Trước năm 1950, cũng như một số nước Đông Á, Việt Nam mừng đại lễ
Phật Đản (Vesak) vào ngày 08-4 âm
lịch. Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ Nhất (the First Conference of the World Fellowship of Buddhists) tổ chức
tại Tích Lan (Sri Lanka) từ 25-5 đến 08-6-1950, quy tụ đại biểu hai mươi sáu
nước thành viên (trong đó có Việt Nam) đã đồng thuận chọn ngày Phật Đản cho
toàn thế giới là ngày 15-4 âm lịch. Tuy nhiên, cộng đồng đạo Cao Đài vẫn duy
trì truyền thống cũ là ngày 08-4 âm lịch.
Từ
giữa thập niên 1960 tới nay, thánh thất Bình Hòa (Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh
Đạo), số 174/30A Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh, hàng năm vẫn mừng lễ Phật
Đản kết hợp liên giao các thánh sở, tôn giáo bạn vào ngày 08-4 âm lịch.
Kính
mừng Phật Đản 2556, Văn Uyển trân
trọng trích lục lời dạy của Đức Quan Âm
Như Lai và Đức Phật Tổ cung hiến
quý đạo hữu, đạo tâm. Hai thánh giáo sau đây do bộ phận thông công Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam
(quận 1, Sài Gòn) phối hợp với Tam Giáo Điện Minh Tân (quận 4, Sài Gòn) tiếp
nhận trong dịp kỷ niệm Phật Đản 1965.
Huờn Cung Đàn, giờ Tý
đêm 07 rạng sáng 08-4 Ất Tỵ (07-5-1965).
THI
TÀI
lành cội đức ráng vun trồng
THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ
Tiểu Thánh chào chư Thiên
mạng.[4] Chào chư liệt vị [5] nam nữ. Tiểu Thánh tuân
lịnh báo đàn. Liệt vị thành tâm tiếp Bồ Tát lâm đàn [6]
dạy đạo. Tiểu Thánh xin xuất ngoại ứng hầu. Thăng.
TIẾP
ĐIỂN
THI
Rưới
nước nhành dương tắt lửa hồng
Cứu
người đang lạc nẻo gai chông
Lên
thuyền bát nhã sang bờ giác
Chứng
quả nghìn thu chốn Đảo Bồng.[7]
THƯỜNG CƯ NAM
HẢI QUAN ÂM NHƯ LAI
Bần Đạo chào chư Thiên
sắc.[8]
Chào chư hiền sĩ, hiền muội.
Trước giờ Phật Tổ lâm cơ,([9])
Bần Đạo để đôi lời khuyên chung chư hiền sĩ, hiền muội trên bước đường tu niệm.
Hạ nguơn mạt pháp, Đại
Đạo hoằng dương, gồm Tam Giáo vào một lý duy nhứt để phục hưng chánh pháp, cứu
rỗi toàn linh trong cơn lặn hụp xa vời trên dòng bể khổ, lập lại đời thượng nguơn
thánh đức cho trăm họ hòa bình, càn khôn [10] an tịnh.
Duyên phúc nầy, hỡi ai đã
biết gội nhuần và thọ hưởng?!
THI
Phúc
duyên ai biết hưởng ơn dày
Tam
Kỳ ân xá nên mau bước
Trễ
một ngày qua, khổ một ngày.
THI
BÀI
Ngày
tháng chẳng đợi chờ hứa hẹn
Đặt
chân lên cõi trần hồng
Nghiệp
vương bá sửa trau giềng mối
Sắp
bày nên cảnh thế gian
Cỏ
cây nhơn vật muôn ngàn hóa sanh.
Đem
thánh đức lập thành nền móng
Thượng,
trung, hạ giới định phần
Cảnh
Tiên tục khác là chỉ có
Không
dục tâm,[25]
không ngõ tử sanh
Không
tham vọng, không giựt giành
Không
dùng vật chất, vị danh [26]
treo mồi.
