BẠCH VÂN ĐỒNG TỬ.
Chào chư Thiên mạng.[1] Chào chư hiền huynh, hiền tỷ. Tệ Đệ vâng lịnh báo đàn. Chư huynh tỷ thành tâm tiếp điển. Tệ Đệ xin lui.
TIẾP ĐIỂN
THI
ĐẠO đức gìn lòng cho trọn vẹn
Bần Đạo chào chư Thiên mạng. Chào chư hiền đệ, hiền muội. Bần Đạo đến giờ nầy do lịnh Giáo Tông để cùng chư hiền giãi bày đạo lý. Bần Đạo đem ra đây một đề tài thực giản dị và đã có từ khi loài người đến cõi thế gian nầy. (…)
THI
Ngàn kiếp tu hành cõi thế gian
Dù đời muốn biết hay không biết
BÀI
1. Trời khai Đạo vạch đàng chơn chánh
Giúp đời lập Đạo sưu tầm lối đi.
Phước xây hạnh phúc vẹn toàn tâm linh.
3. Phước tội bởi tự mình chọn lấy
Đời mấy người quyền trọng tước cao
5. Đạo hỡi ai, ai mê ai tỉnh
Nên ôn nhuần thông thạo sử kinh
7. Hiếu danh phận đạo là duy nhứt
8. Đễ là phải thuận giềng mối đạo
Đễ là hòa thuận thảo đệ huynh
Đễ là chung thuận đời tình
Đễ ghi tạc dạ, tạo hình thức nên.
9. Trung với Đạo lập nền cổ giáo
Trung dung là cấu tạo quân bình
Trung đạo tội phước nhục vinh
10. Tín đức buộc ở tiền như hậu
Tín vốn người đã tạo tín nhân
Tín là một vị thuốc thần
11. Lễ là gốc tảng nền nhơn loại
Lễ vẹn gìn, quấy phải phân minh
12. Nghĩa vốn phải trau dồi chí khí
Nghĩa là ấn tạc chí hùng
Nghĩa là ngọn đuốc rọi cùng tối tăm.
13. Liêm khiết vốn phương châm nhơn phẩm
Liêm chánh là tối thậm tối cần
Liêm thanh sử luận cân phân
14. Sỉ là rõ mọi điều vinh nhục
Sỉ ấy là gạn đục lọc trong
Theo đường chánh đạo, ngự phần bửu châu.
15. Tám món báu sử hầu lưu lại
Thảo thuận phân quấy phải đạo nhà
16. Nền chánh đạo Phật Tiên Thánh dạy
Lẽ nhiệm mầu thời đại hạ nguơn
Giữ gìn vẹn vẻ mới nên phẩm người.
Vậy Bần Đạo nhắc lại, những nhà lập giáo cần căn cứ vào chủ trương đạo đức từ xưa lưu lại.
(…)
Bần Đạo giã từ chư Thiên mạng. Thăng.
Đức GIÁC THẾ ĐẠO NHƠN
Huờn Cung Đàn, 30 rạng 01-5 Ất Tỵ (30-5-1965)
[1] Thiên mạng (mệnh) 天命: Bậc hướng đạo đang nhận lãnh sứ mạng của Trời giao phó là thế Thiên hành hóa 替天行化 (thay Trời hành đạo để giáo hóa dân chúng tu hành).
[2] Giác quan 覺官: (Năm) cơ quan chức năng giúp con người nhận biết, gọi chung là ngũ quan 五官 (the five sense organs), gồm có mắt để thấy (eyes for vision), tai để nghe (ears for hearing), mũi để ngửi (nose for smelling), lưỡi (tongue for tasting), và da (skin) làm xúc giác, tức là cảm biết qua da khi sờ mó (touching).
[7] Từ Tôn 慈尊: Đức Mẹ (Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn). Nhơn tâm đắc nhứt yết Từ Tôn 人心得一謁慈尊: Lòng người được một (đắc đạo) sẽ được gặp Đức Mẹ.
[9] Thoàn (thuyền) 船: Cũng gọi thuyền bát nhã, phương tiện đưa con người rời bờ mê sang bến giác, tức là đạo pháp.
[10] Cậy: Nhờ cậy, nhờ vào, nương vào (to rely on).
[11] Điển quang 電光 (thường gọi tắt là điển): Ánh sáng như sóng điện của các Đấng thiêng liêng, dùng để truyền tư tưởng tới đồng tử trong một đàn cơ (electro-light used by gods to convey sacred thought to a medium during a spirit-evoking séance).
[13] Ánh hồng (hồng quang 洪光): Ánh sáng (hào quang) của Đức Chí Tôn (hồng: to lớn; quang: ánh sáng).
[14] Một ly: Một milimét (1mm). Tục ngữ có câu: Sai một ly, đi một dặm.
[16] Toan: Toan tính, cân nhắc, lo liệu (to ponder, to consider).
[17] Trái oan (oan trái 冤債): Món nợ phải trả kiếp này do gây nghiệp xấu từ kiếp trước (karmic debt). Món nợ phải trả kiếp sau do gây nghiệp xấu từ kiếp này (karmic debt).
[18] Phước tội bởi tự mình chọn lấy / Không ngõ vào chẳng thấy ngõ ra: Trong Kinh Cảm Ứng có câu “Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu. 禍福無門, 惟人自召.” (Họa và phúc không có cửa nẻo mà do con người tự vời đến cho mình.)
[20] Hằng hà: Nói tắt của hằng hà sa số 恆河沙數 (nhiều như số cát ở sông Hằng bên Ấn Độ), nghĩa là vô số (innumerable), không đếm xuể (uncountable).
[21] Dập dìu: Đông người đi (to go in great numbers).
