Danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm sáu từ Hán-Việt (chữ Hán: 大道三期普度). Các sách thường giảng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là nền Đạo lớn mở ra vào thời kỳ thứ Ba để cứu vớt toàn thể chúng sanh. Giải thích như vậy e rằng không đúng với cấu trúc của cụm từ Hán-Việt này.
Một từ có thể gồm hai thành phần: từ chánh (head word) và từ bổ nghĩa (modifier). Trong từ Hán-Việt, trật tự thường là: từ bổ nghĩa ® từ chánh. Trong từ thuần Việt, trật tự thường là: từ chánh ¬ từ bổ nghĩa. Thí dụ:
Từ Hán-Việt
|
Từ thuần Việt
| ||
Cao Đài
|
Cao ® Đài
|
đài cao
|
đài ¬ cao
|
Đại Đạo
|
Đại ® Đạo
|
Đạo lớn
|
Đạo ¬ lớn
|
Tam Kỳ
|
Tam ® Kỳ
|
kỳ Ba
|
kỳ ¬ Ba
|
Phổ Độ
|
Phổ ® Độ
|
độ khắp
|
độ ¬ khắp
|
Lúc mới mở đạo Cao Đài tại Việt Nam, ngày 08-4-1926, Đức Cao Đài Thượng Đế dạy tiền bối Ngọc Đầu Sư Lê Văn Lịch: “Tam Kỳ Phổ Độ là gì? Là phổ độ lần thứ ba.” [1] Phân tích lời dạy này có thể thấy hoàn toàn phù hợp với trật tự như bảng trên đây. Thực vậy:
Tam Kỳ ® PHỔ ĐỘ
|
PHỔ ĐỘ ¬ lần thứ ba
| ||
từ bổ nghĩa
|
TỪ CHÁNH
|
TỪ CHÁNH
|
từ bổ nghĩa
|
Như thế danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gồm có:
Đại Đạo ® Tam Kỳ ® PHỔ ĐỘ
từ bổ nghĩa 2 ® từ bổ nghĩa 1 ® TỪ CHÁNH
Khi giảng sang tiếng Việt, ta nói là:
CÔNG CUỘC PHỔ ĐỘ ¬ lần thứ ba ¬ của Đại Đạo
TỪ CHÁNH ¬ từ bổ nghĩa 1 ¬ từ bổ nghĩa 2
Theo Đức Giáo Tông Vô Vi Lý Thái Bạch, khi nói tắt là đạo Cao Đài, khi nói đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.[2]
Như vậy, có thể nói:
đạo Cao Đài = Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ;
= công cuộc phổ độ lần thứ ba của Đại Đạo;
= the Third Universal Salvation of the Great Dao.
Ngày trước quen dịch Đạo là Way, hoặc là Tao. Ngày nay phổ biến cách dịch là Dao, căn cứ theo bính âm (pinyin) của Bắc Kinh.
Một số người dịch Tam Kỳ Phổ Độ là The Third Amnesty, nhưng amnesty có nghĩa là đại ân xá (a general pardon). Tuy đạo Cao Đài gắn liền với ý nghĩa đại ân xá Kỳ Ba, nhưng không thể dịch Tam Kỳ Phổ Độ là Đại Ân Xá Kỳ Ba (The Third Amnesty).
HUỆ KHẢI