Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

QUÃNG ĐỜI HỌC TRÒ GIAN KHỔ / Đạo Uyển Hạ 2020 (tập 34)


QUÃNG ĐỜI HỌC TRÒ GIAN KHỔ
Giáo Hữu THƯỢNG CÔNG THANH
Trong một lần về quê, qua một người cháu ở thánh thất Từ Quang (thôn Cẩm Phú, xã Điện Phong, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), hiền huynh Đỗ Phú Công được một đồng tử chấp bút để giúp huynh thọ ân điển Thiêng Liêng. Vào Tuất thời ngày 02-3 Tân Mão (Thứ Hai, 04-4-2011), có Đức Bạch Phụng Đồng Tử báo đàn, sau đó Đức Cao Đài Giáo Chủ giáng lâm. Thầy ban ơn cho hiền huynh như sau (trích):
CÔNG con ơi, đời nguy lắm khổ
Con vào đời là độ chúng sanh
Cầm cương quyền pháp nguồn lành
Độ sanh, độ tử phải hành cho xong.
Đời của con cuồng phong bao trận
Trải bao phen số phận đau thương
Một thân dãi nắng dầm sương
Một tay chèo chống buồm trương lái lèo.
Trải bao cảnh khổ nghèo kiếp sống
Trải bao phen gió lộng điên nguy
Gia đình con gặp thời suy
Mà con còn lắm nỗi gì phân vân.
Những câu thánh thi trích lại trên đây hoàn toàn đúng với cuộc đời Đỗ hiền huynh từ buổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành. Đạo Uyển xin trích đăng một phần hồi ký (bản thảo tháng 11-2014) của Đỗ hiền huynh để chia sẻ với quý bạn đạo quãng đời học trò gian nan, khổ nghèo của hiền huynh.

Tôi sinh ngày 08-8 Quý Mùi (Thứ Ba 07-9-1943) tại làng Kỳ Lam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình Nho Giáo. Ông nội mất lúc cha tôi mới lên năm tuổi. Bà nội tn tảo nuôi hai con đến tuổi trưởng thành thì chú tôi mất. Cha tôi có vợ sớm và có nhiều con (bảy trai, một gái).


Tôi lên tám thì cha tôi cho tôi đi giữ trâu nhà ông Hương Hồi. Một buổi nọ trời dông, sét đánh, trâu chạy mất. Tôi khóc lóc, chạy về nhà vì sợ mất trâu. Rồi còn những ngày khác, tôi lo sợ chủ rầy vì cắt cỏ không đủ cho trâu ăn. Tôi kể với mẹ tôi và mẹ tôi cũng khóc theo, rồi mẹ quyết định cho tôi ở nhà.
Tôi đi học chữ quốc ngữ với ông Hương Lương (Giáo Hữu Ngọc Cang Thanh) và ông Phó Cầu (Đỗ Phú Cầu). Đến khi đình chiến (1954), trường Kỳ Lam mượn được nhà thờ họ Trần để mở lp dạy học. Tôi học lp Năm (nay là lớp Một) đến hết lp (nay là lớp Hai) thì trường cng đồng Dn Đo Kỳ Lam được tnh xây dựng khang trang. Tôi thi vào đỗ, và học lp Ba ở đây. Lúc đầu còn khó khăn, học chỉ ở mức trung bình; nhưng năm sau và năm kế tiếp, hằng tháng tôi đều có tên trên bảng danh dự.
Hết bậc tiểu học, tôi đành ở nhà vì không có điều kiện tài chánh. Cha tôi gởi tôi ra Đà Nng để học nghề gò thùng với người bác trong họ; khi đi chỉ vỏn vẹn hai cái quần đùi và một cái áo sơ mi. Tôi làm việc rất vất vả. Sáng dọn hàng ra, tối dọn hàng vào. Ăn cơm xong, tắm giặt cái quần, mong trời đừng mưa, mai mới có quần mặc. Còn áo thì để dành, phơi mình ra nắng gió. Học nghề mới ba tháng, tôi trốn về vì nhớ cha nhớ mẹ, nhớ đàn em. Mặc cha tôi la rầy, tôi vẫn không đi Đà Nẵng nữa, nhà làm ruộng.
