Cách phân loại sách của Trung Quốc ngày xưa gọi
là Tứ Bộ Phân Loại Pháp 四部分類法, tức là cách chia sách làm bốn bộ: Kinh 經, Sử 史, Tử 子, Tập 集. Cách
phân loại này trở nên hoàn chỉnh từ đầu đời Đường với tác phẩm Tùy Thư Kinh Tịch Chí 隋書經籍志 của Lý Diên Thọ 李延壽 (?-?) và Kính Bá 敬播 (?-663).
1. KINH 經 bao gồm
các sách về chính trị, đạo đức, luân lý, chủ yếu là sách của Nho Giáo. Thí dụ,
mười ba kinh của Nho Giáo: Chu Dịch 周易, Thượng Thư 尚書, Chu Lễ 周禮, Lễ Ký 禮記, Nghi Lễ 儀禮, Thi Kinh 詩經, Xuân Thu Tả Truyện 春秋左傳, Xuân Thu Công Dương Truyện 春秋公羊傳, Xuân Thu Cốc Lương Truyện 春秋谷梁傳, Luận Ngữ 論語, Hiếu Kinh 孝經, Nhĩ Nhã 爾雅, Mạnh Tử 孟子.
Chuyên ngành nghiên cứu về kinh gọi là Kinh Học 經學, phân làm mười loại: Dịch 易, Thư
書, Thi 詩, Lễ 禮, Xuân
Thu 春秋, Hiếu Kinh 孝經, Ngũ Kinh Tổng Nghĩa 五經總義 (ý nghĩa chung của năm kinh: Dịch,
Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu),
Tứ Thư 四書, Nhạc
樂, Tiểu Học 小學.
2. SỬ 史 bao gồm
các loại sách về lịch sử, địa lý, chế độ chính sách, phân làm mười lăm loại: Chính Sử 正史, Biên Niên 編年, Kỷ Sự 紀事, Biệt Sử 別史, Tạp Sử 雜史, Chiếu Lệnh Tấu Nghị 詔令奏議, Truyện Ký 傳記, Sử Sao 史鈔, Tái Ký 載記, Thời Lệnh 時令, Địa Lý 地理, Chức Quan 職官, Chính Thư 政書, Mục Lục 目錄, Sử Bình 史評.
3. TỬ 子 bao gồm
các loại sách do các triết gia (gọi chung là Bách Gia Chư Tử 百家諸子) viết, cùng
với sách Phật Giáo và Đạo Giáo, phân làm mười bốn loại: Nho Gia 儒家, Binh
Gia 兵家, Pháp
Gia 法家, Nông
Gia 農家, Y
Gia 醫家, Thiên Văn Toán Pháp 天文算法, Thuật Số 術數, Nghệ Thuật 藝術, Chư Lục 諸錄, Tạp Gia 雜家, Loại Thư 類書, Tiểu Thuyết Gia 小說家, Thích
Gia 釋家, Đạo
Gia 道家.
4.
TẬP 集 bao gồm sách cá nhân (hoặc nhiều người) viết
qua các đời với thể loại thơ, văn xuôi, biền văn, bình luận văn học, v.v...,
phân làm năm loại: Sở Từ 楚辭, Biệt Tập 別集, Tổng Tập 總集, Thi Văn Bình 詩文評, Từ Khúc 詞曲.
LÊ ANH MINH
____________
Các tác phẩm kinh điển không phải là sách đọc cho vui.
Classics aren’t books that are read for pleasure.
ALEXEI PANSHIN
(nhà văn Mỹ, sinh năm 1940)