Nên
chẳng có luân hồi oan nghiệp [27]
Nên
không còn chuyển kiếp trả vay
Sớm
cung Bắc, chiều non Đoài [28]
Một
bầu trời đất, gót hài ngao du.[29]
Lỡ
bước vào không cách trở day
Tuy
không bóng dáng hình hài
Cao
không đo được, sâu dày khó thăm.[31]
Chỉ
có kẻ minh tâm kiến tánh [32]
Dụng
phép mầu trên cảnh hư vô
Đổi
phàm lập thánh, quy mô vững vàng.
Phép
mầu ấy chớ sang Bắc Hải
Phép
mầu không tìm tại Tây Phương
Cũng
không xa ngõ cách đường
Mà
do máy Tạo chuyển luân vận hành.
Máy
Tạo đã sẵn dành nhơn loại
Một
hình hài gồm thảy cơ quan [34]
Trời,
đại thiên địa [35]
tuần huờn
Người,
tiểu thiên địa [36]
chuyển luân cơ mầu.
Gươm
trí huệ [37]
tạo thâu vũ trụ
Kìa ngũ sắc tường quang [43]
chiếu giám, Phật Tổ sắp đến chứng lễ chư hiền. (…)
TIẾP
ĐIỂN
TÂY PHƯƠNG GIÁO CHỦ
THÍCH CA NHƯ LAI THẾ TÔN
Bổn Sư mừng chư môn đồ
thiện nam, tín nữ.
NGÂM
Lành
thay Nam Thiệm Bộ Châu [44]
Đất
linh gieo giống Đạo mầu tế nhân [45]
DIỄN
CA
Thương
cho đời lành dữ khôn phân [49]
Vùi
tánh linh giữa chốn phong trần [50]
Hãy nhớ câu của Tổ Sư Nam
Nhạc:[52]
Nhứt
thiết chư pháp
Giai
tùng tâm sanh
Tâm
vô sở sanh
Pháp
vô sở trụ
Nhược
đạt tâm địa
Phật
tánh đều có ở khách trần ai
Hỡi môn đồ! Hỡi chúng
sanh!
Bổn Sư lâm đàn chứng lễ
cúng dường của chư môn đồ cũng như toàn cả chúng sanh lễ bái. Bổn Sư ban ơn
lành và khuyên chư môn đồ nên nhớ lời nầy:
Cây biết cội, nước biết
nguồn. Như thế mới gọi biết hành cái Đạo của Ta.
Tự giác,[65]
giác tha;[66]
đem giống từ bi gieo trên ngũ trược [67]
cho toàn cả chúng sanh khỏi cảnh nghiệp chướng luân hồi. Như
thế mới gọi là tu cái hạnh của Ta.
Bằng
chẳng được, muôn ngàn kiếp thế gian nầy không cải tạo, thì mong gì đắc quả Như
Lai.
Lành
thay! Lành thay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ!
NGÂM
Tây Phương đất Phật gầy nên
Tam
Kỳ Phổ Độ xây nền âu ca.[68]
Bổn Sư ban ơn lành chư môn đệ. Thăng.
[1] Thiện hữu thiện huờn (hoàn) 善有善還 lẽ chí
công 至公: Việc
lành thì có việc lành đáp trả lại, đây là luật rất công bằng của trời đất.
[2] Đồng nhan 僮顏: Vẻ
mặt trẻ nhỏ. Đồng nhan nhớ cảnh sương pha tóc: Đang khi còn trẻ hãy nhớ nghĩ tới lúc tuổi già
tóc bạc.
[3] Tử đệ 子弟 (đệ tử 弟子): Kẻ học trò, người học đạo, tín
đồ (disciples). Bụi hồng (hồng trần 紅塵), ám chỉ cõi thế gian,
cõi người ta (the world, human society).
