Thánh
giáo
CHỈ CÓ
LỄ XUẤT GIA LÀ HƠN CẢ
Trung Hưng Bửu Tòa
ngày 06-02 Kỷ Hợi (Thứ Bảy 14-3-1959)
TÁI CẦU
Mẹ mừng các con.
THI
VÔ vi
thanh tịnh nhẹ lòng con
TỪ thuở khai thiên nay một
hội
Mẹ lấy làm vui, được trông vào lòng mỗi con thấy nhiệt
thành nên hôm nay đông đủ xa gần đều có mặt. Còn gì tốt đẹp hơn. Đó là của lễ ([3])
dâng cho Thầy rất nên quý trọng.
Ngày này cũng như bao ngày về sau, nếu được mỗi lần Mẹ đến,
các con có những buổi lễ long trọng nầy đón tiếp, thì lo gì ân phước không đến,
quyền pháp không trao.
Các lễ long trọng chỉ
có lễ xuất gia là hơn cả.([4])
Xuất gia để tìm lấy một nguồn sống êm đềm, một cảnh đời vinh quang, chân hạnh
phúc, rồi đưa nhân sanh đến cùng chung hưởng cái lạc thú vô sinh bình đẳng ấy.
Loài người thoát khỏi oan trái khổ đau.
Không phải xuất gia để tránh cái bổn phận làm người trong
xã hội, làm con trong gia đình, làm dân của một nước, mà cũng không phải bị
tình duyên bạc đãi, thất vọng với nỗi nọ điều kia. Mà xuất gia với một trách
nhiệm tương lai giải phóng nhân quần ra ngoài ảo vọng cạnh tranh khổ đau trong
trường thế sự. Thế thì xuất gia đầy thơ mộng yêu đương, đầy nhiệt tâm độ thế.
Có xuất gia mới được lẽ đạo bao hàm, xô thành kiến chật hẹp, dẹp bản ngã thấp
hèn, bỏ tự tư ([5])
tham dục, ngoài ái ân tình cảm nhỏ nhen, để lòng mình không một chướng ngại
ngăn che, một mối trái oan nào ràng buộc. Thân được tự do, tâm được sáng suốt,
thì làm việc mới minh chính,([6])
lời nói mới chân thật, phán đoán được công bình.
Người giải thoát chưa nói là Thần Thánh đi nữa, lòng cũng
chứng đến cao đẳng linh thông. Vì vậy mà phần thưởng trên Thiên Đình chỉ dành
cho người giải thoát hơn cả.
Người giải thoát là đại hùng ([7])
chiến thắng ma nghiệp, can đảm hơn cả, mãnh lực vô cùng. Thật thế, chỉ có hàng
giải thoát mới không bị nô lệ cho ma danh quỷ lợi, ái ân yêu tà. Người giải
thoát không hẹp chật tình thương, không nhỏ nhen sự sống, không ích kỷ hạnh
phúc riêng mình, mà đứng ngoài thế gian, lo cho thế gian những phần hy vọng, không
con ràng chồng buộc, không lợi khiến danh sai. Ở trần muôn kẻ mất tự do mà chỉ
mình thong dong tiêu nhàn,([8])
không bị một vật gì ngăn trở, thì người giải thoát không hơn sao được?
Thử hỏi, ai dưới thế nầy không đắm sắc mê duyên, say tình
luyến lợi? Con con cháu cháu, lắm phải tồi tàn. Con mình sanh, công mình nuôi,
dạy khôn chỉ khéo, đổ sức trút thần vào xây đắp nó. Lẽ ra nó phải hết phận đền
bù. Thế mà dưới trần mấy ai ngưỡng lên, mà bao nhiêu đều trút xuống. Bởi thương
xuống mà phạm tội bất hiếu bất nhân. Cha mẹ đâu bằng con. Ông bà đâu hơn cháu.
Ôi, loạn nghịch đạo lý nên gây biết bao nhiêu oan trái trả
vay. Nợ ấy cấu hợp ([9])
còn nhiều thì tử sanh luân hồi mãi mãi. Đời nay nói nhơn đạo,([10])
chưa mấy người biết trung biết hiếu. Vì thế mà luân thường ([11])
sụp đổ. Đã sụp đổ, con người vụ lợi ([12])
quên nghĩa, nên cần phải xây dựng đời, lập nên thế đạo lành mạnh.