Một năm sau, mở trường Nguyễn Duy Hiệu cách làng chừng bảy cây số. Tôi xin đi học lại, học phí thì có anh Ba (con người dì) giúp. Tôi rất cố gắng, mặc dù phải đi bộ hằng ngày. Sách vở không đầy đủ và phải lo công việc nhà, nhưng năm nào tôi cũng lên lp.
Kỷ niệm đáng nhớ trong đời tôi là một lần đi hái dâu ở biển Long Hội, khi nghe tàu la hụ mà dụt (giỏ) dâu chưa đầy, tôi khóc nức nở. (Tàu đến ga Kỳ Lam đúng 10 giờ 30, cất tiếng hụ trước khi chạy tiếp vào Sài Gòn.) Bà Sinh đi qua hỏi: “Chuyện gì con khóc?” Tôi nói: “Thưa bà, cha con giao nhiệm vụ cho con là phải hái đầy dụt dâu mới được về đi học. Hôm nay trời có gió bấc nên dâu héo, con hái không đủ. Về trễ, không đi học kịp; còn về sớm thì sợ cha không cho đi học nữa, nên con tủi mà khóc.” Thế bà kêu mọi người tới hái phụ cho tôi, chẳng bao lâu dụt dâu đã đầy. Tôi về, vừa đi vừa chạy cho kịp giờ học. Lúc ấy, từ đâu bay đến một tờ giấy, tôi nhặt rồi đem về đọc, thấy hai bài thơ thất ngôn bát cú như sau:
- Bài thứ nhất nhan đề là Thương.
Thương vì oan nghiệt của trần gian
Thương thấy đạo mầu chẳng hỏi han
Thương Chúa giáng lâm ai rõ biết
Thương đời chấp trứ ([1]) lại nguy nàn
Thương tài cứu thế người chê bán
Thương phép huyền linh chúng chẳng màng
( . . . . . . . . . . . . quên câu 7 . . . . . . . . . . . . )
Thương nên ta phải hết lời than.
- Bài thứ hai nhan đề là Tiếc.
Tiếc ai chng biết nghĩ lo xa
Tiếc mối đạo tâm khó kiếm mà
Tiếc ít kẻ tìm kinh bạch tự ([2])
Tiếc người chẳng biết nước ma ha ([3])
Tiếc linh đơn đặng,([4]) không ai luyện
Tiếc đạo tiên thiên học chẳng già ([5])
Tiếc mi mộng trường như chớp nháng ([6])
Tiếc hồi sắp đến Hội Long Hoa.([7])
Qua những lần đám giỗ ở gia đình, tôi thích thú nghe những bài kinh Cao Đài, nhưng có thì giờ đâu mà đọc. Vả lại sách cũng chẳng có bao nhiêu. Đạo hữu chép kinh hoặc thánh ngôn, thánh giáo, bảo quản tốt, chuyền tay nhau. Người thân thích mới cho mượn. Khi đọc, họ mặc áo quần tử tế.
Tôi đến thánh tịnh Thanh Quang (lúc ấy còn mượn nhà bác Hương Ba) nhưng chỉ đứng ngoài cửa nhìn vào, hễ thấy cha tôi thì lật đật chạy về. Hình như lúc bấy giờ có quan niệm lớn tuổi mới tu, đàn ông đi thánh thất nhiều hơn đàn bà.


Đầu năm 1963, trường trung học Kỳ Châu mở. Lúc ấy tôi đã học đến Đệ Tứ (lớp Chín bây giờ). Tôi về học ở đây, cách nhà hai ba cây số. Mỗi lần đến trường đều đi ngang qua thánh tịnh Thanh Quang (thánh tịnh đang xây dựng địa điểm khác hơn nhà bác Hương Ba). Tôi thường vào đó chơi và nghe kinh. Một bữa nọ tôi vụt chạy về nhà, gặp ông Hương Chính đón lại hỏi: “Việc gì con chạy?’’
Tôi trả lời: “Thưa ông, tôi muốn vào chùa để nghe kinh học đạo nhưng sợ cha tôi vì ông nói con nít mà tu hành cái gì, ch biết học biết làm. Nếu ông biết được, ông sẽ bắt tôi nghỉ học, nên tôi thy cha là bỏ chạy.
Không biết ông Hương Chính nói với cha tôi thế nào mà thời gian sau ông bảo: ‘‘Con muốn đi chùa thì cứ đi.”
