Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Đang chuẩn bị ấn tống vào Quý 3 năm nay


Các bạn đón đọc ĐẠO UYỂN Thu 2019 (tập 31). 

Cảm ơn các bạn quan tâm.




Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

26 GIÓ BỐN PHƯƠNG / Đạo Uyển 30



Gió muốn thổi đâu thì thổi. GIOAN 3:8

@ Hiền tỷ Đại Cơ Minh (Minh Lý Thánh Hội). Điện thư ngày 24-01-2019:
Kính huynh Huệ Khải,
Đây là cảm nhận của một bạn đọc về quyển Tấm Lòng Mt Người Thầy vừa xuất  bản cuối năm 2018 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống.
Những năm qua, Chương Trình Chung Tay Ấn Tống đã mở màn cho việc ấn tống giới thiệu, phổ biến rộng rãi kinh sách, văn hóa Đại Đạo. Bằng cách này, Chương Trình Chung Tay Ấn Tống đã phổ truyền thánh ý, phổ biến văn hóa Đại Đạo, để góp phần đưa Đạo vào đời, đem đời về Đạo, góp phần xây dựng văn hóa đạo đức tại thế gian. Đạo muội nghĩ như vậy.
Cuối năm 2018 đạo muội nhận được từ Chương Trình một cuốn sách không liên quan với Đại Đạo, nó có lạc lõng không? Mới xem thì hình như là vinh danh một người “ngoại đạo”. Người này đã từng là một vị thầy, là nhà văn hóa, một người tự học để phổ thông văn hóa Việt Nam và thế giới, giúp thanh niên Việt Nam có một cái nhìn đúng về dân tộc Việt, các dân tộc khác trên thế giới, từ đó tìm lấy hướng đi đúng đắn cho chính mình. Quyển sách nhắc đến cuộc đời, cách sống, cách dịch thuật, ghi chú,... để người đọc có thể noi theo. Vậy đọc kỹ sẽ nhận ra mục đích của cuốn sách là vinh danh một người thầy, nhà học giả, nhà văn hóa, nhà trí thức có trách nhiệm trong xã hội, như muốn nói rằng vẫn còn một số người cố gắng bằng mọi cách xây dựng văn hóa Việt mà nền văn hóa Đại Đạo nằm trong đó.
@ Hiền muội Nguyễn Hồng Từ Phước (thánh thất Thành Tâm Đàn, thành phố Cà Mau, Hội Thánh Cao Đài Minh Chơn Đạo). Điện thư ngày 24-01-2019:
Kính bác Huệ Khải,
Quyển Tấm Lòng Mt Người Thầy rất hay, sâu đậm tình nghĩa thầy trò. Con cảm thấy trong sách có cả tình người. Bây giờ khác xưa quá nhiều, chắc là do đạo đức con người sa sút. Cảm ơn bác. Con chúc bác luôn khỏe.
Huệ Khải: Chào hiền tỷ Đại Cơ Minh và hiền muội Từ Phước.
Quyển Tấm Lòng Một Người Thầy xuất bản cuối tháng 12-2018, đến nay tác giả mới nhận được hai thư phản hồi đầu tiên của hai bạn đọc rất thân thiết bấy lâu trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Lại vui là hai thư gởi cùng một ngày: Thư hiền tỷ Đại Cơ Minh gởi lúc 09 giờ 31 sáng; thư hiền muội Từ Phước gởi lúc 12 giờ 34 trưa.
Thời buổi bây giờ ít ai thích đọc sách; văn hóa đọc của người Việt đang sa sút. Theo bản tin điện tử ngày 30-6-2018 của báo Tuổi Trẻ, trung bình một người Việt mỗi năm đọc 1,2 quyển sách.([1]) Trong thực trạng chung như vậy, số lượng sách của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống vài năm gần đây đã phải rút bớt số lượng xuống và cũng không dám tái bản sách cũ. Ấy là sách chúng ta in ra chỉ để kính biếu; nếu mà bán thì chắc gì Chương Trình Chung Tay Ấn Tống có thể sống sót được hơn mười năm.
