Ngũ Chi
Đại Đạo là Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện và Minh Tân.
Minh
Sư có nguồn gốc từ Trung Hoa, truyền qua Việt Nam vào năm 1863.
Minh
Đường có nguồn gốc từ Minh Sư.
Ba chi
Minh Lý,[1] Minh
Thiện và Minh Tân được Ơn Trên chuẩn bị có mặt ở miền Nam Việt Nam vài năm
trước khi đạo Cao Đài ra đời để làm điều kiện yểm trợ cho công cuộc khai mở Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Không
kể Minh Lý, một số thánh sở của bốn chi đạo Minh Sư, Minh Đường, Minh Thiện và
Minh Tân đã quy hiệp Cao Đài và ngày nay vẫn còn.
Ngoài
bốn chi nói trên, vào những ngày đầu khai Đạo, các đàn phổ độ của đạo Cao Đài
thường lập tại tư gia hoặc mượn một số chùa Phật như:
- Hội
Phước Tự, Trường Sanh Tự của Yết Ma Luật (ở Cần Giuộc, Long An).
- Long
Thành Tự, Phước Linh Tự của Yết Ma Nguyễn Văn Xoài (ở Cần Đước, Long An).
- Vạn
Phước Tự của Yết Ma Lê Văn Nhung (ở Hốc Môn, Gia Định).
- Phước
Long Tự của Yết Ma Giống (ở Chợ Đệm, Bình Chánh).
- Thiền
Lâm Tự (chùa Gò Kén) của Hòa Thượng Như Nhãn (ở Long Thành, Tây Ninh).
1. NGUỒN GỐC TỪ CHI
MINH ĐƯỜNG: VĨNH NGUYÊN TỰ
Tiếp
nối đạo nghiệp của thân phụ, tiền bối Lê Văn Lịch (1890-1947) trụ trì Vĩnh
Nguyên Tự. Ngày 04-3-1926, quý vị tiền khai Đại Đạo tuân thánh lịnh đến lập đàn
cơ tại Vĩnh Nguyên Tự. Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn giáng đàn nhắc lại lời
tiên tri khi xưa và khuyên môn sanh Vĩnh Nguyên Tự quy hiệp Cao Đài.
Tuân
lời dạy, trưởng đồ của Ngài Lê Đạo Long là Thái Lão Sư Trần Đạo Minh
(1857-1927) nhập môn Cao Đài, thọ Thiên phong Ngọc Chưởng Pháp và tiền bối Lê
Văn Lịch thọ Thiên phong Ngọc Đầu Sư (thánh danh Ngọc Lịch Nguyệt).
Ơn
Trên dạy tiền bối Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt soạn kinh nhựt tụng cho đạo Cao Đài
như bài xưng tán Đức Ngọc Hoàng Thiên Tôn (Đại
La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng…), ba bài kinh xưng tán Tam Giáo Đạo Tổ.
Ngọc
Đầu Sư còn được thánh lịnh hướng dẫn tu thiền cho các tiền bối Lê Văn Trung,
Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Nguyễn Ngọc Thơ.., góp phần cùng các vị Tiền Khai soạn
Tân Luật.
Tại
Vĩnh Nguyên Tự, Ơn Trên phong phẩm vị cho một số vị Tiền Khai và ban tịch đạo nam
phái.
Vĩnh
Nguyên Tự được thánh lịnh tái thiết với nhiều công quả phụ giúp của Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý, và đã làm lễ khánh thành năm 1973.
Hiện
nay Vĩnh Nguyên Tự là một trong mười tịnh trường tu theo pháp môn thiền do Đức
Đông Phương Chưởng Quản truyền dạy Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Hàng năm thường
xuyên mở bốn khóa tu Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân và Đông Chí.
2. NGUỒN GỐC TỪ CHI
MINH SƯ
a.
