Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

ĐĐVU 20 / GIÓ BỐN PHƯƠNG


Gió muốn thổi đâu thì thổi. GIOAN 3:8

* Hiền hữu Phạm Văn Cảnh (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Thư ngày 19-8-2016:
Trong ĐIẾU CỔ HẠ KIM THI TẬP in tại Sài Gòn năm 1915, tác giả Nguyễn Liên Phong có bài thơ khen tặng Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung dùng nhiều chữ khó hiểu. Kính nhờ Văn Uyển giải nghĩa bài thơ này.
Huệ Khải: Đúng như hiền hữu nhận xét, bài thơ dùng một số từ Việt nay không còn phổ thông, do đó có phần khó hiểu. Trước hết, nhan đề tập thơ nói điếu cổ 弔古 nghĩa là thương viếng người xưa (đã khuất bóng), và nói h kim 賀今 nghĩa là mừng tặng người nay (đang còn sống). Bài thất ngôn bát cú khen tặng tiền khai Lê Văn Trung của ông Nguyễn Liên Phong buổi ấy là thơ hạ kim”.
Ra tài Quản Hạt bấy thu chầy (1)
Quan chuộng dân yêu hội hiệp vầy
Lòng dạ thẳng ngay, gương vặc vặc (2)
Tiếng tăm khen ngợi, tiết hây hây (3)
Thương trường (4) mở cuộc buồm xuôi gió
Thượng Viện (5) gặp thời chí lướt mây
Nhờ đức thung huyên (6) vun quén sẵn
Lộc Trời ơn nước, phước gồm may (7).
([1]) Quản Ht: Năm 1906 (Bính Ngọ) tiền khai ứng cử và đắc cử Hội Đồng Quản Hạt (Conseil Colonial de Cochinchine), đại diện cho Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Gò Công, Tây Ninh. Bấy giờ ngoài mười nghị viên người Pháp, Hội Đồng Quản Hạt có sáu nghị viên người Việt do đại diện các hương chức Nam Kỳ bầu cử. Dân Nam Kỳ thời ấy gọi nghị viên là “ông Hội Đồng”, gọi vợ nghị viên là “bà Hội Đồng”. Tiền khai Lê Văn Trung đắc cử liên tiếp hai khóa, tổng cộng tám năm.
Trong khóa đầu, Quyền Thống Đốc Nam Kỳ Ernest Outrey đưa ra Hội Đồng dự thảo lục hạng điền (sáu loại ruộng phải đánh thuế) bất lợi cho nông dân Nam Kỳ. Tiền khai Trung và ông Diệp Văn Cương (đại diện tỉnh Bến Tre) cùng bốn nghị viên người Việt nữa phản đối, nhưng người Pháp vì đa số đã thắng thế. Sáu nghị viên người Việt cùng từ chức đồng loạt. Khóa sau, sáu người tái ứng cử, chỉ đắc năm, còn Hội Đồng Hoài thất cử.
Bấy thu chầy: Ngần ấy năm dài.
(2) Gương vc vc: Tấm gương sáng tỏ rõ, sáng trưng. Ngày nay nói (trăng) sáng vằng vặc.
(3) Tiết hâyy: Khí tiết vẫn toàn vẹn, không sứt mẻ, không hư hỏng. Ngày nay nói hây hây nghĩa là đo đỏ, hơi đỏ.
Cặp thực (câu 4-5) khen ngợi tiền khai Lê Văn Trung cương nghị, khí tiết, luôn can đảm đối kháng thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi đồng bào, đơn cử như vụ “lục hạng điền” nói trên.
(4) Thương trường: Lãnh vực buôn bán, thương mại. Trong khoảng từ cuối thập niên 1900 qua tới thập niên 1910 tiền khai Lê Văn Trung có làm kinh doanh sau khi thôi làm công chức ở Phủ Thống Đốc Nam Kỳ. Bài thơ tán dương chuyện buôn bán của tiền khai in năm 1915; năm năm sau (1920) việc kinh doanh ấy không còn được “buồm xuôi gió” nữa; đến năm 1924 thì tiền khai hoàn toàn thua lỗ trong kinh doanh.
