Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

TÌM HIỂU BÀI CỬU THIÊN / ĐẠO UYỂN XUÂN 2021 (TẬP 37)

 

TÌM HIỂU BÀI CỬU THIÊN

LÊ ANH MINH

I. Bài Cửu Thiên là kinh cúng giờ Ngọ theo quyển Kinh Cúng Tứ Thời của Cao Đài Đại Đạo phái Vô Vi (Sài Gòn: Nhà in Xưa Nay, 1934, tr. 20) với câu đầu tiên là Cửu Thiên Đại Lang. (Sau đây gọi bài kinh này là bài Cửu Thiên phái Vô Vi.)


Bài Cửu Thiên phái Vô Vi (tr. 20) chép lại như sau:

Cửu Thiên Đại Lang

Thân phi bạch y

Nhựt nguyệt chiếu diu

Càn khôn hoát trì

Huỳnh Lão, Đơn Nguơn [= Hoàng Lão, Đan Nguyên]

Dữ nim hiệp nghi [sách in là Giữ, sai chánh tả.]

Ngũ Thần vệ thủ

Bát Thánh hộ trì

Vạn Thần phó triệu

Bút trận vân trì

Cửu Thiên khai hóa

Vạn chưởng đồng vi [sách in là Vản, sai chánh tả.]

Nguơn [= Nguyên] Hoàng Thượng Đế

Vật khể vật trì

Ngô phụng Tiên Hạc Đồng Tử

Cấp cấp như luật lịnh. (Lạy một lạy)


Theo quyển Kinh Cúng Tứ Thời, toàn chữ Hán Nôm in khắc gỗ, của tiền khai Lâm Hương Thanh 林香清 (không ghi năm in và nhà in) thì đây là bài Thông Minh Chú 通明咒 (lẽ ra nên viết là 聰明咒), mà câu đầu là Cửu Thiên Đại La 九天大羅. Bài Thông Minh Chú này chép lại chữ Hán và dịch âm như sau:

九天大

身披白衣

日月照妙

乾坤括持

黃老丹元

與念合宜

五神衛守

八聖護持

萬神赴召

筆陣雲持

九天開化

萬掌同微

元皇上帝     

勿稽勿遲     

吾奉仙鶴童子

急急如律令

Cửu Thiên Đại La

Thân phi bạch y

Nhật nguyệt chiếu diu

Càn khôn quát trì

Huỳnh Lão Đơn Nguơn [= Hoàng Lão Đan Nguyên]

Dữ nim hợp nghi

Ngũ Thần v thủ

Bát Thánh hộ trì

Vạn Thần phó triệu

Bút trận vân trì

Cửu Thiên khai hóa

Vạn chưởng đồng vi

Nguơn Hoàng Thượng Đế [Nguơn = Nguyên]

Vật khể vật trì

Ngô phụng Tiên Hạc Đồng Tử

Cấp cấp như luật lịnh.

Truy cứu xuất xứ của bài này, có thể tìm thấy một bài khá dài với câu chữ gần giống. Trên internet, các trang web của Đạo Giáo Trung Quốc sao đi chép lại bài này rất nhiều, nên không bảo đảm mức độ chính xác các chữ Hán. Nguyên nhan đề bài này là Văn Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Thần Chú 文昌帝君開心聰明神咒.

Thư Viện Quốc Gia Việt Nam tại Hà Nội (dự án số hóa) có hai quyển Văn Xương Đế Quân Cứu Kiếp Bảo Sanh Kinh 文昌帝君救刼葆生經, khắc in và lưu ở đền Ngọc Sơn (Hà Nội), trong đó có bài Khai Tâm Thông Minh Thần Chú:

- Một quyển (mã R.4843) ghi: Duy Tân tứ niên xuân 維新 四年春 (năm Duy Tân thứ tư, tức 1910), đệ tử Hoàng Văn Đức kính khắc 弟子黃文德敬刻, Ngọc Sơn từ tàng bản 玉山祠 藏板.


