Thánh thất Trung Thành
15-7 Mậu Dần
(Thứ Tư 10-8-1938)
BẠCH PHỤNG ĐỒNG TỬ
Chào chư hiền huynh, hiền hữu.
THI
Đời đạo hai vai
gánh nặng oằn
Đường dài sao khỏi
trở cùng ngăn
Khí phách hùng anh
xông bốn cõi
Sơn hà gánh nặng
chung nam nữ
Dù trí dù ngu cũng
trọn phần.
(…) Vừa may tôi đắc lịnh Đức
Tổng Lý ([4]) giáng đàn
viết cho các bạn thanh niên một bài là Hoán
Tỉnh ([5]) Thanh Niên Hồn, để đánh thức các
thanh niên tôn giáo còn đương mơ màng cơn mộng điệp ([6]) trong lúc
đêm trường của trời đông quạnh quẽ.
Giữa lúc bước đạo éo le, nhơn
tâm lãnh đạm, kẻ nhơn tài còn khiếm khuyết, người tin đạo chưa hết dạ hy sinh,
khỏi đâu người ngoại cuộc phê bình, kẻ bàng quan nhảm luận, cho nhà Đạo Tam Kỳ
đã tro tàn khói lạnh, chùa bế thất niêm, anh tù em tội. Cơ hội nầy nhờ nơi nghị
lực các thanh niên, nội trụ tinh thần,([7]) nấu nung
khí phách, mới mong khỏi trôi theo trào lưu ác tập.([8])
Này các bạn thanh niên!
Kìa chòm cây cổ thụ cằn cọc khô
khan nơi dãy Trường Sơn thiệt khó mong nảy mụt sanh mầm, đâm chồi mọc nhánh
xanh tươi như ngày xuân của nó trước kia.
Kìa đàn kiến tha mồi, đàn ong
gầy mật, trâu kéo cày, ngựa kéo xe, chim làm tổ, quanh năm suốt tháng không
phút nào ngơi, không giây nào ngừng.
Kìa vừng thái dương mọc phương
Đông, quanh vòng thiên địa sang phương Tây rồi lặn khuất mà hết ngày nọ đến tháng
kia cũng mãi mãi lo tròn bổn phận chiếu ánh sáng cho loài người.
Ôi! Thời gian thấm thoát, bóng
quang âm ([10]) nhặt thúc
bên mình. Hết giờ qua đến ngày qua, tháng qua, năm qua, mãi mãi trôi theo thời
tiết mà lầm lũi trên bờ thiên diễn. Vì cảm xúc quang cảnh trước mắt mà xốn xang
cho các bạn râu mày.
NGÂM
Hoa râm mái tóc, thôi rồi tuổi xuân!
Ngọn gió hắt hiu, cảnh trời
đông lạnh thấu xương lòng. Rồi các bạn cũng kích thích đến thần kinh mà hồi
tưởng lại cái ngày xuân mát mẻ, khí hậu ôn hòa, trăm hoa đua nở, muôn tía nghìn
hồng. Các bạn ôi! Vì thấy sơn hà cây cỏ, động vật, côn trùng, bò, bay, máy,
cựa, đều phải tận tụy với phận sự mình, không hề giải đãi,([12]) mà hôm nay
có mấy lời Hoán Tỉnh Thanh Niên Hồn
để làm cái thước mà đo con đường đời niên thiếu, từ lúc bắt tay vào việc, hạ
thủ ([13]) công phu
cho đến đầu con đường là mục đích tối chung của người hiệp nghĩa.([14])
NGÂM
Đời người có mấy lúc xuân
Thế thì ngày xuân của con
người, tuổi xuân của các bạn đây là thời kỳ thanh niên tuổi trẻ đường xa, khí
lực sung cường, tâm hồn trong sạch, là thời kỳ phấn đấu để lập công đền nợ của
các bạn đây.
Ôi! Giờ phút quý hóa vàng ngọc
này mà nó chẳng thèm chờ ta đợi ta, thì âu là ([16]) ta phải
cùng nó cùng bước cùng làm việc, cùng hy sinh cho thiên chức ([17]) đặt mình
trên bờ công nghĩa. Càng bước tới rồi thử trông xung quanh ta.
Nào kẻ lữ hành trên thế lộ,([18]) rày ([19]) chợ Bắc mai
bến Nam ,
sớm gánh trầu hôm ([20]) gánh gạo,
nước mắt lẫn mồ hôi, mà vẫn cứ vui, cứ tiến bước.