[4] Chư Thiên mạng (mệnh) 諸天命: Các bậc hướng đạo đang nhận lãnh sứ mạng của Trời giao
phó là thế Thiên hành hóa 替天行化 (thay Trời hành đạo để
giáo hóa dân chúng tu hành).
[6] Lâm 臨: Tới, đến (to arrive), cách nói tôn kính. Lâm
đàn 臨壇 (đến với đàn
cơ, giáng đàn, giáng cơ).
[17] Tiễn 箭: Mũi tên (arrow). Ly cung 離弓: Rời khỏi dây cung. Ý trọn câu: Thời gian qua mau
vùn vụt như mũi tên bắn ra khỏi dây cung.
[21] Nhơn luân 人倫: Các mối quan hệ đạo đức (ethical
relations). Luân 倫 là các
mối quan hệ giữa người với người (human
relations).
[22] Nguyên nhân 原人: Những chơn linh từ cõi thượng giới, xưa kia
nhận lãnh sứ mạng xuống thế gian độ đời; khác với hóa nhân 化人 là những ai từ kim thạch, thảo mộc, cầm thú
tiến hóa lên làm người.
[23] Xây vần: Xoay vần.
[25] Dục tâm 欲心: Lòng ham muốn. Không dục tâm, không ngõ tử sanh: Không có lòng ham muốn thì thoát
khỏi luân hồi.
[27] Oan nghiệp 冤業: Hậu quả xấu
kiếp này phải gánh chịu để đền trả tội ác đã gây tạo trong kiếp trước.
[30] Trần tù 塵囚 bốn vách: Bốn vách nhà
tù thế gian. Bốn vách (tứ đổ) hay tứ đổ tường 四堵牆(墻) là bốn thứ tửu, sắc, tài, khí 酒色財氣 (rượu, sắc dục, tiền bạc, và ma túy); chúng
trói buộc con người vào chỗ say đắm, mê mệt; chúng giam hãm con người, khiến
con người mất tự do, giống như bị nhốt trong bốn vách nhà tù (đổ và tường đều có nghĩa là vách tường).
[32] Minh tâm kiến tánh 明心見性: Sáng lòng (không còn bị dục vọng che lấp) thì thấy được bổn tánh, tức là
đắc đạo, thành Phật thành Tiên.
[34] Cơ quan 機關: Bộ phận chức năng chủ yếu trong
thân thể (organ), như mắt là cơ quan
để nhìn, tai là cơ quan để nghe…
[37] Gươm trí huệ (huệ kiếm 慧劍, the sword of wisdom):
Con người muốn khỏi đau khổ, phiền não phải dùng trí huệ suy xét các nguyên
nhân tạo ra não phiền, đau khổ và rồi cương quyết cắt đứt mọi sự ràng buộc, mọi
mối liên hệ với chúng. Do đó, trí huệ được ví như thanh gươm sắc bén.
[38] Óc binh thơ (thư) 兵書: Tài cầm binh. Ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng là tài cai trị đất nước, bảo
vệ dân chúng.
[41] Tinh thần, vật chất tương đồng: Cũng như tâm vật bình hành 心物平行, không thiên lệch về bên tâm linh hay bên vật chất; không duy tâm cũng
không duy vật.
[44] Nam Thiệm Bộ Châu 南贍部洲: Theo Phật Giáo, là một trong bốn châu lớn, cũng gọi cõi Diêm Phù Đề, tức
là cõi địa cầu. Ba châu khác là Bắc Câu Lư Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, và Đông
Thắng Thần Châu.
[46] Khách
trần: Thế gian là cõi tạm, như quán trọ; con người
sống hết một đời rồi phải ra đi, nên người đời như khách trọ.
[47] Cơ
huyền: Cơ bút huyền diệu, nhiệm mầu.
[49] Khôn phân: Không thể phân biệt được.
[50] Phong trần 風塵: Gió bụi; ngầm chỉ cảnh đời loạn lạc, hay
cuộc đời gian nan khổ cực, phiêu bạt (nay đây mai đó).