Thánh thất Ngọc Phước Đàn
Ảnh: Lê Quốc Việt (Hội Thánh Minh Chơn Đạo)
Ngôi Phật Đường tại ấp Phước Thạnh, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Rạch Giá xưa (nay là tỉnh Bạc Liêu), có trên 15.000 tín đồ được tiền bối Thái Lão Sư Trần Đạo Quang (1870-1946) tạo dựng khoảng năm 1915. Theo sự hướng dẫn của tiền bối Ngọc Chưởng Pháp Trần Đạo Quang, chùa nầy quy hiệp Cao Đài (1928), trở thành thánh thất Ngọc Phước Đàn thuộc Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo. Nhiều vị tu sĩ Minh Sư tại đây đã thọ Thiên phong như: Ngọc Lễ Sanh Nguyễn Văn Cứng (1882-1962) là vị Chánh Trị Sự đầu tiên; Thượng Giáo Hữu Trần Văn Thành…
b. Thánh Tịnh Thanh Quang
Hội
Thánh Truyền Giáo Cao Đài có nhiều thánh sở từ chi Minh Sư quy hiệp Cao Đài.
Tuân lời dạy của Đức Thái Lão Sư Trần Đạo Quang (1870-1946), tiền bối Nguyễn
Quang Châu, một tu sĩ đồng chơn nổi tiếng của Minh Sư, vào ngày 15-11 Giáp Tuất
(1934) đã hiến ngôi Đồng Chơn Tự của Minh Sư (nguyên là từ đường của gia đình) làm
thánh tịnh Thanh Quang. Đây là thánh sở Cao Đài đầu tiên của bổn đạo Cao Đài miền
Trung tại làng La Kham, nay thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng
Nam, khánh thành ngày 01-6 Ất Hợi (1935).
c.
Thánh Thất Trung An
Ngày
24-6-1038, chùa nầy quy hiệp Cao Đài và được cải danh thành thánh thất Trung An
(Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài).
Năm
1961, thánh thất Trung An được xây đủ Tam Đài.
Năm
1965, vì chiến tranh, bổn đạo dời về Vườn Lài và mấy lần xây cất lại nhưng chưa
hoàn tất.
d.
Thánh Thất Trung Nguyên
Năm 1938,
bổn đạo Minh Sư chùa Đức An cử hành lễ quy hiệp Cao Đài. Trong đàn cơ sau đó,
Thiêng Liêng ban cho tên gọi là thánh thất Trung Nguyên.
e.
Thánh thất Hưng Đông
Năm
1938, Hưng Đông chỉ là thiên bàn tách ra từ thánh thất Trung Nguyên đã dời đổi
đôi lần.
Ngày 10-6-1945
(01-05 Ất Dậu), Ơn Trên cho tên gọi là thánh thất Hưng Đông.
Năm
1960, vì chiến tranh khốc liệt, bổn đạo phải tản cư, đến năm 1972 mới trở về.
Năm
1992, xây dựng đủ Tam Đài, khánh thành năm 1995.
f.
Thánh thất Trung Hòa
Năm
1960, thánh thất được xây dựng đủ Tam Đài nhưng bị sụp đổ toàn bộ trong chiến
tranh.
Sau
năm 1975, mượn nhà của đầu họ đạo rồi lại mượn nhà của trưởng ban cai quản làm
văn phòng thánh thất.
3. NGUỒN GỐC TỪ CHI
MINH THIỆN: THANH AN TỰ
Năm
1917, tiền bối Trần Hiển Vinh cùng anh ruột là Trần Phát Đạt và một số thân hữu
như Phan Văn Tý, Lê Văn Hơn, Trần Duy Khánh… lập đàn cầu cơ thỉnh Tiên xin
thuốc trị bịnh cho bá tánh. Nơi đây được Ơn Trên ban tên là đàn Minh Thiện, có
ông Nguyễn Văn Trượng làm đồng tử.
Năm
1902 và 1919, tiền bối Ngô Văn Chiêu hầu đàn cơ nơi đây, cầu thọ và xin thuốc
cho thân mẫu.