Bài Văn Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Thần Chú trong bản in 1910 chép lại chữ Hán và dịch âm như sau:

道合

耀

.

Cửu Thiên Đại Đế

Thân phi bạch y

Nhật nguyệt chiếu diệu

Càn khôn oát tùy

Hữu năng kính giả

Thông minh như tư

Hoàng Lão Đan Nguyên

Dữ Đo hợp nghi

Ngũ Thần thủ v

Bát Thánh hộ trì

Tụng chi bất chuyết

Vạn Thần phó ky

Ngã tư đại hóa

Quang diu sanh huy

Tâm khai mao tắc

Khư độn trừ mê

Tụng chi vạn biến

Văn quỳnh côi

Từ nguyên hạo hạo

Bút trận phong trì

Cửu Thiên khai hóa

Vạn chương đỗng vi

Nguyên Hoàng Thượng Đế lịnh

Vật khể vật vi

Cấp cấp như Nguyên Hoàng Thượng Đế luật lịnh.

- Một quyển (mã R.1569) ghi: Duy Tân Tân Hợi niên thu trung nguyên tiết trùng san 維新辛亥年秋中元節重刊 (bản in lại dịp tết trung thu năm Tân Hợi, Duy Tân, tức 1911), Ngọc Sơn linh từ tàng bản 玉山靈祠藏板.


Bản in 1911 chép lại chữ Hán và dịch âm như sau:

.

Cửu Thiên Đại Đế

Thân phi bạch y

Nhật nguyệt chiếu diệu

Càn khôn oát tùy

Hữu năng kính giả

Thông minh như tư

Hoàng Lão Đan Nguyên

Dữ Đo hợp nghi

Ngũ Thần thủ v

Bát Thánh hộ trì

Tụng chi bất chuyết

Vạn thần phó ky

Ngã tư đại hóa

Quang diu sanh huy

Tâm khai mao tắc

Khư độn trừ mê

Tụng chi vạn biến

Văn quỳnh côi

Từ nguyên hạo hạo

Bút trận phong trì

Cửu Thiên khai hóa

Vạn chương đỗng vi

Nguyên Hoàng Thượng lnh

Vật khể vật vi

Cấp cấp như Nguyên Hoàng Thượng Đế luật lịnh sắc.

Các phần dịch âm Hán-Việt trên đây đều có gạch dưới các chữ khác nhau giữa các bài (dị bản), và sẽ bàn tới chúng ở cuối khảo luận này (phần III).

II. Năm 1973 tại Sài Gòn, Minh Lý Đạo ấn tống quyển Bố Cáo – Sám Hối – Tịnh Nghiệp Vãn – Nhựt Tụng – Giác Thế (sách không đánh số trang liên tục). Trong đó, phần Kinh Nhựt Tụng gồm 52 trang; ở trang 18-19 có bài Thông Minh Chú (gồm hai mươi bốn câu bảy chữ và câu chót chín chữ) do Đức Thái Thượng Lão Quân giáng cơ ban cho. Bài chữ quốc ngữ của Đức Thái Thượng và bài chữ Hán Văn Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Chú đều dài đúng hai mươi lăm câu. Như vậy, đây là bản quốc ngữ thay thế bài chữ Hán Văn Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Thần Chú.

Nguyên văn bài chữ quốc ngữ của Đức Thái Thượng Lão Quân như sau (chúng tôi ghi thêm số thứ tự các câu):

THÔNG MINH CHÚ

Chín từng tri Chúa C ngôi cao,

Mặc áo trng phau phau hc h.

Gương nhựt nguyt chói lòa sáng r,

4. Máy kiền khôn xây tr cũng tùy.

Như lòng thành có dạ knh vì,

Giúp đặng trí sanh huy rt báu.

Tu luyện phép đơn nguơn Huỳnh Lão,

8. Thuận âm dương là Đạo hip nghi.

m Thn thường tr đỡ nhiu khi,

Tám Thánh lại h trì thân th.

ng tng đọc, chng lòng ln d,

12. Thần linh thường ng v đến mình.

Ta lo bề c dy phép linh,

Cho tánh sáng thông minh, trí huệ.

