4. Trung Hưng Bửu Tòa
ngày 12-01 Kỷ Hợi (Thứ
Năm 19-02-1959)
THI
THÁI bình đất nước chúng dân vui
BẠCH hắc phân minh có mấy người
Giờ nầy
trước một sự thiêng liêng nghiêm trọng, chư hiền đệ, hiền muội sẽ lần lượt đăng
đàn hồng thệ, bái mạng ([4])
Đại Từ Phụ lãnh lịnh lên đường hành đạo. Trước mọi sự kinh khiếp phập phồng lo
lo nghĩ nghĩ, chắc mọi người cũng tự hỏi lòng mình giờ phải sao đây. Nên tiến
lên để đẹp ý Thầy, tròn phận sự hay là thối lại nhường bước cho bậc xứng đức
cao tài để quyền pháp, giáo điều của Hội Thánh được tinh minh bảo đảm?
Điều
nghĩ ngợi ấy rất nên chính đáng với tấm lòng ưu tư thiết tha xây dựng đạo, nên
bước lên hay thối lại cũng do sự giác ngộ của lòng thánh khiết, của hạnh Bồ
Tát, không vì tư dục ích kỷ cá nhân, mà biết thương Thầy mến đạo. Không phải
như kẻ kia ham danh tham vị, làm trở ngại cho công cuộc cứu thế dựng đạo, để
mang lại điều tủi hổ cho hàng đẳng Thiên ân,([5])
như một cục đá giữa đường choán cả lối đi trong thiên hạ.
Đã nói
kỳ cảo chọn sắp xếp Thiên ân đâu đó an bài, dưới trên thứ tự, thì thế nào cũng
có người phát tâm tiến tới làm tiền phong đương vi trọng trách,([6])
mà cũng có người lui lại giữ tròn nhiệm vụ làm hậu thuẫn cho nền móng nhơn
sanh.
Dù được
tiến tới hay phải thối lui cũng đều tốt đẹp cả. Nếu mọi người đều nhận rõ cái
lợi chung để đóng góp một đôi phần tùy khả năng có sẵn, thì lo gì cơ đạo không
thành, xuân thánh đức không hiện, nền Phước Thiện không cao, phần ngoại giao
không rực rỡ, chim lồng được mở, cá chậu được ra, trong nội tình trên dưới thân
hòa, cơ cứu chuộc gần xa nhơn sanh nhuần gội.
Ngặt một
điều: Những kẻ mờ tối không nghĩ xa thấy rộng rồi đem lòng bất mãn bất bình, nổi
kế yêu tà ([7])
xúi giục nhau làm loạn, đào sâu hố tội lỗi để chôn mình. Thiệt là một sự đen
tối cuồng vọng, tách mình ra ngoài thánh thể.
Chư hiền
đệ, hiền muội ôi!
Sự cảo
chọn kỳ nầy là một ân phước cho chư hiền đệ, hiền muội mà cũng là ân phước cho
toàn đạo nói chung. Nếu trong hàng ngũ Thiên ân mà không mạnh lành vững chắc
thì làm sao đưa bước đạo đến nơi cứu lấy quần dân ([8])
lên đường giác ngộ. Đã là chức sắc thì phải làm sao xứng đáng một người chịu
mạng Trời, thay ý người để hoằng dương chánh pháp. Nên một người Thiên ân phải
đủ hạnh, nêu tỏ được bề mặt của đạo. Bằng ([9])
trong hàng ngũ còn so le chênh lệch, đen tối phức tạp, thì mong gì danh đạo
được thơm, quyền đạo được mạnh, thể đạo ([10])
được lành, lối đạo được thông, toàn đạo được gội nhờ ơn phước.
Vì lẽ đó
mà phải có một cuộc cảo chọn. Đã nói cảo chọn thì một trăm cũng lấy được năm
mươi; năm mươi cũng còn đôi mươi; đôi mươi cảo chọn lại cũng còn có năm, mười
người xứng đáng. Xứng đáng được chưng lên để làm giá làm gương hầu cho thế lực
Đạo Trời ngày thêm lan rộng uy danh.