(5) Thưng Vin: Tức là Thượng Nghị Viện Đông Dương (Conseil de Gouvernement de l’Indochine: Hội Đồng Chánh Phủ Đông Dương) do Tổng Thống Pháp ra sắc lệnh ngày 20-10-1911 thành lập mà tiền thân của nó là Conseil supérieur de l’Indochine (Hội Đồng Tối Cao Đông Dương), thành lập do sắc lệnh của Tổng Thống Pháp ngày 17-10-1887. Hội Đồng tư vấn cho Toàn Quyền Đông Dương (đứng đầu Hội Đồng) về ngân sách, thuế khóa, thiết lập các thành phố, các phòng thương mại, các phòng canh nông, chế độ báo chí… Từ năm 1911, Hội Đồng có thêm ba nghị viên người bản xứ do Toàn Quyền chỉ định hàng năm, chọn trong số các thân hào, nhân sĩ (notables) ở Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên (mỗi nơi chọn một nghị viên). Đó là lý do tiền khai Lê Văn Trung từ ngày 10-12-1914 có chân trong Hội Đồng Chánh Phủ Đông Dương, nhưng dân Nam Kỳ thuở ấy quen gọi là Thượng Nghị Viện Đông Dương. Do đó, không nên hiểu Thượng Nghị Viện ở Nam Kỳ thuộc Pháp (Cochinchine française) theo nghĩa là một trong hai cơ quan lập pháp của Quốc Hội một số nước (gồm Thượng Nghị ViệnHạ Nghị Viện).
(6) Thung (hay xuân) 椿: Cha. Huyên : Mẹ.
(7) Phước gồm may: Vừa có phước vừa may mắn.
*
* Hiền tỷ Trần Ngọc Hường (Calgary, Alberta, Canada). Thư ngày 06-9-2016:
Tháng 8 vừa qua Chương Trình Chung Tay Ấn Tống gởi cho chúng tôi thật nhiều sách. Đó chính là những cành hoa thơm ngát hương đạo mạch. Từng trang sách, từng câu chữ được chăm chút cẩn thận, lý giải tường tận, trung thực làm cho người xem được tâm đắc, lãnh hội một sự chiêu cảm, gần gũi, thân thương, thích thú học hỏi... vì “Trong thơ văn vẫn có vị Cao Đài” (thơ Trần Dã Sơn).
Chúng tôi lựa ra nhiều sách và để nơi thánh thất Calgary cho đạo hữu tham khảo, học hỏi. Thật là một công quả đáng kể. Chúng tôi thành thật ghi ơn và luôn cầu xin Thầy Mẹ chan rưới hồng ân cho Ban Ấn Tống và các tác giả trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo được tâm minh trí sáng để tiếp tục hành tròn sứ mạng phổ thông giáo lý.
Ban Ấn Tống: Ban Ấn Tống và các tác giả trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống Kinh Sách Đại Đạo chân thành cảm ơn hiền tỷ bấy lâu nay luôn dành cho nhiều mỹ ý và thiện cảm, nhất là còn cầu nguyện cho Chương Trình Ấn Tống.
Ban Ấn Tống cũng rất biết ơn hiền tỷ Hương Loan, tuy tuổi đã cao, nhưng lần nào từ Canada về thăm quê hương cũng đều nhiệt tình mang giúp khá nhiều kinh sách ấn tống trở qua Calgary, chẳng hề quản ngại nhọc nhằn.
Xin cầu nguyện Thầy Mẹ ban ơn lành đến hiền tỷ Ngọc Hường, hiền tỷ Hương Loan và họ đạo Calgary an lạc và tinh tấn.
*
* Hiền tỷ Vương Thị Hường (xã Bình Minh, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang). Thư ngày 14-9-2016:
Trong đạo Cao Đài có bửu kinh TU CHƠN THIỆP QUYẾT do Thầy giáng cơ ban truyền tại thánh thất Kiên Giang (ở Rạch Giá) đêm 24-3 Canh Ngọ (Thứ Ba 22-4-1930). Xin hỏi Văn Uyển nhan đề kinh có ý nghĩa gì?
