TÌM HIỂU Ý NGHĨA TẤM BIA MỘ
NGÀI MINH THIỆN
NGÀI MINH THIỆN
NGÔ BÁI THIÊN
Ngài
Tôn Văn Khuê sinh ngày 23-7 Đinh Dậu (Thứ Sáu 20-8-1897) tại làng Lợi Bình
Nhơn, tổng Hưng Long (nay thuộc thị xã Tân An), tỉnh Tân An. Song thân ngài là
Tôn Văn Thi và Lâm Thị Chợ, đều tu theo đạo Minh Sư.
Ngày xưa
ở làng quê không quan tâm làm giấy khai sanh khi trẻ vừa chào đời; tới chừng cậu
Khuê cần đi học, song thân mới làm khai sanh với họ tên là Nguyễn Văn Miết.
Minh Lý
Đạo do Ơn Trên khai sáng năm 1924. Qua năm 1926, để hợp thức hóa mọi hoạt động
của Đạo cho phù hợp luật pháp của chánh quyền Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine française), các vị tiền khai
Minh Lý Đạo làm thủ tục thành lập Hội Tam Tông Miếu (Tam Tông Miếu Association), với bản Điều Lệ ngày 19-06-1926 gởi lên
Thống Đốc Nam Kỳ. Hội Tam Tông Miếu được phê chuẩn ngày 08-02-1927 với ngài Âu
Kiệt Lâm (thánh danh Minh Chánh, 1896-1941) làm Chánh Hội Trưởng và ngài Nguyễn
Văn Miết (thánh danh Minh Thiện) làm Phó Hội Trưởng. (Ngài Minh Thiện làm Chánh
Hội Trưởng kể từ Thứ Ba 27-02-1951).
Ngài
Minh Thiện quy thiên vào giờ Tý ngày 16-11 Nhâm Tý (Thứ Năm 21-12-1972). Vừa
thoát xác thì Ngài được Tam Giáo Tổ Sư ban phong thánh vị là Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ. Đến
năm 1995 trong một đàn cơ dạy đạo, ngài Minh Thiện cho biết đã được Ơn Trên ân
phong là Nguyên Quân Bồ Tát.([1])
Trước năm
1975, Minh Lý Đạo có lập được một nghĩa trang dành riêng cho bổn đạo, nằm trong
con hẻm số 445 trên đường Lạc Long Quân, quận 11, Sài Gòn. Vì thế, mộ ngài Minh Thiện được xây tại đó
vào đầu năm 1973. Các vị đạo trưởng Bình Nghị Thất của Minh Lý Đạo bàn bạc và
đồng thuận về hình thức xây dựng mộ ngài Minh Thiện.([2])
Ảnh tài
liệu của Minh Lý Thánh Hội được in lại ở đây cho thấy:
- Cuối
mộ là khối cẩm thạch khắc sáu hàng chữ và số: TAM-TÔNG PHÁP-CHỦ / BÁT-NHÃ
THIỀN-SƯ ([3])/
SIÊU-TỊNH SƯ / MINH-THIỆN / 1897-1972 / 16-11 NHÂM TÝ.([4])
- Mặt
trong tấm bia nơi đầu mộ có biểu tượng Thiên
nhân hiệp nhất gồm hai hình tam giác đều ngược chiều và đồng tâm, nội tiếp
một vòng tròn. Bên dưới biểu tượng này gắn ba quẻ Dịch vuông vắn, từ trái
sang là: Tùy, Phục, Vô Vọng.
- Tương
tự, mặt ngoài tấm bia nơi đầu mộ cũng có biểu tượng Thiên nhân hiệp nhất. Bên dưới biểu tượng này gắn ba quẻ Dịch vuông
vắn, từ trái sang là: Tùy, Phục, Vô
Vọng.
Biểu
tượng và ba quẻ Dịch này đều do Ơn Trên truyền dạy Minh Lý Đạo.
- Bên
dưới ba quẻ Dịch là một khổ thánh thi song thất lục bát do Đức Bác Nhã Thiền Sư
giáng dạy môn sanh Minh Lý ngày Thứ Tư 10-01-1973 (07-12 Nhâm Tý), trích trong
đàn 44C.