Nhưng
mặc dù đã nói cảo chọn mà lòng từ bi tận độ của Thầy cũng không muốn nhặt một
ai thải ra ngoài hàng ngũ, chỉ mong sao lòng giác ngộ từng cá nhân mạnh mẽ,
nhận thấy lỗi lầm mà ăn năn, biết thấu tận lợi ích chung mà đem thân gánh vác
thì lo gì nền đạo không vững chắc, lòng tu không chứng thấu Hiền Thánh, Kim
Tiên.
Chư hiền
đệ, hiền muội cũng thấy rõ kỳ hồng ân ban thưởng vừa qua, đó là một lẽ công
bình bằng một sự tận độ của Thầy. Ban thưởng kia là để cho chư hiền thấy được
ân huệ nhỏ đến ([11])
cho mình; nhờ đây mà lòng thêm tươi, người thêm nhẹ, nương lấy quyền pháp mà
tiến lên để đủ phương tiện lập công, kết mối thâm tình giữa đạo hữu, gây duyên
chưởng phước mà đặt mình trong tổ chức làm những việc cho Hội Thánh, cho Thầy,
nối lại mối thông công để sự sống lòng thương trở nên bình đẳng giác ngộ.
Thế mà mấy
người được phương tiện kia nhẹ bước đường lành, cổi rồi oan trái mà lại còn bê
tha ngạo nghễ, chè chén suốt ngày, đam mê mãn kiếp, danh lợi không thôi, thị
phi chẳng dứt, thịt cá còn ăn, lả lơi bừa bướng, nhởn nhơ bạc bài, lời nói câu
mâu, việc làm trái đạo, ở ăn bừa bãi, ra vào chẳng thuận chẳng cung, gây với
lối xóm, nghịch chống trong gia đình, nhác cúng sám quỳ hương, ít về chùa họp
hội, sống trong đoàn thể như ở đâu xa, gần với Thiên ân mà ít khi hội bàn. Công
phu công quả là thế, hạnh tu thiếu sót vô chừng thì làm sao che đậy cho người
đời khỏi thấy, lấy thúng úp voi sao được, danh nghĩa đạo phải lu mờ.
Vì vậy
mà người Thiên ân hiện nay phải làm sao cho trọn vẹn, làm nòng cốt ([12])
cho nhơn sanh. Không thể kéo dài tình trạng hủ bại ấy nhiều ngày (…).
Nền đạo
hiện tình cũng vì một phần lớn chư Thiên ân hướng đạo đã gây nhiều oan trái cho
nhau, đem lại một cuộc sống bất bình đầy đen tối. Danh đạo đã bán rẻ, quyền đạo
bị yếu luốt,([13])
pháp đạo đã lờ mờ, hàng ngũ bị phân cắt, thánh thể đã phanh phui, người ngoài
trông vào nội bộ đã có nhiều khinh bỉ. Các nền cựu giáo mỗi ngày một mạnh, còn
ta bị bao nhiêu quyền đời lấn áp, phe phái cuốn lôi, nếu không sớm mạnh mẽ đứng
lên thì sứ mạng bị thu hồi, ân phước nơi nầy sẽ bị truất phế, toàn đạo sẽ có
ngày điêu tàn. Nếu xuân thánh đức nầy nguồn sống chẳng được phục sinh, cơ xáo
trộn không hoán cải thì [bao nhiêu cố gắng] xưa nay cũng như công dã tràng xe
cát. Chư đệ, chư muội nghĩ sao?
Việc cảo
chọn chức sắc để chỉnh tu hình thức quyền pháp Thiên ân là một công cuộc kiến
tạo nền trung hưng giáo lý. Bởi
vậy toàn đạo được giác ngộ thì sự nghiệp mới sớm hoàn thành, mà cơ tận diệt của
đời mới mong cứu vãn, hồi sinh cho nhơn loại.
Vậy
chư Lễ Sanh nam nữ nói chung phải làm thế nào để được đúng quyền hành pháp
luật, vượt lên trên thế sự một bước. Đừng là đà lẩn thẩn trên danh lợi thị phi.