Mở rng hoát tc lòng u tr,

16. Sửa trí ngu nào để ti tăm.

Tụng cho thường muôn qun ch lm,

n cht đặng diu thâm phm trng.

Nói suốt thông như dòng nước chy,

20. Cầm bút đề nh pháy gió dông.

Chín từng tri m rng ra công,

Muôn bài đã rõ thông thu đáo.

Nguơn Hoàng có truyền rao sc dy,

24. Lảng xao lòng sai chy sao nên.

Cấp cp như Nguơn Hoàng Thượng Đế lut lnh.

III. Giờ đây, chúng ta thử xét ý nghĩa từng câu bài Văn Xương Đế Quân Khai Tâm Thông Minh Thần Chú, rồi so sánh với từng câu bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo để hiệu đính và hiểu nghĩa bài Cửu Thiên phái Vô Vi cho hợp lý.

1. Cửu Thiên Đại Đế: Thượng Đế vĩ đại của chín tầng trời. Chép Cửu Thiên Đại La thì cùng nghĩa.

Xưng tán Thượng Đế, bài Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo 玉皇天尊寶誥 mở đầu như sau: Đại La Thiên Đế / Thái Cực Thánh Hoàng / Hóa dục quần sanhđại la 大羅: Tấm lưới lớn, ám chỉ bầu trời rộng, che khắp. Theo đạo Lão, Đại La Thiên là tầng trời cao tột (Đạo gia chỉ tối cao đích thiên: 道家指最高的天).

Bài Cửu Thiên phái Vô Vi chép là Cửu Thiên Đại Lang. Quyển Kinh Cúng Tứ Thời Và Kinh Cảm Ứng (Sài Gòn: Nhà in Xưa Nay, 1927, tr. 8) ghi nhan đề bài Cửu Thiên là Bài Thỉnh Đồng Tử (xem ảnh ở trang sau). Vậy, Đại Lang là chỉ Tiên Hạc Đồng Tử.

Câu 1 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Chín từng tri Chúa C ngôi cao.


Vậy, bài Cửu Thiên chép Cửu Thiên Đại Đế thì hợp lý.

2. Thân phi bạch y: Thân mặc y phục trắng. phi : Mặc, khoác lên.

Câu 2 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Mặc áo trng phau phau hc h. trắng phau phau: Trắng tinh. hực hỡ: Rực rỡ.

3. Nhật nguyệt chiếu diệu: Mặt trời và mặt trăng chiếu sáng rực rỡ.

Hai bản in của đền Ngọc Sơn khắc là diệu (gồm mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, gọi là thất diệu 七曜 (để gọi bảy ngày trong tuần theo lối xưa).

Bài Thông Minh Chú chép là diệu (huyền diệu). Chính xác thì chiếu diệu nên ghi là 照耀.

Câu 3 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Gương nhựt nguyt chói lòa sáng r. Mặt trời và mặt trăng như gương soi sáng chói.

4. Càn khôn oát tùy: Càn khôn xoay chuyển theo. oát : Xoay chuyển. tùy : đi theo.

Bài Cửu Thiên phái Vô Vi chép hoát trì. Bài Thông Minh Chú chép quát trì 括持 (bao quát và giữ lấy). Càn khôn hiểu là vũ trụ, bao quát và giữ lấy [vạn vật] chăng? Còn hoátoát giọng miền Nam đọc không phân biệt. oát trì: Xoay chuyển và giữ lấy. Mặt trời và mặt trăng chiếu sáng, vũ trụ xoay chuyển.

Câu 4 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Máy kiền khôn xây tr cũng tùy.

Vậy, bài Cửu Thiên chép Càn khôn oát tùy thì hợp lý.

Nhật nguyệt chiếu diệu / Càn khôn oát tùy nghĩa là mặt trời và mặt trăng luân phiên nhau, thay nhau ngày đêm chiếu sáng vũ trụ; thế nên trời đất vạn vật cũng xoay chuyển theo sự thay đổi ấy.

