CHỈ ĐƯỜNG TẦM ĐẠO
Cơ
Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam
Tuất thời, 15-4 nhuần Giáp
Dần (Thứ Tư 05-6-1974)
Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam .
Pháp Đàn: Chơn Tâm. Đồng Tử: Thanh Thủy. Độc giả: Huệ Chơn.
THI
THANH thanh
mới thấy cảnh đời tàn
MINH định
cho mình một lẽ an
ĐỒNG dắt
dìu nhau qua bến giác
TỬ tôn
mới khỏi cảnh lầm than.
THANH MINH ĐỒNG TỬ
Tiểu
Thánh chào chư Thiên ân hướng đạo. Chào chư liệt vị nam nữ.
Tiểu
Thánh vâng lịnh Đức Giáo Tông đến báo đàn (…).
Nhiệm
vụ Tiểu Thánh đã xong, xin thành tâm thủ lễ tiếp nghinh, xin xuất ngoại ứng
hầu. Thăng.
LÝ ĐẠI TIÊN TRƯỞNG THÁI BẠCH KIM TINH
GIÁO
TÔNG VÔ VI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Bần
Đạo mừng chư Thiên mạng, Thiên ân hướng đạo. Mừng chư hiền đệ, hiền muội đàn
trung.
THI
Tiên Phật là chi hỡi khách
trần
Chỗ nào khác với hạng phàm nhân?
Bến mê, bờ giác chia đôi ngả
(…)
Miễn
lễ đàn trung đồng an tọa.
(…)
Thế
giới Phật Tiên và thế giới phàm trần từ xưa nay người đời lầm tưởng rằng
cách xa diệu vợi, non nước muôn trùng, hoặc từ chốn Tây Phương Cực Lạc Quốc,
hoặc từ nơi chín tầng mây xanh thăm thẳm, hoặc trên chót Hy Mã Lạp Sơn, hoặc
giữa Tà Lơn, Ông Cấm,([2]) v.v…
Sự thật không phải vậy. Hai thế giới đó chỉ cách có một lằn ranh, đó là con
sông Nhược Thủy.
Tiếng
nói là con sông nhưng chiều rộng của nó không bằng một phần tư sợi tóc. Con
sông Nhược Thủy này có hai ven bờ. Bên này bờ sông gọi là bờ mê, bên kia ven
sông gọi là bờ giác.
Phía
bên bờ mê có những người tự cho là mình đã giác cho nên khôn hơn thiên hạ. Từ
công danh đã cao, phú quý đã nhiều, đỉnh chung ([3]) cũng
lắm, bả lợi ([4]) cũng không vừa. Hễ buông ra trường ([5]) tranh giành thì đủ mưu cao kế tuyệt, chước quỷ mưu thần; vì
thế nên đã tạo ra cái duyên khổng lồ. Chính vì cái duyên ấy họ tự trói trăng ràng buộc suốt đời này sang kiếp khác.
Còn
hễ nói đến lãnh vực đạo đức tu hành thì họ cũng giác hơn thiên hạ. Mở miệng ra
thì thao bất tuyệt Thiên cơ, thời sự, tiên tri nào là nay tận thế, mai lập đời,
mấy tháng nữa sẽ có gì xuất hiện và mấy năm nữa sẽ có thánh chúa ra đời…
Nhưng
cái giác nơi đây là giác tại vành môi khóe miệng, nói cho ngon mồm sướng miệng,
nhưng từ cổ trở vô vẫn trống không như cái mõ đình. Than ôi! Đó là mê chớ nào
đâu là giác.
Như
vậy người tìm đạo để tu hành sẽ phải căn cứ vào đâu để làm tiêu chuẩn cho đời
mình? Nếu có cái chi khả dĩ gọi rằng tiêu chuẩn, thì đó cũng chỉ là danh từ tạm
mượn để gọi mà thôi. Bởi vì Đạo là cái gì không hình, không tướng, không tên,
không màu sắc, không giới hạn, không biên cương.