Trước
đêm trung thu Ất Sửu (1925), tiền bối Cao Quỳnh Cư đến mượn đại ngọc cơ của ông
Phan Văn Tý (1888-1962) để hầu Đức Diêu Trì Kim Mẫu trong lễ Hội Yến Bàn Đào
đêm trung thu năm ấy.
Sau
khi tiền bối Trần Hiển Vinh qua đời (1962), khoảng hai năm sau chùa đổi tên là
Minh Chơn. Kế đến, tiền bối Trương Kế An cùng một số đạo hữu hành đạo tại đây,
thượng thánh tượng Thiên Nhãn và cúng theo nghi lễ Cao Đài. Các tượng thờ Quan
Thánh vẫn giữ nguyên.
Đến
năm 1972, tiền bối Trương Kế An bị bệnh, không thường hành đạo tại đây nữa. Chùa
trở lại thờ Đức Quan Thánh, nay không còn là thánh sở Cao Đài.
4. NGUỒN GỐC TỪ CHI
MINH TÂN: TAM GIÁO ĐIỆN MINH TÂN
Năm
1920, căn bệnh tái phát, tiền bối trở lại đàn Minh Thiện xin thuốc, được Đức
Quan Thánh Đế Quân giải bệnh và khuyên lo tu hành. Tiền bối về lập một bàn thờ
Tam Giáo và chư Tiên Phật tại nhà riêng.
Năm
1921, Ơn Trên dạy lập Cao Thâm Đàn ở vườn cao su tại xã Gia Lộc, quận Trảng
Bàng.
Năm
1922, Ơn Trên dạy tiền bối Lê Minh Khá lập Cao Minh Đàn tại nhà (số 236 bến Vân
Đồn). Trên bàn thờ có vòng Thái Cực với ngọn Linh Đăng, dưới thờ chư Tiên Phật.
Sau
đó, Ơn Trên dạy mua lô đất số 221 Bến Vân Đồn để chuyển Cao Thâm Đàn về, lập thành
Cao Tân Đàn.
Năm
1925, Ơn Trên ban lệnh sáp nhập Cao Minh Đàn và Cao Tân Đàn lại thành Minh Tân
Đàn. Như thế, chi Minh Tân hình thành.
Ngày 01-11-1926
(26-9 Bính Dần), Đức Thái Thượng Đạo Quân giáng cơ tại Minh Tân Đàn, ban lệnh
cho bổn đạo chi Minh Tân quy hiệp Cao Đài.
Ngày 10-11-1926
(06-10 Bính Dần), bổn đạo thượng sớ xin quy hiệp Cao Đài. Từ đây Minh Tân trở
thành thánh thất Cao Đài.
Năm
1928, tiền bối Lê Minh Khá cho xây dựng Tam Giáo Điện Minh Tân, khánh thành năm
1930. Cao Tân Đàn giải thể, các linh vị được chuyển qua Minh Tân.
Tháng
8-1951, Ban Chưởng Quản Cơ Quan Cao Đài Qui Nhứt được Ơn Trên dạy dời văn phòng
từ Liên Hoa Đàn (của tiền bối Cao Sĩ Tấn, ở số 18 đường Testard, nay là Võ Văn Tần)
về Tam Giáo Điện Minh Tân.
Cuối
năm 1952, Cơ Quan Cao Đài Qui Nhứt được cải danh thành Cơ Quan Cao Đài Thống
Nhứt.
Tháng
10-1953, Ban Chưởng Quản Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt được công cử gồm đại diện mười
một chi phái và nhiều nhân sĩ đạo tâm uy tín.
Năm
1956, Ơn Trên dạy cải danh xưng Cơ Quan Cao Đài Thống Nhứt là Ban Vận Động Cao
Đài Thống Nhứt.
Năm
1962, Ơn Trên dạy thành lập Ban Phổ Thông Giáo Lý nhằm chuyển hướng hoạt động Ban
Vận Động Cao Đài Thống Nhứt.
Năm
1963, thành phần thuận tùng thánh ý quyết định tách ra, về chờ lịnh tại Thiên
Lý Đàn ở số 278 Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám, Hòa Hưng).