5. Hữu năng kính giả: Kẻ có thể tôn kính [các Đấng thiêng liêng và trời đất].

Câu 5 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Như lòng thành có dạ knh vì. kỉnh vì: Tôn kính.

6. Thông minh như tư: Thông minh như thế này. Đây là bài thần chú để cầu xin được thông minh khai sáng.

Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú không có câu 5 và câu 6.

Câu 6 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Giúp đặng trí sanh huy rt báu.

Vậy, câu 5 và 6 nghĩa là: Người biết tôn kính [Thượng Đế, các Đấng thiêng liêng] sẽ được giúp mở mang trí huệ quý báu.

7. Hoàng Lão, Đan Nguyên: Hoàng Lão là Hoàng Đế và Lão Tử. Đan Nguyên 丹元 là thần của tim (tâm thần 心神). Huỳnh Đình Nội Cảnh Kinh (chương Tâm Thần) chép: Tâm thần Đan Nguyên tự Thủ Linh. 心神丹元字守灵 (Thần của tim là Đan Nguyên, tự là Thủ Linh).

Câu 7 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Tu luyện phép đơn nguơn Huỳnh Lão. Theo đó, đơn nguơn (đan nguyên) là phép luyện nội đan (interior alchemy: tu chơn) chứ không phải tên thần tim, nên không viết hoa.

8. Dữ Đạo hợp nghi: Hợp nghi là thích hợp. Hai bản in của đền Ngọc Sơn chép Đạo. Bản trên internet chép tâm .

Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú chép niệm (ý niệm, tư tưởng).

Câu 8 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Thuận âm dương là Đạo hip nghi.

Người tu luyện theo phép đơn nguơn của Huỳnh Lão là hiệp với Đạo. (Kinh Dịch, Hệ Từ Thượng Truyện, Chương Năm, có câu: Nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo. 一陰一陽 之謂道. Đức Chí Tôn dạy: Đạo Thầy không chi lạ: Âm với dương, Thần với Khí; không ngoài ra lẽ đó. Các con muốn rõ Đạo thì dùng âm dương là căn cơ vậy.([1])

Vậy, người muốn thông minh trí huệ thì cũng cần phải thực hành công phu tham thiền tịnh định. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy: Hiểu đạo nơi đây chẳng những do sự học hỏi từ kinh điển, thánh ngôn, thánh giáo, mà lại còn hiểu do nơi tham thiền nhập định phát huệ tâm linh. Đó là hiểu về nội tâm.([2])

9. Ngũ Thần vệ thủ: Năm Thần bảo vệ và giữ gìn. Hai bài Cửu Thiên phái Vô Vi Thông Minh Chú đều chép vệ thủ. Hai bản in của đền Ngọc Sơn đều chép thủ vệ; ý nghĩa như nhau. Không rõ Năm Thần này là ai.

Câu 9 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: m Thn thường tr đỡ nhiu khi. trợ : Giúp. trợ đỡ: Giúp đỡ.

10. Bát Thánh hộ trì: Tám Thánh phù hộ và giữ gìn. Không rõ Tám Thánh này là ai.

Câu 10 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Tám Thánh lại h trì thân th.

Vậy, câu 9 và 10 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo nghĩa là: Người tu luyện phép nội đan của Hoàng Lão sẽ được Năm Thần và Tám Thánh che chở, phù hộ.

11. Tụng chi bất chuyết: Tụng đọc bài thần chú này không ngừng. chi : Nó (tức bài thần chú này). chuyết (xuyết) : Ngừng lại.

Câu 11 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: ng tng đọc, chng lòng ln d. ng: Thường hay. Chng lòng lờn dể: Đừng khi dể, chớ coi thường, hãy xem trọng.

12. Vạn Thần phó ky: đọc là ky cho vần với chữ trì ở câu trên. phó: Đi tới. phó ky (cơ): Tham dự. Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú chép phó triệu (đáp ứng lời gọi của triều đình).