[51] Vị tằng hữu nhơn (nhân) duyên đắc pháp 未曾有因緣得 法: Chưa từng có nhân tốt duyên lành để thọ
nhận được đạo pháp.
[52] Nam Nhạc Hoài Nhượng 南嶽懷讓 (677-744): Sư họ Đỗ, quê ở Kim Châu, xuất
gia năm mười lăm tuổi, chuyên về giới luật. Không hài lòng với kết quả tu học hữu vi, sư tự nhủ:
“Người xuất gia phải học pháp vô vi, trên trời dưới đất chẳng có gì hơn được.”
Theo lời khuyên của nhiều đạo hữu, sư tìm đến Tào Khê yết kiến Lục Tổ Huệ Năng. Sau tám năm được Lục Tổ truyền tâm ấn,
nhưng sư tiếp tục ở lại hầu Lục Tổ thêm mười lăm năm nữa mới rời Tào Khê
ra đi truyền pháp. Sư trở thành một vị tổ thiền lừng
danh đời Đường (Trung Quốc).
Giai tùng tâm sanh 皆從心生: Đều sinh từ
tâm
Tâm vô sở sanh (sinh) 心無所生: Tâm không chỗ sanh
Pháp vô sở trụ 法無所住: Pháp không chỗ bám
Nhược đạt tâm địa 若達心地: Nếu đạt đất tâm [trạng thái của tâm không
có chỗ sinh]
Sở trụ vô ngại 所住無碍: Chỗ
bám chẳng ngại [trở ngại].
Ghi chú: Trong thánh giáo này, Đức Thế Tôn không
nhắc hai câu kết thúc bài kệ của Tổ Sư Nam Nhạc. Hai câu ấy như sau:
Phi ngộ thượng căn 非遇上根: Không
gặp đại căn
Thận vật khinh hứa 慎勿輕許: Chớ
hứa dể duôi [đạo pháp bất khinh truyền].
[56] Kiến như lai 見如來: Thấy được Phật tánh, chơn tánh, Thượng Đế tánh. (Tánh này ở Phật Thánh
không thêm, ở phàm phu không bớt, nên gọi là như lai.)
[57] Linh Đài 靈台 trong câu này ngầm chỉ Linh Sơn, chứ không
phải đỉnh đầu (nê hoàn cung). Xem chú thích (58) bên dưới.
[58] Thứu Lãnh:
Núi Linh Thứu 靈鷲 (thường gọi là Linh Sơn 靈山) ở đông bắc thành Vương Xá 王舍 nước Ma Kiệt Đà 摩竭陀, chỗ Phật Thích Ca giảng kinh Pháp Hoa.
[62] Không dây ai biết nghe đờn: Đố ai nghe được
tiếng đàn của cây đàn không có dây. Cây đàn không dây thì không phát ra tiếng.
Do đó tiếng đàn của cây đàn không dây có nghĩa là tiếng nói vô thinh (the voice of the silence), tiếng gọi của
các Đấng thiêng liêng từ cõi vô vi để thức tỉnh người trần gian.
[64] Thượng nguơn trở về: Trở về cõi thượng nguơn
thánh đức sau hội Long Hoa.
[67] Ngũ trược 五濁: Năm thứ ô trược (dơ bẩn) con người phải chịu trong thời mạt kiếp: Kiếp trược 劫濁: Nhiều thứ bệnh nổi
lên, nạn đói xảy ra, chiến tranh lan tràn mọi nơi; Kiến trược 見濁: Tà kiến thịnh hành; Phiền não trược 煩惱濁: Con người nuôi
nhiều tham dục, tâm hồn phiền não; Chúng sinh trược 眾生濁: Con người vô đạo đức, không sợ quả báo;
Mệnh trược 命濁: Con người chết sớm.
HUỆ KHẢI và LÊ ANH MINH hiệp chú