PHẬT GIÁO HÒA HẢO
MỘT TÔN GIÁO CẬN NHÂN
TÌNH
TRONG LÒNG DÂN TỘC
Chủ biên: Trần Văn Chánh và Bùi Thanh
Hải
Đồng tác giả: Cao Thế Dung, Đặng
Thế Đại, Đoàn Nô, Donald Mallen, Hồ Ngọc Trí, Huệ Khải (Lê Anh Dũng), Huỳnh
Hoài, Kim Định, Lạc Tử, Lê Ngọc Thúy, Lê Văn Siêu, Lương Minh Đáng, Lý Khôi
Việt, Mặc Nhân Trương Hữu Đức, Minh Chi, Nguyễn Bá Thế, Nguyễn Do Đẳng, Nguyễn
Huy Diễm, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Nguyễn Thị Thu Dung, Nguyễn Văn
Hầu, Nguyễn Văn Trần, Pascal Bourdeaux, Phạm Bích Hợp, Phạm Cao Dương, Phạm
Công Thiện, Phạm Nam Sách, Sơn Nam, Th. Lêmi, Trần Nguơn Phiêu, Trần Nguyên
Bình, Trần Văn Chánh.
Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ
Chí Minh (tháng 6-2017)
Sách dày 480 trang (15x23 cm)
Giá bìa: 130.000 đồng
Sách được phát hành trên toàn quốc.
Đặc biệt, sách có bày bán tại nhà
sách nội bộ của Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, với giá được chiết khấu (thấp
hơn giá bìa), liên hệ:
* Nhà sách Tổng Hợp 1: Số 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM
(ĐT: 38 256 804)
* Nhà sách Tổng Hợp 2: Số 86-88 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TP. HCM
(ĐT: 39 433 868)
TÓM TẮT NỘI DUNG
1. TRẦN VĂN CHÁNH:
Phật Giáo Hòa
Hảo vì vậy cũng chính là một loại đạo Phật cải cách mạnh mẽ có tính cách mạng
nhằm hiện thực hóa đạo Phật một cách ít khó khăn trầy trật hơn chứ không phải
thứ gì khác. Trong điều kiện một tôn giáo nào khác tồn tại ở Việt Nam từ lâu và
hiện nay đang xuất hiện khá nhiều những biểu hiện tiêu cực, tôi cho rằng việc
cải cách / lành mạnh hóa một tôn giáo như vậy…, trước hết nên tham khảo theo
hướng cải cách “cận nhân tình” của Phật Giáo Hòa Hảo. Đây chỉ nói là cái hướng
nên xem xét tham khảo thế thôi, chứ hoàn toàn không có ý so sánh giữa tôn giáo
này với tôn giáo khác.
Học giả - nhà
văn Trung Quốc Lâm Ngữ Đường (1895-1976) đã từng phát biểu thẳng thắn: “Cái gì bất cận nhân
tình đều là xấu cả. Một tôn giáo bất cận nhân tình không phải là một tôn giáo,
một chính trị bất cận nhân tình là một chính trị điên khùng, một nghệ thuật bất
cận nhân tình là một nghệ thuật dở… Lý tưởng cao nhất mà ta có thể hướng tới là
thành một người ‘cận nhân tình’, khả ái, biết phải trái, chứ không phải là
thành một người nộm để phô trương các đạo đức.”