[23] Tội đồ 罪途: Con đường tội lỗi (the path of sin). Dập dìu lối phước, thiết tha tội đồ: Rất đông người đang đi trên đường phước, đang hưởng phước, nhưng nếu không biết tu thì chính lối phước đó lại dẫn dắt họ lạc vào con đường tội lỗi, đau thương cùng cực. Câu này cùng một ý nghĩa với câu “Tội trong cái phước, phước cao tội kề” ở bên dưới. Xem thêm Phụ Chú cuối bài thánh giáo này.
[24] Thân cô thế mỏng: Lẻ loi, không thế lực, không được ai giúp sức (alone, powerless, and helpless).
[27] Tội trong cái phước, phước cao tội kề: Xem phụ chú cuối bài này.
[29] Tự giác 自覺: Chính mình giác ngộ, hiểu đạo (self-enlightened). Giác tha 覺他: Giúp cho người khác giác ngộ, hiểu đạo (enlightening others).
[32] Hiếu 孝: Kính yêu và phụng dưỡng cha mẹ (filial piety). Đễ 悌: Em yêu kính anh chị (respect to and love for one’s siblings). Trung 忠: Tận tâm hết lòng với đất nước (loyalty). Tín 信: Thành thực, không nuốt lời hứa (faithfulness).
[33] Lễ 禮, nghĩa 義, liêm 廉 (ngay thẳng không tham lam), sỉ 恥 (xấu hổ) là tứ duy 四維 (bốn giềng mối). Người dân biết lễ, nghĩa, liêm, sỉ thì giữ yên đất nước.
[37] Vi tiên 為先: Do câu ‘Nhân sinh (sanh) bách (bá) hạnh hiếu vi tiên’ 人生百行孝為先 (Hiếu đứng đầu mọi đức hạnh của đời người).
[39] Tín vô bất lập: Do câu Nhân vô tín bất lập 人無信不立 (Người không có chữ tín thì không đứng vững ở đời, không thể lập thân).
[42] Hữu thỉ (thủy) hữu chung 有始有終: Có đầu có cuối, có lòng chung thủy, không thay đổi, trước sau như một (faithful, loyal).
[43] Liêm tồn trực tại: Liêm trực tồn tại, không mất đi.
[45] Đức Cha: Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ, Trời Cha (Heavenly Father). Cùng chung một cội Đức Cha: Cùng có chung một gốc cội là Đức Thượng Đế.
[47] Dung hòa 容和 ý riêng: Nhân nhượng lẫn nhau về các điểm trái nghịch trong ý kiến mỗi người để đạt được những điểm chung, không còn đối chọi nhau nữa.
[48] Công, Dung, Ngôn, Hạnh 功容言行: Cũng gọi tứ đức (four virtues) là bốn đức tánh của phụ nữ (đảm đang việc nhà, dung mạo hiền hòa, lời lẽ tử tế, nết hạnh đoan trang). Tảng nền: Nền tảng, nền móng.
HUỆ KHẢI & LÊ ANH MINH hiệp chú
Phụ chú
Tội trong cái phước, phước cao tội kề
Một người nhờ kiếp trước biết hành thiện, tu đức, tạo ra nhân quả lành, nên khi luân hồi chuyển sang kiếp này được hưởng sang giàu, quyền thế. Nhưng kiếp này lại lạm dụng tiền của và thế lực để gây nên việc sai trái, tội lỗi thì khi hết phước họ sẽ phải chịu trả quả báo xấu.
Thế nên người sang giàu, quyền lực mà không biết tu thì cảnh giàu sang, đời quyền lực của họ nhìn bề ngoài tưởng là vẻ vang với đời, nhưng xét sâu xa bên trong lại chính là hoàn cảnh dễ khiến họ gây ra tội lỗi, để rồi kiếp sau họ phải trả quả báo xấu.
Nói về chỗ éo le này, Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn (Tạ Đăng Khoa) giáng cơ dạy:
Với đời mở mặt người ta,
Với mình xét lại đó là trái oan.[49]
Tính hai mặt (mâu thuẫn) này từng được Đức Lão Tử dạy trong Đạo Đức Kinh (chương 58):
Họa hề phúc chi sở ỷ.
(Họa là chỗ nương dựa của phước.
Phước là chỗ ẩn nấp của họa.)
Nói gọn, đó là: Trong họa có phước, trong phước có họa.
Làm ác thì chịu quả xấu, Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn gọi đó là sợi xích bằng sắt trói buộc mình trong vòng nhân quả.
Nhưng làm lành được hưởng quả lành (thoát khỏi sợi xích sắt) mà trót vì không biết tu thêm, trót lạm dụng cái phước (sang giàu, quyền thế) để gây tội thì rốt cuộc cũng phải chịu quả báo xấu; Đức Mẹ gọi đó là sợi xích bằng vàng trói buộc mình trong vòng nhân quả:
Nghiệp lành dữ rốt rồi là nghiệp,
Muốn thoát luôn sợi xích vàng này, trong khi đang tu tam công (công quả, công trình, công phu), người tu cần tập buông xả luôn kết quả của ba công mà mình vừa tạo lập để không còn nhân duyên buộc ràng mình vào quả báo.
Việc người tu hồi hướng công đức về chúng sanh sau mỗi thời công phu thiền định hay sau khi thực hiện xong một công quả, đó chính là một cách thực hành buông xả luôn nhân lành quả lành để vượt ra ngoài vòng trói buộc của sợi xích vàng.[52]
HUỆ KHẢI
[49] Thiên Lý Đàn, 15-6 Quý Sửu (14-7-1973).
[52] Để hiểu thêm vấn đề này, xin đọc: Huệ Khải, Luật Nhân Quả Theo Giáo Lý Cao Đài. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2008.