Người đọc sách đã ít đi mà phần đông bạn đọc cũng ít khi chịu khó dành thời gian phản hồi, chia sẻ cảm nghĩ với người soạn sách và in sách. Bởi vậy, tôi vui lắm khi nhận được thư phản hồi của hiền tỷ và hiền muội, nên xin phép được chia sẻ lại với quý bạn đọc gần xa qua mục Gió Bốn Phương.
Nguyện chúc hiền tỷ Đại Cơ Minh và hiền muội Từ Phước an lạc trong ơn phước các Đấng thiêng liêng ban bố.
*
* Hiền tỷ Trần Ngọc Hương, thánh thất Calgary, Alberta, Canada. Thư ngày 30-01-2019:
Kính gởi Ban Ấn Tống,
Xin cảm ơn món quà quý giá Ban Ấn Tống đã gởi biếu trong dịp xuân về mà tôi vừa nhận được: Đó là tám quyển sách mới in cuối năm 2018, đặc biệt là tập Đo Uyển Đông 2018 có in lại lá thơ của tôi. Xin cảm ơn món ăn tinh thần của Ban Ấn Tống.
Với mục đích đem ánh sáng Chân, Thiện, Mỹ đến cho mọi người, loạt sách Đạo Uyển của Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo đã thực hiện được công việc phổ thông giáo lý đến với nhơn sanh. Đây cũng là nơi trao đổi việc tu học qua những đề tài hữu ích, những kinh nghiệm, nghiên cứu, trích lục để phát triển Đại Đạo.
Tôi ngưỡng mộ vô cùng quyển Vút Mt Đườngy,([2]) tác giả đã dựng nên một cảnh huynh đệ đại đồng hầu đưa nhân sinh trở về với Đại Từ Phụ, hưởng một mùa xuân vô tận. Qua Ban Ấn Tống, xin cảm ơn tác giả rất nhiều về mục đích cao cả nêu trên và chúng ta sẽ cùng đồng cất tiếng vang lên:
“Đạo thị cứu nhân, nhân thoát khổ
Nhân năng hoằng Đạo, Đạo trung hưng.”
Và câu này nữa:
“Đời sống là một con đường. Con đường không phải là một nơi để chúng ta nằm ngủ hoặc nghỉ ngơi mà chính là để chúng ta bước đi.” (P. Drive)
Với một hoài bão luôn thiết tha với cơ đồ Đại Đạo, tôi xin cầu chúc Ban Ấn Tống, các tác giả trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo, và bửu quyến của tất cả quý vị luôn tràn đầy phước báu của Thầy Mẹ trong năm mới Kỷ Hợi.
Ban Ấn Tống: Kính thưa hiền tỷ Trần Ngọc Hương,
Chúng đệ muội vui lắm vì gói sách biếu tới tay hiền tỷ ở Calgary (Canada) rất nhanh, trước lúc năm cũ Mậu Tuất kết thúc. Vậy là thành ý mong muốn mượn tập Đạo Uyển Xuân 2019 để kính trao hiền tỷ phương xa chút hương xuân vị đạo quê nhà của chúng đệ muội đã trọn vẹn.
Lá thư đầy ý vị sâu sắc của hiền tỷ khiến cho chúng đệ muội cảm thấy ấm lòng với tình thương mến hiền tỷ lúc nào cũng ưu ái dành cho Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo. Đọc trang thư, dõi mắt theo từng nét chữ khỏe khoắn, bỗng nhớ ra hiền tỷ đã tám mươi bảy tuổi rồi, chúng đệ muội lại càng mừng thêm vì thấy hiền tỷ hãy còn rất minh mẫn và khang kiện, chứng tỏ hiền tỷ công phu tu tập tâm pháp Cao Đài rất kết quả.
Chúng đệ muội cầu nguyện Thầy Mẹ ban ơn lành phước huệ đến hiền tỷ và bửu quyến. Kính ái.
*
* Bác Thanh Thủy, Trần Hưng Đạo B, quận 5, TpHCM. Thư ngày 24-02-2019:
Tôi đã đọc một mạch hết cuốn Tấm Lòng Mt Người Thầy, nhà văn Nguyễn Hiến Lê vốn là tác giả tôi rất ngưỡng mộ. Nhiều chi tiết cảm động và mới mẻ vì chưa từng in ở các sách khác. Ngoài ra, cuốn sách này còn làm tôi chạnh nhớ buổi sáng ngồi nghe ông Lê Anh Dũng nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Văn Học. Trong sách (cuối trang 7), tác giả có nhắc tới buổi nói chuyện ấy nhưng lại không ghi rõ ngày tháng. May thay! Tôi vẫn còn giữ được thiệp mời của người phụ trách Câu Lạc Bộ Văn Học là ông Chí Linh gởi cho, nên tôi photocopy lại mà gởi kèm thư này. Theo thiệp mời thì đề tài buổi nói chuyện chuyên đề hôm đó là “Nhà Văn Nguyễn Hiến Lê: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp”, tổ chức lúc 8 giờ 30 sáng Chủ Nhật 16-01-1996, tại phòng họp 1, Nhà Văn Hóa Lao Động TpHCM, số 55B Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1.
Huệ Khải: Bác Thanh Thủy thân kính, đã quá nhiều năm dài cháu không có dịp gặp bác, kể từ lúc cháu không còn thỉnh thoảng đến nói chuyện văn học tại Câu Lạc Bộ Văn Học do ông Chí Linh phụ trách. Cháu vẫn nhớ bác. Bao giờ đến dự mấy buổi nói chuyện của cháu ở chỗ ông Chí Linh thì bác đều thắt cà-vạt, cổ tay áo cài khuy măng-sét thật lịch sự. Bác luôn ngồi dãy ghế đầu, cạnh bác Khai Trí Nguyễn Hùng Trương và nhà văn Trần Kim Trắc. (Hai bác Nguyễn và Trần giờ đây đều đã lần lượt trở thành người thiên cổ cả rồi.)
Thưa bác, cháu rất cảm kích khi được bác gởi tặng tấm thiệp mời cách nay hai mươi ba năm, và nhờ vậy cháu đã có thể bổ sung ngày Chủ Nhật 16-01-1996 vào bản điện tử tại http://huekhai.blogspot.com. Sau này, nếu tập sách được tái bản, cháu sẽ thêm vào ngày tháng ấy. Cảm ơn bác Thanh Thủy rất nhiều, và kính chúc bác an lạc, khang kiện.
*
 Thai Thanh Nguyen bình luận về Tấm Lòng Mt Người Thầy (Facebook ngày 21-3-2019):
May mà có anh ghi lại tất cả những lời trò chuyện, những trao đổi thư từ ấy.Tôi đã đọc say mê, tất cả đều rất hay, rất quý. Xót xa vì cái thời gian nan ấy, lại nghĩ cái công anh ngồi gõ máy chữ bộ Sử Trung Quốc... Thầy thì sức đã yếu, ngồi đếm thời gian mà nhận thư từ, mà vẫn cẩn trọng trả lời từng bức thư... Càng thấm thía lời anh viết về: (L)òng nhân hậu kín đáo cũng như đức tín nghĩa sâu dày của một bậc hiền nhân hiếm hoi giữa đời mạt pháp.”
Huệ Khải: Cảm ơn chị Thái Thanh đã dẫn lại dòng chữ đó. Là cả tấm lòng, thưa chị. Chúc chị an lạc. Quý mến.
*
@ Đạo hữu Luu Ngoc Hoa (luungoc1943@--------.com). Điện thư ngày 16-4-2019:
Kính thưa đạo huynh Huệ Khải, theo tài liệu đạo huynh đã phổ biến, ngày Thiên Nhãn xuất hiện không đồng nhất: (a) Bản tiếng Việt: Sáng Thứ Tư 20-4-1921 (13-3 Tân Dậu) . . . (b) Bản tiếng Anh: On Wednesday morning 20 April 1920 (the thirteenth of the lunar month, . . .), theo Thiên Bàn Tại Nhà (Nxb Hồng Đức, 2017, tr. 16, 44). Như vậy là năm 1920 hay 1921? Trân trọng kính chào.
Huệ Khải: Rất cảm ơn đạo hữu đã đọc sách thật kỹ và có hảo ý giúp tệ đệ sửa lỗi in sai. Xin thưa, ngày đúng là Thứ Tư 20-4-1921. Tệ đệ đã sửa lại trên bản điện tử tại http://huekhai.blogspot.com. Mong rằng sẽ còn được đạo hữu quan tâm, tiếp tục giúp sửa những lỗi sai sót trong các sách đã ấn tống. Kính chúc đạo hữu an lạc.