Câu 12 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Thần linh thường ng v đến mình. ủng vệ: Ủng hộ và bảo vệ.

Vậy, Vạn Thần phó ky nghĩa là: Vạn Thần đến với người tụng bài thần chú.

13. Ngã tư đại hóa: Ngã: Ta (Văn Xương Đế Quân). (ty): Lo liệu, coi sóc. đại hóa: Sự khai hóa (mở mang) rộng khắp.

Câu 13 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Ta lo bề c dy phép linh. cả dạy: dạy tất cả mọi người (đại hóa). phép linh: Pháp đạo mầu nhiệm.

Vậy, Ngã tư đại hóa nghĩa là: Ta lo liệu việc giáo hóa khắp cả các nơi.

14. Quang diệu sanh huy: Chữ diệu này nên chép là 耀. Ánh sáng rực rỡ sinh trí tuệ rực rỡ. Khi ta đọc tụng thần chú này không ngừng thì Đế Quân và Vạn Thần phù hộ, ánh sáng của các Đấng khai mở tâm trí ta thêm sáng láng.([3])

Câu 14 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Cho tánh sáng thông minh, trí huệ.

15. Tâm khai mao tắc: Tâm trí sáng láng, như khai thông cỏ dại che lấp. mao tắc 茅塞: Cỏ tranh, cỏ dại che lấp; lấy trong sách Mạnh Tử (Tận Tâm Hạ, 21): Sơn kính chi khê gian, giới nhiên dụng chi nhi thành lộ, vi gian bất dụng tắc mao tắc chi hỹ. 山徑之蹊間, 介然用之而成路, 為間不用 則茅塞之矣 (Lối mòn trên núi bỗng nhiên được dùng thì thành đường lớn, nếu không dùng thì bị cỏ dại che lấp.)

Câu 15 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Mở rng hoát tc lòng u tr. u trệ: Tối tăm chậm lụt. tấc lòng: Dịch từ chữ Hán là thốn tâm 寸心.

16. Khư độn trừ mê: Trừ khử hết ngu độn và u mê.

Câu 16 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Sửa trí ngu nào để ti tăm. Trong chữ Hán có hai chữ khư khiến ta dễ lầm, đó là . Khư (bộ thị ) nghĩa là: trừ bỏ, khử đi (bệnh tật, hủ tục, mê tín). Khư (bộ y 衤/ 衣) nghĩa là: tay áo (sleeve). Các bản trên mạng Internet chép lầm là (tay áo).

17. Tụng chi vạn biến: Đọc tụng bài thần chú vạn lần. Chữ vạn này ngụ ý rất nhiều lần chứ không cố định là mười ngàn.

Câu 17 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Tụng cho thường muôn qun ch lm. quận: Lần, lượt, vòng. muôn quận: Vạn lần, vô số lần. Đức Thái Thượng dùng chữ quận (từ cổ ở miền Nam) thay cho biến là chữ Hán. Đọc một lần bài kinh thì người ta nói: Tụng một biến kinh.

18. Văn dã quỳnh côi: Văn chương rèn luyện như ngọc quý. : Rèn (kim loại, tính cách), các văn bản trên mạng Internet chép lầm là trị . quỳnh côi: Ngọc quý. Khi được Đấng thiêng liêng khai sáng thì văn chương ta được rèn luyện trở nên “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”.

Câu 18 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: n cht đặng diu thâm phm trng.

19. Từ nguyên hạo hạo: Nguồn (suối) từ ngữ tuôn ra lai láng. hạo hạo 浩浩: Mênh mông, lai láng. Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú không có các câu 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19.

Câu 19 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Nói suốt thông như dòng nước chy.

20. Bút trận phong trì: Văn chương viết ào ào như gió thổi. bút trận: Nghĩa bóng là viết văn chương. phong trì 風馳: Gió đuổi, gió thổi. Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú chép vân trì 雲持, nên sửa là 雲馳 (như mây bay).