Từ năm
1964 đến tháng 4-1975, Minh Tân là trụ sở của Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất. Sau đó,
Giáo Hội Cao Đài Thống Nhất giải thể. Ngày nay Tam
Giáo Điện Minh Tân vẫn còn sinh hoạt tôn giáo trong các ngày lễ và sóc vọng và
liên giao hành đạo với các thánh sở bạn. Nghi thức thờ cúng vẫn giữ theo đạo
Cao Đài.
5. NGUỒN GỐC TỪ PHẬT
GIÁO CỔ SƠN MÔN: THÁNH THẤT TỪ VÂN
Thánh thất Từ Vân, Phú Nhuận (Ảnh: Mai Thị Hạnh)
Thánh thất Từ Vân nguyên là Từ Vân Tự, là một cổ tự của Phật Giáo Cổ Sơn Môn do Hòa Thượng Từ Vân, thế danh Trần Văn Dõng (1854-1904), xây dựng năm 1904 tại Phú Định, Chợ Lớn, được Yết Ma Trần Văn Mau kế thừa.
Năm
1924, Từ Vân Tự (một ngôi nhà ngói ba gian hai chái, kiến trúc theo lối cổ)
được dời về Phú Nhuận (nay ở số 100 Thích Quảng Đức).
Năm
1935, Yết Ma Trần Văn Mau giao cho cháu là Trần Văn Sanh (1886-1968) và Trần Văn
Tình giữ chùa với lời dạy: “… hoặc
nhập chung theo Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà thờ cúng thì tôi bằng lòng không có điều
chi ngăn trở.”
Ngày
26-7-1938, các vị Trần Văn Sanh, Trần Thị Nguyên và Trần Văn Tình lập văn bản hiến
Từ Vân Tự cho Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ. Tiền bối Phối Sư Lê Văn Hóa thay mặt Hội
Thánh Cao Đài Tây Ninh đứng ra tiếp nhận với sự chứng kiến của tiền bối Thượng
Sanh Cao Hoài Sang. Từ đó chùa đổi tên là thánh thất Từ Vân.
Thánh
thất Từ Vân từng là nơi hành đạo của tiền bối Thượng Sanh Cao Hoài Sang cùng các
vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài Tòa Thánh Tây Ninh. Đây cũng là nơi đã tiếp nhận
nhiều đàn cơ quan trọng liên hệ đến việc xây dựng Trung Hưng Bửu Tòa của Hội
Thánh Truyền Giáo Cao Đài tại Đà Nẵng.
Ngày
28-9-1953, các bậc tiền bối của cơ đạo miền Trung đã mượn nơi đây hội họp hai
mươi đại biểu của các thánh thất miền Trung và đồng thanh quyết nghị tái lập Cơ
Quan Truyền Giáo Cao Đài, tiền thân của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài ngày nay.
Quý
vị tiền bối Huệ Lương (Trần Văn Quế), Thanh Long (Lương Vĩnh Thuật), Trần Quốc
Luyện, Trần Cư … từng làm việc tại thánh thất Từ Vân để xuất bản nguyệt san Nhân Sinh (số đầu tiên ra ngày 15-9-1954).
Năm
1956 tại thánh thất Từ Vân đã thành lập họ đạo Nam Phần của Hội Thánh Truyền
Giáo, tiền thân của họ đạo Trung Minh ngày nay.[2]
Năm
1991, bổn đạo thuộc xã đạo Phú Nhuận của họ đạo Trung Minh xin tách riêng và
thành lập họ đạo Từ Vân.
Ngày
22-9-1991, Lễ Sanh Thái Thoại Thanh (1919-2002) gởi đạo văn xin Hội Thánh
Truyền Giáo Cao Đài yểm trợ việc sinh hoạt tu học cho thánh thất Từ Vân, và
ngày 27-3-1993 lại xin Hội Thánh chấp thuận cho họ đạo Từ Vân được vào hệ thống
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài.
Năm
2009, khánh thành thánh thất Từ Vân cất mới.