([1]) https://tuoitre.vn/moi-nguoi-viet-doc-12-quyen-sach-mot-nam-20180630104520329.htm
([2]) Huệ Khải, Vút Một Đường Mây. Hà Nội: Nxb Hồng Đức 2018. Quyển 122-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo.

25 GỬI ANH Ở XA NHÀ / Đạo Uyển 30


GỬI ANH Ở XA NHÀ
Nhớ những ngày trồng sả
Vào tháng Hai, tháng Ba
Thời đim này vất vả
Anh cũng biết rồi mà
Lúc đầu khó khăn quá
Đất nhim phèn tạp pha
Nắng mưa đều kh c
Anh cũng biết rồi mà
Trong giai đon mùa hạ
Nước giếng li hơi xa
Tưới bao nhiêu cho đã
Lại thêm giữ lũ gà
Vườn Tnh Đạo rng quá
Cỏ dọn rồi mọc ra
Tuy có phần vất vả
Ta cũng cười ha ha
Qua đi thi si đá
Vườn bt đầu n hoa
Sả trúng mùa được giá
Lại có thêm nhiều cà
Đang lúc thu hoch s
Anh phải đi hc xa
Ôi! Thương anh nhiu quá
Mượn bu bí làm quà
Đừng chê mướp đắng nhá
Cố ăn nhiu kh qua
Tuy một loại thôi mà
Lúc đắng ri kh qua
Anh em chung chí cả
Tuổi trẻ gắng xông pha
Thương yêu vun ch hòa
Đừng t hiềm chia xa
Cuộc sống lắm vất vả
Lấy khổ làm bài ca
Đứng lên từ chỗ ngã
Rồi đá cũng n hoa
Đoàn kết là tất cả
Gian khổ quyết xông pha
Yêu thương ươm h x
Để cùng về Nhà Cha.
Tu sĩ CHÂU ANH LẠC
(trích Kỷ yếu lễ khánh thành nhà tu Trí Huệ
thuộc Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài, 
Tam Kỳ, Quảng Nam, 24-02-2019)

24 NHỚ QUÊ / Đạo Uyển 30

Image result for làng quê


NHỚ QUÊ
Còn đây củi lửa quê nhà
Mà người năm cũ cũng xa hết rồi
Sông xưa từ độ lở bồi
Nước xanh đã chở mây trời về đâu
Còn đây màu mắt ai sâu
Để buồn vời vợi khi tàu rời ga
Còn đây vạt cải luống cà
Nắng vàng rắc bụi lên hoa cải vàng
Xưa tôi gánh nước ao làng
Gánh cả trăng tưới từng hàng đậu non
Vốn là người của nông thôn
Yêu quê từ thuở tôi còn chân quê
Lớn theo sóng vỗ bờ đê
Thương câu hát thuở mẹ về với cha *
Bây giờ tôi đã đi xa
Vẫn đau đáu nhớ, vẫn da diết buồn
Dễ chi quên được cội nguồn
Thân tuy đất khách mà hồn cố hương
Một mai gởi lại nắm xương
Cuộc đời là cuộc vô thường mà thôi.
TRẦN DÃ SƠN
Phước An, Krông Păk, 24-02-2019
* Sao rua chín cái nằm kề
Thương em từ thuở mẹ về với cha. (Ca dao)

