Thánh giáo
TU HÀNH LẬP ĐỨC
LINH TIÊU KHỨ HỒI
Chí
Thiện Đàn (Khổng Thánh Miếu, Minh Đức Nho Giáo
Đại
Đạo, Trà Vinh) ngày 17-6 Giáp Dần (Chủ Nhật 04-8-1974).
Pháp
đàn: Minh Dần. Đồng tử:
Chơn An.
TIẾP ĐIỂN
PHÚ
THỔ độ tận hiền hòa nguyên vị ([1])
ĐỊA NAM PHƯƠNG đã chỉ rọi đường
TRẦN ai là bến tục đau thương
THẾ Tiên Phật dặm trường xuống tục
ĐỘ những kẻ hòa châu nhẫn nhục ([2])
Khổng Nho Gia thúc giục cứu đời
Trường đạo đức miệt mài cho tinh tấn ([5])
Sáng lòa lòa khỏi bị quỷ chận giữa đàng
Trên nê hườn ([6])
chiếu diệu quang minh
Công lập đức Thiện Đàn ([7])
vì nhơn loại
Địa rất mừng hồng quang vạn đại ([8])
Mong nam nữ chư đồ đệ Đạo vàng quán xuyến
Lo tu học Đạo vàng đừng làm biếng
Giấc ngủ ngon nhờ có điển nhắc chừng
Ó ò o gà gáy rộ khá khâm vưng ([11])
Lo tịnh luyện chín từng ([12])
sẽ tới.
TIẾP LỊNH
THI
Đàn Nhu VĂN sĩ ([15])
hiệp hòa đồng
Khổng Mạnh TUYÊN đề cá hóa long ([16])
Tân dân THÁNH đức toại mây rồng.([19])
Nầy chư hiền đồ,([20]) Lão
cho phép an tọa… Từ ngàn xưa đến nay, nhơn loại có chép sử. Vậy chúng sanh nào
ai có rõ sử là gì? Họa chăng có kẻ nguyên căn ([21]) mới
tầm tòi học hỏi. Chúng sanh còn ương ngạnh chẳng biết Phật Trời, nên hôm nay
mới có Đại Hội Long Hoa. Nói đến ngàn xưa còn hơi xa, Lão chỉ nói hiện tại, có
mấy ai làm tròn. Gương hiền triết còn chẳng học, lựa là tìm Đạo nơi nào. Đạo
bất di,([22]) mênh
mông như biển cả. Đạo thậm thâm. Chỉ một kiếp nầy mà chưa tròn.
Cười… cười… Đời là chi mà làm cho chúng
sanh mê say? Còn Đạo là chi mà chúng sanh chẳng học? Như Lão đây hài gai khổ
cực mà chúng sanh còn biếm nhẽ, cười chê đủ cách. Lão đau thương cho nhơn loại.
Chiêng cảnh tỉnh khắp cùng mà chưa tỉnh. Vậy còn tìm Đạo cao thâm ở đâu?
Đạo không hình thức nhưng vì đời chuộng
hình thức nên Kỳ Ba Đức Ngọc Đế tạo hình thức để chúng sanh bắt chước mà học
hỏi. Nói về hình nhi thượng ([23])
nào ai ưa chuộng.
Vì mùi danh cam đành quên Đạo
Vì mùi lợi không thạo đường Tiên
Ô hô! Xuống chốn huỳnh tuyền ([25])
Hỏi rằng nhơn loại đau phiền vì đâu?
Nhắc đến Đạo nhiều câu chua chát
Nhắc đến đời còn rát tâm vàng
Ô hô! Vì bạc vì vàng đành cam!
Đạo trường Tiên gỡ rối tục trần
Đạo dìu nguyên vị trở lần Kim Tiên.
Ôi! Nhắc đến Lão phiền nhân thế
Bao tang thương xác thể nát nhừ
Mà đành vì lợi khư khư
Vì luyến tiếc bạc vàng đầy tủ
Bực Kim Tiên khuyến rủ không về
Ôm vàng rồi đắm biển mê
Đạo thương đời nằm trong thường ngũ ([29])
Đạo vì đời nên rủ khách trần
Đạo dắt tránh khỏi mê tân,
Đạo dìu nguyên vị, lãnh phần tối ưu.