Câu 20 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Cầm bút đề nh pháy gió dông. pháy: Rất nhỏ (mưa pháy: Mưa lắc rắc). Cầm bút viết nhẹ nhàng nhưng lời lẽ bay ra ào ào như gió dông.

Vậy, bài Cửu Thiên chép phong trì 風馳 thì hợp lý.

21. Cửu Thiên khai hóa: Cửu Thiên (Thượng Đế) khai hóa.

Câu 21 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Chín từng tri m rng ra công.

Vậy, nên hiểu cửu thiên là chín tầng trời (nine heavens), không cần viết hoa, và cửu thiên khai hóa nghĩa là Thượng Đế ra công mở rộng chín tầng trời (tức là vũ trụ).

22. Vạn chương đỗng vi: [Nhờ Thượng Đế khai sáng, nên thông minh] đọc muôn áng văn chương thì thông hiểu chỗ sâu kín tế vi. Đỗng vi tức thông u đỗng vi 通幽洞微 (thông suốt chỗ u ẩn, hiểu thấu chỗ nhỏ nhặt nhất). Bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú chép Vạn chưởng đồng vi 萬掌同微 ắt là lầm.

Câu 22 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Muôn bài đã rõ thông thu đáo. muôn bài: Muôn bài văn chương (vạn chương 萬章). rõ thông thu đáo: Hiểu thông suốt (đỗng vi 洞微).

23. Nguyên Hoàng Thượng Đế: [Được vậy là nhờ] Thượng Đế, tức Nguyên Hoàng Ngọc Đế 元皇玉帝, Ngọc Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, và nhiều hồng danh khác nữa. Bản in năm 1910 và năm 1911 chép Nguyên Hoàng thượng lịnh.

Câu 23 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Nguơn Hoàng có truyền rao sc dy. Nguơn Hoàng: Thượng Đế.

Vậy, thượng lịnh là lịnh trên ban xuống.

24. Vật khể vật trì: Chớ trì hoãn, chớ chậm chạp. vật: Đừng, chớ. khể: Trì hoãn. trì: Chậm chạp. Hai bản in của đền Ngọc Sơn đều chép vật khể vật vi 勿稽勿違. vi: Làm trái, vi phạm.

Câu 24 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Lảng xao lòng sai chy sao nên.

 Vậy, bài Cửu Thiên chép vật khể vật trì thì hợp lý.

25. Cấp cấp như Luật Lịnh: Hãy gấp gấp như Luật Lịnh.

Sách Sưu Thần Ký 搜神記 (chép truyện quái dị) của Can Bảo 干寶 đời Đông Tấn chép: “Luật Lịnh là người đời Chu Mục Vương 周穆王, chạy rất giỏi, sau khi chết được làm quỷ ở bộ Lôi (sấm sét).” (律令, 周穆王時人, 善走, 死為雷部之鬼. Luật Lịnh Chu Mục Vương thời nhân, thiện tẩu, tử vi Lôi bộ chi quỷ.)

Sách Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林 của Trình Đăng Cát 程登吉 đời Minh chép: “Quỷ chạy cực nhanh ở bộ Lôi là Luật Lịnh.” (雷部至捷之鬼曰律令. Lôi bộ chí tiệp chi quỷ viết Luật Lịnh.)

Khi niệm chú trục tà quỷ, các đạo sĩ hay dùng câu “Cấp cấp như Luật Lịnh” để kết thúc. Hai bản in của đền Ngọc Sơn đều chép: “Cấp cấp như Nguyên Hoàng Thượng Đế luật lịnh sắc.” (Gấp gấp như Thượng Đế đã ra sắc lịnh). Tức không cho “luật lịnh” là tên riêng.

Câu 25 bài Thông Minh Chú của Minh Lý Đạo là: Cấp cp như Nguơn Hoàng Thượng Đế lut lnh.

Vậy, có thể hiểu luật lịnh (lệnh) trong câu Cấp cấp như luật lịnh là từ thông thường, không cần viết hoa.

