Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

GIÓ BỐN PHƯƠNG / Đạo Uyển Hạ 2020 (tập 34)


GIÓ BỐN PHƯƠNG
Gió muốn thổi đâu thì thổi. GIOAN 3:8

1. Hiền tỷ caythuocnam@...... Điện thư ngày 20-10-2019:
Trong một đàn cơ tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời, 01-4 Ất Tỵ (01-5-1965), Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn dạy như sau:
Mẹ tiếc vì chưa thấy ai là hiện thân của Võ Vương, nghe lời lành liền cúi lạy. Vì vậy mà chưa gặp được minh quân. Chưa thấy ai kiên tâm dưngp ba lần, vì thế chưa gặp hàng lương tể. Chưa thấy ai phục thin h sĩ bất văn bái thần đồng, vì thế chưa gặp Thánh Nhơn xuất thế độ đời.” (trích THÁNH GIÁO SƯU TẬP, NĂM ẤT TỴ ─1965, của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội 2018, tr. 106.)
Xin kính nhờ Đạo Uyển vui lòng cho biết: (1) Võ Vương ở đây là Chu Võ Vương hay Hạ Võ? (2) kiên tâm dưng dép ba lần phải chăng là tích Trương Lương? (3) lương tể nghĩa là gì? (4) phục thiện hạ sĩ bất văn bái thần đồng” ý nghĩa ra sao ạ? Tệ muội rất cảm ơn Ban Ấn Tống.
Huệ Khải: Thưa hiền tỷ, xin lần lượt trả lời như sau:
(1) Khi dạy Võ [Vũ] Vương, nghe lời lành liền cúi lạy”, Đức Mẹ nhắc tới câu Võ [Vũ] văn thiện ngôn tắc bái禹聞善 言則拜 (Võ [Vũ] nghe lời tốt lành liền vái lạy), chép trong sách Mạnh Tử 孟子, thiên Công Tôn Sửu, thượng 公孫丑上.
Khi nói Võ [Vũ] văn thiện ngôn tắc bái”, có lẽ Đức Mạnh Tử đã căn cứ vào câu Võ [Vũ] bái xương ngôn禹拜昌言 (Vua Vũ nghe lời nói hay thì kính tạ) chép trong kinh Thượng Thư 尚書, thiên Đại Vũ Mô 大禹謨. Trong câu này, xương ngôn 昌言 là lời nói hay, lời nói thẳng, không kiêng kỵ (sợ mích lòng người nghe).
Trong sách Mạnh Tử và kinh Thượng Thư đã dẫn, chữ Võ (hay Vũ) đều viết là . Vậy, đây là vua Võ (Vũ) nhà Hạ , nên còn gọi là Hạ Võ (Vũ), cũng gọi Đại Vũ 大禹, là vị vua huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại. Ông Vũ là người đạo đức, nổi tiếng với việc làm thủy lợi chống lũ, nên dù là dân thường mà lại được vua Thuấn truyền ngôi. Có lẽ nhờ sự nghiệp làm thủy lợi (chống lũ lụt) nên vua Võ (Vũ) được đạo Lão tôn là Thủy Quan Đại Đế 水官大帝.
Nhân vật Chu Võ Vương 周武王 hiền tỷ nhắc tới tên là Cơ Phát 姬發 (1110-1043 trước Công Nguyên [TCN]), ra đời sau vua Hạ Vũ cả ngàn năm.
Lưu ý: Theo âm Hán-Việt, tên hai vị đều đọc là Võ (Vũ) nên khó phân biệt, nhưng chữ Nho thì viết khác nhau: .
(2) Hiền tỷ đoán đúng rồi, dưng dép ba lầnchính là tích Trương Lương. Chữ Nho gọi tích Trương Lương dưng (dâng) dépTrương Lương tiến lý 張良進履. Mà dép (hay hài) này là của ngài Hoàng Thạch Công cố ý đánh rơi, nên tiếng Anh gọi tích này là Zhang Liang returning a shoe to Huang Shigong(Trương Lương trả lại cho Hoàng Thạch Công một chiếc dép).