Muốn có nền thế đạo
lành mạnh thì ai là người phải lo đóng góp, đương đầu việc nầy? Ai cũng bận lo
cho thân mình, con cháu mình, vợ chồng mình, thì việc đời tới đâu hay đó. Suy
đổ rồi. Nguy cập đến rồi. Nên gánh nợ quần sinh ([13])
thì chỉ có người rảnh thân mới làm được, không nhà mới lo được. Vì vậy mà nền
đạo cứu đời đòi hỏi kẻ giáo sĩ là người xuất gia.
Người xuất gia có hai hạng. Hạng có gia đình rồi, vợ con
rồi, mà đành đoạn cắt mối thân ái, phế cả lợi danh vì tiền đồ ([14])
nhân loại mà lên đường hành đạo. Hạng nầy cũng anh hùng có gan. Nhưng hạng đồng
chơn ([15])
chưa nhuốm mùi đời là xứng đáng. Vì ai đến đây mà không nhiễm? Kẻ bị nhiễm mà
biết cởi mở cũng ít người. Vì vậy, trong nền đạo hai hạng nầy làm quân khu (?)
tiền phong,([16])
an bang tế thế. Đã được danh dự nhất trong đời, dù chưa có công đức với chánh
pháp, nhơn sanh, lúc chung liễu cũng chứng được ngũ đẳng linh thần, huống là
mang một sứ mạng có một trách nhiệm, lòng lại giác ngộ, về ngôi trên cửu phẩm
cũng được dự phần.
Có một điều Mẹ lo: Nguyện chưa quyết, chí chưa lập, tình ý
còn ngóng đó trông kia, ngoài thì lành lẽ trơn tru, mà trong lòng bẩn hôi chất
chứa. Nếu không dốc tình đoạn tuyệt, thì lâu mau nó cũng kéo tới trì lui, đời
con mãi luẩn quẩn không ra khỏi vòng oan khiên nghiệp chướng, tối tăm phiền
não. Con phải có gan. Tuy đau nhưng chỉ đau một hồi, chứ để mãi thì liên tiếp
chập chồng khốn khổ. Về Đoàn,([17])
sống tập đoàn, các con nên bỏ hẳn cái thói nữ nhi thường tình,([18])
phụ nhơn nan hóa ([19])
mà lấy lòng vô tư ([20])
ăn ở với nhau. Đừng hẹp chật,([21])
ganh tương ([22])
rồi đi đến ngày tan vỡ.
Mẹ cũng cho các con biết rằng số đã xuất gia nầy một ngày
kia không phải được tròn vẹn. Nhưng lòng từ bi độ được bước nào mừng bước nấy.
Các con cố gắng và cẩn thận giữ mình, nên luôn luôn cầu nguyện.
Mẹ cầu xin Lý Bạch lập cho con một nhà tu, vừa luyện trí
quy thần, vừa chế ngự cảm tình, ngăn phần tư dục.([23])
Nên tại tu xá cần đòi hỏi có được một số giáo sĩ để xây dựng Hội Thánh Nữ Phái.
Nên mở một kỳ học tập đủ các khoa học,([24])
chính trị học... để mở đường trí thức cho các con, ổn định phần tâm linh, chế
kiềm bớt tư dục. Rồi đây con lên đường hành đạo lập công, lượm lặt ít nhiều
nhơn duyên trong quần chúng.
(. . .)
Phê y tâm nguyện trẻ mong cầu
Nữ
hạnh quyết tâm lo lánh tục
Giải
mê sanh chúng toan tu học
Thoát
khỏi trần hồng phải tựa nhau
Thành
bại đứng ngoài toan giải quyết
(. . .)
Thôi, Mẹ ban ơn lành mỗi
con. Mẹ thăng.
([11]) luân
thường 倫常 (proper human
relationships; both the five relationships [i.e.,
government-citizens, parents-children, sibling-sibling, husband-wife,
friend-friend] and the five constant
virtues [i.e., benevolence,
righteousness, propriety, wisdom, sincerity]): Những mối quan hệ đúng đắn
con người phải luôn noi theo, gồm có ngũ
luân 五倫 (năm mối quan hệ giữa: nhà nước và công dân, cha mẹ và con cái, vợ chồng,
anh chị em, bạn bè) và ngũ thường 五常 (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).