Đạo Trung Dung, trường Nhu mở rộng
Hỡi sĩ tài đức trọng tô bồi
Đức lành Đại Đạo cao ngôi
Đạo thương đời cho nhiều bác ái
Đạo thương đời nên phải từ bi
Đạo thương hoạn nạn đó thì
Đạo thương cõi tục, Đạo thì hoằng phô.([32])
Nhắc đến Đạo, cơ đồ của Lão ([33])
Sở sang Tần hoài bão vì đời
Hài gai, áo tả ([34])
chẳng rời
Đau chân, rát dạ ai thời có hay?
Nhắc đến Đạo, nằm gai nếm mật ([35])
Lão vì đời, thành thật giúp đời
Gièm pha, xu nịnh chẳng rời
Lại còn châm biếm, vua thời lại nghe!
Nhắc đến Đạo, khắt khe đòi đoạn ([36])
Hỏi chúng sanh ai hãn ([37])
Lão nầy?
Chỉ lo sự nghiệp tạo gây
Nhiều tiền lắm bạc, danh đây ảo huyền.
Lão vì đời, không phiền chẳng trách
Nghiền ngẫm rằng ưu sách thượng thừa ([38])
Chỉ lo xã hội Lão ưa
Nại gì một kiếp mà đưa quan trường.([39])
Tâm bác ái, Lão thường dặn dạ
Muốn tròn tâm, đạo quả cho thành
Thì nên ngơ lấp lợi danh
Danh như bào ảnh,([40])
lợi thành cát bay.
Nguyện Ngọc Đế, Cao Đài thương xót
Đem lòng thành chuốt ngót tâm vàng ([41])
Hữu mang nhơn loại trần gian ([42])
Tả về nước Lỗ, Đạo vàng hoằng khai.([43])
Phụng mạng ân, chiếu rày phê chuẩn
Đem xác thân gầy dựng kiếp nầy
Sĩ Nhu tạo đức từ đây
Sân Trình cửa Khổng,([44])
cung mây Lão mừng.
Người chí sĩ chín từng vòi vọi
Tựa như là cây lõi thành châu ([45])
Thương đời, ta mảng bắc cầu ([46])
Lọ là nhân thế,([47])
phải sầu chúng sanh.
Người có Đạo nết lành vẫn tập
Dặn lòng mình e ấp thương đời
Thương đây, thương mãi không lơi
Thương vì người khổ, ta thời vẫn thương.
Tuy nhập học vào trường đạo đức
Dặn lòng mình chịu cực kiếp nầy
Ta thương nhơn loại hòa xây cho tròn.
Đừng có bỏ cỏn con phước huệ
Ác tí rồi đừng để nơi tâm
Ta tu đạt lý huyền thâm
Minh quang chói rạng cố tầm mài châu.
Nhắc đến Đạo, chỉ câu bác ái
Thương kẻ phàm đâu ngại xuống trần
Tục Tiên, hai nẻo cân phân ([49])
Nhưng vì thương không ngồi lập vị
Xuống trần gian để chỉ lối đường
Hay là như kẻ trần dương đó à?
Tịnh thiền huệ tánh cho rồi
Đắp bồi công quả cao ngôi đó hiền.
Xưa những bực Chơn Tiên hiền đức
Hôm nay kim cổ đó rày
Soi chung hậu thế học bài Lão Đam.([56])
Đời đã mạt, ta làm tận tụy
Nhớ Đạo vàng có thỉ tròn chung ([57])
Mới thành đạo đức Trung Dung
Danh thơm khắp chốn yêng hùng tử quân.([58])
Hữu xạ hương,([59])
Lão mừng Chí Thiện
Các sĩ trò lưu diễn ([60])
dày công
Sá chi mà phải bận lòng
Ráng cố diệt lòng tham, định huệ
Học tam công, quy để luật đường ([62])
Tam độc ([63])
phải diệt, đừng vương
Sân Trình cửa Khổng, Lão thương chỉ rành.
Khổng Tử nầy hoài bão chở che
Tam thiên đồ đệ ([64])
e dè
Hội nầy Chí Thiện được nghe mật truyền.