Khổ
thánh thi bốn câu được khắc thành năm dòng, kèm xuất xứ như sau:
Giáo đồ phải tuân theo giáo ước
Phải y khuôn mực thước giáo điều
Không ân hận, không oán kiêu
Kính trên nhường dưới
Thương yêu mọi người
ĐÀN 44C-7.12 NHÂM TÝ
TÌM HIỂU Ý NGHĨA TẤM BIA MỘ
1. Hai hình tam giác trong vòng tròn
Theo nghi
thức sắp đặt bàn thờ trong chánh điện của Minh Lý Đạo (tại số 82 Cao Thắng,
phường 4, quận 3) thì từ trên xuống dưới ứng theo số 5+3+1 (tam giác đỉnh
chúc xuống s); nghĩa là Trời Phật, Tiên Thánh từ trên
thượng giới đi xuống trần gian để đem Đạo mầu độ dẫn chúng sanh tu hành thoát
vòng luân hồi sanh tử.
Theo
hình tướng kiến trúc ngôi Tam Tông Miếu (chùa của Minh Lý Đạo) thì từ dưới nền
trở lên nóc ứng theo số 1+3+5 (tam giác đỉnh hướng lên r); nghĩa là chúng sanh noi theo chánh pháp tu
hành, từ trần gian tiến lên cõi trời, trở lại ngôi xưa vị cũ trên thượng giới.([5])
Ba số
dương 5, 3, 1 cộng lại thành số 9 (cũng dương), là số Kiền (Càn) dụng cửu của
Hà Đồ. Ba vạch liền của quẻ Kiền kết hợp thành hình tam giác đều.([6])
Hai hình s (Thiên) và r (nhân) chồng lên nhau nghĩa là Thiên nhân hiệp nhất (Trời người hợp
một), tượng trưng bằng một điểm chung ở trung tâm hình lục giác.
|
|
Minh Lý Chơn Giải (tr. 56) viết về biểu tượng Thiên nhân hiệp nhất trên đây
như sau: “Đó là dấu tỏ ra người hiệp với
Trời mà thành Đạo, lại cũng là dấu thương đời (sceau de Salomon) làm căn bản cho Đạo Trời.”
Thêm một vòng tròn ngoại tiếp hai tam giác đều thì biểu tượng này gợi nhớ
đến hình thức đơn giản con dấu thiêng của vua Solomon trong truyền thống Do
Thái Giáo thời trung cổ, sau đó con dấu này du nhập đạo Islam, và huyền học
phương Tây.([7])
|
|
Theo
huyền học phương Tây, con dấu này (seal)
còn gọi là chiếc nhẫn (ring) của vua
Solomon, do Đức Chúa Trời ban cho. Nhờ đó, nhà vua có thể trừ tà trục quỷ,
khuất phục các ác thần. Con dấu solomon có vài hình thức khác nhau, mỗi hình
thức có những huyền nhiệm riêng. Biểu tượng hai tam giác đều đồng tâm và ngược
chiều đặt trong vòng tròn có diệu dụng mang lại vinh quang, danh dự, của cải,
và tâm trí an ổn (glory, honor. wealth,
and peace of mind).([8])
2. Ba quẻ Dịch
Minh Lý Chơn Giải cho biết: TÙY là đường lối Nho Tông trị thế; PHỤC là đường lối Đạo Gia trị thân; VÔ VỌNG là đường lối Phật Tông trị tâm. Minh Lý Đạo lấy ba quẻ này làm phương châm tu học.([9]) Nguyên văn Minh Lý Chơn Giải trình bày như sau:
“- Trị thế là
phương pháp tu nghiệp lập công, hầu báo đáp thâm ân, giải tiêu nghiệp chướng,
tạo nhơn lập hạnh, xử tròn nhơn đạo, hầu bước lên con đường tiến đức nội công.
Nếu bước đầu không lo tròn thiên chức làm người, nghiệp trước chưa bù mà nợ nay
đương tạo thêm, thì ma chướng dấy lên,
nghiệp căn vọng loạn. Thế thì vào nơi thanh tịnh, có dễ chi yên ổn mà tọa
thiền. Vì vậy mà phần thế đạo là nền tảng của người hy Thánh, hy Hiền.([10])
“- Trị thế và trị thân là hai bước công phu, cần phải
tương quan mật thiết. Nên Tùy và Phục là nguồn đầu trên mọi sự. Nếu phần tu tánh mà không luyện mạng
thì làm sao một kiếp cho thành. Phần luyện
mạng là để vận hỏa thông khí, để đốt bao nghiệp lậu trong thân (thức lưu truyền và thức tập truyền) nằm trong máu huyết thịt xương. Nếu chẳng dụng
huyền công thì khó bước đến cửa trường sanh chứng Đạo.
