1. Trung Hưng Bửu Tòa
ngày
03-01 Kỷ Hợi (Thứ Ba 10-02-1959)
THI
TIẾP ân thánh đức dựng trung hưng
VĂN sĩ toàn tu đợi đón mừng
PHÁP đạo khuyên ai bền chí gắng
Giờ nầy Bản Quân đến báo tin và chỉnh đốn đàn
tiền để được tiếp kỳ giáo pháp.
Năm nay, theo lệnh Tam Giáo Tòa, ban hành luật
pháp, xây dựng đạo quyền, chư Thiên ân và toàn đạo cố gắng tiến lên để đón hồng
ân Tam Hội Long Hoa khai thế đạo. Chư chức sắc Hiệp Thiên Đài và Minh Tra ([5]) phải dọn mình ([6]) chờ lệnh để lãnh sứ
mạng lên đường hành đạo. Một năm phải
đầy quyết liệt ([7]) hoàn thành sứ mạng, phải đấu tranh mạnh mẽ với lòng mình để được toàn thắng mà hầu việc
cho Thầy.([8])
Đường lối bảo pháp, Hành Chánh ([9])
phải được minh minh bạch bạch,([10])
làm cho thánh thể mạnh lành, tổ chức rộng lớn, hàng ngũ chặt chẽ, trên dưới
trật tự, trong ngoài phân minh, quyền hành tôn trọng lẫn nhau, nhất là nội tâm
thanh tịnh,([11])
ngoại cảnh an nhiên.([12])
Nhớ lấy luật Trời: Tài giả bồi chi;
khuynh giả phúc chi.([13])
Hễ nên thì được giúp đỡ cho lớn mạnh, bằng ([14])
hư hỏng thì bị xô đổ. Đó là vật cạnh thiên
trạch ([15])
vậy.
Xuân năm nay cả một sự đen tối, nếu không
tinh minh ([16])
dõng mãnh thì khó phân biệt chánh tà để đưa
mình lên thiên vị.([17])
Thôi, chư hiền thành tâm đón Cái Thiên Cổ Phật.([18])
Bản Quân xuất cơ.
TIẾP ĐIỂN
THI
THÁNH đức làm cho hiển hiện ra
Lão chào chư Thiên ân, chư đạo tâm nam nữ.
Giờ nầy Lão đến cùng chư hiền với một mối
tình thiêng liêng hứa hẹn.
Chư hiền cũng như toàn dân, mỗi một năm phải
phí sức lao tâm, quằn quại trong chuỗi ngày đầy mệt nhọc, khốn đốn, trải qua
nắng hạ mưa đông làm cho thân con người chịu trăm ngàn khó nhọc. Nào đường nầy
ngõ nọ, nỗi áo cơm phần phục dịch cho xã hội nước nhà, chờ lấy một ngày xuân để
hồi sinh sức sống. Nhưng xuân đi xuân lại đã bồi đắp cho loài người không biết
bao nhiêu, mà rồi cũng không bù nổi sự tàn phá tiêu hao của cảnh tháng buốt
ngày thiêu ([22])
chặt đẽo. Đó là tại lòng mình thiếu tự chủ, chạy theo ngoại cảnh mà cam khổ
trọn đời.
Xuân có hiện có ẩn, nhưng đâu phải lúc tới
lúc lui.([23])
Sự sống khi thiếu khi thừa, nào phải tách rời thân thể. Nên nói đến xuân, chỉ
có người biết chủ ([24])
lấy mình mới hưởng trọn lẽ sống đời đời. Lẽ sống ấy là xuân thì người nào lại
không được quyền sống vĩnh cửu? Vì người không chủ ([25])
ở lòng mình, cứ chạy theo cảnh sắc bên ngoài, như xuân đến thì vui, xuân đi thì
khổ, có dựa được thì vững, không nương được thì nhào. Người mà ỷ lại,([26])
người sống như thế làm sao an vui mạnh khỏe.