23 VẪN LÀ EM / Đạo Uyển 30



VẪN LÀ EM
Lãng đãng đâu đây một cõi mơ
Âm vang thuở ấy đến bây giờ
Quyền uy, khát vọng, hồn dân tộc
Hoài niệm ai về trong hoang sơ
Ai biết rằng em Kinh hay Chăm
Mặt em hay cả ánh trăng rằm
Mắt em trong vắt mà chan chứa
Thăm thẳm nỗi niềm qua tháng năm
Man mác hoàng hôn tháp cổ đây
Thanh âm nhạc sáo vọng nơi này
Nhạc có lời đâu sao khắc khoải
Đây cảnh, đấy người, bao đổi thay
Em vẫn là em giữa chốn nao
Dẫu em có ở tận phương nào
Apsara mãi sáng cùng non nước
Say đắm muôn người, muôn ước ao.
ĐỖ THỊ KẾT
Tháng Giêng Kỷ Hợi

22 VỀ NGUỒN GỐC HAI CHỮ CÔNG GIÁO / Đạo Uyển 30



VỀ NGUỒN GỐC HAI CHỮ CÔNG GIÁO
TRẦN VĂN TOÀN
Cho đến hết thế kỷ XIX, đạo Giêsu Cứu Thế (Gia Tô, Cơ Ðốc) thường bị khó dễ, bắt bớ, cấm cách, vì nội dung của đạo không được vua quan cho là hợp với đạo lý. Người theo đạo đã phải ra công minh chứng rằng đạo của mình không có gì là trái với tam cương ngũ thường. Nhưng vào thế kỷ XX, khi mà người theo đạo dùng hai chữ “Công Giáo” để chỉ cho đích xác tông phái của mình, thì bị một số người ngoại cuộc hiểu lầm hay là hiểu sai đi, gây ra nhiều xích mích tai hại cho hòa bình. Không biết như thế là vô tình hay cố tình, nhưng những người này cho rằng hai chữ đó nói lên cái tham vọng của người Công Giáo muốn đặt tôn giáo của mình lên làm tôn giáo của công quyền, làm tôn giáo của nhà nước, làm quốc giáo, nghĩa là nhà nước có thể dùng công lực và công quyền để bắt buộc mọi người phải theo, và dĩ nhiên là đi tới kỳ thị tôn giáo. Cái tham vọng đó, xưa nay nhiều tôn giáo đã, đang và còn sẽ thực hiện, nhất là khi người ta không phân biệt tôn giáo với chính trị. Nhưng đó không phải là lập trường của người Công Giáo, vì trên bình diện lý thuyết họ đòi phải phân biệt tôn giáo với chính trị.
Thực ra cách đây hơn sáu mươi năm tôi đã nghe một linh mục lão thành nói rằng dùng chữ “Công Giáo” thì không chính danh, mà phải dùng hai chữ khác, ví dụ như “Phổ Giáo” để nói lên rằng đó là đạo chung đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào.
Sau đây tôi xin nói lên cái nội dung và nguồc gốc của hai chữ “Công Giáo”, để tránh những cái hiểu lầm tai hại.
Theo như chỗ hiểu biết của tôi thì trong sách vở của người theo đạo Giêsu Cứu Thế, từ thế kỷ XVII cho đến hết thế kỷ XIX, chưa bao giờ dùng hai chữ “Công Giáo”. Mãi đến thế kỷ XX mới dùng, nhưng tôi chưa biết đích xác ai đã bắt đầu dùng ở Việt Nam, dùng từ bao giờ và trong văn kiện nào. Xin để các nhà nghiên cứu có phương tiện tìm giúp.
Như ai nấy đều biết, chữ “Công Giáo” bây giờ dùng để dịch chữ “catholica” (catholique). Vốn chữ đó là do gốc Hy Lạp: kata (theo như), holon (cái toàn thể), dùng để chỉ một trong ba đặc điểm của giáo hội, nghĩa là của cộng đoàn những người theo đạo Giêsu Cứu Thế. Những người đó ý thức được và tuyên xưng (trong kinh Credo, tức là kinh Tin Kính) ra rằng cộng đoàn của họ là cộng đoàn duy nhất (una), không chia ra năm bè bảy phái, thánh thiện (sancta), nghĩa là có mục đích và các phương tiện giúp cho người ta thánh thiện. Còn đặc điểm thứ ba là chữ catholica trong mấy thế kỷ đầu không tìm ra từ ngữ nào để dịch cho đúng, cho nên người ta chỉ biết lấy lại chữ catholica rồi giải thích ý nghĩa của nó.
Muốn nói cho đầy đủ cũng cần phải thêm rằng ngày xưa người ta chưa dùng chữ thánh thiện và chữ giáo hội (hội thánh) [1] để dịch chữ sancta và chữ ecclesia (église: giáo hội). Riêng chữ ecclesia, thì người ta còn phiên âm chữ Igreja từ tiếng Bồ Ðào Nha, thành ra nhiều kiểu.
