Ngọ thời, 23-11 Đinh Mùi (Chủ Nhật 24-12-1967)
Thông công: Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam (CQPTGL).
Pháp đàn: Vô vi. Dâng cơ: Diệu Lý. Đồng tử: Hoàng Mai. Độc giả: Huệ Chơn. Điển ký: Ngọc Kiều, Bạch Tuyết, Hồng Cẩm, Cao Lương Thiện. Tứ bửu: Diệu Long, Diệu Hạnh. Chứng đàn:
Chánh Hội Trưởng thánh thất Bàu Sen, Ban Thường Vụ CQPTGL; Chưởng Nghiêm Pháp Quân: Thiện Bảo, Đạt Minh. Hầu đàn: Đạo hữu thánh thất Bàu
Sen, đại diện các thánh sở, và nhân viên CQPTGL.
MATTHÊU
Chào chư Thiên mạng nam nữ. Vâng lịnh
báo đàn có Thánh Chúa giá lâm. Chào chư liệt vị. Thăng.
Ta đến với một mùa đông đầy gió rét
Để hy sinh cứu rỗi cho nhân loài
Ta lại đến trong cơn lửa bỏng dầu sôi
Để cất tiếng từng hồi gọi đàn chiên lạc lõng
Chúa Cứu Thế muôn đời còn mãi sống
Sống muôn đời và sống mãi muôn đời
Việt Nam ơi! Hồng Lạc ơi!
Đấng Thượng Đế, Đức Cao Đài đang ngự
trị.
Điển lành của Thượng Đế vẫn toàn
vẹn nơi lòng chư hiền trên mọi bước đường thế Thiên hoằng đạo.([3]) Miễn lễ. Chư hiền ([4]) an tọa.
Một lần nữa, đông thiên ([5]) lại đến với nhân loài. Tuyết lại
rơi, băng giá lạnh lùng, cái rét mướt se da cắt thịt bao trùm cho nhân loại.
Thêm lần nữa, chư hiền kỷ niệm ngày
Ta giáng lâm. Khi thái dương bừng sáng, Ta lại đến, đến để hành tròn sứ mạng
thiêng liêng.
Hỡi dân tộc được chọn! Hỡi dân tộc
được thương yêu!
Này chư hiền nam nữ! Quốc gia này còn
tan tác là dân tộc này chưa vừa ý trong sứ mạng của Thượng Đế Chí Tôn.
Một hân hạnh lớn lao! Một hãnh diện
to tát! Chư hiền được đem ra từ một dân tộc
của một quốc gia trong muôn vàn quốc gia mà Đại Từ Phụ ([6]) điểm nhuận.([7]) Trách
vụ cam go chỉ giao cho người chí khí.([8]) Mọi
thử thách sẽ định giá cho thành quả của sự vụ mai sau.
Ta nói với
chư hiền: Chính sự giày vò của tâm tư, sự nhọc nhằn của thể xác, sự
gò ép, sự chết chóc sẽ điểm đạo cho hàng Thiên mạng.([9]) Xem
gương Ta đi trước mà mạnh bước vượt qua rừng sầu bể khổ. Ta đã đến với nhơn
sinh trong đau khổ lạnh lùng, đem thân mình hòa đồng trong băng tuyết, trong
gió rít đêm đông.
Có người đã
bảo chư hiền: Không vào tận hang cọp làm sao bắt được hùm con. Ta lại nói: Chỉ
có đem mình vào bể khổ mới cứu vớt sự đắm chìm của nhơn loại.
Hãy xem gương Do Thái, lấy đó làm
gương cho chư hiền. Không một phần thưởng nào không ban cho đứa khôn ngoan.
Không một trách phạt nào không ban cho đứa phản lại ý thành của Bề Trên.
Hỡi chư hiền của dân tộc được chọn! Sứ
mạng mà chư hiền được Chí Tôn giao phó, không phải là người vun phân, mà là
người gieo giống.([10]) Sự quan trọng không phải những điều
kiện khởi phát mà là mầm khởi phát.
