quảng văn.[19] Phải ôn cố tri tân.[20] Phải thường xuyên khắc
kỷ [21] phục lễ.[22] Phải rèn luyện thân tâm
để nêu gương sáng cho mọi người. Phải nung nấu lòng tin tưởng cho mọi người,
bởi lòng tin là sức mạnh vô biên. Mất lòng tin khác nào một đạo binh mất người
tướng súy [23] vậy.
THI
Vững
một niềm tin tạo thế thời
Bao
nhiêu sự nghiệp bấy nhiêu đời
Nam Bắc sum vầy sẽ hẹn
nơi.
THI
BÀI
Hỡi
hướng đạo Cao Đài có biết
Hỡi
nhân sinh đất Việt có hay
Bao
nhiêu trạng thái sắp bày
Chừ
ai toan kế hoạch cứu nguy
Ai
đâu hướng đạo Tam Kỳ
Ai
thương nhân loại, ai vì nước non?
Đặt
nhiệm vụ sống còn một kiếp
Dân
tâm, dân khí có thừa
Chí
dân xây đắp cho vừa lòng dân.
Xương
minh chánh pháp Cao Đài
Trời
Nam
gây dựng đạo mầu
Hỡi chư chức sắc hướng
đạo!
Nội bộ Hội Thánh Truyền
Giáo ngày nay, cũng như các Hội Thánh chi phái, đều gặp phải tình trạng chung,
đó là thiếu người thiếu sức. Nhưng việc ấy không hẳn là quan trọng, mà chính
việc quan trọng ấy là phải phục hoàn lại lòng tin, đồng nhứt ý chí, sớm liên
hữu [44] đó đây, để tạo cái thế
đồng tiến kịp thời đảm đang sứ mệnh, san bằng những mâu thuẫn,
hàn gắn những gì đổ vỡ đau thương trong buổi hạ nguơn mạt kiếp này.
THI
Đã
đặt đời mình trước chúng sanh,
Đường
quanh nẻo tắt cùng gai gốc,
Mạnh
dạn tô bồi quyển sử xanh.
Chư Thiên chức hãy thành
tâm tiếp điển. Có Giáo Tông lâm đàn. Bản Thánh dành mọi sự cảm tình vì dân tộc
tính. Chào chung chư Thiên sắc. Xin kiếu.
TIẾP
ĐIỂN
GIÁO TÔNG ĐẠI ĐẠO LÝ THÁI BẠCH
Bần Đạo chào chư Thiên
sắc lưỡng đài, chào chư hiền đệ hiền muội.
Bần Đạo để lời thăm chư
chức việc và toàn đạo nơi Hội Thánh Trung Hưng. Bần Đạo rất cảm kích và ngợi
khen chư chức sắc, chức việc và toàn đạo. Thời gian qua, trước bao thảm trạng hãi hùng, mà toàn đạo vẫn giữ một niềm tin, nhứt là tinh thần
thuần chơn tôn giáo để chịu đựng, để thắng mọi nghịch cảnh, như lời Tổng Lý
Hưng Đạo vừa đề cập. Dầu vậy, Bần Đạo khuyên chư hiền cần phải nỗ
lực hơn nữa, phải vững lòng tin hơn nữa, vì nghịch cảnh còn nhiều. Miễn lễ
trung đàn an tọa.
(…)
Hỡi chư chức sắc hướng
đạo!
Tam quân khả đoạt súy, thất phu bất khả đoạt chí.[46] Nếu muốn đặt niềm tin ở
tín đồ, thì trước phải có niềm tin ở từ hướng đạo. Muốn thi hành quyền pháp ở thánh
thất, thì trước phải có quyền pháp ở Hội Thánh tượng trưng. Như vậy sự chỉnh
đốn Hội Thánh tức là chỉnh đốn cho toàn đạo vậy.
(…)
THI
Quyền
pháp nghiêm minh độ khách trần
Trở
về nẻo chánh hưởng Thiên ân
Gắng
công sử đạo danh bia tạc
Nghìn
kiếp muôn thu vị Thánh Thần.
Hỡi chư chức sắc hướng
đạo!
Người chức sắc có thể tỏ
ra là một thiên thần ở thế gian, nên cần phải tỏ ra xứng đáng, cần hiểu trọng
trách mình ở Hội Thánh, phải rèn luyện cho kẻ dưới được vận dụng điều hành.
(…)
Chư chức sắc hướng đạo
phải cố gắng đặt hết tinh thần hoạt động cho Hội Thánh Trung Hưng, về sau nầy
sẽ là nhịp cầu nối liền giữa Nam
và Bắc.
(…)
TIẾP
ĐIỂN
ĐÔNG PHƯƠNG CHƯỞNG QUẢN.
Bần Đạo chào chư chức sắc
lưỡng đài. Chào đệ muội lưỡng ban. (…) Miễn lễ. An tọa nghe dạy.
(…)
Muốn trị bá thì phải dùng
vương, muốn trị loạn thì phải sùng thượng tín, thành, lễ, nghĩa. Nếu dùng bá
trị bá, dùng loạn trị loạn thì bá nọ chồng lên bá kia, loạn kia chồng lên loạn
nọ, thì thiên hạ đại nguy!
Ngày nay, thế sự như cờ
túng nước, nhưng thiên hạ vẫn tranh nhau giành lấy con cờ, mà không biết tạo
cái thế. Nếu không tạo thế thì làm sao biết sử dụng con cờ. Cái thế ấy là xương
minh chánh đạo vậy. Người lãnh đạo cần nên lưu ý điều nầy.