Hôm nay Lão muốn nói qua về thời độ của xuân
Kỷ Hợi là một hồng ân vô cùng, mà Thầy gọi là xuân huyền cơ thánh đức, trong đó
có nhiều ý tứ sâu xa. Nếu kẻ không thanh tịnh làm sao đón được huyền cơ,([27])
mà người chẳng thánh tâm sao nên thánh đức? Đã nói xuân thánh đức là nói một
cuộc thi thử thách chọn lựa, thì người nhẹ tâm tin yếu ([28])
làm sao hưởng lấy hồng ân?
Đời đã đến một ngày đầy khó khăn đen tối,
người tu hành phải biết để chơn đưa bước ([29])
trong những khổ đau. Hiện tình nội bộ nền đạo gặp phải không biết bao khó khăn.
Chánh pháp đã lem ố, một thánh thể chia xẻ nhiều mảnh nhỏ to,([30]) con
cái của Thầy bơ vơ thiếu người hướng đạo. Nếu nơi nầy ([31]) không
sớm mạnh dạn đứng ra cứu chuộc ([32]) lại
tên tuổi Đạo Trời, không đem quyền pháp được ban mà hàn gắn cho thánh hình ([33]) lành
mạnh,([34]) không
quyết lòng vì sứ mạng thì muôn vạn sanh linh sẽ sa bước vào hố thẳm hang sâu. Không
vì đạo thương đời làm sao mở một kỷ nguyên xán lạn cho ngày mai? Không buông bỏ
danh lợi thân gia ([35]) thì
ai là người lãnh lấy trách nhiệm trung hưng chánh pháp?([36]) Vì
vậy đầu xuân năm nay thiết đàn hồng thệ ([37])
để cho chư Thiên ân tự nhiệm ([38])
lấy quyền pháp mà xây dựng một Hội Thánh lành mạnh.([39])
Vì sự nghiệp nơi nầy đã sẵn một thành tích làm nền móng cho công cuộc kiến tạo
cơ sở đạo pháp, các hiền Thiên ân ngồi lại, bình tĩnh mà kiểm điểm việc làm vừa
qua và sứ mạng sắp tới. Nếu không mạnh dạn bước lên lãnh lấy chương
trình thì cũng đáng tiếc cho bao nhiêu năm xây dựng.
Về
việc Phổ Tế ([40]) năm
nay muốn cho nền đạo được mạnh mẽ tỏ sáng thì phải theo một nguyên tắc chung là
bắc cầu sang qua các chi phái để ngọn đuốc trung hưng được soi rọi khắp nơi. Phải
đánh trống khua chuông giục thúc đạo tràng,([41]) xây
dựng một nền Phước Thiện ([42]) cho
giữa nhau có một phong hóa đạo đức, một đời sống êm thắm mỹ miều, một tinh thần
đồng đạo yêu thương, chia bằng ([43]) sức
sống, làm cho nền trung hưng giáo lý có một tài liệu thiết lập chánh pháp ở
lòng người, mạnh mẽ nói lên bằng lời bằng bút, bằng lòng cầu nguyện, bằng sự tu
hành của mình. Gần trước xa sau, nhứt là làm cho nội bộ cảm thông, có một đức
tin theo một đường lối để cho toàn diện được nhận thấy sứ mạng trung hưng mà
nguyện hy sinh xây dựng đạo.
Thôi,
ban ơn chư hiền một năm không ngày nào vắng khí xuân, một năm đầy hồng ân sứ
mạng. Chào.
TIẾP
ĐIỂN
THI
ÂM dương hòa hiệp đạo tâm sanh
BỒ đề đã mở đời an trị
TÁT (Tác) lập xuân tâm trọn phước
lành.
Bần
Đạo chào chư hiền Thiên ân, chư đệ, chư muội.
Giờ
nầy hồng ân đã đến ban cho toàn đạo một nguồn xuân thánh đức đầy dẫy sự sống và
tình thương.
Sức
sống được chảy khắp đó đây thì vạn vật trên đời được hồi sinh, người người ấm
no lành mạnh. Nếu nước sống không trôi chảy thì đời sống phải lầm than. Cảnh
sống không đồng đều thì gây nên chiến tranh, trộm cướp. Tình thương đẩy xua hắc
ám trong đời. Tình ấy ban ra thì vạn vật cỏ hoa mới an toàn, bảo đảm.