Huệ Khải: Thưa hiền tỷ, thiệp là số mười (cũng như chữ thập ); quyết là bí quyết để thành công (the secret of success), thường truyền dạy có vần điệu cho dễ tụng đọc, dễ nhớ. Khi được truyền miệng thì gọi là khẩu quyết 口訣. Khi đặt thành bài hát thì gọi là ca quyết 歌訣. (Có điều, không hiểu sao một số người đạo Cao Đài hay dùng chữ khuyết thay cho quyết; chẳng hạn: Khẩu khuyết sơ thiền.)
Tu Chơn Thiệp Quyết 修真拾訣 là mười bí quyết để thành công trên đường tu hành chơn chánh; lời dạy có vần điệu cho dễ tụng đọc, dễ nhớ. Kết thúc kinh này, Thầy dạy mười bí quyết tu chơn như sau:
Một khuyên phải kiền thiềng mộ Đạo
Hai tuân lời Tam Giáo Thánh Nhơn
Đạo là chí chánh chí chơn
Những lời Thánh huấn chạm xương ghi lòng.
Ba khuyên nhớ tổ tông công đức
Bốn lo tu đúng mực cang thường
Cha sanh, Thầy dạy kỷ cương
Anh em bạn tác, náu nương vợ chồng.
Năm khuyên nhớ kẻ nông công khó
Sáu xót thương công phụ nhọc nhằn
Cày sâu, cấy cạn, bón phân
Làm nên tơ chỉ, trăm phần lao đao.
Bảy liên lạc đồng bào huynh đệ
Tám khuyên đừng xua mị quyền môn
Sao cho tiếng ngợi danh đồn
Đáng trang đạo đức phải tôn phải vì.
Chín khuyên chớ khinh khi cô quả
Mười khuyên tua hỷ xả lỗi người
Khuyên đừng biết giận hờn ai
Xót người hoạn nạn, cứu nơi cơ hàn.
Được vậy mới gọi trang tu tánh
Tánh tu rồi mới định tu tâm
Càng tu càng thấy cao thâm
Càng tu càng thấy sự lầm lạc xưa.
Biết lầm lỗi thì chừa cho gấp
Đặng mau lo bồi đắp cội lành
Như vầy mới gọi tu hành
Như vầy mới gọi chứng minh bồ đề.
Khuyên con phải kiêng dè cho lắm
Mười lời khuyên như tẩm cam lồ
Đêm ngày dầu tụng nam mô
Mà không noi giữ, nhành khô rễ còi.
Mừng con đặng có mòi tấn phát
Rưới cho con nước mát mùi thơm
Bốn mùa hoa nở trái đơm
Hơi bay bát ngát, nhụy tươm ngọt ngào.
Nhân đây cũng nên nhắc lại ý nghĩa số mười là đủ đầy tất cả, hoàn toàn trọn vẹn, hoàn hảo”. (Xem thêm Văn Uyển tập Lợi, số 19, quý Ba năm 2016, trang 147.)
*
* Hiền huynh Vị Chân (ấp Mỹ Hòa 3, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TpHCM). Thư ngày 20-01-2016:
ĐẠI THỪA CHƠN GIÁO (Hà Nội: Nxb Tôn Giáo 2011, quyển 36-1 trong Chương Trình Chung Tay Ấn Tống) có nhiều chỗ tôi chưa hiểu. Xin Văn Uyển vui lòng giải thích giúp tôi các câu trong ĐTCG như sau...
Huệ Khải: Thưa hiền huynh, tệ đệ rất biết ơn hiền huynh đã đọc kinh sách rất kỹ; nhờ thế giúp tệ đệ soát xét lại các sơ sót trong văn bản. Vì thư hiền huynh viết dài, hỏi nhiều vấn đề, tệ đệ phải tách ra để trả lời dần. Sau đây là các từ ngữ hiền huynh hỏi, tệ đệ tô đậm.
1. Trang (tr.) 27, dòng (d.) 9-10: Núi cao cũng phải tầm sang / Công phu khổ hạnh chí càng nông thêm.
Đáp: Bản ĐTCG 1950 cũng in là nông. Lẽ ra nên in là nống. Nống chí tức là nung chí, làm cho ý chí thêm mạnh mẽ, cương quyết.