Người
tập tu buổi ban đầu có thể tạm dựa vào các tiêu chuẩn sau đây để làm hàng đôi
tập viết hoặc làm cái khuôn đổ bánh:
Lòng
mình luôn luôn phải chơn thành hướng thiện bằng mọi cách, mọi giá. Việc làm
trong đời sống luôn luôn phải chơn thành lương thiện.
Mình
có một tấm thân nhục thể, chỉ sống được mấy mươi năm rồi tan rã như các loài
vật khác. Phải tin rằng cái tấm thân hình hài ô trược đó nó còn có một phần vô
hình siêu đẳng nữa. Chính cái phần vô hình siêu đẳng ấy là mầm sống bất diệt
của Thượng Đế phát ban và chủ sử, sai khiến xác thịt.
Phần
ấy, người nên biết trui rèn, dồi luyện, tập tành kiên nhẫn qua nhiều thời gian
để cho nó được trưởng thành, mẫn tuệ, thanh tịnh, tinh khiết. Thức ăn của nó là
tình thương, là lòng từ ái, không chấp, không phiền não, sân si. Đồ mặc của nó
là nơi thanh tịnh, lặng lẽ.
Muốn
thấy nó không thể dùng quang tuyến ([6]) hoặc kính hiển vi mà phải dùng huệ nhãn hướng nội. Muốn có
những điều kiện cho nó ăn và mặc thì người phải tạo cho nó một đời sống đơn
giản, lương thiện, thanh tịnh, từ ái, tinh khiết. Phật Tiên xưa cũng chỉ theo
đường ấy mà được từ phàm nhơn trở nên thánh nhơn và siêu nhơn.
Thế
nên đừng cầu kỳ tìm Đạo hay tìm Phật Tiên ở chỗ phù chú, hô phong hoán võ, hú
gió kêu mưa, chỉ đá hóa vàng và cũng đừng tìm Đạo ở nơi âm thinh sắc tướng, mà
phải tìm Đạo tự nơi trong [bản thân mình].([7]) Mỗi người đã có Đạo sẵn rồi, nhưng nó đã bị vùi lấp dưới
mớ tro tham, sân, si, dục, hỷ, nộ, ái, ố.
(…)
Một
dịp khác Bần Đạo sẽ tùy duyên dạy thêm những hiền đệ muội đang tìm học Đạo.
Đêm
đã khuya, Bần Đạo ban ơn chư hiền đệ muội từ lớn chí bé.
THI
Đường lành noi bước cứ đi
ngay
Sẽ gặp Phật Tiên dắt có ngày
Phước thiện gia công bồi cội đức
Đó là thiện tín phúc lành thay.
THI
Lành thay nguơn
hạ gặp Trời ban
Tiên Phật xuống phàm mở Đạo vàng
Chánh pháp noi theo dồi
luyện tánh
Giã từ rút điển lại Thiên Đàng.
Thăng.
([1])
Giác này không phải là chánh giác. Trong phần tản văn ở sau, Đức Lý Giáo Tông
bảo đó là cái “giác tại vành môi khóe
miệng”.
([2]) Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya) là một dãy núi ở châu Á, phân cách tiểu lục địa Ấn Độ với
cao nguyên Tây Tạng. Núi Tà Lơn (Bokor) cách thị xã Kampot (tỉnh Kampot,
vương quốc Campuchia) khoảng 10km về hướng Tây Nam. Núi Ông Cấm (hay núi Cấm) là một ngọn núi tại xã An Hảo, huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam. Ba núi này được truyền tụng là nơi linh thiêng,
có nhiều ẩn sĩ tu hành.
bả lợi: Lợi lộc cám
dỗ con người phạm lỗi, trái đạo lý, mất nhân phẩm... Lợi lộc giống như mồi độc
giết người, do đó gọi là bả lợi. | Bait
of profit.