Giữa câu 24-25, bài Cửu Thiên phái Vô Vi và bài Thông Minh Chú chép: Ngô phụng Tiên Hạc Đồng Tử. 吾奉仙鶴 童子. Bài kinh của phái Vô Vi (in 1927) ghi là Bài Thỉnh Đồng Tử. Vậy, ngô (tôi) là chỉ người đang đọc bài kinh này. Phụng có nhiều nghĩa, ở đây hiểu là vâng theo (obeying). Vậy, Ngô phụng Tiên Hạc Đồng Tử nghĩa là: Ta vâng theo Đồng Tử Tiên Hạc.

Sau khi khảo dị văn bản, bài Cửu Thiên phái Vô Vi có thể đọc hiểu như sau (chữ trong ngoặc là đề nghị hiệu đính, thay cho chữ quốc ngữ in đậm, thay cho chữ Hán đóng khung):

九天大 ()        

身披白衣     

日月照妙 (耀)        

乾坤 括持 (斡隨) 

黃老丹元       

() 合宜    

五神衛守     

八聖護持     

萬神赴 ()     

筆陣 雲持 (風馳)

九天開化     

掌同 (章洞)          

元皇 上帝 ()     

勿稽勿遲     

吾奉仙鶴童子      

急急如律令

Cửu Thiên Đại La (Đế)

Thân phi bạch y

Nhật nguyệt chiếu diệu

Càn khôn quát trì (oát tùy)

Hoàng Lão Đơn Nguơn

Dữ niệm (Đạo) hợp nghi

Ngũ Thần vệ thủ

Bát Thánh hộ trì

Vạn Thần phó triệu (ky)

Bút trận vân trì (phong trì)

Cửu thiên khai hóa

Vạn chưởng đồng (chương đỗng) vi

Nguơn Hoàng Thượng Đế (thượng lệnh)

Vật khể vật trì

Ngô phụng Tiên Hạc Đồng Tử

Cấp cấp như luật lịnh.

Dịch nghĩa:

Cửu Thiên Đại Đế

Thân mặc toàn trắng

Nhật nguyệt rực rỡ

Càn khôn chuyển xoay

Phép tu Hoàng, Lão

Thích hợp với Đạo

Năm Thần bảo vệ

Tám Thánh hộ trì

Muôn Thần theo đến

Viết mau như gió

Chín trời khai hóa

Hiểu thấu văn chương

Nguyên Hoàng xuống lịnh

Chớ trễ chớ chậm

Ta vâng theo Tiên Hạc Đồng Tử

Hãy gấp gấp như luật lịnh.

LÊ ANH MINH

Bà Chiểu, 01-12-2020



([1]) Đại Thừa Chơn Giáo, đàn ngày 01-9 Bính Tý (1936), bài Nền Tảng Cao Đài Đại Đạo.

([2]) Minh Lý Thánh Hội, 01-9 Kỷ Dậu (Thứ Bảy 11-10-1969).

([3]) Tuy nhiên, cần lưu ý là khi tụng đọc, thần phải định vào các câu chú thì mới có hiệu quả, bởi lẽ thần định thì trí huệ phát sanh. Bằng miệng đọc mà tâm phóng ngoại nghĩ mông lung chuyện khác thì làm sao tiếp nhận được ân điển phò trì của Thiêng Liêng, dầu có đọc trăm ngàn biến cũng vô ích.

*

Lão ước gì mỗi một người đạo tâm nên luôn luôn tụng đọc thánh huấn cho được thấm nhuần thì thấy con đường tận độ của Thầy. Dầu không tham thiền nhập định cũng được chứng ngộ đạo quả.

Đức CÁI THIÊN CỔ PHẬT

Trung Hưng Bửu Tòa (Đà Nẵng), ngày 04-01 Canh Tý (Chủ Nht 31-01-1960)

- chứng ngộ 證悟 (definitely attaining): Chứng đắc 證得, đạt được một cách chắc chắn, rõ ràng.

- đạo quả 道果 (the fruits of inner self-cultivation): Kết quả công phu tu luyện.