Vì
vậy, sinh cơ bảo thọ Phước Thiện làm nền tảng hòa bình, xây dựng con người theo
lẽ đạo, ở ăn san sẻ cho nhau. Muốn tạo cảnh đại đồng trước nhất phải làm cho
trong nội bộ đầy lòng bình đẳng, bác ái. Nên xây dựng Phước Thiện là xây dựng thế
đạo, lấy thế đạo để làm đà tiến lên Thiên đạo. Thiên đạo thành bởi thế đạo được
lập. Thế đạo có lập, cảnh đời mới thiệt hạnh phúc tự do. Xây đắp nền hạnh phúc
nhơn gian bởi vậy phải mượn những tay môn đệ đã được đạo đức vô ngã vô nhơn.([45])
Nền đạo phải được trung hưng không bởi
Phổ Tế mà bởi Phước Thiện để làm chứng minh.([46]) Ai
là kẻ thương đời mến đạo nên đóng góp vào công cuộc Phước Thiện. Mặc dù hoàn
cảnh cho phép hay không, sự nghiệp ấy có trải qua trăm ngàn thất bại, nhưng sẽ
đem lại nhiều thành công cho hậu nhựt,([47])
cho lịch sử truyền đạo không nhỏ. Chư Thiên ân cố gắng xây dựng thế đạo. Chư đạo
hữu tận tâm bồi đắp Phước Thiện cho thành hình. Hễ quyết tâm thì có ngày kết
quả. Toàn đạo dốc dạ chơn thành lo tu, đứng vững trong hàng ngũ, đừng tự tiện
tách ngoài tổ chức mà phải ăn năn.
Xuân năm nay trong nội bộ được hồng ân đã ban
thưởng cho công trình cố gắng. Nếu không cố gắng thì khó lòng đứng yên, lựa là ([48])
tiến tới. Đã cố gắng thì nên nhắm vào mục đích, đừng lấy sau làm trước, đừng
lấy công làm tư. Đã cố gắng thì phải cố gắng cho đến cùng, đừng vì một trở ngại
mà ngã lòng, đừng sợ sức mạnh mà [vượt] qua quyền pháp.
Từ nay trở đi, trên con đường hành đạo còn
trải qua nhiều gay go, phải nhẫn nại bình tĩnh. Mọi việc chi cũng đều có Thầy,
có Phật Tiên soi dẫn, che chở cho cả. Vì phải đi qua một đoạn đường như thế, là
để cho người Thiên ân trở nên xứng đáng làm hướng đạo sau này. Để cho toàn đạo
một chuỗi đời mệt nhọc, mới đủ công lao xứng đáng trong thánh thể Tam Kỳ. Mà đời
càng khó thì đạo càng hay. Một lần đổi thay là một lần quyền pháp minh định.
Thôi,
Bần Đạo ban ơn lành cho toàn đạo một năm xuân đầy ơn phước.
TIẾP
ĐIỂN
THI
TINH tấn lòng mình sớm vượt qua.
Lão
chào chư Thiên ân, chư đạo đệ, đạo muội.
Chư
Thiên ân và toàn đạo ôi! Đời là một trường đấu tranh. Nhơn loại lầm than, khổ
sở. Người Thiên ân lẩn quẩn trong bầu u ám lợi danh. Kẻ vì đời muốn cứu nhơn
loại ra khỏi cảnh tiêu vong, tàn phá cũng không biết phóng một con đường nào
cho đến chỗ hòa bình, hạnh phúc.
Đời hạ
nguơn là buổi hỗn độn, điêu tàn. Cảnh tận diệt diễn ra mỗi ngày cho đến khi quả
địa cầu tan vỡ, hay là thời hành phạt nhơn loại chịu lãnh lấy cộng nghiệp ([52]) trả
trả vay vay. Thầy không nỡ ngồi nhìn đàn con trong cảnh tang thương nên mở cơ tận
độ, thị hiện ([53]) tại
thế gian nầy, dựng nên một Đạo lớn quy Tam Giáo hiệp Ngũ Chi, đem cả lương sanh
([54]) dựng
nên thánh thể. Thánh thể được hình hiện thì bốn biển thái bình, nhơn loại trên
mặt địa cầu đều là đồng bào huynh đệ. Nhưng ngày giờ chưa đến, thái vận còn
đen, nên thánh hình đành để cho quỷ vương phanh phui, chia cắt. Thánh hình lúc
ẩn lúc hiện, khi hiệp khi tan. Tan hiệp là quyền pháp nhiệm mầu biến thông của
cơ Tạo Hóa. Điều đó các hiền chưa nên biết.