Được ông Hương Chính và cậu Ngân dẫn tấn, tôi nhập môn vào ngày 01-8 Quý Mẹo (Thứ Tư 18-9-1963), trước khi thánh tịnh Thanh Quang khánh thành mười tám ngày.
Sau ngày khánh thành thánh tịnh, tôi bị sốt rét đến cùng độ, thuốc thang không hết. Tôi nói với cha tôi: Cha lên nói với bác Hương Ba xin Bác Tế Tiên Phương ([8]) cho con uống, chứ con chịu không ni.”
Cha tôi nói: Bác Tế hết gì mà xin!
Mẹ tôi nói: “Con nó muốn như vậy thì ông cứ đi.
Cha tôi đến thánh thất cầu xin, chẳng những không có thuốc mà còn bị Ơn Trên quở qua bốn câu thánh thi:
Việc gì lại hỏi Lão Tiên
Bởi lòng nghi tín không tin phép mầu
Tu hành trước phải lo âu
Linh đơn cứu thiện hồi đầu ([9]) sẽ trao.
Vài hôm sau, ông Lễ Mười (Lễ Sanh Ngọc Bá Thanh) đến hỏi thăm. Cha tôi trình bày sự việc và ông khuyên nên cầu nguyện vài hôm, rồi đến xin lại. Quả thật, lần sau cha tôi xin được thuốc và tôi hết bệnh cho đến bây giờ.
Hồi đó, mỗi kỳ thi trung học chỉ đậu khoảng 25%. Mỗi năm có hai kỳ thi. Kỳ thứ nhất vào khoảng tháng 6, kỳ thứ hai vào khoảng tháng 8. Ai không đậu kỳ một có thể thi kỳ hai. Tôi đậu kỳ một nhờ học bài tốt. Tôi học bài đến nỗi ngủ quên trên bàn học, để quyển tập gần cây đèn. Đèn ngã, dầu cháy hết mấy tờ giấy. Ngọn lửa liếm vào tay mới biết.
Việc tu hành của tôi cũng rất tốt. Tôi thường mượn thánh ngôn, thánh giáo của quý ông thánh thất về chép. Có khi đạo hữu nhờ tôi chép. Tôi giữ cu cu ([10]) những bài tôi chép được, thế mà không biết ai mượn rồi làm mất. Tới nay tôi còn tiếc.
Có lần đi học về tôi nghe dưới hàng tre có tiếng giãy giụa của những con cá sau cơn lụt còn kẹt lại ở chỗ đất trũng (vì người ta gánh đất đắp nền nhà). Tôi vào nhà lấy đôi thùng gánh nước ra bắt chúng nó rồi đem ra sông thả. Buổi chiều đó gió mát, nước xanh biếc, sóng vỗ rì rào, tôi lẩm nhẩm đọc bài kinh cầu nguyện Phước Thiện,([11]) xong rồi thả cá xuống. Thật là thú vị khi thấy các con cá bơi tới bơi lui, lặn lên lặn xuống không chịu bơi xa, mặc dù mặt nước sông Thu Bồn rất rộng. Có lẽ chúng bày tỏ một lời cảm ơn chân thành nhất đối với tôi.
Ngày 19-8 Quý Mão (Chủ Nhật 06-10-1963) khánh thành thánh tịnh Thanh Quang. Tối đó có đàn cơ, tôi trộm vào hầu đàn. Bài thánh giáo tôi còn nhớ rõ:
Cái công cái tội đã bù xong
Thiên hạ đang chờ một li thông
Cổ với kim đừng cho phải lệch
Phật Trời ban phước phải nơi lòng.
Hay:
Giữa cơ đạo bâng khng bất nhứt
Giữa lòng người tiêu cực ngược xuôi
Chợ đời chưng dọn đủ mùi
Ai tham danh lợi mê vui bể trần
Cơ khảo thí có phần gay gắt
Quỷ ma toan dẫn dắt lộn đường
Mặc lòng như ngựa không cương
Pháp quyền buông thả không tường trắng đen
Mà nơi đây vườn sen chm nở
Còn là đà chưa vượt lên cao
Ơn Thầy thưởng chút công lao
Gng thêm lên nữa sẽ vào Long Hoa.