2. Tr. 59, d. 3-4­: “Thực vô cầu bảo, cư vô cầu an.”
Đáp: Bản ĐTCG 1950 cũng in sai là bảo. Bản in 36-2 (2016) đã sửa là bão.
Thực vô cầu bão, cư vô cầu an. n chẳng cầu no, ở không cầu tiện nghi thoải mái.) Luận Ngữ (Học Nhi, 14) chép:
Tử viết: Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học dã dĩ.
子曰: 君子食無求飽, 居無求安, 敏於事而慎於言, 就有道而正焉, 可謂好學也已.
(Đức Khổng Tử nói: Người quân tử ăn chẳng cầu no, ở không cầu tiện nghi thoải mái, làm việc cần mẫn, thận trọng lời nói, gần người có đạo thì được sửa lỗi. Người như vậy có thể gọi là hiếu học.)
3. Tr. 67, d. 4-5­: Nhơn gian bất hoặc là gì / Biết thân lập chí ắt thì thành công.”
Đáp: Nghĩa thứ nhất của bất hoặc không mê lầm, không bị dối gạt mà say đắm.
Theo Hậu Hán Thư 後漢書, một vị quan thanh liêm thời Đông Hán là Dương Chấn 楊震 nói: Ngã hữu tam bất hoc: tửu, sắc, tài dã. 我有三不惑: , , 財也. (Ta có ba thứ không còn làm cho mê hoặc nữa: rượu, sắc [sex] và tiền.)
Nghĩa thứ hai của bất hoặc không còn nghi ngờ. Theo Luận Ngữ 論語 (thiên Vi Chánh 為政), Đức Khổng Tử nói về bản thân như sau: Tứ thập nhi bất hoc... 四十而不惑 ... (bốn mươi tuổi ta chẳng còn nghi ngờ...) James Legge (1815-1897) dịch: At forty, I had no doubts. Do đó, văn học gọi tuổi bốn mươi là tuổi bất hoặc.
Xét ý hai câu lục bát trong ĐTCG, có lẽ cả hai nghĩa ấy đều phù hợp với người tu lập chí hoàn thiện bản thân.
4. Tr. 69, d. 12: “Cúi lòn nhẫn nhịn dây dùn dứt coi.
Đáp: Dây dùn là sợi dây không căng thẳng. Dây càng căng thẳng chừng nào thì càng dễ dứt đứt; dây để chùng (dùn) thì khó dứt đứt. Nhẫn nhịn, hạ mình ví như sợi dây dùn.
5. Tr. 97, d. 1: Đời tu luyện hy Hiền hy Thánh
Đáp: Hiền là người đức hạnh, tài năng. Hy là mong ước (to wish, to hope). Hy Hiền hy Thánh 希聖 là mong trở thành Hiền Thánh (to wish to become Worthies and Saints).
Chu Đôn Di 周敦頤 (1017-1073) viết sách Thông Thư 通書, ở chương mười là Chí Học 志學 có câu: Sĩ hy Hiền, Hiền hy Thánh, Thánh hy Thiên. 士希賢, 賢希聖, 聖希天. (Kẻ sĩ mong thành Hiền, Hiền mong thành Thánh, Thánh mong thành Trời.)
Hiểu rộng ra, mong thành Hiền thì bắt chước, noi theo Hiền; mong thành Thánh thì bắt chước, noi theo Thánh; mong thành Trời thì bắt chước, noi theo Trời.
Hy Thiên (mong thành Trời) đối với giáo lý Cao Đài không phải là bất kính với Trời, vì thánh giáo dạy: Tu hành là học làm Trời / Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian.
6. Tr. 123, d. 1­: Dàm danh khóa lợi lòng tà mê man”
Đáp: Khóa là ổ khóa. Dàm là sợi dây xỏ qua mũi trâu hay bò (gọi là dàm trâu, dàm bò) để điều khiển chúng. Dàm ngựa là bộ đồ da đóng đầu ngựa (chữ Nho là khống ). Vậy, dàm danh khóa lợi nghĩa là sự trói buộc con người vì danh và lợi gây ra.
Tương tự, chữ Nho nói danh cương lợi tỏa 名韁利鎖, nghĩa là sự ràng buộc trong vòng danh lợi. Cương là dây cương ngựa. Tỏa là ổ khóa.