Bây
giờ đã đến ngày hồng ân pháp đạo được Thầy ban sứ mạng cho nơi nầy để xây đắp
một Giáo Hội lành mạnh,([55]) thì
các hiền cũng nên đoái lại muôn vạn sanh linh còn nổi trôi trong bể khổ đương
cầu cứu, đoái lại một thánh thể bị phanh phui.
Thánh
thể là con thuyền tế độ vớt chúng sanh nơi bể khổ. Nếu lòng biết thương đời vì đạo,
thì đâu tọa quan thành bại([56]) trước
bao nhiêu cảnh tượng ác liệt đương biểu diễn tung hoành. Thuyền cần phải lướt
sóng, vượt bể ra khơi để cứu người hụp lặn. Hiện tình thuyền đạo mỗi nơi một
mảnh, phải làm sao ghép lại cho thành. Nghĩa là nội bộ lần lượt hiệp một. Muốn
hiệp một thì quyền pháp trung hưng phải được lành mạnh.
Nơi
đây từ lâu tuy tinh thần toàn đạo được duy nhất, người hướng đạo lúc nào cũng
thiết tha hoài bão cho nhơn sanh đạo đồ,([57]) lúc
nào cũng ân cần lo tu, lo đóng góp công trình vào việc xây dựng Hội Thánh, lòng
ấy đã có, trên lịch sử truyền đạo còn ghi, nhưng Lão còn lo mỗi thời mỗi thay,
mỗi ngày cơ thử thách tinh vi càng khổ. Bước đạo đến đây phải có người Thiên ân
vững vàng, người đạo đồ chắc chắn mới mong toàn hảo, mạnh lành.
Vì lẽ
trên, và cũng còn bao sự oái ăm, tế nhị hơn nữa phải xây dựng một Hội Thánh.
Xây dựng một Hội Thánh, yếu tố([58]) là
người Thiên ân quyền pháp. Có người Thiên ân quyền pháp rồi, nền đạo mới được
vững chắc sáng tỏ, giáo lý mới được ứng dụng khắp nơi, vì người Thiên ân là
người vượt mọi danh lợi thế gian, hy sinh tất cả những cái gì mà đời không sao
lìa bỏ, thiếu được. Người hướng đạo giẫm trên lối sống thông thường của đời,
đem thân phận gánh vác cho nhơn sanh nên được người cảm mộ và tin tưởng. Vì đời
nay dù thuyết nào có hay, tài nào có hơn hết, rồi cũng không khỏi danh và lợi
mà thôi. Người nào ngoài danh lợi mới thiệt thương đời vì đạo.([59])
Hôm
nay Lão muốn cùng chư hiền xúm tay xây dựng một nền chánh pháp cho được vững
chắc. Các hiền cùng Lão quyết liệt đứng ra làm tiêu biểu cho quyền pháp mới
mong hoàn thành sứ mạng trung hưng. Nếu trì hoãn, lựa lần ([60]) thì
một số người có tâm từ xưa, nay sẽ lọt vào tay quỷ vương, bao nhiêu môn sanh
trong nền đạo ngẩn ngơ lạc bước. Đạo tình ([61])
nhiều mối xíu xăng ([62]) như
cuộn chỉ rối bời, sao phăng ra được mối. Nhưng đã có công thì thủng thẳng cũng
gỡ ra. Phải bền chí, kiên gan mới được. Nếu vì mệt nhọc mà buông đi, thì kẻ khác
họ thấy họ cũng lấy ném vào trong lửa cho khỏi kẻ đá qua, người đá lại.