Hay:
Toàn cả Thiên ân cả đạo mầu
Nương nhờ quyền pháp hãy bình an
Sống còn giữ trọn nhơn và nghĩa
Tu học để rồi độ thế gian.
Sau khi đậu trung học đệ nhất cấp, tôi ra Đà Nng học tiếp. Học phí cũng do ông anh đài thọ như cũ, còn ở thì nhờ nhà bác bà con trong họ, có tính cách gởi gạo (có gì ăn nấy). Hằng tuần mỗi chiều Thứ Bảy tôi đạp xe về nhà, và chiều Chủ Nhật đạp xe chở gạo ra. Tội nghiệp cho dì tôi, lần nào cũng đến phụ xay lúa, giã gạo, sàng sảy để kịp có gạo cho tôi ch đi. Nhiều lần không làm kịp hoặc hết lúa không có gạo chở đi, tôi rất buồn bởi vì kiếm được cái chữ đối với tôi rất khó. Mỗi bữa ăn có mặt thì ăn, không có thì thôi, cho nên có lần tôi phải chịu đói. Tuổi trẻ sáng trưa không ăn nên có lúc tôi đói xỉu, phải qua nhà kế bên nằm luôn, đành nghỉ học một buổi.
Nhà bác tôi chật và buổi chiều bán sữa đậu nành tới 11 giờ đêm. Tôi dọn dẹp rồi bác mới đi ngủ. Đợi bác say giấc, tôi mới trải chiếu dưới hiên nhà để ngủ. Rồi có lần ngồi học bị bác rầy: Vặn cái đèn cháy ln, hết dầu. Tôi buồn và lo, vì sợ mích lòng, bác không cho ở thì biết ở đâu. Ai đời cái đèn trứng vịt thì có sáng là bao mà phải hạn chế. Nên từng đêm tôi ra ngồi dưới gốc trụ điện, nhờ ánh sáng mà học.
Năm Giáp Thìn (1964) lụt lớn, mùa màng mất hết, nhà sụp cây trôi, súc vật chết ngổn ngang. Tôi đi bộ về nhà (cách Đà Nẵng khoảng ba mươi cây số) cùng với một số người bạn khác, men theo lộ giới đường rầy xe lửa. Nhờ biết lội nên đoạn đường nào sạt lở chỉ có nước mênh mông thì chúng tôi lội bơi qua.
Đi từ 6 giờ sáng đến 2 giờ chiều mới tới ga Kỳ Lam. Từ ga về nhà tôi phải đi thêm một khoảng đường độ tám trăm mét. Cả nhà hoảng hốt vì nước trong nhà cao đến một mét. Rất may là cả nhà bình yên.
Sau đó nước từ từ rút ra, để lại một lớp bùn dày khoảng nửa mét. Nhà cửa, cây cối, đường sá chỉ thấy toàn là bùn. Tất cả người dân đều lo dọn dẹp, làm sạch bùn trong nhà, ngoài vườn, rồi sau mới đến đường xá.
Khi nước rút ra hết (chảy ra sông ra biển, người dân gọi là nước giựt) thì những trận mưa to hạt làm cho bùn tan ra và chảy đi, gọi là mưa dội bùn. Thời gian khá lâu mới hết.
Nghe nói trong trận lụt này những người ở vùng cao và ven sông chết rất nhiều, nhà cửa súc vật trôi ra biển vô số. Tôi nghe kể lại, có gia đình c nhà ngồi trong nhà thay phiên nhau kêu cứu khi nước cuốn c nhà đi, nhưng chẳng ai dám ra cứu vì nước lớn và chy xiết, nên đành để gia đình đó trôi ra biển cả.([12])
Vịt heo gà chới với lẫn trâu bò
Dòng nước bạc đưa người về tử lộ.



Sau trận lụt, súc vật chết nằm la liệt, bốc lên mùi hôi thối khó t. Đúng như câu thánh giáo mà đầu năm Ơn Trên đã dạy tại Trung Hưng Bửu Tòa:
Nên ghi nhớ thu sang đông lại
Khắp đó đây như bãi trường sa.
Từ các tỉnh trong Nam, đặc biệt là sinh viên Quảng Nam ở Sài Gòn, khởi xướng chương trình về miền Trung cứu trợ. Họ đến nơi dọn vệ sinh, giúp đỡ gạo, mì ăn liền, thuốc men, áo quần, mền, chiếu... Sau đó nhiều phái đoàn cứu trợ quốc tế vào cuộc.
