Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

NHỮNG NĂM THÁNG Ở SÀI GÒN / ĐẠO UYỂN THU 2020 (TẬP 35)


NHỮNG NĂM THÁNG Ở SÀI GÒN
Giáo Hữu THƯỢNG CÔNG THANH
Cuối năm 1965, tôi cùng với anh Nguyễn Khánh Âu (bạn đạo gần nhà cô Tham Tường tỉnh đạo Thừa Thiên - Huế) chờ máy bay đưa vào Sài Gòn. Sáng nào hai chúng tôi cũng đi bộ lên phi trường Đà Nng rồi về vì không có máy bay đi Sài Gòn do xáo trộn chính tr. Hơn một tháng chúng tôi mi vào được Sài Gòn bằng máy bay quân sự C130.
Ở Sài Gòn cũng ch chờ đợi vì tình hình đầu năm 1966 không sáng sủa lắm. Tiền ăn không còn là bao. Tiền các bạn ở Đà Nng như anh Long, Khóa, Thức và các chị Dung, Hiền... gởi vào giúp cũng đã cạn. Đi kiếm công việc làm thêm thì chẳng biết làm việc gì, đâu.
Bữa nọ nghe đài phát thanh thông báo thi tuyển thư ký phù động đồng hóa công nhật. Hồi đó công chức có ba loại: (a) phù động: bị cho nghỉ hoặc tự ý nghỉ việc lúc nào cũng được; (b) công nhật: lương trả theo ngày công, làm việc có thời hạn; (c) chánh ngạch: không được tự ý nghỉ việc, nhà nước không thể sa thải lúc nào cũng được.
Tôi đến Nha Cấp Thủy thuộc B Công Chánh ở đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) xin việc. Rất may tôi gặp ngay ông giám đốc Bùi Hữu Lân. Ông này người Huế, tốt nghiệp kỹ sư công chánh Pháp về,([1]) và phục vụ trong ngành công chánh đă lâu. Ông hỏi cặn kẽ lý lịch và lý do tôi đến xin việc.
Về chỗ ở, tôi i: “Tôi hiện ở nhà bà con số 135/20 đưng Minh Mạng, xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định.”
Ông liền chặn lại, hỏi: “Đường Minh Mạng ([2]) là đường nào mà tôi không biết?”
Tôi giải thích: Đường này gần cổng xe lửa số 6. Nếu đường Công Lý và đường Nguyễn Huỳnh Đức song song thì nó là cát tuyến cắt hai đường này.