7. Tr. 126, d. 14: Biết phương bắc chảo với xây .”
Đáp: Chảo là hai hình tượng được nhắc đến trong phép tu đơn (tịnh luyện) theo pháp môn tu Tiên (đạo Lão, Cao Đài). Trong thân thể thì () là Đan Điền (phía dưới rún). Trong thân thể chảo (hoạch ), cũng gọi là vạc (đỉnh ), là Nê Hoàn Cung ở trên đỉnh đầu. Đại Thừa Chơn Giáo nói lò chảo, nhưng sách Nho thường nói lô đỉnh. Tóm lại, câu Biết phương bắc chảo với xây lò có nghĩa là biết cách tịnh luyện.
*
* Hiền huynh Trần Văn Chánh (đường Cù Lao, Phú Nhuận, TpHCM). Điện thư ngày 01-10-2016:
Vừa rồi tôi đi đám tang ở gần Cà Mau, gặp lại người bạn cũ tên Bùi Văn Phấn, từ lâu chí cốt với đạo Cao Đài. Anh ấy ở thánh tịnh Huệ Đông Thiên thuộc ấp Khúc Tréo A, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai (Bạc Liêu). Anh Phấn theo đạo thuần thành, chuyên lo đạo sự và hoạt động từ thiện ở vùng đó (nơi có hai thánh thất cách nhau chừng 1km) trong nhiều năm nay.
Anh Phấn nói có biết Chương Trình Chung Tay Ấn Tống vì có lần Ban Ấn Tống đã về thăm nơi đó. Đề cập chuyện kinh sách Cao Đài, anh Phấn có biết qua vài tên sách trong Chương Trình Ấn Tống, nhưng chỉ được lẻ mẻ một ít cuốn, và thiết tha muốn có được nhiều kinh sách hơn.
Địa chỉ anh Bùi Văn Phấn: Ấp Khúc Tréo A, xã Tân Phong, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. ĐT: 0914753392.
Vậy tôi gởi địa chỉ như trên, để Ban Ấn Tống gởi kinh sách về đó cho bà con bổn đạo phương xa có phương tiện học hỏi thêm.
Ban Ấn Tống: Cảm ơn hiền huynh Trần Văn Chánh đã quan tâm giúp chúng tôi mở rộng việc phát hành kinh sách. Chúng tôi đã liên lạc với hiền huynh Phấn, hiện là Thông Sự kiêm Từ Hàn họ đạo Huệ Đông Thiên. Từ nay hiền huynh sẽ thường xuyên tiếp nhận kinh sách ấn tống gởi về, và cũng sẵn lòng nhận làm một điểm phát hành sách tại Giá Rai giúp đạo hữu địa phương thuận tiện có sách đọc.
*
* Sinh viên Chu Bích Thủy (Khoa Anh, Đại Học Sư Phạm, TpHCM). Điện thư ngày 07-10-2016:
Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển I, đàn ngày 09-8-1926, Thầy dạy: “... phần đông chưa lập minh thệ, nên chư Thần, Thánh, Tiên, Phật không muốn nhìn nhận.” Xin cho cháu hỏi minh thệ là gì?
Huệ Khải: Minh thệ là hai từ đồng nghĩa.
a. Dùng như danh từ, minh / thệ nghĩa là lời thề (oath, pledge). Sách Nho nói sơn minh hải thệ 山盟海誓, nghĩa là lời thề (của nam nữ yêu nhau) lấy núi và biển làm chứng; tiếng Anh dịch là oath (pledge) of eternal love. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thầy dạy “lập minh thệ” (to take an oath) thì minh thệ là danh từ.
b. Dùng như động từ, minh / thệ nghĩa là thề thốt. Sách Nho nói thệ hải minh sơn 誓海盟山; người Việt nói thề non hẹn biển, là nam nữ thề thốt suốt đời yêu nhau, bất kể biển cạn non mòn; tiếng Anh dịch là to pledge undying love.
Trong Đại Thừa Chơn Giáo, Thầy dạy: Kìa biển hẹn non thề phải dứt / Dây buộc mình cắt đứt chớ vương.

____________