Trong quá
trình tìm kiếm thêm tài liệu/ sách vở để đọc, tôi hơi bất ngờ thấy có khá nhiều
bậc thức giả tên tuổi không phải tín đồ đạo Hòa Hảo (như Kim Định, Lê Văn Siêu,
Phạm Công Thiện, Nguyễn Bá Thế, Trần Ngọc Ninh, Phạm Cao Dương, Lâm Võ Hoàng,
Phạm Bích Hợp, Huệ Khải Lê Anh Dũng, Đoàn Nô…) nhưng đã từng quan tâm viết lách
nói lên tính ưu việt độc đáo của mối đạo địa phương quan trọng này, vì đó là
một tôn giáo cải cách có vẻ thích nghi nhất với tập tính và truyền thống dân
tộc. Từ đó [tôi] nảy ra ý định tập hợp một số bài viết, phần lớn của những tác
giả không phải tín đồ Hòa Hảo, trong cũng như ngoài nước, để cung cấp một cái
nhìn tổng quát tương đối toàn diện về Phật Giáo Hòa Hảo cho mọi người bất luận
đã có tín ngưỡng hay không, xuất phát từ nhu cầu nhận thức khách quan một hiện
tượng tôn giáo đặc biệt độc đáo của Việt Nam nhiều hơn là từ lý do tín ngưỡng
của người theo đạo…
(Trích “Duyên Khởi” ở đầu sách)
2. PHẠM BÍCH HỢP:
Đức tin Hòa
Hảo nhắm thẳng vào cá nhân, trông cậy và chờ đợi rất nhiều ở chiều kích cá nhân
và đặc biệt là dễ dàng và giản dị nhất cho mỗi người dù ở hoàn cảnh nào cũng
tiếp cận được. Vậy theo chúng tôi, đức tin Hòa Hảo là một trong những đức tin
giàu tính chủ động nhất, giàu cá tính nhất, ít lệ thuộc nhất vào ngoại cảnh, do
đó cũng là tự do nhất.
(Trích “Đức Tin Hòa Hảo”,
Tạp chí Xưa Nay, số 214 tháng 6-2004,
tr. 19.)
3. PHẠM CÔNG THIỆN:
Với quan điểm
người học Phật, tôi nghĩ rằng đạo Phật Giáo Hòa Hảo có thể xem là một pháp môn
trong 84.000 pháp môn của Phật Giáo. Pháp môn Phật Giáo Hòa Hảo rất đặc biệt,
rất thuần túy Việt Nam, rất thuần túy Phật Giáo, so với các pháp môn khác như
Tịnh Độ, Bát Nhã, Hoa Nghiêm..., pháp môn Phật Giáo Hòa Hảo thuộc đại thừa Phật
Giáo.
4. LÂM VÕ HOÀNG:
Khi Thủ Tướng
Chính Phủ ký quyết định cho phép Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hoạt động hành đạo
công khai trở lại, tôi là một trong những người vui mừng nhất (…). Đức Thầy
vắng mặt, nền đạo chuyên lo tu hành vẫn tiếp tục tồn tại. Với sức sống âm thầm
bền bỉ, gắn liền với sức bật của đồng bằng sông Cửu Long, nền đạo biểu hiện khả
năng thích nghi dẻo dai phi thường với mọi hoàn cảnh: rộng càng tốt, hẹp không
sao, thắt tới đâu chịu cũng thấu, mỗi người cứ sống theo tâm đạo, và với niềm
tin của riêng mình, ai sao mặc ai, mọi việc có Phật Trời chứng giám.