Trường Sao Mai tư thục của người Công Giáo. Họ cũng gim học phí cho những học sinh nghèo ở thôn quê bị lụt có xác nhận của chính quyền. Tôi làm đơn gởi vào được giảm 20%. Thấy ít quá, tôi sửa 40%. Lên Văn Phòng họ không chịu vì thấy ai cũng 20% và chữ tôi sửa. Tôi nói chữ sa là của thầy hiệu trưởng. Thầy hiệu trưng (linh mục Giuese Lê Văn Ấn) tình cờ đi ngang qua nghe vậy, bảo tôi vào văn phòng thầy.([13])
Sau khi xem xét đơn thầy nói: Xét giảm ở đơn này là thầy Huỳnh (phó hiệu trưng) ch không phải thầy. Mà thầy Huỳnh chỉ cho giảm 20% thôi.”
Tôi đáp: Thưa thầy, thú thật nhà con khổ quá. Không biết tháng sau còn tiền đóng học phí nữa không, nên con tự động sửa. Mong thầy thứ lỗi cho con cho học hết tháng này.”
Thầy hỏi quê tôi và hoàn cảnh rồi viết trong đơn: Từ nay trở đi trò Công được giảm 50% học phí. Tôi thực sự rất mừng và từ đó về sau tôi ch đóng học phí phân na. Nhờ học phí đóng phân nửa nên tôi có phần thư th.
Hằng ngày, tôi ăn cơm tại quán cơm từ thiện do Hội Khuyến Học Đà Nng mở đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú). Thức ăn thì mình trả tiền, còn gạo và người phục vụ thì Hội Khuyến Học lo. Muốn ăn phải có thẻ học sinh và mua phiếu trước. Đến giờ quy định thì đưa phiếu, lấy một mâm cơm cá nhân ra ăn. Cơm và nước mắm tự do, hễ hết thì lấy thêm. Cũng có anh em hoàn cảnh như tôi, hai đứa mua chung một phiếu, lợi dụng lấy cơm và nước mắm ra ăn. Nhờ gạo ngon nên dẫu ăn cơm với nước mắm vẫn thấy ngon. Ở nhà quê mà được như thế cũng phúc lắm rồi.
Có lần tôi bị giám thị hỏi: “Tại sao hai cậu chỉ có mua một phiếu mà hai người ăn? Ở đây không có tiêu chuẩn đó. Chúng tôi năn nỉ, trình bày hoàn cảnh lụt lội thôn quê. Giám thị thông cảm và đôi khi còn đem thức ăn cho chúng tôi nữa.
Dù cố gắng nhưng kỳ thi tú tài thứ nhất tôi không đậu. Nghe lời của anh Dương Văn Long, tôi cùng anh Phan Minh Khóa Trần Văn Thức lên bãi cát ở ngã ba Cai Lang (bây giờ đi diện công viên 29 Tháng 3) cất một cái nhà mà vật liệu do anh Long cung cấp, chở từ quê ra, để bốn anh em đồng học quyết đạt cho được bảng vàng kỳ thi thứ hai. Nhưng kỳ thi tú tài này ban B (toán) quá khó, tôi và anh Khóa hỏng, anh Thức và anh Long học Ban C (văn) đậu. Tôi mất đức tin vào lá thăm Khổng Minh, xin ở thánh tịnh Thanh Quang:
Cửa Trời treo bảng đề danh
Còn treo giá học, còn dành phần Tiên
Âm vang ngựa thét ven miền
Thu sang ào ạt tiếng truyền lộc minh.
Tôi buồn và học nhiều quá nên sinh bệnh, được bạn bè chở vào bệnh viện Đà Nng, nằm khu nhà thương thí để chữa trị. Nhà thương thí chữa trị không lấy tiền. Trong lúc đang nằm ở đó thì được tin báo tôi và anh Khóa đồng đỗ tú tài đặc biệt kỳ này vì nhà nước ưu tiên vớt thêm một điểm cho thí sinh ở vùng bị lũ lụt. Tự dưng tôi thấy khỏe.
quê lúc bấy giờ đỗ trung học cũng hiếm chứ đừng nói gì đến đỗ tú tài. Tội nghiệp chú Hương Luyện nhà kế bên, khi nghe tin tôi đỗ đạt, chú không nhịn đựng sự vui mừng mà la lên c xóm đều biết: Thằng Công đ tú tài rồi, bà con ơi! Vì vậy, khi tôi nằm bệnh viện, nhiều người âm thầm giúp cho cha mẹ tôi có tiền đóng viện phí, ra vào nuôi nấng cho tôi qua cơn bệnh ngặt nghèo.