Nào thợ thuyền tấp nập trong
xưởng máy, hy sinh cả năng lực, cả trí óc, mà chẳng chút tự kiêu, tận tụy phụng
sự cho nghề nghiệp mình.
Nào kẻ nông phu đương vất vả
cấy cày, bạn với con trâu, đàn chim mà vẫn vui đi, tay nắm bắp cày nặng trịu mà
vẫn thản nhiên không hề thối bước.
Nào kẻ cầm bút thì vắt hết não
cân, lo tính toan, sắp đặt, tất lực ([21]) nhọc nhằn,
tiêu trí hao tâm, vì phận sự mà đem hết sở năng ([22]) cống hiến
cho nhơn quần xã hội.
Trước mắt ta, cái cảnh tượng
tưng bừng náo nhiệt đó, ai ai cũng tận sở năng rồi mới được thủ sở nhu,([23]) chớ có ai
ngồi không mà chờ cao lương mỹ vị, đã sung sướng tột bực mà còn đòi kẻ hạ người
hầu nữa đâu. Ai ai cũng nhận mình là một phận sự trên đời là lợi khí chung cho
xã hội.
Thế mà tình trạng hiện kim, phong
trào văn minh Âu Mỹ diễn ra, ngày đêm tiếng bom không ngớt nổ, ngọn giáo chẳng
lìa tay.
Ôi!
Sóng ác cảm bốn bề vỡ bừng
Khói bất bình mười phương ngút tỏa.
Bao nhiêu giả văn minh, bao
nhiêu lòng tư dục, thù vơ oán chạ ([24]) chất chứa
nhẫn nay ([25]) đem ra
quyết liệt một trận vong tồn, mạnh được yếu thua, khôn nhờ dại chịu. Người đối
với người ra đổi chiếm đoạt quyền lợi nhau, cướp vợ đoạt con. Ghê tởm thế. Dầu
cho ác thú độc xà hẳn là loài hung bạo, man di địch lỗ ([26]) đành là
giống dã man cũng chưa hề đối đãi nhau đến thế, chà xát nhau đến thế. Té ra
trên khoảng đất này cứ mãi mãi chém giết nhau, biết làm sao đây?...
Hỡi ai là kẻ mày xanh mắt sáng,
khí lực sung cường, hy vọng xa xăm, bão phụ ([27]) lớn lao,
đường dài gánh nặng, mau phải ra tay tháo cũi sổ lồng, phất cờ giục trống, khua
vang chuông cảnh tỉnh khắp ba ngàn thế giới,([28]) cùng cả tứ đại
bộ châu,([29]) để đánh
thức người đương chìm đắm ở chốn bùn nhơ, thiên lương ([30]) vùi lấp.
NGÂM
Ngang tàng bảy
thước thân sanh
Gặp cơn đổ nước xiêu thành phải sao?
Giờ đây, thanh niên tôn giáo
phải thực hành theo hai kế hoạch sau đây để làm chỗ hướng đạo trong lúc trào
lưu trổi mạnh, vàng trắng phân vân,([31]) họa chăng
mới đủ nghị lực tinh thần giữa lúc tục đổi phong dời,([32]) gai rào cây
lấp.
1. BẢO TỒN TƯ ĐỨC thì phải thực
hành theo lời thầy Mạnh, giàu sang không nhiễm, nghèo hèn không thay, oai quyền
không khiếp.([35]) Chỉ một
lòng phụng sự cho danh dự và phẩm giá con người và phải tự trọng lấy mình mới
khỏi trôi theo tuồng giả văn minh quyến rũ.
2. HOẠT ĐỘNG SINH TÀI thì phải
siêng năng, cần lao kiệm ước,([36]) hoặc làm
việc tư, hoặc chung lưng đâu cật mà lo công nghĩa công lợi, đặng tìm phương nảy
nở tài chánh mà giúp cho Hội Thánh trong lúc bá ban vạn sự ([37]) tiến hành.
Thế là tư đức đã vững như sắt
đá, tượng đồng, thì sanh tài mới khỏi nhiễm nỗi trục lợi đồ danh.([38]) Có hoạt
động sinh tài mới khỏi mắc vào câu chán đời, nản việc, tiêu cực,([39]) vô bổ.
BÀI
Nhắn cùng ai là
khách thanh niên
Ấu thơ nặng nợ bút nghiên
Nỗi thầy bạn tập
rèn un đúc
Nỗi gia đình giáo
dục sớm hôm
Giữa thời cuộc nước
non hiu quạnh
Đời thanh niên khôn
tránh khổ nàn
Học đường là bước gian nan
Phải cơn đau khổ thử gan anh hùng.
