Thánh
giáo
QUẢ
CỘNG NGHIỆP CHÍN MUỒI
Tam Tông Miếu, ngày 22-6 Ất Hợi.
Ý động thì loạn sanh
Tâm bình thì cảnh tịnh
Sóng lặng thì nước trong
Cộng nghiệp ([7]) của
chúng sanh từ vô thỉ đến nay,([8]) trải
qua nhiều đời vô số kiếp, dồn chứa thành núi lớn Tu Di,([9]) (…)
Đến lúc quả cộng nghiệp chín muồi,([10]) rơi
rụng thì tan tác, đổ sụp, nghiêng ngã, tàn phá tất cả. (…)
Ngày tận thế là lúc trái đất phải chịu
trọng hình.([11]) Sự
phán xét toàn bộ trên hoàn cầu,([12]) sự
hành phạt [để] đền tội, trả quả đã công khai. Vật hữu hình tan hoại đã đành,
cho đến vật vô hình, hồn ma bóng quế cũng ùa nhau mà lùng kiếm kẻ thù, oan oan
tương báo,([13])
không mảy lông nào tránh lọt.
Buổi rốt ngày cùng, ai nợ ai ơn, ai gây
ai tạo, ai vay mượn, ai cướp đoạt, lường lận, đến lúc nầy cũng phải thanh toán
cho xong. Luật nhơn quả, lẽ công bình, Trời Phật cũng không tư vị ([14]) cho
được. Nên kỳ tận thế nầy [là] để cho bất cứ ai trên đời còn sống, cũng như
chúng sanh bên kia thế giới vô hình, được họp mặt giữa nhau để đền ơn báo oán,
thanh toán xong món nợ thân thù,([15]) oan
ưng ([16]) đã
từng gây tạo.
Kiếp nạn ([17]) diễn
trình có hại có lợi, có oan có ưng để chúng sanh một lần rửa sạch nghiệp
chướng. Ma quỷ muốn gì, Trời Phật cũng cho nó tự do. Thứ gì thuộc về của nó, nó
có quyền lấy lại; cái gì của thiên đạo, thiện duyên, nguyên căn bản thể thì
không được xâm phạm. Nó thuộc về phần âm. Tà tâm, vật dục, mê vọng, bất chính,
đều được quy về với âm mà nó làm chủ. Thứ gì, loại gì của chủ nào, [theo] luật
công bình, được trả lại cho chủ nó.
Còn một giai đoạn cuối cùng, âm tận âm
tiêu, dương khí trưởng thay vào làm chủ, thì âm ác, tà dục, khí dơ, cho đến quỷ
vương, binh dân của chúng không sao tồn tại. Cảnh giới u minh theo âm mà cáo
chung ([18])
trong kỳ tái tạo nầy.
Sau cuộc gạn lọc nầy thì cảnh giới trần
gian trở nên cực lạc. Quả đất mới, đời mới, người mới, trong sạch hoàn toàn,
tâm linh tỉnh sáng, cuộc sống thuần là hồn nhiên, chất phác. Vạn tượng ([19]) cũng
một lòng, vạn bang ([20]) như
một nhà. Trái đất được quét sạch. Lòng người cũng rửa sạch. Trên trời dưới đất
một khối thái hòa hít thở trong sạch. Ý niệm hoàn phục lại tiên thiên, linh
linh huyền nhiệm. Tình thức cũng y nhiên,([21]) căn
cảnh ([22]) cũng
như vậy, mà chúng xưa khác, nay khác, chỉ có động cơ, mà động cơ do Chí Tôn nắm
giữ, không còn lo ngại.
Ngày đại kiếp hủy diệt trong kỳ tận thế
tuy là tàn bạo, hung ác, quyết liệt của cơ Trời, bên trong có ẩn ý là giải
thoát trọn vẹn cho chúng sanh. Một lần trả xong hết ráo tội khiên oan trái,
không [phải] dây dưa lần hồi mới trả hết. Cũng như một bản án tội phạm năm,
mười năm tù, khi xong được trả tự do; bằng ([23]) án
nặng phải bị chung thân khổ sai; nếu án tử hình thì xử tử là rồi.
Cũng ví như chúng sanh tạo gây ác báo đời
nầy, [qua] đời khác án treo quản thúc, sống hành xác, chết đi đầu thai, xuống
lên vay trả cho rồi, dằng dai nhiều kiếp. Nếu đền trả mà không vay thêm, biết
tu sửa lập công bồi đức thì tiến lên quả vị Tiên Thần; và ví như món nợ khá
lớn, không còn cách nào trả được, thì chỉ có tịch biên gia sản ít nhiều, như
thế là thanh toán xong.
Nào có khác chi nghiệp ác của chúng sanh.
Không còn ngày giờ qua nhiều thế kỷ nữa. Lúc chung kết là ngày cùng, là nguơn
mạt hậu, Thượng Đế Chí Tôn chỉ cần cứu thoát linh hồn. Các cửa luân hồi đóng
hết, không có đời sau. Đời sau là thượng nguơn, tất cả đều mới, cảnh giới trong
sạch trọn lành, cõi Thần Tiên dành cho người chơn thuần linh căn lưu trú.
Nên sự hủy diệt hoàn toàn khắp mặt đất,
dọn sạch chông gai rác bụi. Chúng sanh tạo nghiệp nào thì theo nghiệp nấy mà
lãnh bản án đến pháp trường. Chết nước, chết lửa, chết vùi lấp, chết đao binh,
hay chết loại hình nào tội án đã định. Sát kiếp bằng cách nào bất ngờ không thể
biết, cũng gọi tử hình. Nợ nần, oan trái, nghiệp quả đều dứt sạch, như tịch
biên gia sản, như tử hình. Trả xong, trang trải đủ; bỏ xác, hồn được siêu.
Chúng sanh nào không nợ máu, thiện
nghiệp, không hại đạo, [không là] phản đồ,([24]) ý
lòng thiện ác quân phân, đến ngày rốt, Thầy (Thượng Đế) trục nguyên tử chơn
thần ra, hủy bỏ mạng căn. Đó là phương cứu rỗi.
Nếu trong đám chúng sanh nầy thấy tai
biến kiếp họa mà biết hồi đầu,([25]) quay
lại đường lành, truất bỏ dục vọng tâm tà, thì cũng được đăng siêu.
Còn những nhơn sanh sớm biết hồi đầu, đã
vào cửa đạo, tên tuổi [đã ghi] vào bộ hồng danh,([26])
[nhưng] chưa mấy nhiệt thành, tục tăng lỏng chỏng,([27]) gặp
lúc tai biến mà phát động tâm từ, đoái hoài đồng loại, phát nguyện bố thí lập
công, làm nhơn làm phước, để cầu cho nhơn dân bá tánh qua cơn hoạn nạn, thì môn
sanh đạo hữu nầy ý niệm đổi hướng, thẳng đến bồ đề. Đạo hạnh, công đức tức khắc
giương cao. Đứng trên thói tục lòng tà, ra khỏi vật dục lòng trần, tự khắc phàm
phu hóa thành Thần Thánh.
Nếu lòng trắc ẩn, tâm từ bi phát nguyện
đưa lưng ra hứng chịu, đón nhận khổ đau cho nhơn loại, lãnh thay chịu thế cho
chúng sanh; chí khí can trường, có những tình niệm bao trùm một xứ, một cõi,
một đất nước nào đương bị sát kiếp hoành hành; trải tâm gánh vác, động đến đất
trời. Tuy không dấn thân tại trận, cũng được Thiên Đình ghi công, đón mời và
trợ giúp cho ý nguyện, chứng đến quả Phật không sai.
Muốn chống thiên tai, sát kiếp, chỉ cần
phát tâm công phu thiền định. Tọa công ngồi tại đạo tràng mà phóng tinh thần,
gieo rải thiện duyên kết hợp với huyền linh ân điển xua đẩy sát khí. Tư tưởng
càng mãnh liệt, hung sát tự khắc thối lui. Thiền định càng thâm, càng giải
phóng cứu người càng dễ.
Trong lúc tai biến, động loạn xáo trộn
trên hoàn cầu, là một cơ hội cho đạo hữu phát tâm, gieo tư tưởng sự sống tình
thương đến những nơi có tai biến. Kết quả rất lớn mà tiến đạo rất mau. Tu một
lúc cũng bằng tu trọn đời. Dầu tu trọn đời mà không gặp cơ duyên, cũng không
bằng tu một ngày có cơ hội.
Con người có Phật tâm, đạo đức, trông
thấy cảnh lầm than liền động lòng thương xót; đâu như chai đá mà chẳng thấy khổ
tâm. Đạo hữu chuyên cần công phu tu học thiền định, tạo một bầu hạo khí ([29]) thái
hòa chở che cho Thánh Hội, cho đạo tràng, cho thân, cho xứ sở. Đó là công đức
tăng cường nghị lực, làm chủ nội ma ngoại chướng.([30]) Khí
lực được dồi dào, tinh thần minh mẫn, sức khỏe gia tăng, lập chí dẻo dai; nhiều
ngày nhiều tháng lo không thành Phật được sao ?
Đạo giáng hỏa trạch,([31]) Đạo khai
trong lúc kiếp nạn, tiếp độ người lành kẻ dữ; biết giác ngộ thì giải thoát mau
lẹ. Thế gian mê nhiễm sâu dày, không dụng oai linh có mấy ai thức tỉnh. Đời hay
cậy sức mạnh, tài trí, danh lợi; đến lúc âm dương, ngũ hành hậu thiên bị thâu
hồi, tất cả gì gì cũng hóa thành vô dụng, kẻ trí mới thấy được chỗ sâu kín ẩn
khuất bên trong cái sở hữu của họ.
Cái thấy nghe, hay biết tầm thường, hạn
hẹp của thế gian, bởi chấp cái tiểu ngã;([32]) nó
làm hỏng mất cái nguyên cơ.([33]) Nó đóng khung cái tâm tánh vào trong ý niệm
nhỏ bé, nên lương tâm không chỗ mở rộng. Nếu con người tu hành trừ bỏ được cái
ngã chấp,([34]) mới
trương nở ([35]) tứ
vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Ngã chấp không còn, thì căn cảnh ý tình, tánh tâm
hoàn thiện.
Tâm tánh hoàn thiện hợp với huyền linh,
tương đồng cùng trời đất, giao liên các cảnh giới thanh tịnh. Dọc theo một hệ
thống siêu linh, có một lực lượng chạy dài qua thời gian, trải khắp không gian;
nó quét sạch được độc khí, ác chướng ma tà. Nên khi các động cơ tâm đạo khởi
tác hướng về đâu, đến cảnh giới nào, kéo luôn một đoàn linh khí theo tâm hướng,
trở thành một sức mạnh đánh tan mọi chướng hóa. Mọi dị biệt tức khắc phân khai,
mà cõi nước, địa giới hay cá nhân đó trở lại bình thường, thanh lặng. Nên những
hành giả, giờ giấc công phu sản sanh điển huệ; luật đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu, kết nên một tràng [trường] hạo khí lan tỏa đến đâu cũng giải tán
được trọc âm (chúng tụ tập để gây tai biến).
Nên công phu thiền định, tịnh tu ở chùa
chiền, có một công năng ([36]) rất
linh diệu. Kẻ phàm phu đến đó, hấp được khí thiên đánh lui ý tà ám độn ([37]) bất
an, được khỏe vui cảm khoái mà tỉnh ngộ. Ấy cho nên chư môn sanh kết hợp liên
thủ([38]) cùng
nhau hành thiền nhập tịnh, bảo quản đạo tràng, thánh sở, mà sát nhập cùng Thiên
lý lưu tán ([39])
trong nhơn gian, tiêu trừ sát nghiệp.
Vì cớ đó mà Bác Nhã Thiền Sư ([40]) trộm
nghe thánh ý, trông thấy trẫm triệu ([41])
không lành, luồng ám khí lảng vảng trên nền đất nước nhà, nên Ngài lập tức nhập
thần cho HNNT([42]) báo
động, để chư thiên ân và đạo hữu chia công, kết nối, xin nguyện tịnh công, hành
thiền để hòa hợp điển lành cho Thiêng Liêng sử dụng. Đó là một dịp tiến đức tấn
đạo, tăng trưởng đạo tâm, mà còn góp công lập nên công đức, kết duyên cùng đồng
loại và các lân bang ([43]) trên
đại địa.([44])
Vậy Bần Đạo lãnh Thiên mạng ban lịnh cho
Minh Lý Thánh Hội và Hội Thánh Truyền Giáo y lịnh thi hành.
(.
. .)
Bần Đạo ban ơn, chào mừng chư thiên ân và
môn sanh nam nữ.
PHỤ
ĐÍNH
Khi dạy về quả cộng nghiệp chín muồi, về ngày tận
thế, Đức Tôn Sư có nói tới những người “đã
vào cửa đạo, tên tuổi [đã ghi] vào bộ hồng
danh”.
Bộ (bạ 簿: register) là
sổ sách ghi chép cho một lãnh vực chuyên biệt. Chẳng hạn, sổ sách ghi chép về
đất đai sở hữu của người dân được gọi là địa
bộ 地簿 (land register).
Hồng
danh 洪名 (venerable name) thường được hiểu là tôn
hiệu 尊號 (honoured title) của một Đấng thiêng liêng. Chẳng hạn tụng Di Lạc Chơn Kinh trong đạo Cao Đài là
tụng hồng danh các Đấng.
Nhưng trong lời dạy của Đức Tôn Sư (dẫn
trên), chúng ta tạm hiểu hồng danh là họ tên (thế danh) hoặc thánh danh (đạo
danh) của các vị tu hành được ghi chép vào sổ sách trên Thiên Đình. Nhưng làm
sao chúng ta biết mà tin được việc… trên trời?
Trong Kỳ Ba đại ân xá, để khuyến khích
chúng sanh ham thích tu hành, có một số thánh giáo hé lộ cho môn sanh Cao Đài
biết chút ít bí mật huyền vi về bộ hồng
danh. Nhờ thế, những ai được ghi tên vào sổ sách nhà Trời thì càng thêm ý
thức, càng cố gắng giữ mình cho tròn vẹn đạo đức, phẩm hạnh, ngõ hầu xứng đáng
với ơn phước vô biên ấy.([45])
Thật vậy, khi học hỏi rất nhiều thánh
giáo Kỳ Ba, chúng ta có thể nhận biết các điều như sau:
1. Đức Chí Tôn (Thầy)
và Đức Mẹ Diêu Trì toàn quyền ban thánh danh cho con cái.
2. Ngoài ra, thánh
danh được ban trao là do Tam Giáo Tòa ban hồng ân. Chẳng hạn, tại Thiên Lý Đàn
(quận Ba, Sài Gòn), ngày 03-9 Canh Tý (Thứ Bảy 22-10-1960), khi ban thánh danh
cho tiền bối Nguyễn Thị Ký, Đức Khổng Thánh Tiên Sư dạy:
Hôm nay Bổn
Thánh thay mặt Tam Giáo Tòa để ban thánh danh cho Nguyễn Thị
Ký nay đã đắc vị thọ phong là An Hòa Thánh Nữ.
3. Vì vậy, khi ban
thánh danh cho môn sanh Cao Đài, các Đấng khác hơn Tam Giáo Đạo Tổ thường nói
rõ là thừa lịnh Tam Giáo Tòa. Chẳng
hạn:
3.1. Tại thánh tịnh
Ngọc Minh Đài (quận Tư, Sài Gòn), ngày 15-7 Bính Ngọ (Thứ Ba 30-8-1966), Đức Lý Đại Tiên Trưởng
Thái Bạch Kim Tinh dạy tiền bối Lương Văn Hích (sinh ngày 18-4-1905):
Thừa lịnh Tam Giáo Tòa, nhơn danh Giáo Tông Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, ban thánh danh cho hiền đệ là Chí Kỉnh để đánh dấu bước đầu đệ
tam tam cá nguyệt.
3.2. Tại thánh tịnh
Ngọc Minh Đài, ngày 15-7 Bính Ngọ (Thứ Ba 30-8-1966), Đức Lý Đại Tiên
Trưởng Thái Bạch Kim Tinh dạy tiền bối Trần Thị Nhãn (1919-1982):
Thừa lịnh Tam Giáo Tòa, nhơn danh Giáo Tông Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, Bần Đạo ban đạo danh cho
hiền muội là Thanh Hà, để đánh dấu công quả trên bước đường đào tạo mầm
non cho Đại Đạo.
3.3. Tại thánh tịnh
Ngọc Minh Đài, ngày 15-10 Đinh Mùi (Thứ Năm 16-11-1967), Đức Thái Bạch Kim
Tinh dạy tiền bối Hồ Văn Có (1908-1987):
Hồ Văn Có nghe.
(. . .) Bần Đạo thừa lịnh Tam Giáo Tòa ân ban hiền đệ đạo danh là
Chí Thuần.
3.4. Cùng đàn ấy, Đức
Lý dạy tiền bối Đoàn Ngọc Khoái (1926-1985):
Đoàn Ngọc Khoái, (.
. .). Thừa lịnh Tam Giáo Tòa, ân ban hiền đệ đạo danh là Chí Mỹ.
3.5. Cùng đàn ấy, Đức
Lý dạy tiền bối Bùi Nguơn Huân:
Bùi Nguơn Huân,
(. . .). Thừa lịnh Tam Giáo Tòa, chứng tâm đạo hiền đệ trong sự
chí thành phục vụ Cơ Quan. Bần Đạo ân ban hiền đệ đạo danh là Đạt Phước.
4. Người bước vào
cửa đạo (nhập môn) thì có tên ghi trong sổ sách Thiên Đình. Tại Minh Lý Thánh Hội, ngày 01-9 Kỷ Dậu (Thứ
Bảy 11-10-1969), Đức Quan Âm Bồ Tát dạy:
Khi nhập môn rồi, đương nhiên tên, họ, lý lịch
mình sẽ được ghi vào tịch đạo của tôn giáo đó và chịu theo nếp sinh hoạt của
tôn giáo đó từ nội quy đến giáo thuyết, giáo điều. Còn về phần thiêng liêng thì
cũng đã được ghi danh tánh vào Thánh tịch hoặc
Tiên tịch hay Phật tịch.
5. Người được ban
thánh danh (đạo danh) thì tên được Thiên Đình ghi vào Tiên tịch 仙籍 (sổ Tiên). Chẳng hạn:
5.1. Tại Vĩnh Nguyên
Tự (xã Long An, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), ngày 08 rạng 09-11 Bính Thìn
(Thứ Ba 28 rạng Thứ Tư 29-12-1976), Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
Mẹ
cũng ban ơn cho các con dày công tâm đạo trong đợt tu này được đạo danh. Đạo
danh mà Mẹ sắp ban hay đạo danh mà các con đã được ban là quý báu vô cùng.
Chẳng những đó là tấm gương phản chiếu cho tự tánh của con mà cũng là ghi vào Tiên tịch khi con bước trên
nấc thang đại thừa thiên đạo. Nên mỗi khi các con có lầm lỗi hãy nhớ đến
đạo danh Thiêng Liêng đã ban cho con mà mau mau hành học cho đúng ý nghĩa của
đạo danh ấy tức là Tiên tịch đã ghi rồi vậy.
5.2. Tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam, ngày 14-8
Đinh Tỵ (Thứ Hai 26-9-1977), Đức Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu dạy tiền bối
Nguyễn Văn Minh (1913-1980):
Nguyễn Văn Minh, Mẹ ban đạo danh cho con là Chơn Thiện Minh.
Con hãy vững bước tiến. Đạo danh của con sẽ được ghi
vào Tiên tịch.
6. Nhiều môn sanh
Cao Đài tu học, hành đạo rất tích cực, nhưng mong mỏi hoài vẫn chưa được ban
thánh danh. Ở California
(Hoa Kỳ), tại thánh sở uy tín nọ có một vị đáng kính, thế danh NHT, tuổi ngoài tứ
tuần, cũng mang nỗi niềm ấy. Vào giờ Ngọ ngày 21-11 Canh Thân (Thứ Bảy 27-12-1980),
Đức Lý Giáo Tông phụng lịnh Đức Chí Tôn giáng đàn để kiểm duyệt bản thảo nội
quy của thánh sở ấy. Trước khi khởi sự kiểm duyệt, Đức Lý soi thấu tâm sự của
môn sanh NHT đang hầu đàn, nên Ngài từ bi ban lời phân giải:
NHT hãy lắng nghe. Lời hiền đồ thỉnh nguyện Ơn Trên thì lẽ đâu
không được phê chuẩn. (. . .) Hiền đồ phải nên biết tất cả bảng thánh
danh nơi Kim Môn hãy chưa có danh thánh của hiền đồ.
Hôm ấy, Đức Lý chỉ an ủi chứ không ban thánh
danh cho môn sanh NHT. Ngài gìn giữ Thiên luật rất nghiêm.
([5]) tổ giáo 祖教 (ancestral teaching): Lời dạy của tổ sư,
tức là chánh pháp chân truyền. nhứt
thành 一成: Một khi thành tựu (once
succeeding); thành tựu trọn vẹn (entirely
succeeding). chế 制 (controlling, dominating): Chế ngự 制御. vạn duyên 萬緣 (all conditions, all reasons): Mọi điều
kiện, mọi duyên cớ. (Chế ngự được vạn duyên thì không còn tạo nghiệp nữa, vì nhân mà thiếu duyên thì không kết thành quả.)
([6]) Thân tu thì quốc trị 國治 (People’s self-cultivation results in their
well-governed country): Dân chúng tu thân thì đất nước an trị. Sách Đại Học 大學 (Great Learning) có câu này: Thân
tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu
quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ
bình. 身修而後家齊,
家齊而後國治,
國治而後天下平.
James Legge (1815-1897) dịch: Their
persons being cultivated, their families were regulated. Their families being
regulated, their states were rightly governed. Their states being rightly
governed, the whole kingdom was made tranquil and happy. (Người dân tu thân
được rồi thì gia đình yên bề. Gia đình yên bề được rồi
thì đất nước an trị. Đất nước an
trị được rồi thì thiên hạ yên bình.)
([9]) Tu Di 須彌 (Sumeru): Một
hòn núi rất lớn, ngoài sức tưởng tượng của con người. Trung Anh Phật Học Từ Điển 中英佛學辭典 (A
Dictionary of Chinese Buddhist Terms) của W.E. Soothill và
L. Hodous giải thích: Tu Di cũng gọi là Tu Di Lâu; Di Lâu; Tô Di Lâu; Tu Mê Lâu;
về sau gọi là Tô Mê Lô; là ngọn núi
trung tâm của mọi thế giới, dịch là Diệu
Cao, Diệu Quang, v.v...; trên đỉnh là cõi Địa Cư Thiên, bên dưới là Tứ
Thiền Thiên; vây quanh là tám vòng núi bao bọc và ở giữa chúng là tám biển,
tất cả hình thành chín núi và tám biển. (須彌 Sumeru, also 須彌樓; 彌樓; 蘇彌樓; 修迷樓; later 蘇迷盧; the
central mountain of every world, tr. as 妙高; 妙光, etc., wonderful height, wonderful
brilliancy, etc.; at the top is Indra's heaven [地居天], or heavens, below them are the four
devalokas [四禪天, i.e. four dhyāna devalokas of the region of form]; around are eight circles of mountains and between them the eight seas, the whole forming nine mountains and
eight seas.)
Cộng nghiệp của chúng sanh từ vô thỉ đến nay, (...) dồn chứa
thành núi lớn Tu Di: Ý nói cộng nghiệp của loài người trên thế gian hiện
nay vô cùng to lớn, vô cùng nặng nề, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người (inconceivable).
([40]) Bác Nhã Thiền Sư: Thế danh là Tôn Văn
Khuê (1897-1972), tên trong khai sinh là Nguyễn Văn Miết, người làng Lợi Bình
Nhơn, tổng Hưng Long (nay thuộc thành phố Tân An), tỉnh Tân An (nay là tỉnh
Long An). Minh Lý Đạo khai năm 1924 thì ngài là một trong mười hai vị khai đạo. Ngài làm Phó Hội Trưởng của
Hội Tam Tông Miếu (từ 1927), và làm Hội Trưởng (từ 1951). Ngài dày công phiên
dịch kinh sách chữ Nho của Tam Giáo, soạn sách quốc ngữ, và ấn tống (thường lấy
bút danh Nguyễn Minh Thiện vì thánh danh là Minh
Thiện). Quy thiên tại Sài Gòn, ngài đắc quả Bác Nhã Thiền Sư Tam Tông Pháp Chủ Nguyên Quân Bồ Tát 般若禪師三宗法主元君菩薩. (Sinh tiền,
ngài chủ trương viết bác nhã thay vì bát nhã.)