MỤc
lỤc
Duyên
khởi (Trần Văn Chánh)
Phật
Giáo Hòa Hảo và Đức Huỳnh Giáo Chủ (Lương Minh Đáng)
Tinh thần
dung hợp của Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây Nam Bộ (Nguyễn Thị Thu Dung)
Nguồn gốc
Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyễn Văn Hầu)
Phong trào tôn giáo đạo Hòa Hảo (Minh Chi)
Yếu tố
nào đã giúp Phật Giáo Hòa Hảo bành trướng mau lẹ? (Mặc Nhân Trương Hữu Đức)
Tìm
hiểu tóm tắt giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo (Đoàn Nô)
Tôn
giáo nội sinh đồng hành cùng nông dân Nam Bộ (Nguyễn Do Đẳng)
Vài suy
nghĩ về Phật Giáo Hòa Hảo (Kim Định)
Đức Huỳnh Giáo Chủ như là một triết gia Việt Nam (Phạm Công Thiện)
Huỳnh
Phú Sổ và chúng ta (Lý Khôi Việt)
Cuộc
cách mạng của Đức Thầy (Phạm Nam Sách)
Phật
Giáo Hòa Hảo như một vận động dân tộc (Phạm Cao Dương)
Phật
Giáo Hòa Hảo và chủ trương chấn hưng xã hội (Phạm Cao
Dương)
Việt
tình và Việt tính trong hành động và tư tưởng Huỳnh Giáo Chủ (Cao Thế Dung)
Giáo
phái miền Nam
qua lăng kính xã hội học (Nguyễn Văn Trần)
Vì sao
tôi gia nhập Phật Giáo Hòa Hảo? (Donald Mallen)
Phật
Giáo Hòa Hảo và nông dân miền Nam
(Trần Nguơn Phiêu)
Phật Giáo Hòa Hảo: một góc nhìn
từ người đạo Cao Đài (Huệ Khải Lê Anh Dũng)
Sự đối
lập và tương đồng giữa đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo (Đặng Thế Đại)
Những
thông điệp từ một tài liệu đầu tiên bằng tiếng Pháp thuật lại sự xuất hiện của
một giáo phái ở làng Hòa Hảo ngày 15-3-1940 (Pascal
Bourdeaux - Đặng Thế Đại dịch)
Một số
vần đề về Phật Giáo Hòa Hảo qua các nghiên cứu của các học giả nước ngoài (Hồ Ngọc Trí)
Đức Huỳnh Giáo Chủ và sứ mạng thiêng liêng của Ngài (Th. Lêmi)
Sứ mạng
Phật Giáo Hòa Hảo trong lịch sử nước nhà (Trần Nguyên
Bình)
Phật
Giáo Hòa Hảo cũng là đạo Phật (Đoàn Nô)
Giáo Chủ
Huỳnh Phú Sổ đã tiếp nối và làm sống dậy dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử (Phạm Bích Hợp)
Có gì đặc
biệt trong Phật Giáo Hòa Hảo (Lạc Tử)
Chủ
trương thờ thần đất Việt và bài trừ mê tín của Phật giáo Hòa Hảo (Huỳnh Hoài)
Một
hình thức ca dao miệt Hậu Giang (Sơn Nam)
Tinh thần
và phong thái của Đức Huỳnh Giáo Chủ qua thi văn sấm giảng (Nguyễn Bá Thế)
Cuộc vận
động quần chúng nông dân của Đức Huỳnh Giáo Chủ (Lê Văn Siêu)
Thơ ca Phật Giáo Hòa Hảo từ giữa thế kỷ xix tới giữa thế kỷ xx (Lê Ngọc Thúy)
Đọc lại
bài thơ Tình Yêu của Đức Huỳnh Giáo
Chủ (Huệ Khải)
Huỳnh
Phú Sổ và Phật Giáo Hòa Hảo qua góc nhìn của
một số nhân sĩ trí thức (Trần Văn Chánh)
Trách
nhiệm của Phật Giáo Hòa Hảo tham gia giải
quyết những vấn đề xung đột của xã hội hiện đại (Nguyễn Tấn Đạt)
Nhận dạng
và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay (Nguyễn Huy Diễm)
Quán
cơm chay miễn phí của đồng bào Phật Giáo Hòa Hảo (Nguyễn Thị Thanh Huệ)
PhẦn phỤ lỤc
Phụ lục
I. Những nét sơ lược về đạo Phật Giáo Hòa Hảo
Phụ lục
ii. Ông Hồn Quyên (ở Sài Gòn) vào
chiến khu phỏng vấn Đức Huỳnh Giáo Chủ
Phụ lục
iii. Tôn chỉ hành đạo
Phụ lục
iv. Thư mục giản yếu Phật Giáo
Hòa Hảo
Kính mời quý đạo hữu xem tiếp bài DUYÊN KHỞI của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh:
Kính mời quý đạo hữu xem tiếp bài DUYÊN KHỞI của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh: