Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

20 Gió Bốn Phương - ĐẠO UYỂN THU 2018


GIÓ BỐN PHƯƠNG

Gió muốn thổi đâu thì thổi. GIOAN 3:8

) Hiền huynh Vị Chơn (Hóc Môn). Điện thoại ngày 18-5-2018:
Trong Giải Mã Truyện Tây Du (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2011), trang 88, dòng 10, có câu: “Tai nghe âm thanh ngọt ngào thì chê...” Tôi nghĩ là sách in sai, phải không?
Huệ Khải: Kính thưa hiền huynh, tệ đệ chân thành cảm ơn hiền huynh đọc sách rất kỹ, đã giúp tệ đệ sửa lỗi sai trong sách. Vâng, câu đó phải sửa là “Tai nghe âm thanh ngọt ngào thì ...”
Đây không phải là lần đầu tiên hiền huynh góp ý sửa lỗi in sai trong kinh sách ấn tống. Tệ đệ rất cảm kích và ước mong hiền huynh sẽ tiếp tục nhặt lỗi để giúp chúng đệ muội trong Ban Ấn Tống đính chính.
*
@ Cháu Thiệu Chu Soái. Điện thư ngày 21-5-2018:
Trước đây con nghĩ “chức sắc” và “chức việc” là hai từ riêng của đạo Cao Đài. Nhưng con thấy văn bản của Chính Phủ thường sử dụng hai từ này chung cho các tôn giáo khác. Chẳng hạn, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Chương I, Điều 2 (Giải Thích Từ Ngữ), mục 8 và 9 định nghĩa như sau: “8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức. / 9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.” Vậy, con xin hỏi hai từ “chức sắc” và “chức việc” có nguồn gốc từ đâu ạ?
Huệ Khải: Đạo Cao Đài chính thức thành lập vào năm 1926. Hai từ “chức sắc” và “chức việc” đã được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt trước đó lâu rồi, chẳng hạn như Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (quyển I) của Huình Tịnh Paulus Của xuất bản năm 1895 tại Sài Gòn (Imprimerie Rey, Curiol & Cie.), trang 162. Thế nên hai từ này chắc chắn không phải do đạo Cao Đài sáng tạo, không phải là thuật ngữ riêng của đạo Cao Đài.
Chức việc gồm một từ Hán (chức) ghép một từ Việt (việc). Paulus Của giải thích chức sắc là: “Kẻ coi việc, làm chức nhỏ nhỏ.”
Chức sắc 職 色 là từ gốc Hán. Paulus Của giải thích chức sắc là: “Người có bằng sắc làm việc quan. Hàng chức sắc thì là nhà tơ, thơ lại cùng các cai, phó tổng; đối với viên quan thì là những người có phẩm hàm cao.”
Trong giải thích trên, Paulus Của có nói tới “nhà tơ”. Tơ tức là ty ty (trông coi, quản lý). Theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (quyển II), xuất bản năm 1896, nhà tơ là: “các kẻ làm việc từ hàn [thơ ký] trong các phòng việc bên Phan [tòa bố, hành chánh tỉnh], bên Niết [án sát, tòa án]
Căn cứ theo Paulus Của, chức sắcchức việc ban đầu dùng để gọi chung các quan lại, công chức, viên chức cấp lớn và cấp nhỏ trong guồng máy cai trị. Về sau, hai từ này được dùng để chỉ các vị có quyền hạn, bổn phận hướng dẫn tín đồ trong tôn giáo.
Chúc con sớm hoàn thành luận án về nghi thức tang lễ trong đạo Cao Đài và bảo vệ thành công tại Paris.
*
) Một đạo hữu ở Đồng Nai. Điện thoại ngày 25-5-2018:
Nói về đường đi, hướng đi, tôi thường bối rối giữa NGẢ (dấu hỏi) và NGÃ (dấu ngã). Có mẹo nào giúp tôi viết đúng chánh tả không?
Huệ Khải: 1. Chúng ta viết NGẢ (dấu hỏi) cho mọi trường hợp. Thí dụ:
- Đạo đời hai nẻo chia đôi ngả / Nhân loại hay chăng nỗi bất bình? (Đức Trần Hưng Đạo, thánh thất Trung Thành, 30-12-1939)
- Thuyền về nước lại sầu trăm ngả / Củi một cành khô lạc mấy dòng. (Huy Cận)
2. Nhưng viết NGÃ (dấu ngã) khi có con số theo sau. Thí dụ: ngã ba Tân Vạn, ngã tư Hàng Sanh, ngã năm Bình Hòa, ngã sáu Gò Vấp, thị xã Ngã Bảy ở tỉnh Hậu Giang.
*
@ Một tín hữu ẩn danh. Điện thư ngày 06-6-2018:
Tệ muội xin cảm ơn Đạo Uyển đã giải đáp hai câu hỏi của tệ muội trong tập Hạ (26), quý Hai vừa qua (trang 137-141). Nay tệ muội xin hỏi tiếp ba câu nữa, cũng liên quan tới quyển THÁNH TRUYỀN TRUNG HƯNG (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2017).
1. Trang 344 (cột 1) có câu: “Đây nhành bông, kia đã sẵn Bát du...” Thưa, có phải Bát du này là một món cổ pháp trong đạo Cao Đài không ạ?
2. Trang 502 (cột 2) có câu: “Lo khóa lợi dây danh có nghĩ chi ngày mai thế tận!” Thưa, cụm từ “khóa lợi dây danh” có nghĩa là gì ạ?
3. Trang 576 (cột 1) có câu: “Bản Quân về ở động Quỷ Cốc lâu nay được sự chỉ điểm thiên cơ vận số để tìm lẽ Đạo.” Thưa, Quỷ Cốc tức là hang quỷ. Đấng giáng cơ là Đức Bảo Nguơn Chơn Tiên (thế danh Trần Nguyên Chí). Ngài là bậc Chơn Tiên mà tại sao lại ở trong hang quỷ?
Huệ Khải: Về câu hỏi 1. Trước hết, đây là một danh từ chung (common noun) nên không cần viết hoa chữ bát. Thứ đến, tên món cổ pháp này phải viết đúng là vu. Tuy nhiên, do phần đông bà con miền Nam và miền Trung mình hay đọc vu là /ju/ nên hệ quả là kinh sách Cao Đài thường in sai là bát du.
Bát vu () là từ Hán Việt, gốc Sanskrit là pātra, người Hoa chuyển âm (transliterating) là 鉢 多 羅 (bát đa la). Người Việt gọi là bình bát, cũng nói tắt là bát như người Hoa. Tương truyền hòa thượng Bố Đại có bài tứ tuyệt với hai câu đầu như sau: Nhất bát thiên gia phạn / Cô thân vạn lý du. / . (Một bát, cơm ngàn nhà / Thân đơn muôn dặm xa.)
Trong đời sống hàng ngày của chư tăng khất sĩ, bát vu (bình bát) là vật dụng để thâu nhận thức ăn (có khi là tiền) do thiện nam tín nữ cúng dường. Bởi vậy, người Anh dịch pātraalms bowl, trong đó bowl để chỉ cái bát, còn alms để nói tới thức ăn hay tiền đem cho người khác (food or money given to other people).
Về câu hỏi 2. Bản in 2017 in sai. Phải sửa là khóa lợi dàm danh. Khóa tức là ổ khóa, ống khóa. Dàm là sợi dây xỏ qua mũi trâu hay bò (gọi là dàm trâu, dàm bò) để điều khiển chúng. Dàm ngựa là bộ đồ da đóng đầu ngựa (chữ Nho là khống ). Vậy, khóa lợi dàm danh nghĩa là sự trói buộc con người vì danh và lợi gây ra. Tương tự, chữ Nho nói danh cương lợi tỏa (being fettered by fame and locked up by riches; being tied to fame and benefit), nghĩa là sự ràng buộc trong vòng danh lợi. Cương là dây cương ngựa. Tỏa là ổ khóa.
Về câu hỏi 3. Quỷ Cốc có nghĩa là hang quỷ, động quỷ. Nói động Quỷ Cốc thì có vẻ như thừa chữ động. Tuy nhiên, người Việt chúng ta hay nói đàn dương cầm (piano, dù đàn và cầm đồng nghĩa), núi Thất Sơn (dù núi và sơn đồng nghĩa), sông Hồng Hà (dù sông và hà đồng nghĩa)...
Chữ quỷ ngoài nghĩa là ma quỷ (demon), còn có nghĩa là tài giỏi (clever). Do đó thành ngữ quỷ phủ thần công có nghĩa là tay nghề khéo tột bậc (superlative craftsmanship).
Thời Chiến Quốc có ông họ Vương , tên Thiền , tự là Hủ , nên cũng gọi Vương Hủ. Ông xưng là Quỷ Cốc Tử , gọi động núi nơi ông ở là Quỷ Cốc. Bốn học trò lỗi lạc của ông là Tôn Tẫn (người nước Yên), Bàng Quyên và Trương Nghi (người nước Ngụy), Tô Tần (người Lạc Dương, kinh đô nhà Chu).
Nhân đây, cần biết thêm rằng bài thánh giáo ở trang 570 (bản in 2017) in: “(C)hống lại cơ Trời thì trăm lần hư hại...” Ba dấu chấm lửng đặt ở đó là sai. Bởi vì bản in này đã cắt bớt 117 chữ ngay trước câu “Chư hiền chắc hiểu ý Bản Quân nói đây chứ?” Khi lược bớt chữ, nên dùng ký hiệu (...) thay vì dùng ba dấu chấm lửng.
Đối chiếu Thánh Truyền Trung Hưng (bản lưu hành nội bộ, gồm bốn tập), ta thấy bản in 2017 lược bớt 117 chữ như sau:
Chúng ta thấy rõ truyện Phong Kiếm Xuân Thu, nghiệp vận về ai nấy được. Bên nầy có tướng tài tôi mạnh, quyền pháp cao thâm, được Tôn Tẫn phò trì. Tuy Tôn Tẫn là bực Đại Tiên chứng ngôi Liễu Nhứt cũng chỉ có quyền giữ lại trong ngày giờ chưa mãn số tiền định mà thôi.
Có kẻ hỏi Liễu Nhứt Chơn Nhơn thành quả đạo sao không đạt cơ Trời, chống làm gì cho nhọc và có lỗi cùng Thiên Đình?
Trung hiếu là đạo lớn, Liễu Nhứt còn có nhiệm vụ trung với Yên, hiếu với Tề mà hành động. Song vì biết cơ Trời nên không dụng hết thần thông đối địch.”
Trong đoạn thánh giáo dẫn trên, Đức Trần Nguyên Chí nhắc tới ngài Tôn Tẫn, tức Liễu Nhứt Chơn Nhơn, vốn là học trò Quỷ Cốc Tử (Vương Thiền).
Tôn Tẫn họ Tôn, không rõ tên thật là gì. Vì Bàng Quyên mưu hại, ông bị chặt (hay đập nát) xương bánh chè ở hai đầu gối (tẫn / kneecapping; cutting or smashing kneecaps), do đó gọi là Tôn Tẫn. (Truyện Tàu bảo ông bị chặt hai bàn chân, hay mười ngón chân.)
Tôn Tẫn là người nước Yên, cha là phò mã Tôn Tháo, mẹ là công chúa Yên Đơn, ông nội là Tôn Võ Tử (tác giả binh pháp Tôn Tử). Tôn Tẫn lên chín thì cha mất, được chú là Tôn Kiều (làm quan đại phu nước Tề) đem về nuôi. Khi Tôn Kiều gặp nạn, lánh sang nước Chu, Tôn Tẫn phải đi làm thuê vì gia đình sa sút.
Nghe nói Quỷ Cốc Tử tài cao phép lạ, Tôn Tẫn tìm đến Quỷ Cốc xin học. Quỷ Cốc là cái động trong núi Vân Mộng ở Dương Thành, đất nhà Chu.
Cùng học với Tôn Tẫn có Bàng Quyên. Sau này nhờ quan tướng quốc nước Ngụy là Vương Thác tiến cử lên Ngụy Huệ Vương mà Bàng Quyên được làm nguyên soái, kiêm quân sư. Khi nghe một cao nhân khen Tôn Tẫn học được binh pháp Tôn Võ Tử, tài giỏi vô song, Ngụy Huệ Vương bèn bảo Bàng Quyên hãy vời Tôn Tẫn đến giúp. Sợ Ngụy Vương trọng dụng Tôn Tẫn mà bỏ rơi mình, Bàng Quyên lập kế độc hãm hại, Tôn Tẫn bị chặt xương bánh chè ở hai đầu gối.