Đã
đồng danh đồng phận ([64]) làm
sao không nghĩ đến sự cứu chuộc cho danh nghĩa về sau, cho nhơn sanh khỏi vì đạo
mà chôn thân nơi nhục hổ. Vậy chư Thiên ân và toàn đạo đừng nên riêng rẽ mà
phải có một con đường để cứu vãn tình cảnh đó.
(. . .)
Lão
chào chư hiền.
*
([3])
Ngài Cao Hữu Chí là Tiếp Văn Pháp Quân nên xưng Bản Quân 本君. Bản
cũng nói là Bổn. Một vị Thánh thì
xưng Bản/Bổn Thánh 本聖. Một vị Thần thì xưng Bản/Bổn Thần 本神. Một vị vương thì xưng Bản/Bổn Vương 本王. Một vị quan chức thì xưng Bản/Bổn Chức 本職. Đời Tống (Trung Hoa) ông Bao Công
cai quản phủ Khai Phong nên thường tự xưng là Bản/Bổn Phủ 本府. Ngày xưa, một sứ thần nói với người
nước khác thì gọi nước mình là Bản/Bổn
Quốc 本國 (nước của tôi). Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh
Chơn khi giáng cơ, nói với đàn em thì xưng Bản/Bổn
Huynh 本兄.
([13]) Trung Dung, chương 17: Cố tài giả bồi chi; khuynh giả phúc chi.
故 栽 者 培 之; 傾 者 覆 之. James Legge
(1815-1897) dịch: Hence the tree that is
flourishing, it nourishes, while that which is ready to fall, it overthrows.
Charles Muller (sinh năm 1953) dịch: Thus,
Heaven nourishes the growing sprout, and throws down the leaning tree. Để
dễ hiểu, thử lấy ví dụ sau đây: Nhà nông ra thăm rẫy, thấy cây nào sởn sơ, tươi
tốt thì chăm bón thêm cho mau phát triển. Trái lại, gặp cây nào èo uột, xơ xác, và liệu bề nó không
thể nào lớn mạnh được nữa thì liền nhổ phứt đi, dành chỗ cho cây khác dễ tăng
trưởng.
([27]) thanh tịnh: Khi báo đàn, Đức Tiếp Văn
Pháp Quân nhắc nhở mọi người giữ nội tâm
thanh tịnh. Khi dạy bài này, Đức Quan Thánh cũng khuyên giữ tâm thanh tịnh
để đón được huyền cơ.
Cơ 幾 (minute sign) nghĩa là dấu hiệu nhỏ nhặt, điềm mới
khởi, triệu chứng mới vừa xuất hiện. Huyền
玄 là ảo diệu, sâu xa, rất khó nhận ra, rất khó
nắm bắt (mysterious). Huyền cơ là dấu hiệu rất kín nhẹm mà Trời
hé lộ cho người Thiên ân sứ mạng tìm hiểu để kịp thời kiến cơ nhi tác 見幾而作 (nhìn ra dấu hiệu kín nhẹm mà hành động
đúng lúc, không bỏ mất cơ hội).
Luận Ngữ (7:8) chép rằng
ngày xưa Đức Khổng Tử dạy học trò cái hình vuông thì chỉ nêu lên một góc (cử nhất ngung 擧一隅), học trò phải suy ra ba góc còn lại
(dĩ tam ngung phản 以三隅反). Khi hé lộ huyền cơ, Trời chỉ nói mí mí, chẳng khác gì Đức Khổng cử nhất ngung. Người hướng đạo, bậc Thiên
ân sứ mạng nếu tâm không thanh tịnh, bị chi phối bởi thứ này hay thứ khác thì
khó mong đón nhận huyền cơ, và rốt cuộc
đành lỡ mất tín hiệu được Trời nhắn gởi (missing
a God’s message).
([32]) Cứu 救 là
cứu nguy, cứu thoát (rescuing, saving),
giúp thoát ra khỏi sự nguy hiểm. Chuộc (từ
thuần Việt, chữ Nho là thục 贖) là đem một món gì ra đánh
đổi để lấy lại cái khác đã từng do mình làm chủ (chuộc lại cái xe đã cầm cố), hay để đánh đổi một hình phạt (lấy công chuộc tội; chữ Nho là tương công thục tội 將功贖罪 / redeeming one’s crime[s] by meritorious acts).