Xin dẫn ra đây một vài ví dụ: Giáo sĩ Alexandre de Rhodes, trong sách Phép Giảng Tám Ngày (Roma, 1651) thì dùng kiểu nói: “thánh ecclesia” (tr. 136). Trong Sách Dạy Những Phép Giúp Lễ Misa, viết tay tại Cửa Hát năm 1704 (Văn Khố Hội Thừa Sai Nước Ngoài tại Paris, AMEP, số V – 1099) thì viết là Ighereja. Trong Sách Giảng Đạo Thật viết năm 1785, (AMEP, số 1183) thì nói “thánh Igrêsa catholica”. Còn trong sách Bổn (sách giáo lý) tiếng Việt, có đề tên Latinh là Catechismus annamiticus (AMEP, số V-1092) - có lẽ đã soạn ra vào thế kỷ XVIII - thì viết: “Tôi tin có sangta Igheresa catholica” (tr. 117). Có lẽ Giám Mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneaux Béhaine) là người đầu tiên dùng chữ “hội thánh” thay vì chữ “ecclesia” trong sách Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ[2] (in năm 1774 tại Quảng Châu bằng chữ Nôm, có bản viết tay bằng chữ quốc ngữ mẫu tự Latinh, AMEP số V-1095, tr. 42), nhưng cũng trong sách đó, trang 64, trong kinh “Tôi Tin Kính”, lại dùng kiểu nói cũ “Tôi tin có Sancta Ighêleja catholica”. Trong Sách Sổ Sang Chép Các Việc, viết xong tại Lisboa (Lisbonne, Bồ Ðào Nha) năm 1822 (do Thanh Lãng giới thiệu và Viện Đại Học Ðà Lạt cho xuất bản năm 1968), thì tác giả Philiphê Bỉnh vẫn còn dùng kiểu nói “thánh Igreja” (tr. 262) và “thánh Igreja catholica” (tr. 194).
Về ý nghĩa chữ “catholica”, thì sách Thánh Đạo Đại Nguyên, in bằng chữ quốc ngữ tại Làng Sông, gần Quy Nhơn, năm 1907 giải thích như sau: “Chính mình Chúa xuống thế lập một hội chung cho các nước cả và [3] thiên hạ” (tr. 199). Và ngày nay người Công Giáo Việt Nam vẫn đọc trong kinh Tin Kính: “Tôi tin có hội thánh hằng có ở khắp thế này”. Những câu mà tôi cho in nghiêng đều chứng tỏ rằng những người đọc kinh như thế không có ý dùng công lực hay công quyền để bắt ép người khác phải theo đạo mình.
Như tôi đã nói trên đây, hai chữ “Công Giáo” dùng để dịch chữ “catholica” thực ra không hợp với ý nghĩa của nó cho lắm, lại cũng có thể gây ra hiểu lầm. Nhưng người ta dùng cũng đã quen, cho nên vấn đề là phải giải thích cho người ta hiểu đúng. Nhưng hai chữ đó từ đâu mà ra?
Theo tôi hiểu thì có hai nguyên do đưa tới kiểu nói “Công Giáo”.
Thứ nhất là về chữ giáo”: Theo đúng nghĩa của nó thì tất cả những người theo đạo Giêsu Cứu Thế đều là thành phần của một cộng đoàn catholica, chung cho cả thế giới, không phân biệt quốc gia dân tộc, coi mọi người là anh em, con một Cha chung; vì cộng đoàn không có tính cách thế tục, hơn nữa lại cũng không phân biệt tông phái. Vì thế các tông phái, tuy nhiều khi không tự xưng là catholica, nhưng cùng có niềm tin một cộng đoàn catholica như nhau.
Vào thế kỷ XI vì một vài lý do có tính cách văn hóa và cách thức tổ chức, lại đôi khi có thêm lý do chính trị và kinh tế, hơn là vì lý do đức tin, nên có ly khai thành hai tông phái, hai cộng đoàn: Người miền Ðông Âu, nói tiếng Hy Lạp, thì tự xưng là “oxthodoxes”, có nghĩa là “chính kiến”, nhưng ta quen gọi là giáo hội “chính thống”; còn người miền Tây Âu, nói tiếng Latinh, thì không lấy tên gì khác, cho nên vẫn gọi là giáo hội catholica. Ðến thế kỷ XVI, lại có ly khai nữa ở giáo hội Tây Âu: Những người ở Bắc Âu đi theo phong trào cải cách của Martin Luther (1483-1546) và của Jean Calvin (1509-1564) thì tự xưng là “Tin Lành” (évangélique), “Cải Giáo (réforme) hay là “Chống Đối” (protestant, không nên dịch là “thệ phản”).