Có ai bảo cái hoang phế của mùa đông,
cái trơ trọi dưới lớp tuyết dày mà không có sự sống? Hay cái nguy nga rực rỡ,
cái đồ sộ của lâu đài mà bảo rằng không có sự tàn tạ suy vi? Đừng thấy cái cháy
bỏng của sa mạc mà bảo rằng sau một cơn mưa, bãi cát chết không là đồng cỏ đầy
sinh khí.
Kìa, xem quá khứ, hiện tại và tương
lai. Có bao giờ Ta ngự trên ngai vàng vua Do Thái. Chính
cái ngai vàng David đã vùi chôn về cho David,([11]) mà
cái tâm tư của nhơn sinh âu vẫn là ngai vàng bất diệt. Hãy noi gương Ta mà hành
tròn sứ mạng.
Điều cần nhứt
cho người được mệnh danh là Thiên mạng, không phải
chỉ biểu tượng hình thể của Chí Tôn tại bên ngoài, mà chính là phải quyết lòng
biểu dương ([12]) Thiên ý vào ở mọi từng lớp nhân sinh. Những cái tạm bợ cũng trả về cho
tạm bợ, cái bất diệt đều trả về cho bất diệt.
Tất cả mọi sự
ở thế gian đều là một phương tiện, một cứu rỗi vô sanh bất diệt cho nhân sinh.
Gieo một giống tốt, dầu sớm hay muộn, hãy chờ ngày gặt hái. Không chú trọng vào
cái tạm bợ, nhưng mượn cái tạm để thi hành cứu cánh.([13])
Chư hiền hãy
dọn mình cho sẵn. Ngày giờ đến đang sửa soạn đến. Cái sống của mùa xuân đang
luân lưu trong mùa đông chết chóc. Trong đêm tối âm u là bình minh dọn đường
bừng sáng.
Hỡi dân tộc
được hiến dâng! Đừng mê ngủ! Đừng say đắm! Đừng mơ màng trong bóng tối đêm đông!
Hãy bừng tỉnh! Hãy đợi chờ ánh xuân quang ([14]) đến
khi không ai ngờ đến!
Sứ mạng của
kẻ chăn chiên ([15]) trong
mùa đông là canh chừng. Phải hiền từ hơn tất cả kẻ hiền từ. Phải khôn ngoan hơn
tất cả kẻ khôn ngoan.
Cái lạnh lùng nó ru ngủ con người trong mê dại để rồi đi vào cõi chết. Chỉ có
những kẻ tỉnh mới thoát khỏi quyến rũ của giá lạnh đêm đông.
Kìa! Đàn sói đói khát đang rình rập
chư hiền và đàn chiên trong mọi lối. Hãy cố gắng lên! Lấy sức mạnh của người
được đặt để, đem dũng cảm của người dọn đường mà hành đạo.
Càng bão tố phũ phàng,
càng biểu dương tinh thần của kẻ vững lèo vững lái. Sự nhứt tâm trong sứ mạng,
sự đoàn kết trong thực hành sẽ giúp chư hiền vượt qua muôn ngàn thử thách. Đừng
dại dột phân tranh trên phi cơ khi gió loạn. Ngoại cảnh phũ
phàng, nội bộ điên nguy ([17]) sẽ đua nhau nhận chư hiền đắm chìm
trong Phong Đô ([18]) hỏa ngục.
Hỡi chư hiền! Hãy thương những người
đi trước chư hiền, vì đó mới có vết chân đi trước. Hãy thương những bực đi sau
chư hiền, vì đó mới có vết chân đi sau. Nhạc
trùng dương không bao giờ dứt, vì mọi làn sóng
cứ kế tục theo nhau ngày đêm chẳng cách ngăn rời rạc.
Cuối cùng Ta muốn nói với chư hiền về
Thiên mạng vi nhơn,([19]) là hãy làm con chiên khôn ngoan hơn là làm người chăn chiên
u tối. Giá rét nào không trở lại mùa đông? Sứ mạng nào không trao cho người đã
chọn?
Việt Nam ơi! Hồng
Lạc ơi!
Đấng Thượng Đế, Đức Cao
Đài đang ngự trị.