Xả nghiệp chướng, trường Tiên cao rộng
Cho môn đồ quy thống tân dân ([65])
Đất Nghiêu chư đệ ân cần ([66])
Lựa bao giống Thuấn lần lần cho xong.([67])
Để đạt bảng Hoa Long kiếp chót
Trồng cây ngon được ngọt lại bùi
Ngày về Tam Giáo ([68])
còn vui
Hơn là mê thế, hôi mùi tanh tanh.
Cậy sĩ Nhu đức trọng đắp bồi
Cao thanh tợ núi nào trôi
Thấp kia thiếu đức, không rồi kiếp tu.
Đức để lại muôn thu tôn tử ([69])
Đức dầu ai đục thử không sờn
Đức dày vò lấy linh đơn
Để ban cõi thế không sờn mẻ chi.
Đức Tiên Phật ai thì muốn được
Lòng từ bi diệu dược ([70])
đổi chia
Huệ tâm cố gắng sớm khuya
Tịnh thiền sẽ rõ, đức về nơi nao.
Thiếu tu tịnh, khó vào trường Thánh
Tịnh mới thông, đoạt tánh như Trời
Tánh Phật khó nhọc hiền ơi
Tánh Tiên cao quý, người thời hùng anh.([71])
Mượn chữ Đạo để dành lưu niệm ([72])
Tập đức sâu muốn kiếm khó gì
Tâm hiền đủ chất trí tri ([73])
Tâm từ bác ái, tâm thì đức sâu.
Tâm nhớ lại đứng đầu vạn pháp
Tâm thông quang ([74])
trọn đáp nghĩa từ
Tâm thiền, tâm định, không hư
Tâm minh, tâm sáng, thiện từ, Lão đưa.
Thuyền Nho Giáo sẵn chừa ngôi vị
Dạy môn đồ xét kỷ ([75])
tận cùng
Nhơn luân ([76])
là đạo Trung Dung
Không xê, chẳng dịch, nhứt tùng nơi tâm.([77])
Đạo Trung Dung huyền thâm vi diệu
Tròn phận người mới biểu Tiên đề ([78])
Làm người trọn đức ai chê
Thiên kinh vạn quyển vỗ về bấy nhiêu.
Bên nam phái ráng dìu dắt bạn
Bước sân Trình phải hãn lý mầu
Đệ huynh tương ái, đứng đầu thế gian.
Lão xem xét Thiện Đàn tốt tánh
Mong làm sao không chạnh nhơn loài
Long Hoa giống tốt không sai
Môn đồ bền chí miệt mài từ đây.
Để vào lớp có Thầy nhắc nhở
Ở ngoài hè, ai trợ siêu thông ([80])
Lại thêm vướng tục mênh mông
Còn phái nữ sớm trưa ghi nhớ
Phước dày sánh tợ bằng non
Rồi sẽ được xá chi ([84])
ngàn kiếp
Noi theo dấu thỏ đường dê ([85])
Giã chư đệ long kỳ phất phới
Hiệp Thiên Đài ([87])
vun xới đất Nghiêu
Cữu Trùng ([88])
hoài bão thêm nhiều
Tu hành lập đức, Linh Tiêu khứ hồi.
Thăng.
u Chú thích của môn sanh Minh Đức Nho Giáo Đại Đạo (Trà
Vinh). Ban Ấn Tống chèn thêm một ít chữ Nho cho phần chú thích.
([1]) nguyên vị 原位 (元位): Nguyên căn, nguyên nhân (nhơn), những người có căn cội
từ Thiên Đình. độ tận hiền hòa nguyên vị:
Độ hết những nguyên nhân hiền lành và ôn hòa.
([16]) cá hóa long: Theo truyền
thuyết, Thiên Đình tổ chức một cuộc thi cho các loài thủy tộc để tuyển thêm rồng
(long 龍) làm mưa. Cá chép lội ngược dòng, vượt qua được ba đợt sóng lớn
nên đắc thắng, biến thành rồng. Văn học dùng thành ngữ cá hóa long ám chỉ người thi đậu. Long còn chỉ người tài đức phi thường. Sử Ký 史記 chép lời Đức
Khổng Tử tán thán Đức Lão Tử: “Ngô kim nhật
kiến Lão Tử, kỳ do long da!” 吾今日見老子, 其猶龍邪! (Nay ta thấy Lão Tử như con rồng!) Vào thời hạ nguơn
này, cá hóa long ám chỉ người tu thi
đậu (đắc đạo) trong trường thi Long Hoa do Đức Phật Di Lạc làm chánh chủ khảo.
