MỤC
LỤC
Giao Cảm – Văn Uyển
THÁNH
GIÁO
Trị Bịnh Rẽ Chia
Trong Đại Đạo – Đức Diêu Trì Kim Mẫu
Hai Chữ Hòa Đồng
– Đức Diêu Trì Kim Mẫu
Trung Thu Nhâm Tý Đức Mẹ Ban Ơn – Đức Diêu Trì Kim Mẫu
KHẢO
CỨU / SÁNG TÁC / TRAO ĐỔI
Cho Vạn Đường
Trần Rộn Tiếng Vang – Phạm Văn Liêm
Tản Mạn Về Tâm Lý
Học Với Người Tu – Diệu Nguyên
Đau Đáu Một
Phương Trời – Đỗ Thị Kết
Chờ Tới Số – Nguyễn Do Đẳng
Mấy Mẩu Chuyện Mùa Vu Lan – Huệ Khải
Bài Thơ Xuống Núi – Dũ Lan
Ý Nghĩa Mùa Vu Lan – Lê Anh Minh
Mẹ Hiền Của Tôi – Hồ Thích (Lê Anh Minh dịch từ tiếng Trung)
Tục Thờ Bà Cậu Ở Nam Bộ – Nguyển
Thanh Lợi
Địa Danh Bảy Núi – Nguyển Thanh Lợi
Đọc Sách: Lược Sử Đạo Cao Đài Thời Tiềm Ẩn 1920-1926 – Trần Văn Chánh
Nhìn Ra Thế Giới: APRO – Huệ Khải
Đồng Cảm Và Chia Sẻ – Lễ Sanh Thượng Vui Thanh
Thơ
Đỗ Thị Kết, Nguyễn Do Đẳng, Trần Dã Sơn,
Võ Văn Pho
Quầy Kinh Sách Cao Đài Tại Tam Kỳ, Quảng Nam
Quầy Kinh Sách Cao Đài Tại Tam Kỳ, Quảng Nam
Gió Bốn Phương – Huệ Khải, Lê Anh
Minh
Đính Chánh /
Kinh Sách Mới In / Phương Danh Ấn Tống
Bìa 4: Thánh thất Hậu
Nghĩa (HTCĐ Tây Ninh), Khiêm Cương, thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An. Ảnh: Tony L. (tháng 10-2015)
*
G I A O C Ả M
Bìa một Văn Uyển tập Lợi (số 23) kỳ này
gởi tới quý bạn đọc thân ái tranh vẽ của Watanabe Seitei (1851-1918) 渡辺(邊)省亭 / Độ Biên Tỉnh Đình, danh họa đảo
quốc Phù Tang.
Hai cánh hạc trắng qua nét cọ tài hoa
của Seitei gợi nhớ bài thơ Tiếng Sáo
Thiên Thai nổi tiếng của Thế Lữ (1907-1989):
Tiên Nga
tóc xõa bên nguồn
Hàng tùng rủ rỉ
trên cồn đìu hiu
Mây hồng ngừng
lại sau đèo
Mình cây nắng
nhuộm, bóng chiều không đi.
Trời
cao, xanh ngắt - Ô kìa
Hai con hạc trắng bay về Bồng Lai
Theo chim, tiếng sáo lên khơi
Lại theo dòng suối bên người Tiên
Nga…
Đối với tín hữu Kỳ Ba, cánh hạc trắng là hình ảnh thong dong tự do tự
tại, thoát ra mọi ràng buộc của danh lợi tình tiền. Cánh hạc rất gần gũi trong
thánh thi Cao Đài. Chẳng hạn, theo Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển, vào Thứ Bảy 12-4-1930 (14-3 Canh Ngọ), Đức Nhàn Âm Đạo
Trưởng giáng cơ dạy đạo, ban cho bài thất ngôn bát cú với cặp trạng như sau:
Bụng trống thảnh thơi con hạc nội
Lúa đầy túng tíu phận gà lồng.
Đó là Ngài dịch hai câu chữ Nho nổi tiếng: Lung kê hữu mễ thang oa cận / Dã hạc vô lương thiên địa khoan. 籠雞有米湯鍋近 / 野鶴無糧天地寬. Nghĩa là con gà nuôi trong lồng tuy
sẵn lúa mà nồi nước sôi lại kề bên (chưa biết phải bỏ mạng ngày nào); con hạc
ngoài đồng tuy không sẵn lương thực mà trời đất rộng thênh thang (mặc tình tung
cánh cao bay).
Cánh hạc còn là hình ảnh tượng trưng người chơn tu đắc đạo, giải thoát
hồng trần, khinh khoái trở về cõi thượng hội hiệp cùng Thầy cùng Mẹ, như thánh
thi Đức Vô Cực Từ Tôn cảnh báo đàn con từ mùa Thu năm xưa tại Trung Hưng Bửu
Tòa, Thứ Tư 05-10-1960 (15-8 Canh Tý):
Con nghe Mẹ lần lần giải thoát
Giải thoát rồi cánh hạc nhẹ phơi
Nếu con lẩn quẩn dưới đời
Đến khi ách nước tai trời khổ nguy.
Quý Ba này chúng ta có Hội Yến Bàn Đào, có cúc vàng đẹp sắc thánh lễ dâng
kính Đức Mẹ Diêu Trì. Nhớ Mẹ, nhớ vầng trăng quê cũ bao nhiêu, suy gẫm lời cảnh
báo trên đây nhiều bao nhiêu, chúng ta càng thêm đau lòng khi biết rằng quanh
ta giữa thời hạ nguơn điêu tàn, con người thế gian đâu đâu cũng đang phải chịu
chung cộng nghiệp theo luật nhân quả tác động trùm lấp thiên địa càn khôn.
Chúng ta càng cảm thấy phận người vốn mỏng giòn lại càng thêm giòn mỏng mà
đường về cố quận chừng như xa lắc lê thê.
Mùa Thu này, áo trắng chúng con cùng hướng lòng về Mẹ, cầu xin vạn vật
bằng an, con cái Mẹ tất cả bằng an.
Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ
Tôn.
*
PHƯƠNG
THỨC NHẬN SÁCH BIẾU
Quý bạn đọc quan tâm
sách này, có thể nhận sách biếu (miễn phí) qua bưu điện (nhưng quý bạn vui lòng trả
cước phí cho bưu điện ngay khi nhận sách).
Liên lạc nhận sách biếu
qua điện thư:daidaovanuyen@gmail.com
Quý bạn vui lòng cho
biết đầy đủ họ và tên, địa chỉ rõ ràng (số nhà, đường ... + các chi tiết
khác), số
điện thoại.
Chương Trình Chung Tay
Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo (hoạt động từ tháng 6-2008) rất hân hạnh tặng quý bạn
sách này.
BAN ẤN TỐNG