Địa Trung Hải đì
đùng sóng bổ
Thái Bình Dương mây
lộ ánh hồng
Đạo Trời truyền khắp Tây Đông
Trông thế sự tơi
bời tan rã
Đoái đồng bào khó
tả nên câu
Giữa thời cuộc
phong trào cuồn cuộn
Tấn tuồng diệt chủng ló mòi
Vì thói hư làm loạn
dân lành
Nỗi vì học thuyết cạnh tranh
Nỗi chủng tộc chia
riêng sắc giống
Than ôi, căn bệnh khôn ngừa
Nên tuồng giết lẫn sớm trưa diễn hoài.
Biết nhờ ai phá núi
bắc cầu
Tam Kỳ Phổ Độ năm châu quảng truyền.
Kẻ thanh niên đường
lối rẽ rành
Ngang tàng bảy thước thân sanh
Thanh niên gánh nặng nhọc nhành đừng than.
Chí những ước dọc
ngang bốn bể
Phải cơn đời đạo chinh nghiêng
Dãi dầu sương tuyết há phiền nhọc thân.
Dầu gặp cảnh phú
bần, quý tiện
Dầu gặp cơn tai
biến cũng thường
Lấm đầu bao quản thân lươn
Gìn lòng thanh bạch noi gương Thánh Hiền.
Tư đức trọn, gia đình vững mối
Quốc gia thành, xã
hội an bình
Thời kỳ bóng đã xế chinh
Lương tâm canh cải nhơn tình éo le.
Thanh niên phải dặt
dè cho lắm
Bước đường dài phải
ngắm cho xa
Thử xem trình độ dân ta
Trước lo đạo đức an hòa dưới trên.
Đạo đức đủ là nền
tảng đó
Nhà đại đồng nào
khó dựng đâu
Quảng truyền Á, Mỹ, Phi, Âu
Đồng bào vạn quốc năm châu một nhà.
Ai ai cũng nhìn Cha
Thượng Đế
Người người đều đồ
đệ Tiên Ông
Khắp cùng Nam Bắc, Tây Đông
Không giàu không khổ, cũng không sang hèn.
Đã không kẻ đua
chen lấn lướt
Lại không tuồng
mạnh được yếu thua
Không còn trộm cướp tranh đua
Cửa ngoài không đóng, gió mưa điều hòa.
Đã toan vênh mặt, nguýt mày hiếp dân.
Nóng lòng phải phân
trần cặn kẽ
Muốn làm thinh,
khôn dễ làm thinh
Vì đâu nổi sóng bất bình
Bớ nầy ai là khách
thương đời
Dìu nhau kẻ chống người bơi
Gặp phải thời do dự
nữa chi
Thời gian lủi thủi trôi đi
Khó mong cơ hội thời kỳ độ dân.
Hãy ra mặt cầm cân
công lý
Nào ai ẩn dật thâm sơn
Gánh nợ nước đàn
anh lo trước
Dân khôn nhờ người
bước đầu tiên
Dầu nam dầu nữ chẳng riêng ai nào.
Tung hoành bể Bắc non Đông
Đội trời đạp đất lướt xông dặm ngàn.
Lấy khí phách phá
tan ác tập
Đem tài năng bồi
đắp sơn hà
Tánh cương trực phá
vừng mây tối
Lượng công bình
thay đổi trào lưu
Trưởng thành đạo đức cho người
Màng chi góc biển chân trời xa xăm.
Thất bại để rèn tâm
chiến sĩ
Gian lao nhiều nung
chí anh hùng
Thanh niên là tuổi vẫy vùng
Phá tan ác tập mở tung cũi lồng.
Dầu thất bại thành
công định mạng
Hạ thủ rồi chớ ngán
đừng lơi
Bền tâm kiên chí chiều mơi ắt thành.
Lòng đen mà miệng tợ son
Gớm thay mật ngọt vì ngon hại ruồi.
Đừng vì nhảm luận chê bai
Thôi chào chư hiền huynh, hiền
hữu.