[4] Còn những người miền nam châu Âu, không chống đối, không ly khai với giáo tông,[5] thì không có tên gì khác, cho nên vẫn gọi là giáo hội catholica. Từ đó, giáo hội gọi là catholica, chỉ còn là một tông phái, tuy là cộng đoàn đông người nhất, nhưng không thu họp được tất cả các môn đồ của giáo tổ Giêsu nữa. Những giáo sĩ đầu tiên sang truyền giáo ở Việt Nam đều thuộc về giáo hội catholica cả.
Thêm vào đó chữ catholica, theo lý thuyết phải dùng để chỉ một đặc tính của giáo hội, thì dần dần ở châu Âu người ta dùng để chỉ tôn giáo. Vì lý do mỗi tông phái trên đây đều cho rằng đường lối của mình là chính đạo. Từ đó, ngay từ bên châu Âu người ta đã nói đến đạo Chính Thống (religion orthodoxe), đạo Tin Lành (religion protestante) và đạo catholica. Theo như tôi biết thì trong sách vở bằng tiếng Việt có lẽ Philiphê Bỉnh là người đầu tiên dùng kiểu nói “đạo catholica Romana”, “đạo catholica” (Xem Sách Sổ Sang Chép Các Việc, đã dẫn trên đây, trang 177 và 191). Như thế là ta giải thích được chữ “giáo” trong kiểu nói “Công Giáo”.
Thứ hai là về chữ công: Chữ catholica trước đây không được phiên dịch ra tiếng Việt, mà chỉ được giải thích là: “hội thánh hằng có ở khắp thế này. Vì thế tôi nghĩ phải tìm trong sách đạo viết bằng chữ Hán dùng ở Việt Nam. Thực ra các giáo sĩ người Âu, trước khi họ sang Việt Nam, thì thường đã sang Trung Hoa trước, và đem sang bên ta một ít sách chữ Hán cho mình dùng, không những là sách giáo lý mà cả sách chép các kinh nhật tụng nữa. Ðặc biệt nhất là Kinh Cầu Ðức Bà bằng chữ Hán, gọi là Kinh Cầu Chữ, mà trước đây thường đọc trong những ngày giỗ.
Tôi đã may mắn tìm được trong cuốn sách viết tay Bổn Ba Ngôi (AMEP, số V-1100) trang 115, có Kinh Tin Kính phiên âm Hán-Việt. Kinh bắt đầu thế này: “Thần tín tuyền năng giả Thiên Chúa Phatêrê tạo thành thiên địa, v.v… (Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất, v.v…) Ðến chỗ nói về giáo hội thì phiên âm Hán-Việt như sau: “Thần tín hữu thánh nhi công Ighêregia”. “Thần tín hữu” là “Tôi tin có”; “thánh” là dịch chữ “sancta” là “thánh thiện”; “nhi là “mà, mà lại”; còn “Ighêrêgia” là phiên âm chữ “Igreja”, “ecclesia” (église), tức là giáo hội, hội thánh. Riêng chữ “công” ở đây là dịch chữ “catholica”, có nghĩa là (hội thánhhằng có ở khắp thế này”, như đã giải thích trên đây.
Như thế đã rõ: Tông phái catholica theo đường lối nào, theo đạo nào, thì đạo ấy gọi là đạo catholica, tức là đạo chung cho mọi người. Lại vì chữ “công” có nghĩa là “chung”, cho nên người Trung Hoa dịch “catholica”“công”. Thành ra khi chuyển đặc tính catholica làm đặc tính của đạo, thì dĩ nhiên là người ta dùng hai chữ “Công Giáo”. Tôi không biết người đầu tiên dùng hai chữ “Công Giáo” có cân nhắc như thế không, nhưng tôi trộm nghĩ đó là cái lý sự làm nền tảng cho cách phiên dịch chữ “religio catholica”.
Vẫn biết là cần phải nói cho chính danh, mới tránh được hành động sai lầm, nhưng tôi nghĩ không nên câu nệ về từ nguyên.[6] Những kiểu nói tuy không hoàn toàn đúng, nhưng dùng đã quá quen, như hai chữ “Công Giáo”, thì có lẽ không nên sửa lại nữa, nhưng cần phải giải thích để hiểu cho đúng.
TRẦN VĂN TOÀN
Nguồn: Tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo
Hà Nội, số 4, năm 2003