Ta chào chư hiền nam nữ được toàn vẹn
ân điển trong mọi chư hiền. Hãy nghiêm đàn ([20]) tiếp điển, có chơn linh Tiền Bối
Đại Đạo giáng cơ.([21])
Một lần nữa,
Ta nhắc chư hiền lưu ý điều này: Rồi đây chư Tiên lâm trần bất hạnh ([22])
sẽ được lần hồi triệu về lãnh lịnh.
Đêm nay Ta ban ơn lành cho tất cả con
người nơi thế gian được bằng an và làm sáng danh Ta, danh Đạo trong muôn thuở.
Ta cũng giáng khắp nơi và để lời dạy dỗ nhơn sanh, tùy trình độ, tùy hoàn cảnh.
Chào chư sứ mạng. Chào chư hiền nam
nữ. Ta trở lại nước Thiên Đàng. Thăng.
PHỤ CHÚ
1. VUA
ĐAVÍT
Gia phả
Ðức Giêsu Kitô căn cứ vào Phúc Âm chép theo Luca (3:23-38), tóm lược như sau: “Khi Ðức Giêsu
khởi sự rao giảng, Người trạc ba mươi tuổi. Thiên hạ vẫn coi Người là con ông
Giuse. (…) Nathan con Ðavít. (…) Ađam là con Thiên Chúa.” ([23])
Như vậy,
Đức Giêsu thuộc đời thứ 78, tính từ Thủy Tổ là Thượng Đế. Vua Đavít thuộc đời
thứ 36.([24])
Đavít sắp phóng đá
Đavít (1037-967
trước Công Nguyên) trị vì nước Giuđa (khoảng 1007-1005 trước CN), và nước Ítxraen
(1005-967 trước Công Nguyên). Theo sử sách, vua Đavít chính trực, là chiến sĩ,
nhạc sĩ, và nhà thơ. Theo Cựu Ước, Đavít đã đánh bại tên khổng lồ Gôliát bằng
dây phóng đá (sling).
2.
THÁNH MATTHÊU
Trong đàn cơ tại thánh thất Bàu Sen vào giờ Ngọ, ngày 23-11 Đinh Mùi (Chủ
Nhật 24-12-1967), vị báo đàn là Thánh Matthêu.
Sinh thời, Ngài là một trong mười hai sứ đồ của Chúa Giêsu. Trong bốn
quyển Phúc Âm hiện hành, quyển đầu tiên do Thánh Matthêu chép, kế tiếp là ba quyển
do Thánh Maccô, Thánh Luca, và Thánh Gioan chép.
Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Thánh Matthêu đã rao giảng Tin Mừng cho dân
Do Thái. Ngài tử đạo ở Êthiôpia (châu Phi).
Matthêu tên thật là Lêvi, người Do Thái, làm nghề thu thuế cho đế quốc La
Mã. Vì vậy, Lêvi bị đồng bào lạnh nhạt, khinh rẻ.
Một hôm Ðức Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thấy Matthêu đang ngồi đó,
Chúa bảo: “Anh hãy theo tôi!” (Matthêu
9:9; Maccô 2:14). Thế là Matthêu đứng dậy đi theo Chúa.
Khi đến nhà Matthêu ăn cơm, Chúa bị những kẻ đạo đức giả trách cứ tại sao
lại ngồi chung bàn ăn uống với bọn thu thuế tội lỗi (Maccô 2:15,16).