Nhiều người đến thăm và bàn với cha mẹ tôi: “Cháu đã đỗ tú tài. Anh chị nên chạy chữa lo cho cháu, sau này mà nhờ.
Cha tôi về quê mấy hôm sau ra lại và tôi được chuyển xuống khu nhà thương hạng (có lấy tiền). Ở nhà thương hạng thuốc men đầy đủ, song ăn uống thì mình tự lo. Còn nhà thương thí thì có các hội từ thiện tài trợ nên được ăn uống miễn phí. Tôi nằm đó gần ba tháng, chủ yếu là bạn bè đến thăm.
Tôi nhớ có một lần vào buổi chiều ngày 16-8, tôi nghe tiếng gọi: Anh Đỗ Phú Công nằm ở đâu? Có người đến thăm.” Tôi lật đật ngồi dậy và y tá chỉ vào hai chị mặc áo dài trắng đang đi đến. Hai chị hỏi: “Em là Đỗ Phú Công hả?
Tôi dạ. Mẹ tôi hỏi: Xin lỗi các chị ở đâu mà tôi không biết.
Vâng, tôi ở Cơ Quan Nữ Phái Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài. Ngày hôm qua Vía Đức Mẹ, được tin em Công bệnh, các chị cử chúng tôi đến thăm.”
Sau này mới biết đó là chị Trần Thị Phúc và chị Trần Thị Lộc, đều tu giải thoát ở Hội Thánh.
Còn một kỷ niệm đáng nhớ khác trong đời tôi. Lúc bệnh viện thì có một cô bạn đến thăm người thân, đồng cảm với hoàn cảnh nên thường lui tới giúp đỡ tôi. Tôi đón nhận và chịu ơn người này. Trong lúc không ai nương tựa, có người giúp là điều vô cùng quý. Khi vào Sài Gòn, tôi bệnh nằm ở bệnh viện Chợ Ry, cô cũng từ Đà Nng vào thăm, và kỳ đau thập tử nhất sinh cũng có cô vào thánh thất Trung Hiền để thăm. Cô nhỏ hơn tôi một tuổi, ngoại hình đẹp, sao chẳng nghe nói gì đến việc thành lập gia đình. Khi ở Đà Nng, về tình cảm thì tôi chẳng quan tâm, chỉ lo học và thường mặc cảm cho hoàn cảnh.
Có lần thầy giáo giới thiệu tôi đi kèm học sinh lớp đệ Tứ (dưới tôi hai lớp) cô Nguyễn Thị Thuận ở đường Tú Xương, con gái của Phó Thị Trưng Đà Nng. Gia đình giàu có, đối đãi với tôi quá tử tế. Trước khi dạy, tôi được ăn cơm với cô ta một bữa ăn thịnh soạn. Khi học thì phòng ốc, nước uống nói chung là đầy đủ tiện nghi. Tôi dạy được một tháng thì nói với thầy xin được ngh dạy vì cô đẹp mà ở trên lầu cao ch có tôi và cô, sợ mình không làm chủ được, mất danh dự của thầy.
Khi ra Đà Nng tôi ít đến Hội Thánh vì không quen người nào ở đó. Một bữa nọ, anh Trần Văn Thức (cùng học quê với tôi) ch anh Dương Văn Long đang ngồi uống nước ngoài cổng trường Sao Mai cách tôi khoảng ba mét, nói: Thằng đó cũng đạo Cao Đài với mình. Sau đó, anh Dương Văn Long đến rủ tôi về Hội Thánh hằng tuần vào sáng Ch Nhật. Từ đó, tôi mới quen với môi trường sinh hoạt và trở thành ủy viên Chi Đoàn Thanh Niên Hưng Đạo Đại Đồng Xã (do anh Trương Công Bán làm chi đoàn trưởng) cho đến khi vào Sài Gòn.