[1] Cũng như bên nhà Phật, cộng đoàn những người đi tu theo Phật pháp gọi là Sâng, người Trung Hoa không dịch, nhưng phiên âm là seng (seng-jia), đọc theo giọng Hán-Việt là tăng (tăng già), nhưng hình như không còn hiểu là cộng đoàn, mà hiểu là cá nhân người đi tu, nghĩa là ông sư (người đi tu ngày xưa tự xưng là bần tăng). Thiết tưởng có lẽ vì thế mà ngày nay khi muốn nói đến cộng đoàn thì bên nhà Phật cũng dùng chữ giáo hội (église) như bên Công Giáo.
[2] Quốc ngữ ở đây có nghĩa là tiếng nước ta, tiếng Việt, chứ không phải chữ Hán. Vì thế chữ Nôm cũng gọi là chữ quốc ngữ.
[3] cả và: Tất cả. cả và thiên hạ: Toàn thể thế gian. (Đạo Uyển chú)
[4] Thệ phản 誓反 tức là phản bội lời thề. Cách dịch sai trái này rất nguy hiểm, phải bỏ hẳn đi để khỏi xúc phạm tôn giáo Tin Lành. (Đạo Uyển chú)
[5] giáo tông: giáo hoàng. (Đạo Uyển chú)
[6] Ví dụ ở châu Âu ngày nay ai nấy đều dùng Physiologie theo nghĩa là Sinh lý học, mà không xét rằng theo từ nguyên thì nó có nghĩa là Thiên nhiên luận, như triết gia Feuerbach đã dùng. Cũng như hai chữ Hán-Việt phương tiện thì Từ Điển Tiếng Việt (Hà Nội: 1967) định nghĩa là: Vật sử dụng để làm một việc gì, để đạt một mục đích; nhưng trong Dictionnaire Chinois-Francais (Bắc Kinh: 1964) lại dịch hai chữ fang biàn (phương tiện) là Commode, Favorable, Commodité, Favoriser; và kiểu nói qù fang biàn (khứ phương tiện) phải hiểu là… đi nhà vệ sinh.