Ông cười, nói: “Tôi khoái toán. Nghe anh nói toán,([3]) tôi thấy thích lắm. Thôi, mai anh đến làm việc.
Ngày hôm sau, bộ phận hành chính lo đầy đủ thủ tục để tôi vào làm ở Nha Kỹ Thuật trong phi trường Tân Sơn Nhất. Lương thư ký đồng hóa công nhật không khá, nhưng cũng tạm đủ. Tôi liền xin thêm cho hai bạn đạo là Lương Tiến Toàn và Nguyễn Khánh Âu đang thất nghiệp cùng vào làm. Đi làm về rảnh rỗi tôi thường đọc sách nghiên cứu và giáo lý Cao Đài. Tôi thường cúng nước ở nhà bác Sáu (sau này là Đầu Họ Đạo). Chủ Nhật đi về thánh thất Trung Minh.
Khi tôi vào thành phố mới biết quý đạo hữu miền Trung vào Nam lập nghiệp vừa mua được một căn nhà ở đường Bình Thi ([4]) để làm thánh thất. Nhà bề ngang khoảng 7m, dài 20m, có gác ván 3x7m để thờ Thầy. Trụ sở Phân Đoàn Thanh Niên Hưng Đạo Sài Gòn cũng đặt tại đây.
Một hôm tôi nghe chú Trần Luyện,([5]) đang làm Chánh Sự Vụ Nha Hành Chánh - Tài Chánh thuộc Bộ Lao Động cho biết: Bộ đang tuyển phó kiểm tra lao động (ngạch chuyên môn của Bộ Lao Động, tương đương vi thư ký hành chánh). Nếu vào làm ở ngạch này thì được hoãn dịch (khỏi đi lính).”
Tôi liền làm hồ sơ thi vào. Họ chỉ tuyển ba mươi người, tôi đậu thứ ba mươi trong số hai trăm người thi. Tôi mừng quá. Vào làm việc tôi được hoãn dịch. Ông Luyện sắp xếp tôi về làm ở phòng Kế Toán dưới quyền ông.
Ông Luyện lại là Tổng Thư Ký Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, kiêm Tổng Đoàn Trưởng Thanh Niên Hưng Đạo Đoàn. Do đó tôi giúp ông đắc lực trong việc liên lạc và đưa thư.
Lúc bấy giờ (1967), Phân Đoàn Thanh Niên Hưng Đạo Đoàn Sài Gòn củng cố lại nhân sự. Sau khi bầu cử lại, Ban Chấp Hành Phân Đoàn bao gồm:
- Anh Nguyễn Hồng Văn, phân đoàn trưởng.
- Anh Hồ Chánh Hảo, phân đoàn phó.
- Anh Đỗ Phú Công, thư ký.
- Anh ơng Tiến Toàn, ủy viên sinh hoạt thanh niên.
- Anh Trần Văn Uyn, ủy viên tuyên nghiên huấn.
- Chị Lê Thị Bích Hồng, ủy viên tài chính, phước xã.
(Hai anh Ngô Chánh Duy và Nguyễn Mạnh không tham gia nữa.)
Đầu năm 1968, anh Nguyễn Hồng Văn bị gọi đi học sĩ quan Thủ Đức, ủy quyền cho Đỗ Phú Công xử lý Ban Chấp Hành Phân Đoàn Sài Gòn. Cuối tháng 6 năm 1968, Công cũng bị động viên đi sĩ quan Thủ Đức, giao quyền lại cho bác sĩ Nguyễn Ngọc Lang mới vào Sài Gòn xử lý và chuẩn bị bầu lại Ban Chấp Hành khác.
Khi xử lý Phân Đoàn Trưởng Phân Đoàn Thanh Niên Hưng Đạo Sài Gòn, tôihai kỳ trại đáng nhớ:
1. Trại liên giao thanh niên Cao Đài:
Trại này tổ chức thánh thất Bình Hòa, quy tụ trên dưới hai trăm trại sinh của các hội đoàn, Thanh Niên Hưng Đạo Đoàn, Thanh Niên Văn Phòng Đại Đạo, Thanh Thiếu Niên Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, Thanh Niên Minh Lý Thánh Hội,thanh niên các thánh sở trong thành phố như: thánh thất Liên Hoa Cửu Cung, thánh thất Bàu Sen, thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc. Trại này do Thanh Thiếu Niên Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam khởi xướng và tài trợ, với thành phần Ban Quản Trại gồm có:
- Trại trưởng: Đỗ Phú Công (Thanh Niên Hưng Đạo Đoàn).
- Trại phó: Nguyễn Văn Hiệp (Thanh Niên Văn Phòng Đại Đạo).
- Điều hành: Lê Chí Toại (Thanh Niên Minh Lý Thánh Hội).
- Quản lý: Võ Thành Châu (Thanh Thiếu Niên Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam).
Trại có mục đích để họp mặt anh chị em thanh niên trong nền Đại Đạo, vừa trao đổi học hỏi lẫn nhau về sinh hoạt tu học, vừa tạo sự đoàn kết gắn bó lẫn nhau.
Sau hai ngày và một đêm sinh hoạt, trại kế thúc, và các trại sinh còn luyến tiếc, mong rằng sau này trại sẽ dài hơn nữa.
Một kỷ niệm vui vui cũng nên kể ra đây. Thời gian khá lâu sau trại, tôi đi đám giỗ bên ngoại vợ. Có một cô con gái đến hỏi tôi: Xin lỗi anh phải anh Công không?
Tôi nói: “Phải, sao cô biết tôi?”
Đáp: “Anh không nhớ em chứ em luôn luôn nhớ anh.”
Vợ tôi ngồi kế bên chú ý lắng nghe.
Tôi hỏi: “Ủa! Sao kỳ vậy?”
Cô ấy kể: “Hôm cắm trithánh thất Bình Hòa, lúc đó em còn trẻ. Lần đầu tiên đi cắm trại mặc áo dài trắng. Gặp trời mới tạnh mưa, anh thi còi tập trung, tụi em xếp hàng chậm. Anh phạt tụi em hai mươi cái cái hít đất. Thế là áo dài tụi em dính bùn, về giặt tẩy mãi cũng chẳng sạch. Áo dài mới may lần đầu, sao em không nhớ được.
2. Trại họp mặt toàn quốc:
Trại có tên là Trại Đồng Tiến”, đóng ở phía sau thành phố Vũng Tàu. Thời gian dài một tuần lễ, bao gồm các hội đoàn và đại diện bốn mươi hai tỉnh thành.
Kết quả Thanh Niên Hưng Đạo Đoàn xếp th tư, đứng sau Hướng Đạo Việt Nam, Hướng Đạo Cảnh Sát, Thanh Sinh Công, nhưng đứng trước Nghĩa Sinh, Phật Tử, Đại Đạo Thanh Niên Hội...
Đây là trại có kết quả tốt nhất nhờ có sự hưởng dẫn tài tình của Trưởng Nguyễn Đức Bu am tường chuyên môn về sinh hoạt thanh niên. Cũng là sự hãnh diện chung cho các Hưng Đạo Sinh tham gia trại với tư cách đại diện các đơn vị tỉnh, thành.
Tng Đoàn Trưng Trần Luyện có đôi lời khích lệ và tặng quà. Ngài Huệ Lương (Trần Văn Quế) là Chủ Trưng Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài cũng biểu dương thành tích bằng một lẵng hoa trao cho Trại Trưởng Đỗ Phú Công tại buổi lễ long trọng tổ chức tại hội trường thánh thất Trung Minh.
Sau thời gian học Thủ Đức, do nhu cầu công vụ tôi được Bộ Quốc Phòng cho trở về Bộ Lao Động tiếp tục làm việc và một trong số mười người trúng tuyển vào ngạch kiểm tra lao động (tương đương với tham sự hành chánh).
Ban Chấp Hành Phân Đoàn cng cố lại. Tôi giữ nhiệm vụ Giám Đốc QTS (Quỹ phát triển và Tương trhc sinh, sinh viên Sài Gòn) gồm có Đỗ Phú Công, Lương Vĩnh Đạt, và Lương Thị Quỳnh Du có nhiệm vụ vận động đạo hữu cho mượn một số tiền để cho các em sinh viên, học sinh nghèo vay mượn, sắm sửa phương tiện học tập.
Sau ngày 30-4-1975, số tiền này các em sinh viên cũng đã tìm cách trả lại đủ và quỹ cũng đã hoàn vốn lại cho các đạo hữu cho mượn.