([34]) lành mạnh: Trong đàn này, ở phần sau Đức
Quan Thánh còn nói tới xây dựng một Hội
Thánh lành mạnh. Kế tiếp, Đức Quan Âm Bồ Tát dạy phải xây đắp một Giáo Hội lành mạnh.
Lành
mạnh tức là không bệnh hoạn (healthy). Một thánh thể (thánh hình, Hội Thánh, Giáo Hội) đã bị phanh phui (chia năm xẻ bảy) thì chẳng
khác gì một cơ thể không còn lành lặn, bị bệnh hoạn rỉa rói. Thấm thía hai chữ lành mạnh mà Ơn Trên lặp đi lặp lại
trong thánh giáo này thì ta càng đau xót, tủi hổ trước thực trạng chi phái Cao
Đài, và càng thấy sứ mạng trung hưng của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài quả thật
to tát vô cùng, mà đồng thời cũng nặng nề biết bao nhiêu.
([44]) quan khiếu 關竅: Là
thuật ngữ tu đơn, để gọi
những lỗ trống trong thân thể mà hành giả vận khí đi qua đó. Phép đạo dẫn 導引 cho rằng luyện tinh hóa khí, và khí
phải đi qua quan 關 (trạm gác, cửa ải). Theo y học cổ truyền, trên mạch Nhâm 任 và mạch
Đốc 督 trong thân người có nhiều lỗ khí (khí
huyệt 氣穴) và cũng có nhiều trạm gác
(quan 關). Hành giả tu đơn thì lấy ý
dẫn khí, tức là dẫn khí qua các trạm gác này để vận hành khí đi khắp toàn thân.
Trước tiên, người tu luyện phải dẫn khí đi qua ba trạm gác hay cửa ải
lớn (đại quan 大關) là
Vĩ Lư 尾閭, Giáp Tích 夾脊, và Ngọc Chẩm 玉枕; sau đó
mới có thể luyện thành công phu châu
thiên 周天. (Lê Anh Minh chú. Nguồn: http://zh.daoinfo.org.
Mục từ 關竅.)
([45]) vô ngã vô nhơn 無我無人: Không còn phân biệt ta và người (There is no me nor you nor others), có lòng vô tư của trời đất, như
hạt mưa, giọt nắng vẫn ban đều khắp cho người hiền lành lẫn kẻ không hiền lành.
Kinh Thánh nói về tâm thiên địa (lòng trời đất) của Đức Thượng Đế (Trời Cha)
như sau: Người cho mặt trời của Người mọc
lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính
cũng như kẻ bất chính. (Matthêu 5:45)
([46])
Tại sao ở đây Đức Quan Âm Bồ Tát rất mực đề cao vai trò của Phước Thiện (phục vụ dân sinh) thay vì Phổ Tế (nâng cao
dân trí)? Có thực mới vực được đạo.
Cuối thập niên 1950, trải qua nhiều năm liên tục trong cảnh chiến tranh loạn
lạc, cuộc sống phần đông đạo hữu miền Trung còn quá khổ nhọc; do đó phải đưa
dân sinh lên hàng đầu thay vì dân trí.
([52]) cộng nghiệp 共業: Cái nghiệp báo mà cả một tập thể (một
dân tộc, hay cả hoàn cầu) phải cùng nhau chung trả (collective karmic retribution). Trái lại, nghiệp riêng của mỗi người gọi là biệt nghiệp 別業 (individual
karma). Ví dụ, con cái cùng một nhà, cha mẹ nuôi dưỡng như nhau mà sau này
ra đời người hạnh phúc, kẻ khổ sở là do biệt nghiệp mỗi người tác động vào cuộc
sống của riêng họ.
*
Nếu quý bạn thích có
tập sách nhỏ này, kính mời quý bạn gởi thư về daidaovanuyen@gmail.com. Cảm ơn quý
bạn quan tâm. (Chương Trình Chung Tay Ấn
Tống Kinh Sách Đại Đạo)