Tôn Tẫn giả điên thoát khỏi nước Ngụy, sang nước Tề giúp Tề Uy Vương. Khi Tề và Ngụy đánh nhau, Tôn Tẫn lập mưu diệt được quân Bàng Quyên tại Mã Lăng. Bàng Quyên rút kiếm đâm cổ chết.
Trả thù xong, Tôn Tẫn về ẩn tu ở núi Thạch Lư. Ngài thành Tiên, hiệu là Liễu Nhứt Chơn Nhơn.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Liễu Nhứt Chơn Nhơn có giáng cơ nhiều lần. Tiền bối Phan Thanh (1898-1952), đắc quả Bạch Liên Tiên Trưởng, vốn là đệ tử Đức Liễu Nhứt Chơn Nhơn.
*
@ Hiền hữu Xuân (Đại Lộc). Điện thư ngày 16-6-2018:
Trong Đạo Uyển Hạ 2018, trang 139, có bày cách viết “HOÀN(G) cảnh trần gian đạo đức tròn” để xử lý vấn đề phát âm HOÀN/HOÀNG của bổn đạo miền Nam và Trung. Đạo Uyển có thể hướng dẫn thêm một vài trường hợp khác tương tự như thế không ạ?
Huệ Khải: 1. Thưa hiền hữu, tại thánh tịnh Thanh Quang, ngày 28-3 Bính Tý (Chủ Nhật 19-4-1936), Ơn Trên giáng cơ, xưng danh qua bài thất ngôn bát cú này:
QUAN hà mấy dặm ngửa nghiêng xây
ÂM đạo vô vi sắp đặt bày
BỒ bặc chơn ngôn thiên vạn cú
TÁT thành chứng quả đáo đàn tây
GIÁNG lâm giáo hóa từ âm đạo
ĐÀN nội chư môn sắp đặt bày
THANH sử muôn thu còn rỡ rỡ
QUANG trùng một mối nợ tình gây.
Đọc quán thủ, ta biết là QUAN ÂM BỒ TÁT GIÁNG ĐÀN THANH QUAN. Nhưng câu thơ thứ tư phải viết TÁC thành...” mới đúng. Do đó, nên viết: TÁT(C) thành chứng quả đáo đàn tây
2. Tại thánh thất Thái Hòa, ngày 01-01 Ất Mùi (Thứ Hai 24-01-1955), Ơn Trên giáng cơ, xưng danh như sau:
QUAN cảnh ngày xuân cảnh mỹ miều
THÁNH tâm mới được thấy cao siêu
ĐẾ truyền nhơn chúng tuân cơ vận
QUÂN tử biết thời chớ thắng kiêu.
Đọc quán thủ, ta biết ngài là QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN. Nhưng câu thơ thứ nhất phải viết QUANG cảnh...” mới đúng. Do đó, nên viết: QUAN(G) cảnh ngày xuân cảnh mỹ miều
*
@ Hiền tỷ Titan Dinh (thánh thất Alfortville, Paris). Điện thư ngày 27-6-2018:
Trong quyển Thiên Bàn Tại Nhà (Hà Nội: Nxb Hồng Đức 2017), tr. 27, tác giả đề nghị khi cắm năm cây nhang thì nên theo cách 1. Xin vui lòng cho biết lý do tại sao.


Huệ Khải: Thưa hiền tỷ, khi lấy dấu Tam Quy, chúng ta nắm tay đặt vào giữa trán (Nam mô Phật), rồi đưa qua bên trái trán (Nam mô Pháp), sau cùng đưa về bên phải (Nam mô Tăng). Khi rót rượu trên Thiên Bàn, rót ly giữa trước, rồi rót ly bên trái (phía bình bông), sau cùng rót ly bên phải (phía dĩa trái cây). Vậy, khi cắm nhang, cũng nên theo thứ tự bên trái trước, bên phải sau. Do đó, cách 1 được đề nghị.
Bên trái của Thiên Bàn là bình bông. Khi cúng trong bửu điện, phái nam quỳ bên bình bông (bên trái, tả); phái nữ quỳ bên dĩa trái cây (bên phải, hữu). Vậy là nam tả nữ hữu.