ĐỖ PHÚ CÔNG


Đạo Uyển chú:
([1]) Trường Bách Khoa (École Polytechnique) tại Paris.
([2]) đường Minh Mạng: Nguyên là một đường hẻm. năm 1955 chánh quyền tỉnh Gia Định đặt tên là đường Minh Mạng. Ngày 04-4-1985 đổi tên là đường Nguyễn Đình Chính, dài khoảng 800 mét, nối đường Nguyễn Trọng Tuyển (trước 04-4-1985 là đường Nguyễn Minh Chiếu) với đường Huỳnh Văn Bánh (trước 04-4-1985 là đường Nguyễn Huỳnh Đức).
([3]) cát tuyến: (Thuật ngữ toán học) là một đường thẳng cắt một đường thẳng khác.
([4]) đường Bình Thới: Tên này đặt từ ngày 06-7-1959, nay vẫn còn. Đường nằm trên phần đất của thôn Bình Thới. Năm 1910, thôn Bình Thới thuộc tổng Dương Hòa Thượng, tỉnh Gia Định.
([5]) Trần Luyện (1920-1994): Xem một phần hành trạng của tiền bối trong Huệ Khải, Lịch Sử Thánh Thất Cao Đài Thủ Đô Hà Nội. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2015, tr. 46-53.