“- Trị được thân nhưng còn phải tu lấy tánh, phá được vô minh, chuyển tâm mê cho thành giác thì tâm
được sáng, mới thấy tánh kia. Nên Phục là phục tánh để trở về quê xưa, mà Vô
Vọng là vô tâm không trước tướng, chính
là cõi Niết Bàn của Phật. Tùy, Phục, Vô
Vọng là đường lối phản bổn huờn
nguyên.” ([11])
Phần
giảng giải trên đây được củng cố (trùng tụng) bằng các khổ thơ song thất lục
bát như sau:
Phần trị
thế công phu Nho Giáo,
Mượn quẻ Tùy
hành đạo tu thân.
Hết lòng báo đáp tứ ân,
Lập trường: Lập kỷ, lập nhân, hy Hiền.
Trị thân là căn
nguyên nhà Đạo,
Phục, môn tu
Huỳnh Lão Tiên đơn.
Trở về thanh tịnh Thiên chơn,
Luyện hồn, chế phách, siêu nhơn tiêu nhàn.
Phần trị
tâm con đàng cứu cánh,
Nghiệp duyên chẳng bận được lòng,
Lên ngôi chánh giác vào trong Niết Bàn.
Một mà ba, ba hoàn lại một,
Tim, dầu, bình, châm đốt là Trời.
Độ thân, để cứu lấy đời,
Nghe được Pháp, Đạo mầu nếm vị,
Sớm chiều lo luyện kỷ giồi trau.
Tinh vi đường lối thế nào,
3. Lời tạm kết
Tam Tông
Miếu là một đạo viện nội tu từ xưa tới nay rất danh tiếng về sở trường nghiên
cứu Kinh Dịch ứng dụng vào việc tu thân luyện đạo. Chỉ riêng tấm bia mộ của
ngài Minh Thiện như trình bày sơ lược trên đây đã là một minh chứng điển hình
cho điểm độc đặc ấy của một tôn giáo bản địa, chánh thức ra đời năm 1924 ở Sài
Gòn, có thể nói là song song với thời tiềm ẩn (1920-1926) của đạo Cao Đài.
Tấm bia
mộ đầy ý nghĩa đạo học thâm sâu của ngài Minh Thiện ngày nay không còn nữa. Từ
thập niên 1980, nhiều nghĩa trang trong thành phố lần lượt phải giải tỏa,([15])
và nghĩa trang riêng của Minh Lý Thánh Hội đã cùng chung hoàn cảnh vật đổi sao
dời.
Ngôi mộ
ngài Minh Thiện bị san bằng, di cốt của ngài được hỏa thiêu, và sau đó hũ tro
được an vị trong Báo Ân Từ vẫn còn trên đất cũ của nghĩa trang đã giải tỏa.
NGÔ BÁI THIÊN
([2])
Bình Nghị Thất gồm sáu thất: Thứ Vụ Thất, Thư Ký Thất, Củ Nghi Thất, Tài Chánh
Thất, Tổng Cán Thất, và Tam Thánh Thần Đàn. Người phụ trách thất gọi là Thứ Vụ
Viên, Thư Ký Viên, v.v... Riêng vị coi Tam Thánh Thần Đàn gọi là Chủ Trì. Năm
1973, quý ngài Khai Sắc (Tổng Cán Viên), Khai Minh (Củ Nghi Viên), Minh Hạnh
(Chủ Trì), Khai Diệu (Tịnh Chủ) và các vị Bình Nghị Viên khác cùng nhau bàn bạc
và đồng thuận về hình thức xây dựng ngôi mộ ngài Minh Thiện như trình bày ở
trên. (Người viết trân trọng cảm ơn hiền
tỷ Đại Cơ Minh đã giải thích cho biết các điều này. - Ngô Bái Thiên, 25-3-2018.)
([15])
Chẳng hạn, UBND TpHCM ra chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 29-4-1983 về việc di chuyển
nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi ra khỏi thành phố. (Xem thêm: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-17-CT-UBND-di-chuyen-nghia-trang-Mac-Dinh-Chi-ra-khoi-thanh-pho-94050.aspx. Truy cập 23-3-2018.)
____________