Thánh
giáo
LUẬN
CHỮ DANH
Chí Thiện Đàn (Khổng
Thánh Miếu, Minh Đức Nho Giáo
Đại Đạo, Trà
Vinh) ngày 10-10 Quý Sửu (Chủ Nhật 4-11-1973). Pháp đàn: Minh Dần. Đồng tử:
Chơn An.
THI
ĐỊA giáng cơ Tiên dắt chỉ đàng.
TIẾP ĐIỂN
THI
CỰC lòng Tiên nên mới lâm phàm
TIÊN đợi chờ Đại Đạo quy tam
ÔNG độ tận Nho đàn chiếu lịnh.
Khuyên người tài đức chớ phân vân
Trần ai, ai tỉnh lại ai mê
Hỡi khách nguyên căn nhớ cảnh nhàn
Mang chi khối thịt, xác thân nầy
Thúc giục lòng mình tình phải gây
Gây chi thế sự lắm nhiều lần
Nợ trả muôn đời dưới tục trần
Tỉnh lại, hỡi nầy bao khách tục
Nhớ rằng tế phước cõi trần duyên.
Nghe Bần Đạo phân bày. Hỡi nầy khách tài yêng hùng,
khi xưa Bần Đạo cũng mang xác thân tứ đại ([20]) như chư hiền, nhưng biết cõi đời là tạm
bợ, nên xuống trần để giúp đời chớ không nghĩ gì về tài danh, lợi lộc. Sao cho
nhơn loài hạnh phúc là ta vui. Sao cho đồng bào an lành là ta hạnh phúc. Hóa Công
([21]) sanh con người đâu phải cho con
người sống ích kỷ. Vậy khách hầu đàn có nghe lời Bần Đạo phân chăng?
THI
Chi bằng mượn lấy ít vần thơ
Để đưa khách tục về ngôi vị
Nhắc chúng sanh hả hối lâm đàn
Hiệp đồng Nho sĩ khuếch trương Đạo nhà.
Người tu hiền Kỳ Ba mở cửa
Rán(g) dồi mài để sửa lòng mình
Tu sao cho được siêu minh
Lòng kia bác ái gội mình sạch đi.
Người anh tuấn nệ gì cõi tục
Kẻ không tu khác thể sóng nhồi
Rồi đây phải chịu ôi thôi đọa đày
Nơi non ngoại ta thì lui tới
Ở phàm chi còn mới [mến] lợi danh
Ôi thôi nào cải nào canh
Đời tàn cõi tục, ai thành danh cao?
Hỡi khách trần phổ độ quần sanh
Hỡi khách tục ai là nam tử
Tương dưa cần phải mến ưa
Ham chi cá mặn không chừa món chi
Rán(g) mà thi thố đoạt rày bảng danh.
Danh là vầy:
Danh của Đạo, danh thành Khổng Mạnh
Danh như Khổng Tử, danh nhiều ngàn thu.
Sát thê hiền thọ lãnh tướng quân
Danh gì Trời Phật chẳng ưng
Danh thương nhơn loại, danh dưng Phật Trời
Danh sử bia rạng rỡ Tam Tòa
Kìa xem khắp chốn trần la
Danh kia lợi nọ, ai là người danh
Muốn gồm thâu độc bá đồ vương
Danh gì kỳ dị lạ thường
Sát chúng sanh để tạo vị ngôi
Danh kia còn phải buông trôi
Bị Hàn Tín nọ, ôi thôi rơi đầu!
Nhớ thuở nào công hầu khanh tướng
Khi thất cơ đình trưởng nhắc cho
Yêng hùng, quân tử mãi lo
Mở Đại Đạo khắp nơi danh vị
Khổng Tử kia đâu nghĩ thân mình
Danh như thế nào chôn hiền triết
Đến hôm nay có biết chăng à?
Nhơn sanh ghi nhớ ơn mà Ngài đây
Kim và cổ, ta gây bia sử
Thiên kinh vạn quyển hỏi tầm nơi mô?
Chỉ có tu hư vô trở gót
Ngàn thu bia để sử ghi
Công dày khổ cực ta thì nặng thêm
Nhớ đến tu bia rạng sử đề
Ai người muốn trở nhàn quê
Nhớ mà nhơn đạo vẹn thề tròn xong
Đạo Trời có một tình thương
Thương người, thương vật là thương thân mình
Không màng danh vị về non
Nhưng mà chẳng thấy ai cần
Còn ham danh lợi nhiều phần lắm ru
Thôi cam đành ngàn thu vĩnh biệt
Uổng kiếp nầy chẳng biết trở về
Ham chi ở cõi trần mê
Tiền nhiều cũng bỏ não nề kề bên
Chuông Bạch Ngọc đã rền kiểng đổ
Mà chúng sanh không độ được lòng
Buông trôi nước chảy theo dòng
Đến ngày bỏ xác, trần hồng uổng thay!
Dân tộc Á Âu phải lấp chôn
Mới gọi Long Hoa gần bế mạc
Ô hô! Tan tác cả linh hồn!
Nữ nam an lạc tấm lòng thanh thanh
Bảng Tiên bền chí đoạt thành
Non Tiên Nam Cực trở về
Thăng.
([1]) quy tam: Gom ba nền tôn giáo lớn ở phương
Đông là Nho, Thích, Lão về một gốc. Gốc đó là Thượng Đế.
([10]) xê xang ú líu cống: Ngũ cung theo âm
nhạc cổ Việt Nam
(chẳng hạn như dây hò ba) là hò xự xang
xê cống liu ú, tương đương với fa sol
la do re fa sol. tình tang: Một
cách diễn tả giọng đàn. (Thạch Sanh Lý Thông: Đàn kêu tích tịch tình tang / Ai mang công chúa dưới hang trở về.) Xê xang ú líu cống tình tang: Đức Nam
Cực Tiên Ông ngụ ý Ngài đang đánh đàn, để tìm kẻ tri âm, thấu cảm tiếng đàn của
Ngài mà tu hành theo lời Ngài dạy.
([49]) Ngô Khởi (440-381 trước Công Nguyên): Thời
Chiến Quốc, khi nước Tề đánh nước Lỗ, Lỗ Mục Công muốn dùng Ngô Khởi làm tướng
nhưng còn e ngại vì Ngô Khởi có vợ là người nước Tề. Ngô Khởi bèn giết vợ để tỏ
lòng trung với Lỗ. Được Lỗ Mục Công phong làm tướng, ông cầm quân đánh tan quân
Tề. Ông có tài quân sự nhưng vô đạo, cuối đời bị quân lính nổi loạn giết chết.
Tích Ngô Khởi làm sáng nghĩa câu “Yêng
hùng đức đủ mới tài lành” (chú thích 16 ở trên).
([52]) Hạng Võ (232-202 trước Công Nguyên): Là
một vị tướng nổi dậy chống lại nhà Tần. Tánh ông hung bạo, hiếu sát. Bị Hàn Tín
đánh bại, định chạy về Giang Đông (quê ông) để chiêu binh. Chạy đến bờ sông Ô
Giang thì gặp đình trưởng. Đình trưởng nhắc Hạng Võ khi xưa đã dẫn 8.000 con em
ở Giang Đông đi đánh trận, bây giờ chỉ còn một thân trở về, như vậy phải ăn nói
thế nào với dân chúng Giang Đông. Hạng Võ ngộ ra và tự cắt đầu để đình trưởng
giao nộp và lãnh tiền thưởng.
MINH ĐỨC NHO GIÁO ĐẠI
ĐẠO hình thành qua cơ bút, khởi đầu từ năm 1932 tại Ba Động, làng
Trường Long Hòa, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
Người có công gầy dựng buổi
ban sơ là tiền bối Ngô Nghiêm Sanh (thánh danh Chơn Minh Sanh), tạ thế năm
1980, đắc quả Thiên Minh Quang Bồ Tát. Cùng góp công đức gầy dựng là tiền bối
Ngô Minh Bè (bào huynh tiền bối Ngô Nghiêm Sanh), đắc quả Huỳnh Quang Bồ Tát.
Trước 1975, do lịnh Ơn Trên
qua cơ bút, Minh Đức Nho Giáo Đại Đạo cất Khổng Thánh Miếu ở Trà Vinh, mở hai
đàn Chí Thiện (Trà Vinh) và Tân Dân (Nha Rộn, Bạc Liêu; sau dời về Sài Gòn) để
Ơn Trên dạy đạo qua cơ bút.
(Theo Huệ Khải, Hồ
Biểu Chánh Xưa và Nay. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2014, tr. 57.)