PHỤ ĐÍNH
Theo Phạm Văn Liêm, Ơn Gọi Miền Trung (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo
2011, trang 72-73, 75; quyển 23-2 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh
Sách Đại Đạo), dọc sông Thu Bồn, thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có làng
Bất Nhị chuyên trồng dâu nuôi tằm. Trong làng có hai gia đình là anh em ruột:
Người anh là Trần Công Trác,
làm xã trưởng nên gọi là ông Xã Xước. Cô em là Trần Thị Cải, lấy chồng là Hương
Mục Lê Văn Hội, sinh con trai đầu lòng tên Cưu, nên gọi là bà Mục Cưu. Nhà bà
Mục Cưu ở sát mé sông Thu Bồn.
Con thứ hai của bà Mục Cưu là
Lê Văn Liêm và con ông Xã Xước là Trần Công Ban vào Sài Gòn làm ăn. Mùa thu
1932 hai ông Liêm, Ban nhập môn Cao Đài, sau đó hay gởi thánh ngôn về quê nhà.
Năm 1932 bà Mục Cưu sai con cả
Lê Văn Cưu vào Sài Gòn tìm hiểu về đạo Cao Đài. Tháng 11-1932 ông Cưu về quê.
Gia đình bà Mục Cưu và các con ông Xã Xước trở thành những tín hữu Cao Đài đầu
tiên ở làng Bất Nhị, đã lập Thiên Bàn. Do hoàn cảnh xã hội nên chưa có thể
thượng thánh tượng Thiên Nhãn.
Để tránh nhà cầm quyền địa
phương ngăn cấm việc theo đạo Cao Đài, khoảng tháng 5-1933, mấy người con ông
Xã Xước và gia đình bà Mục Cưu bỏ làng Bất Nhị đi vào Sài Gòn. Cuối năm 1933,
những người con làng Bất Nhị sống quần tụ ở xóm Thơm (quận Gò Vấp, tỉnh Gia
Định), gần Huỳnh Long Phủ cũng là nhà riêng của Thượng Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ
thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên.
Đàn cơ đêm 01-10 Quý Dậu
(18-11-1933) tại Huỳnh Long Phủ, Đức Lý Giáo Tông truyền dạy Thượng Chưởng Pháp
Lê Kim Tỵ cho vời bốn người đến hầu lệnh vào kỳ đàn sau. Bốn người đó là:
- Lương Tam Sách (tức Lương Hữu Thành, cũng là Lương Vĩnh Thuật). Chị hai
của Tam Sách là vợ của Lê Văn Cưu (con cả bà Mục Cưu).
- Lê Văn Phụng và Lê Văn Qui là hai em ruột của Lê Văn Liêm, con bà Mục
Cưu.
- Trần Công Sĩ là con thứ tư của ông Xã Xước.
Đàn cơ đêm 24-10 Quý Dậu (11-12-1933) tại Huỳnh Long Phủ, Đức Lý Giáo Tông
truyền lịnh thành lập hai cặp đồng tử âm dương.
- Cặp Lương Tam Sách (dương), Lê Văn Phụng (âm).
- Cặp Lê Văn Qui (dương), Trần Công Sĩ (âm).
Thượng Chưởng Pháp Lê Kim Tỵ cho sửa sang trại cưa cũ không sử dụng tại xóm
Thơm làm ngôi thờ Thiên Nhãn và tập luyện đồng tử.
Đàn cơ đêm 29-11 rạng 01-12 Quý Dậu (14 rạng 15-01-1934) Đức Lý Giáo Tông
ban ơn cho ngôi thờ đơn sơ mới lập tại xóm Thơm danh hiệu thánh tịnh Đại Thanh,
thuộc Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên.
Đức Lý ban đạo hiệu cho bốn thanh thiếu niên như sau:
- Lương Tam Sách đạo hiệu Thanh Long.
- Trần Công Sĩ đạo hiệu Xích Lân.
- Lê Văn Qui đạo hiệu Kim Qui.
- Lê Văn Phụng đạo hiệu Bạch Phụng.
Vậy là đủ cả Long, Lân, Qui, Phụng (tức là Tứ Linh). Đức Lý ban đạo hiệu
chung cho nhóm bốn thanh thiếu niên là Tứ Linh Đồng Tử.
Đàn cơ đêm 14 rạng 15-9 Giáp Tuất (21 rạng 22-10-1934) ghi dấu thời điểm
lịch sử chính thức đưa đạo Cao Đài về Trung, với nhóm Tứ Linh Đồng Tử. Khi ấy:
- Thanh Long 16 tuổi tây, sinh
năm 1918.
- Xích Lân 14 tuổi tây, sinh
năm 1920.
- Kim Qui 16 tuổi tây, sinh năm 1918.
- Bạch Phụng 19 tuổi tây, sinh năm 1915.