([17]) chí thiện 至善: Sách Đại Học có
câu: Đại học chi Đạo tại minh minh đức,
tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện. 大學之道在明明德, 在新民, 在止於至善. (Đạo của cái học lớn là làm sáng cái đức sáng, đổi mới
người dân, và tới chỗ rất mực tốt lành mới dừng lại.) Nói thêm: Do lịnh Ơn Trên
qua cơ bút, Minh Đức Nho Giáo Đại Đạo cất Khổng Thánh Miếu (ở Trà Vinh), mở đàn
Chí Thiện (ở Trà Vinh) và đàn Tân Dân (ở Nha Rộn, Bạc Liêu; sau này dời về Sài
Gòn).
Bài thi xưng danh quán tâm là VĂN TUYÊN KHỔNG THÁNH 文宣孔聖. Văn Tuyên là một trong những tên thụy các vua Trung Quốc truy tặng
Đức Khổng Tử. Tuyên có nghĩa là bày
ra, tuyên bố. Tôn hiệu của Đức Khổng Tử thường kèm theo chữ Tuyên. Vào năm 1 đầu Công Nguyên, vua
Hán Bình Đế tôn Ngài là Bao Thành Hầu
Tuyên Ni Công 褒成侯宣尼公. Ni mượn từ tên tự của Ngài là Trọng Ni. Các thế kỷ sau đó, Ngài được
tôn là Tuyên Ni 宣尼 hay Tuyên Phụ 宣父. Năm
739 vua Đường Huyền Tông tôn Ngài là Văn
Tuyên Vương 文宣王.
William Frederick Mayers dịch Tuyên
là lỗi lạc (illustrious); dịch Tuyên Ni Công là Illustrious Duke Ni; dịch Văn
Tuyên là học vấn lỗi lạc (Illustrious
Learning). Năm 1008, vua Tống Chân Tông tôn Ngài là Huyền Thánh Văn Tuyên Vương 玄聖文宣王; năm 1012 lại tôn là Chí Thánh Văn Tuyên Vương 至聖文宣王. Ngài cũng được tôn là Tuyên Thánh 宣聖.
(Xem: Huệ Khải, Tìm Hiểu Hai Bài Tiên
Thiên Khí Hóa Và Quế Hương Nội Điện. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2012, tr. 70)
([29]) thường ngũ: Ngũ thường 五常. Năm đức tính
con người phải luôn giữ, gồm có: Nhân là
lòng thương người thương vật; Nghĩa là
cách sống hợp lẽ phải, đạo đức; Lễ là sự trang nghiêm, khuôn phép, đứng đắn
trong tư tưởng và hành vi; Trí là
sáng suốt, biết phân biệt phải trái nên hư, biết tiến thoái đúng lúc; Tín là không dối trá, lừa gạt và làm đúng những gì nguyện hứa.
([66]) Nghiêu 堯: Vị vua ở Trung Quốc cổ đại,
nổi tiếng tài giỏi và đạo đức. Đất
Nghiêu: Đất lành đời thánh đức, minh vương cai trị. Đời thượng nguơn thánh
đức cũng gọi là cảnh trời Nghiêu đất Thuấn (Nghiêu thiên Thuấn địa). Đất Nghiêu chư đệ ân cần: Các em chăm
lo chu đáo gầy dựng xã hội thánh đức mai sau.
([67]) Thuấn 舜: Một người dân ở Trung Quốc
cổ đại nổi tiếng có đức có tài, được vua Nghiêu truyền ngôi dù không phải là
con ruột. giống Thuấn:
Giống lành tài đức, để gieo vào đất Nghiêu sau này. Lựa bao giống Thuấn lần lần cho xong: Lựa những người
hiền đức có tâm đạo mà dẫn dắt vào Đạo, để
làm nhân tố tốt đẹp cho xã hội thánh đức sau này.