Ráng đoạn nghiệp trừ phiền, dứt nợ tiền khiên trái chủ oan gia, tu lấy thân tâm
cho được nhẹ nhàng sáng suốt để hầu được việc cho Thầy, chung quy ([14]) về nơi Bồng Lai nhàn hưởng.
Cuộc
đời đã đen như mực, lòng người lại bạc như vôi. Nếu không được Chí Tôn thị hiện
quyền pháp chưng bày, thì buổi mạt tận đời cơ khí nầy, nay mai đây mới làm sao
thoát vòng tang thương thống khổ?
Đời
sắp diễn những tuồng ghê sợ. Đến đây các đệ muội phải vững lòng tin tưởng ở quyền
pháp, ở điển lành, mà dìu dắt nhơn sanh đi trên con đường sống của Thầy đã
phóng. Đường sống dọn xong thì đời sẽ không còn giết hại lẫn nhau mà phải đến
ngày tận diệt. Các hiền lấy thanh tịnh mà làm nền tảng cho trí tuệ. Có trí tuệ
mới nhận thấu lẽ đạo tinh vi, việc đời tế nhị. Có trí tuệ rồi lòng mình mới nhẹ
nhàng vui khỏe, mạnh mẽ đường tu, ân cần việc đạo. Điều quan trọng nhứt là đạo
ở nơi thân tâm của chư hiền đệ, muội làm thành trì cho Giáo Hội, làm hướng đạo
cho nhơn sanh, làm khâm mạng cho Hội Thánh.
Các hiền
phải làm sao cho xứng vai đáng mặt một người quyền pháp môn đồ. Phải có đức tin
đanh thép, chí hướng vững vàng, tin cơ cứu chuộc đã đến, chỉ có Thầy mới ngăn
được nạn tiêu diệt, họa xăm lăng. Thầy mới đủ quyền pháp đánh bạt cả mưu thuật
tà pháp của quỷ vương, mới cứu vớt con người tội lỗi trở nên phước đức.
Vậy
các đàn cơ đã liên tiếp trình bày công cuộc xây dựng chánh pháp rồi. Hôm nay
chỉ làm lễ hồng thệ. Hồng thệ đây không phải lối đời bắt ép con người yếu phải
vâng theo, mà đây là đặt mối thông công nối liền sự sống bằng quyền pháp để cho
nước cứu rỗi chảy vào lòng mình, mà đây cũng là một dịp hồng ân bắc cầu cho
Thiên nhơn gặp lại.
Lần
nầy là lần giao ước giữa người Thiên ân với Thần Thánh, kết mối tương quan để
mở rộng con đường tận độ, con đường đại xá, thì sự thề nguyền đâu phải một điều
bắt buộc ai. Thề là để đánh dấu một giai đoạn tiến lên qua một thời kỳ đen tối.
Thề là ghi lại những lời giao ước nơi ký ức, đừng cho lòng ta xao lãng mà vật
chất lấn tinh thần, ý tình ngăn bước tiến. Thề là để giữ lòng trung thành, giữ
tròn Thiên vị, chịu lấy sứ mạng đảm đương gánh đạo từ nay. Lão cũng không buộc
một ai phải đăng đàn hồng thệ mà buộc những người giác ngộ để được tròn với
nghĩa vụ tối cao.
Chư đệ,
chư muội chọn một trong ba điểm Chấp, Hành, Hộ, mà lo tròn lời nguyện ngày xưa,
nếu bội ước cùng Thầy phải trầm luân muôn thuở. Già yếu, đau nhọc thì xin vào
hộ trì cầu nguyện và góp ý nhắc nhở đạo hữu lân cận, chỉ vẽ sắp đặt trong gia
đình vợ con hòa thuận làm gương.
(. .
.)
Thôi, Lão chào chư hiền.
*
([1])
Dặn dò mọi người trước sau như một, lòng dạ vững bền như sắt đá (kim thạch),
không thay đổi trước mọi hoàn cảnh.
*
Nếu quý bạn thích có
tập sách nhỏ này, kính mời quý bạn gởi thư về daidaovanuyen@gmail.com. Cảm ơn quý
bạn quan tâm. (Chương Trình Chung Tay Ấn
Tống Kinh Sách Đại Đạo)