Chúa Giêsu đáp: “Người khỏe mạnh
không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần.” (Matthêu 9:12; Maccô 2:17)
Lời Chúa dạy như trên khiến ta nhớ lời Đức Khổng Tử (tức Khổng Khâu) dạy trong Nhị Kỳ Phổ Độ:
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Ngọc Hoàng
Thượng Đế (Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) dạy:
“Các con
ơi! Nếu thế gian này là cõi toàn thiện thì Thầy không đến đây mở Đạo
làm gì. Các con thử nghĩ: Nếu nhơn sanh không bị thiên tai hạn hán, bão lụt
chiến tranh tàn phá, hỏa hoạn thiêu đốt, thì họ đâu cần chi tới đoàn người cứu
trợ ủy lạo. Nếu nhơn sanh không đau ốm bịnh tật thì họ đâu cần gì đến đoàn bác sĩ
lương y. Nếu nhơn sanh học giỏi, văn hay chữ tốt thì họ đâu cần gì đến đoàn
người giáo dục mở lớp khai trường. Nếu nhơn sanh thuần chơn đạo đức, không đi
trong hố sâu tội lỗi, khổ sở tinh thần thì họ đâu cần gì đến đoàn người hướng
đạo đem giáo lý đến cho họ.”.([26])
Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Thái Bạch
diễn bày rất gọn chân lý này:
Có
sông mới đóng ra thuyền
HUỆ KHẢI
([1]) Da
Tô: Người Trung Quốc chuyển chữ (transliterating) Iesus từ tiếng La Tinh là 耶穌; người Việt đọc là Da Tô, gọi đạo Chúa là Da Tô Giáo 耶穌教. Da
cũng được viết là Gia. Chữ Da 耶 cùng ý nghĩa như Gia 爺 là cha (father). Hai cách viết Da Tô (Giáo) 耶穌(教) và Gia Tô (Giáo) 爺穌(教) đều
được người Hoa dùng. Christ nghĩa là Đấng Cứu Thế (Savior).
([4]) hiền 賢: [a] [danh từ]
Người có đức hạnh, tài năng (worthy).
Thí dụ: Tuyển hiền dữ năng 選賢與能 (chọn người đức hạnh
và tài năng). [b] [đại từ] Tiếng trọng kính gọi người trước mặt (ngôi thứ hai),
thay vì gọi ông / ngài. Trong thánh
giáo, thay vì gọi chư hiền đệ, hiền muội,
Ơn Trên gọi chư hiền (you all).
([13]) cứu cánh 究竟: Cứu là sau
cùng; cánh là xong tất, hoàn thành. [a]
Sự thành tựu sau rốt, kết quả trọn vẹn (outcome,
result). [b] Mục đích cuối cùng (final
aim). [c] Người Trung Quốc dịch ba
la mật đa 波羅蜜多 (paramita)
sang chữ Hán là đáo bỉ ngạn 到彼岸 (sang
bờ bên kia, qua bờ giác), cũng dịch là cứu cánh 究竟. Thế
nên cứu cánh còn có nghĩa là cứu độ,
cứu rỗi, giải thoát luân hồi sanh tử (free
from samsara).
([24]) Căn cứ
theo Luca (3:23-38), phả hệ Đức Giêsu như sau: [1] Thiên Chúa; [2] Ađam; [3] Sết; [4] Enốt; [5] Kênnan; [6] Mahalanên;
[7] Gierét; [8] Khanốc; [9] Mơthuselác; [10] Laméc; [11] Nôê; [12] Sêm; [13]
Ácpắcsát; [14] Kênan; [15] Selác; [16] Êve; [17] Peléc; [18] Rơu; [19] Xơrúc;
[20] Nakho; [21] Terác; [22] Ápraham; [23] Ixaác; [24] Giacóp; [25] Giuđa; [26]
Perét; [27] Khétrôn; [28] Ácni; [29] Átmin; [30] Amminađáp; [31] Nácsôn; [32]
Xanmôn; [33] Bôát; [34] Ôvết; [35] Giesê; [36] Ðavít; [37] Nathan; [38] Máttátta; [39] Mina; [40] Malia; [41]
Engiakim; [42] Giônam; [43] Giôxép; [44] Giuđa; [45] Simêôn; [46] Lêvi; [47]
Máttát; [48] Giôrim; [49] Êliede; [50] Giêsu; [51] E; [52] Enmơđam; [53] Côxam;
[54] Átđi; [55] Manki; [56] Nêri; [57] Santiên; [58] Dơrúpbaven; [59] Rêsa;
[60] Giôkhanan; [61] Giôđa; [62] Giôxếch; [63] Simy; [64] Máttít-gia; [65]
Makhát; [66] Nácgai; [67] Khétli; [68] Nakhum; [69] Amốt; [70] Máttítgia; [71]
Giôxép; [72] Giannai; [73] Manki; [74] Lêvi; [75] Máttát; [76] Êli; [77] Giuse;
[78] Giêsu.