Trương Lương 張良 tự Tử Phòng 子房 (?-188 TCN) là quý tộc nước Hàn. Sau khi Hàn bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt (230 TCN), Trương Lương mượn tay dũng sĩ ám sát vua Tần. Việc thất bại, Trương trốn sang thành Hạ Bì 下邳 (nay thuộc tỉnh Giang Tô 江蘇). Một hôm Trương ra sông Nghi , ngồi chơi trên cầu Di , thì gặp ông lão (là ông tiên Hoàng Thạch Công 黄石公) đi qua. Ông lão ba lần cố ý làm rớt dép, hách dịch sai Trương xuống dưới cầu nhặt lên, xỏ giúp vào chân. Cả ba lần Trương đều nhẫn nhịn người già cả, làm y theo lời sai khiến. Ông lão dặn năm ngày nữa gặp lại sẽ tặng Trương vật báu. Trương y hẹn trở lại thì ông lão đã tới sớm hơn. Ông làm mặt giận, quở trách và hẹn thêm năm ngày nữa. Lần thứ hai dù đã ráng tới thật sớm mà Trương vẫn trễ hơn, ông lão hẹn thêm năm ngày nữa. Lần thứ ba nhờ thức suốt đêm ở chỗ hẹn để khỏi tới trễ nên Trương vượt qua được bài thi (cốt thử thách lòng nhẫn nại, đức khiêm tốn), được tiên ông trao cho Thái Công Binh Pháp 太公兵法 của Khương Tử Nha. Nhờ đó Trương rèn luyện thành tài, làm quân sư trợ giúp Lưu Bang diệt Tần và thắng Sở Bá Vương Hạng Vũ trong chiến tranh Hán Sở. Thù nhà nợ nước trả xong, từ khước chức quan do Lưu Bang phong thưởng, Trương đi tu Tiên, học đạo với ngài Hoàng Thạch Công. Do đó, đàn cơ tại Trung Hưng Bửu Tòa, ngày 27-02-1959, Đức Phục Ma Đại Đế (Quan Thánh Đế Quân) dạy: . . . danh lợi như Trương Lương mà còn buông phế việc đời cầu truyền chánh pháp, an vui ngày tháng với cảnh trí đất trời.
(3) Theo Baidu, tức là Bách Độ Bách Khoa 百度百科, thì lương tể 良宰 có nghĩa: Hữu năng lực đạo đức cao đích quan viên. 有能力道德高的官員. (Vị quan có tài năng, rất đạo đức.) Theo giải thích này, có thể dịch lương tể sang tiếng Anh là a mandarin of high talent and virtue”.
(4) Câu thánh ngôn Chưa thấy ai phục thiện hạ sĩ bất văn bái thần đồngrõ ràng là (a) thiếu dấu chấm câu, (b) viết sai chữ, và (c) đặt chữ sai thứ tự nên chúng ta không hiểu được lời Đức Mẹ dạy. Lỗi này ắt hẳn do người sao chép thánh giáo nhầm lẫn mà ra, khiến cho sách in sai. Ta nên hiểu như sau:
(a) Phục thiện 服善 là nghe theo điều lành, điều phải (following what is right). Câu thánh giáo dẫn trên lẽ ra phải phẩy (thêm dấu phết) ngay sau hai chữ phục thiện, vì tới đó là đã nói xong một ý nhỏ trong câu.
(b1) Chữ (dấu ngã) phải sửa là sỉ (dấu hỏi), có nghĩa mắc cỡ, xấu hổ, thẹn (ashamed). Chữ Nho viết sỉ, gồm chữ tâm (mind, heart) bên phải, chữ nhĩ (cái tai / ear) bên trái; ngụ ý rằng khi thẹn quá, lắm người đỏ cả hai bên tai. Tiếng Anh cũng nói giống như vậy: blushing to ears.
(b2) Chữ văn lẽ ra phải viết là vấn (hỏi han / asking, making a question).
(c) Bốn chữ hạ sĩ bất văn vì thế phải sửa lỗi chánh tả (như nói ở b1, b2) và đảo thứ tự thành bất sỉ hạ vấn 不恥下問, nghĩa là không thấy mắc cỡ mà hỏi kẻ dưới (kẻ nhỏ tuổi hơn mình, thân phận kém hơn mình...): Feeling unashamed to ask an inferior. Cũng nên thêm dấu phẩy sau bốn chữ bất sỉ hạ vấn, vì tới đó đã nói xong một ý nhỏ thứ hai trong câu.
(d) Bái thần đồng 拜神童 là vái chào, bái phục trẻ nhỏ quá giỏi (paying respect to a child prodigy). Thần đồng ở đây là Hạng Thác 項橐 (bảy tuổi). Theo sách xưa truyền lại, Đức Khổng Tử dọc đường gặp Hạng Thác đối đáp quá xuất sắc nên chắp tay xá, kính trọng như là thầy mình.
Trong kinh Đại Thừa Chơn Giáo, đàn ngày 11-8 Bính Tý (1936), bài Luyện Kỷ Tu Thân, Đức Cao Đài Giáo Chủ nhắc lại sự tích này như sau:
Các con nên hiểu rằng lúc KHỔNG TỬ dạy về Nhơn Đạo thời chưa thông Thiên Đạo, còn dùng tửu nhục. Đến ngộ Đạo cùng HẠNG THÁC thì trì trai thủ giới, nên mới có câu: Thiên sanh Khổng Tử chơn kỳ trí. Tánh mạng công phu thỉ bất minh. Vãng Trần lộ ngộ Hạng Thác vi sư. Lão tác đồ ti thiếu vi tôn.” (bản in 36-2 của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo, Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2016, tr. 133)
 Câu chữ Nho mà Thầy dạy viết như sau: 天生孔子真奇智. 性命功夫始不明. 往陳路遇項橐為師. 作徒卑少為尊.
Nghĩa là: Trời sanh Khổng Tử có trí tuệ thực sự phi phàm. Thuở đầu Ngài chưa hiểu rõ về công phu tu tánh luyện mạng. Trên đường qua nước Trần, Ngài gặp Hạng Thác và bái làm thầy. Người lớn tuổi xem đứa trẻ thấp hèn là tôn quý.
Hạng Thác là thần đồng bảy tuổi, hỏi nhiều câu khiến Đức Khổng Tử (Trọng Ni) không trả lời được. Sách Tam Tự Kinh 三字經 có câu: “Tích Trọng Ni sư Hạng Thác.” 昔仲尼, 師項橐. (Ngày xưa Trọng Ni [tức Khổng Tử] xem Hạng Thác là thầy.)


(e) Tóm lại, câu thánh giáo in sai trong sách đã dẫn, nên sửa như sau: Chưa thấy ai phục thiện, bất sỉ hạ vấn, bái thần đồng, vì thế chưa gặp Thánh Nhơn xuất thế độ đời.
Chúc hiền tỷ luôn thân tâm thường lạc, đạo học tăng huy.
*
2. Hiền muội Châu Thị Kim Tươi (Quầy Kinh Sách Cao Đài, Tam Kỳ, Quảng Nam). Tin nhắn ngày 03-11-2019:
Kính thưa đạo huynh. Tuần vừa rồi quầy kinh sách Cao Đài tại Quảng Nam có nhận được 1.000.000 (một triệu) đồng của đạo hữu Nguyễn Thanh Vũ, công ty TNHH MTV Cao Su Bình Thuận công quả cho quầy. Tuy nhiên, hiện tại quầy chưa có nhu cầu dùng số tiền lớn này, nên huynh Tạo nhờ muội chuyển công quả của đạo hữu Thanh Vũ về Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Muội kính báo để đạo huynh được biết ạ. Kính chúc đạo huynh sức khỏe.
Ban Ấn Tống: Hiền muội Kim Tươi quý mến, Ban Ấn Tống cảm ơn tấm lòng quý hóa của hiền hữu Trần Thanh Tạo và Châu hiền muội. Chúng tôi đã ghi nhận công quả của ân nhân Nguyễn Thanh Vũ vào đợt 153, tháng 11-2019. Cầu nguyện Thầy Mẹ, Đức Lý Giáo Tông, Đức Trần Tổng Lý, và Liệt Thánh Tông Đồ hộ trì cho tất cả thành viên phụ trách Quầy Kinh Sách của Ban Đại Diện Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài tại tỉnh Quảng Nam. Cũng cầu mong sao các tỉnh thành khác cũng có được quầy kinh sách như ở Tam Kỳ vậy.
*
3. Hiền huynh Nguyễn Văn Bé (khu phố 1, thị trấn Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh). Điện thoại ngày 19-11-2019:
Tôi thường xuyên nhận được các sách biếu của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo, đã chia sẻ với đồng đạo ở Tây Ninh, mọi người rất thích vì bổ ích. Tuy nhiên, có một số bạn đạo thắc mắc rằng trước đây gọi là ĐẠI ĐẠO VĂN UYỂN, nay gọi tắt là ĐẠO UYỂN, vậy thì ý nghĩa của Văn Uyển và Đạo Uyển là gì? Các bạn đạo nhờ tôi thay mặt hỏi giùm. Xin cảm ơn Ban Ấn Tống.
Ban Ấn Tống: Hiền huynh kính mến. Xin cảm ơn hiền huynh lâu nay đã khó nhọc giúp phổ biến kinh sách của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống tới tay quý đồng đạo ở Tây Ninh. Hiển nhiên hiền huynh đã góp phần vào công quả pháp thí rồi vậy. Về câu hỏi của quý đạo hữu, xin thưa như sau:
UYỂN là khu vườn. Ngự uyển 御苑 (hay thượng uyển 上苑) là vườn trong cung vua. Kinh Phật có nói tới Lộc Uyển 鹿苑 (vườn nai: Sarnath), là nơi Đức Phật giảng đạo trước tiên sau khi đắc đạo được năm tuần.
Vậy thì Văn Uyển 文苑 là vườn văn, nơi gieo trồng” các sáng tác thơ văn. Đại Đạo Văn Uyển là vườn văn của Đại Đạo, là nơi thơ văn đạo lý không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng được gieo trồng, tỉa tót để mang hương thơm chánh pháp, vị ngọt đạo đức cống hiến cho mọi người thưởng thức.
Đạo Uyển là cách nói tắt Đại Đạo Văn Uyển, cũng có nghĩa là mảnh vườn nhà Đạo, nơi các bạn đạo chung tay góp phần xây dựng và phổ truyền văn hóa đạo đức, nương theo lời dạy của Đức Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh:
Văn hóa là sản phẩm tinh thần của xã hội dân tộc. Văn hóa có ảnh hưởng một phần rất to tát trong xã hội nhơn loại. Nó tế nhị mà bao la, trầm lặng mà mạnh mẽ, có thể đưa dân tộc từ chỗ đồi trụy trở về cuộc sống thanh cao. Bản chất của văn hóa là đạo đức. Hình thức của nó là ngôn từ, chương cú, giáo dục. (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, Thứ Năm 21-8-1975)
*
4. Lễ Sanh Dinh Du Nguyen (tambinh1951@------). Điện thư ngày 24-11-2019.
Tôi, Lễ Sanh Du Nguyen, được xem thấy trên mục GIÓ BỐN PHƯƠNG của ĐẠO UYỂN ĐÔNG 2019 có đăng bài trả lời Du Nguyen về lời gởi gắm mong nhờ của tôi là: Xin Ban Biên Tập Đạo Uyển dịch các bài Kinh Cúng Tứ Thời và các bài Kinh Cầu An, Kinh Cầu Phước Thiện, Kinh Mai, Kinh Hôm... mà Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài đang lưu hành để con cái tôi bên Hoa Kỳ đọc tụng, nhằm làm cho bạn bè chúng nó hiểu thông được sâu sắc các áo nghĩa trong mỗi bài kinh, mà kinh thường tụng có nhiều từ khó biết.
Tuy chưa được đáp ứng ngay, nhưng với tinh thần hoan hỷ tiếp nhận, chư đạo huynh, đạo tỷ trong Ban Biên Tập đã kịp thời hồi âm; lòng tôi cảm thấy rất hoan hỷ, đầy tin tưởng tinh thần phụng sự của chư liệt vị.
Một lần nữa tôi thành tâm gởi đến chư vị lời cảm ơn và xin chung lòng cầu nguyện Thầy Mẹ, các Đấng, và Liệt Thánh Tông Đồ Trung Bảo ban phước đến chư huynh tỷ và bửu quyến, và cho Chương Trình Chung Tay ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo ngày càng vươn rộng, vươn xa, đáp ứng được lòng mong đợi của toàn thể tín chúng. Kính thư.