*
@ Hiền huynh Mai Hiền (Calgary, Alberta, Canada). Điện thư ngày 23-7-2018:
Tìm hiểu ý nghĩa câu Thuyền thơ ngọn gió Các Đằng xuôi đưa” trong bài Kinh Vào Học, tôi thấy nhiều tài liệu nhắc tới câu Thời lai phong tống Đằng Vương Các / Vận khứ lôi oanh Tiến Phúc Bi” và bảo là thơ Tô Đông Pha đời Tống, nhưng có khi lại bảo là cổ thi. Vậy, tác giả hai câu chữ Nho ấy là ai?
Lê Anh Minh: Nói tác giả là Tô Đông Pha thì không có căn cứ. Đây là câu đối cổ, không phải là thơ, và không biết ai là tác giả. Nguyên văn:
/
(Thời tới, gió đưa đến gác Đằng Vương
Vận đi, sét đánh tan bia Tiến Phúc.)
Vế trên câu đối lấy ý từ sự kiện gác Đằng Vương tái thiết xong vào năm 675, ở đó tổ chức tranh tài thi phú. Bấy giờ Vương Bột (650-676) trên đường vượt biển tới thăm cha đang làm thứ sử Giao Châu (Việt Nam). Tình cờ một trận gió lớn thổi bạt thuyền chàng trai đến gác Đằng Vương. Nhân cơ hội ấy Vương Bột sáng tác bài Đằng Vương Các Tự       chinh phục tất cả khách làng thơ và lưu danh thiên cổ.
Vế sau câu đối lấy ý từ giai thoại về tấm bia ở chùa Tiến Phúc, tỉnh Giang Tây. Trên bia này có tạc thư pháp chữ Nho rất đẹp. Tương truyền vào đời Tống, lúc Phạm Trọng Yêm 范 仲 淹 (989-1052) ([1]) nhậm chức ở huyện Bà Dương 鄱 陽, tỉnh Giang Tây, có hàn sĩ đến yết kiến, dâng mấy bài thơ, tự nhận là người đói khổ nhất trần đời, và xin giúp đỡ. Quan bèn cấp giấy mực, bảo hàn sĩ rập chữ trên bia rồi lên kinh thành bán chữ kiếm tiền. Hàn sĩ chưa kịp rập chữ thì bia ấy bỗng dưng bị sét đánh tan.
Hai câu đối này chép trong cuốn Tích Thời Hiền Văn được nhiều Nho sĩ viết và tăng bổ từ đời Minh tới đời Thanh, nên còn gọi là Tăng Quảng Hiền Văn. Đây là sách của một tập thể nên không rõ tác giả đích thực là ai.
Website Baidu  (Bách Độ) * giải thích: 
Tăng Quảng Hiền Văn là sách dạy nhi đồng tại Trung Quốc ngày xưa, còn gọi là Tích Thời Hiền Văn , Cổ Kim Hiền Văn . Nhan đề này được thấy sớm nhất trong hý khúc Mẫu Đơn Đình xuất hiện giữa những năm Vạn Lịch đời Minh. Theo đó có thể thấy sách này được viết trễ nhất là giữa những năm Vạn Lịch. Về sau, trải qua hai đời Minh và Thanh, sách luôn được tăng bổ, mới có diện mạo như ngày nay, gọi là Tăng Quảng Tích Thời Hiền Văn , quen gọi là Tăng Quảng Hiền Văn  . Tên tác giả chưa từng thấy ghi trên bản sách nào, chỉ biết vào năm Đồng Trị đời Thanh có Nho sinh Chu Hy Đào 周希陶 từng trùng đính qua sách này. Rất có khả năng đây là kết tinh của tác phẩm dân gian.
* https://baike.baidu.com/item/%E6%98%94%E6%97% B6%E8%B4%A4%E6%96%87 


([1]) Trong bài Nhạc Dương Lâu Ký 岳 陽 樓 記 (ghi chép ở lầu Nhạc Dương) của Phạm Trọng Yêm có câu: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc. 先 天 下 之 憂 而 憂後 天 下 之 樂 而 樂. Ý ông là vua chúa hay quan chức phải biết lo âu trước khi chúng dân âu lo, và chỉ nên sướng vui sau khi dân chúng đã được vui sướng.