THƯỢNG CÔNG THANH


Đạo Uyển chú thích:
([1]) chấp trứ: Chấp trước, bám chặt vào điều gì, cứ cho đó là thật.
([2]) kinh bạch tự: Kinh vô tự, tức là đạo pháp vô vi, tâm pháp đại thừa.
([3]) nước ma ha: Ám chỉ đạo pháp diệu huyền, mầu nhiệm, có công năng cứu giúp con người giải thoát.
([4]) linh đơn đặng: Có được linh đơn (thuốc vô cùng hiệu nghiệm). Ý nói thân thể con người có sẵn “dược liệu” để chế tạo thành linh đơn; tức là con người có sẵn âm dương, ngũ hành, v.v… trong cơ thể để tu luyện cho thành đạo quả, thoát luân hồi sanh tử.
([5]) học chẳng già: Học không tới mức độ thành thạo, thuần thục.
([6]) mộng trường như chớp nháng: Cõi mộng (mộng trường, thế gian) rất ngắn ngủi, ví như tia chớp vừa nháng lên liền lặn tắt.
([7]) Tiếc hồi sắp đến Hội Long Hoa: Tiếc cho người không tu nên bị loại ra ngoài Hội Long Hoa sắp mở màn.
([8]) Bác Tế Tiên Phương博濟仙方 (Thuốc tiên cứu độ rộng khắp) do Đức Lữ Tổ (Lữ Động Tân) ban cho. Thời xưa, ở Quảng Ngãi, có Giáo Hữu Phổ Thông Nguyễn Chơn Long (Cơ Quan Truyền Giáo Cao Đài) dịch Bác Tế Tiên Phương ra quốc ngữ. Về sau tiền bối đổi tên là Nguyễn Minh Đạo, dạy học tại trường trung học Hưng Đạo, và trường Nguyễn Dục ở Tam Kỳ.
([9]) hồi đầu: Quay đầu lại, ý nói trước khi thỉnh thuốc tiên phải sám hối vì trót thốt lời vô lễ, không tin thuốc Đức Lữ Tổ ban cho.
([10]) giữ cu cu: Tiếng địa phương, nghĩa là giữ khư khư, giữ rất kỹ.
([11]) kinh cầu nguyện Phước Thiện: Kinh của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, gồm ba mươi bốn câu lục bát, mở đầu (câu 1-2) và kết thức (câu 33-34) giống nhau: Lòng thành khẩn nguyện Thiên Nhan / Thương con Thầy đến bảo toàn khai nguyên.
([12]) Trong nạn lụt năm 1964 ở Quảng Nam, theo Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam thì có khoảng sáu ngàn người chết. Theo nhà thơ Tường Linh (tên khai sinh Nguyễn Linh, sinh ngày 12-12-1931 tại làng Trung Phước, huyện Quế Sơn, nay là Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam) thì có khoảng bốn ngàn người chết. Về nạn lụt năm Thìn này, Tường Linh viết bài thơ có đoạn:
Không còn gì nữa cả
Không còn gì nữa cả em ơi!
Một tháng quê hương không bóng mặt trời
Một tháng quê hương mưa gào gió thét
Đất Quảng thân yêu người người rên xiết
Sáu mươi năm lại đến họa năm Thìn
Thảm nạn này biết thuở nào quên!
([13]) Linh mục Giuse Lê Văn Ấn sinh tại quận Bồng Sơn, tỉnh Bình Định (1916). Qua Rôma du học (1938). Được truyền chức linh mục (1944), tốt nghiệp tiến sĩ Thần Học tại Rôma. Sau đó tốt nghiệp cử nhân Xã Hội Học ở Pháp và qua Anh nghiên cứu một năm. Về nước (1948), làm cha sở giáo xứ An Ngãi (Quảng Nam). Thăng chức chánh xứ Đà Nẵng, và hạt trưởng Đà Nẵng (1956). Sáng lập và làm hiệu trưởng trường trung học tư thục Sao Mai (1963) là một trong những trường lớn ở Đà Nẵng. Được tấn phong giám mục tại nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng (09-01-1966), chấp chánh giáo phận Xuân Lộc mới thành lập (13-01-1966) cho tới khi về với Chúa (1974).