Tại quê nhà Bất Nhị, đồng tử Bạch Phụng phát bệnh và sáng 04-6 Ất Hợi
(04-7-1935) trút hơi thở cuối cùng.
Sau đó, về mặt vô vi, BẠCH PHỤNG ĐỒNG TỬ trở lại trên ngọn linh cơ để phù trợ
đoàn Thiên Sứ khai đạo Trung Kỳ.
Thánh thất Trung Thành (Đà Nẵng) lạc thành trong ba ngày 13, 14, 15-4 Mậu
Dần (12, 13, 14-5-1938). Ba tháng sau đó, Đức Bạch Phụng Đồng Tử giáng cơ tại
thánh thất Trung Thành ngày 15-7 Mậu Dần (10-8-1938) để truyền dạy bài thánh giáo
nhan đề HOÁN TỈNH THANH NIÊN HỒN.
Văn Uyển
([3]) năm hằng: Ngũ thường 五常, năm đức tính mà con người phải luôn luôn có:
(i) Nhân 仁: Lòng thương
người, thương vật. (Nhân tương ứng giới cấm Nhứt
bất sát sanh); (ii) Nghĩa 義: Cách sống hợp
lẽ phải, đạo đức. (Nghĩa tương ứng giới cấm Nhị
bất du đạo); (iii) Lễ 禮: Sự trang nghiêm, khuôn phép, đứng đắn
trong tư tưởng và hành vi. (Lễ tương ứng giới cấm Tam bất tà dâm); (iv) Trí
智: Sáng suốt, biết
phân biệt phải trái nên hư, biết lúc nào tiến lúc nào lui. (Trí tương ứng giới
cấm Tứ bất tửu nhục); (v) Tín 信: Đối với bản thân thì tự tin ở mình; đối
xử với người khác thì không dối trá, lừa gạt; đối với các Đấng thiêng liêng thì
làm đúng những gì đã nguyện hứa. (Tín tương ứng giới cấm Ngũ bất vọng ngữ.)
([28]) ba ngàn thế giới: Tam thiên thế
giới 三千世界, cũng gọi tam thiên giới 三千界, tam thiên đại thiên thế giới 三千大千世界. Một thế giới
gồm có núi Tu Di 須彌 và tứ đại bộ châu bao quanh, có tám biển, và
dãy núi sắt vây quanh các biển (núi Thiết Vi 鐵圍). Một ngàn thế
giới như thế hợp thành một tiểu thiên thế
giới 小千世界. Một ngàn tiểu thiên thế giới như thế hợp
thành một trung thiên thế giới 中千世界. Một ngàn trung thiên thế giới như thế hợp thành một đại thiên thế giới 大千世界, cũng gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Hai chữ tam thiên (ba ngàn) tức là ba loại ngàn như nói trên, gồm có tiểu
thiên, trung thiên, đại thiên. (Theo Trung
Anh Phật Học Tự Điển, của Soothill và Hodous.)
([35]) Sách Mạnh Tử 孟子 (Đằng Văn
Công hạ 滕文公下) có câu: Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di,
uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu. 富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫. (Giàu sang
không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được,
như thế gọi là bậc đại trượng phu.)
([61]) chánh tâm, thành ý, trị bình:
Sách Đại Học có câu: Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý
thành, ý thành nhi hậu tâm chánh, tâm chánh nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu
gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu thiên hạ bình. 物格而 后知至, 知至而后意誠, 意誠而后心正, 心正而后身脩, 身脩 而后家齊, 家齊而后國治, 國治而后天下平. (Hiểu biết có
cùng tận, rồi sau ý mới chơn thành. Ý có chơn thành, rồi sau lòng dạ mới ngay
chánh. Lòng dạ có ngay chánh, rồi sau tấm thân mới tu sửa. Tấm thân có tu sửa,
rồi sau gia đình mới chỉnh đốn. Gia đình có chỉnh đốn, rồi sau đất nước mới an
trị. Đất nước có an trị, rồi sau thiên hạ mới thái bình.)
([65]) mắt xanh: Thanh nhãn 青眼. Nguyễn Tịch 阮籍, đời nhà Tấn 晉, khi tiếp
ai mà quý trọng thì con ngươi có màu đen, nếu khinh ai thì con ngươi màu trắng.
Do tích này, mắt xanh dùng để chỉ
thái độ quý trọng khi tiếp chuyện ai. Trong bài thánh thi, mắt xanh có nghĩa mắt tinh đời, nhìn rõ chỗ thật chỗ giả.