Trong
nhiều năm qua, thánh thất Từ Vân là nơi trợ giúp nhiều sinh viên Cao Đài ở các
tỉnh về TpHCM trọ học. Đây cũng là nơi đặt văn phòng đại diện của Hội Thánh tại
TpHCM.
6. NGUỒN GỐC TỪ PHẬT
GIÁO: VẠN QUỐC TỰ
Tổ
đình Vạn Quốc Tự do Sư Bà Diệu Lộc thành lập năm 1930 tại xã Phú Hưng, thành
phố Bến Tre ngày nay. Sau khi Sư Bà Diệu Lộc quy liễu, Ni Trưởng Diệu Minh (1906-1986)
kế nghiệp.
Năm
1934, Ni Trưởng Diệu Minh nhập môn Cao Đài tại Giồng Bốm (Bạc Liêu) trong dịp Hội
Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo mở đại lễ.
Năm
1948, Ơn Trên dạy Ni Trưởng Diệu Minh lên Sài Gòn tìm mua đất.
Năm
1950, thành lập Vạn Quốc Tự Đô Thành dành cho phái nữ (còn gọi chùa Nữ Giới)
trên đường Phan Thanh Giản, nay ở số 378/5 Điện Biên Phủ, quận 10,
Tp.HCM.
Chánh
điện Vạn Quốc Tự Đô Thành thờ Thiên Nhãn, phía đối diện thờ Đức Diêu Trì Kim
Mẫu. Vạn Quốc Tự (được Ơn Trên đặt tên là Chơn Lý Đàn) có lập đàn cơ và thường
được Đức Mẹ giáng cơ dạy Đạo. Vào trung thu Kỷ Dậu (1969),
văn phòng Nữ Chung Hòa Đại Đạo thuộc Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý được đặt
tại Vạn Quốc Tự.
Ngày
31-12-1972, Ni Trưởng Diệu Minh Võ Duy Nhứt gởi đạo văn số 0190/VQT-ĐT cho Hội
Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, xin hiến Vạn Quốc Tự do Ni
Trưởng đứng bộ. Với công đức nầy, Tòa Thánh Tây Ninh phong phẩm Đạo Nhơn (tương
đương phẩm Giáo Sư) cho Ni Trưởng ở Hội Thánh Phước Thiện. Nhưng sau đó không
có thống nhất về một số vấn đề nên Vạn Quốc Tự vẫn không thuộc về Hội Thánh Cao
Đài Tây Ninh. Từ ngày 26-3-2011, Vạn Quốc Tự do Nhà Nước quản lý.
ĐẠT TRUYỀN
Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lý Đại Đạo
[1] Chi Minh Lý (Tam Tông Miếu, Minh Lý
Thánh Hội) hiện nay ở số 82 đường Cao Thắng, quận 3, TpHCM. Chi Minh Lý rất gần
gũi với đạo Cao Đài. Ngay từ lúc mới khai đạo Cao Đài, vào ngày 28-6 Bính Dần
(06-8-1926) thánh giáo Minh Lý dạy quý vị môn sanh của chi này phải soạn đủ 12 quyển kinh Sám Hối chuẩn bị
truyền cho người thỉnh kinh. Cùng trong tháng 8-1926, các tiền bối Lê Văn
Trung, Lê Văn Lịch, Vương Quan Kỳ được thánh lệnh đi thỉnh kinh tại Minh Lý.
Lúc ấy Minh Lý tạm đặt nơi nhà riêng tiền bối Âu Minh Chánh.
Mỗi năm
hai lần vào Hạ Chí và Đông Chí, Minh Lý Thánh Hội có mời tịnh viên của Cơ Quan
Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài và Hội Thánh Tiên
Thiên … ra Bác Nhã Tịnh Đường ở Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) để cùng tịnh
chung. Minh Lý Thánh Hội, Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, và Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lý từng tổ chức cùng học Kinh Dịch.
[2] Năm 1965, Họ Đạo Trung Minh dời về
địa điểm như hiện nay: số 609-611 đường Bình Thới, quận 11, TpHCM.