(…)
Bần Đạo ban ơn chung chư chức sắc lưỡng đài, chư
đệ muội. Thăng.
[1] Dải sông non: Dải non sông, dải giang sơn, lãnh thổ quốc gia.
[13] Sĩ phu 士夫:
Những người có học thức, giới trí thức của một nước, một xã hội (the intelligentsia).
[20] Ôn cố tri tân 温故知新: Ôn
lại việc cũ để biết suy việc mới (to review the old and know the new, to recall
the past to understand the future). Thành ngữ này lấy
trong Luận Ngữ.
[21] Khắc kỷ 克己: Kiềm chế bản thân, kỷ luật
với chính mình (self-restraint, to subdue
one's self), tức là khắc chế bản ngã, trừ khử tự tư tự lợi.
[22] Phục lễ 復禮: Trở về với lễ (to return to propriety), tức là lấy lễ
tiết chế hành động. Khắc kỷ phục lễ 克己復禮: Khắc chế bản ngã, trừ khử tự tư tự lợi và trở về với lễ mà hành động, tức
là lấy lễ tiết chế hành động (to subdue
one's self and return to propriety).
Luận
Ngữ, 12-1:
Thầy
Nhan Uyên hỏi về nhân, Đức Khổng Tử đáp: “Khắc kỷ phục lễ [kiềm chế bản thân và
trở về với lễ] là nhân. Một ngày khắc kỷ phục lễ, thiên hạ trở về nhân. Làm
điều nhân là do mình, chứ không do người.”
Thầy
Nhan Uyên hỏi: “Xin hỏi đặc điểm của nhân?”
Đức
Khổng Tử nói: “Cái gì không hợp lễ thì đừng nhìn, đừng nghe, đừng nói, đừng
làm.”
(Nhan
Uyên vấn nhân. Tử viết: “Khắc kỷ phục lễ
vi nhân. Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ quy nhân yên. Vi nhân do kỷ, nhi
do nhân hồ tai?”
Nhan
Uyên viết: “Thỉnh vấn kỳ mục.”
Tử
viết: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động.”)
顏淵問仁. 子曰: “克己復禮為仁. 一日克己復禮, 天下 歸仁 焉. 為仁由己, 而由仁乎哉?” 顏淵曰: “請問其目.” 子曰: “非 禮勿視, 非禮勿聽, 非禮勿言, 非禮勿動.”
[25] Thanh sử 青史: Sử
xanh. Ngày xưa chưa biết làm ra giấy, người Trung Hoa khi viết sử phải ghi vào
các thẻ tre, do đó gọi lịch sử hay sử ký là thanh sử (history). [Thanh: màu xanh của tre.] Do phải viết
trên thẻ tre nên khi xưa người Hoa có thói quen viết chữ Hán theo hàng dọc,
viết từ trên xuống dưới và viết từ phải qua trái. Để giữ tre lâu hỏng, người ta
hơ tre trên lửa cho khô, nước trong thân tre rịn ra ngoài như đổ mồ hôi [hãn: mồ hôi], vì thế cũng gọi sử sách,
sử ký là hãn thanh 汗青. Thừa tướng Văn Thiên Tường 文天祥 (1236-1283) đời Tống là bậc trung nghĩa, có nói: Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, / Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. 人生自古誰無死 / 留取丹 心照汗青. (Xưa nay thử hỏi ai không chết / Để
lại lòng son rọi sử xanh.)
[27] Chừ:
Giờ đây, bây giờ, lúc này.
[33] Lân bang 鄰邦:
Nước láng giềng (neighbouring country).
Trong ngoài lân bang: Trong nước và
nước láng giềng.
[34] Tâm can 心肝:
Tim gan. Thiết thạch 鐵石: Sắt đá. Tâm can thiết thạch: Lòng dạ sắt đá, ý
chí vững bền, không lay chuyển trước mọi hoàn cảnh.
[36] Khư khư: Bám chặt, giữ chặt, không buông bỏ.
[39] Công nghiệp 功業: Sự
nghiệp to tát, việc làm vẻ vang trong đời (outstanding
work, glorious deed). Ở đây có thể hiểu là đạo nghiệp (những thành quả lớn lao làm được cho đạo).
[41] Dâu bể bể dâu: Những biến cố lớn lao ở đời (life’s
vicissitude) diễn ra không ngừng. Dâu bể tức là tang hải 桑海, nói tắt của Thương hải biến vi tang điền 滄海變爲桑田 (Biển xanh biến thành ruộng dâu). Thường nói tắt là thương hải tang điền, tang điền thương hải,
tang thương, hoặc nói cuộc dâu bể (biển) hay bể (biển) dâu.
[43] Đồng hành 同行: Đi
chung một đường, theo cùng một đường lối (to
follow the same direction, to journey together).
[45] Thỉ (thủy) chung 始終: Trước sau, trọn vẹn từ đầu tới cuối (from
beginning to end). Trung thành (loyal, faithful).
[46] Đức
Khổng Tử nói: Tam
quân khả đoạt súy dã, thất phu bất khả đoạt chí dã. 三軍可奪帥也, 匹夫不可奪志也. Có thể cướp được tướng lĩnh của quân
đội, không thể cướp được ý chí của một
kẻ phàm phu. (Luận Ngữ: Tử Hãn). Câu này tương đồng với lời của
Albert Einstein (1879-1955): “Đập vỡ một nguyên tử còn dễ hơn xóa bỏ một định kiến.” (It
is easier to break up an atom than to eliminate a prejudice.)
HUỆ KHẢI và LÊ ANH MINH hiệp
chú