Ban Ấn Tống: Hiền huynh Lễ Sanh kính mến. Chúng đệ muội cảm ơn hiền huynh luôn quan tâm tìm đọc các kinh sách do Chương Trình Chung Tay Ấn Tống liên kết xuất bản và phổ biến. Lòng yêu mến sách, ham thích đọc sách của hiền huynh quả thật là một niềm an ủi và khích lệ cho Ban Ấn Tống thêm bền bỉ với gánh gồng chữ nghĩa đã chọn bấy lâu.
Trả lời thư bạn đọc gần xa là bổn phận và lòng cảm kích của chúng đệ muội, vì lẽ bạn đọc đã không ngại tốn công và thời gian viết thư gởi Ban Ấn Tống, thể hiện lòng thương mến và tin cậy của bạn đọc qua từng dòng chữ. Cho nên chúng đệ muội luôn trân trọng và phải kịp thời hồi âm.
Xin hiền huynh tiếp sức, giới thiệu, phổ biến kinh sách ấn tống trong đạo chúng, để cùng nhau phổ thông giáo lý Kỳ Ba.
Cầu nguyện Thầy Mẹ, Liệt Thánh Tông Đồ ban ơn lành phước huệ đến hiền huynh và bửu quyến.
*
5. Hiền huynh Sử Kiến Nguyên (tín hữu Cao Đài Tây Ninh). Điện thư ngày 27-11-2019:
Chào Đạo Uyển. Không biết là tôi có thể gửi bài viết cộng tác không?
Ban Ấn Tống: Kính thưa hiền huynh, hiền huynh cứ gởi bài. Đường lối của Đạo Uyển là:
(a) Mở rộng tới mọi người. Không phân biệt Cao Đài này hay Cao Đài khác; không vì Cao Đài này mà xem các Cao Đài khác là phái”, là “bàng môn tả đạo” [sic]. Không xới lên chuyện chi phái của dĩ vãng để đồng đạo cứ mãi kỳ thị lẫn nhau. Không đề cao cá nhân ai.
(b) Bản thảo có trích thánh ngôn, thánh giáo, v.v... xin ghi rõ xuất xứ, nguồn gốc trích dẫn cụ thể.
(c) Ban Ấn Tống xin được biên tập bản thảo và sẽ hoàn lại tác giả. Nếu tác giả xác nhận ĐỒNG Ý thì mới đưa vào bản thảo cả tập Đạo Uyển và sau đó sẽ xin giấy phép xuất bản theo quy chế hiện hành. Sách in từng quý (tam cá nguyệt) nên tác giả sẽ thấy bài mình in sách chậm.
(d) Khi xuất bản chánh thức, còn phải tôn trọng ý kiến của nhà xuất bản. Nếu nhà xuất bản có đề nghị gì, Ban Ấn Tống sẽ liên lạc ngay với tác giả để được sự đồng thuận.
Nói chung, làm sách thì cực lắm, rất nhiêu khê, thưa hiền huynh. Cảm ơn hiền huynh quan tâm và có nhã ý cộng tác. Kính chúc hiển huynh an lạc.
*
6. Hiền hữu Phạm Trung Quốc (Long An). Tin nhắn ngày 28-11-2019:
Trong một thánh giáo có câu: Các con phải cố gắng thúc liễm thân tâm và siêng năng hành chánh pháp.Vậy, hai chữ thúc liễm nghĩa là gì? Cảm ơn Ban Ấn Tống.
Huệ Khải: Thưa hiền hữu, THÚC là buộc lại (binding), nghĩa rộng là không cho buông thả. LIỄM là kềm chế (restraining, controlling oneself). Có thể xem hai động từ này đồng nghĩa. THÚC LIỄM THÂN TÂM (restraining one’s body and mind) là giữ gìn cho thân và tâm không buông thả, phóng túng theo những ham muốn trần tục, trái với nếp sống đạo đức của người tu hành, nhất là tu tịnh. Thí dụ, nghiêm cẩn giữ gìn giới luật là thúc liễm cái thân, không cho nó gây tạo nghiệp thân (không có hành vi sái quấy); không nghĩ ngợi viển vông, không tư tưởng bất chánh là thúc liễm cái tâm cái ý, không cho nó tạo gây nghiệp ý. Hành giả trong lúc công phu ráng kềm chế tâm viên ý mã cũng là thúc liễm cái tâm.
*