Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

ĐĐVU 03 / HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHỨC SẮC CAO ĐÀI VIỆT KIỀU TẠI CAO MIÊN / LÊ HƯƠNG


Hội Thánh Ngoại Giáo ở Phnom Penh (1937). Ảnh tài liệu.

Lê Hương là bút danh của Lê Quang Hương, sinh ngày 22-9-1922 tại Cao Lãnh, tỉnh Kiến Phong (nay là thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Ông làm công chức tại Cao Lãnh (1944), dạy tiếng Việt ở Cam Bốt từ năm 1945. Sau hiệp định Genève (1954) ông làm cho Việt Tấn Xã (Sài Gòn) tại Nam Vang. Năm 1958 ông về Sài Gòn làm việc tại Bộ Thông Tin, rồi chuyển sang Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa (1972-1975). Thời tiền chiến ông đã có truyện ngắn đăng các báo ở Hà Nội như: Trung Bắc Chủ NhậtTiểu Thuyết Thứ Bảy. Ông xuất bản nhiều sách: Tự Học Chữ Miên (1963), Truyện Cổ Quốc Tế (1969), Truyện Vui Quốc Tế (1969), Người Việt Gốc Miên (1969), Truyện Cổ Cao Miên (hai tập, 1969), Angkor (1970), Bùa Ngải Cao Miên (1970), Chợ Trời Biên Giới Việt Nam - Cao Miên (1969), Sử Cao Miên (1970), Việt Kiều Ở Kampuchia (1971), Sử Liệu Phù Nam (1970), Người Hùng (1970), Truyện Cổ Ấn Độ (1970), Truyện Cổ Tích Việt Nam (1970), Quả Đấm Thôi Sơn (1972), v.v…
Bài Hoạt Động Của Các Chức Sắc Cao Đài Việt Kiều Tại Cao Miên được đăng trên tập san Sử Địa số 16 (Sài Gòn: Nhà sách Khai Trí, 1969, tr. 93-100). Mạn phép tác giả và gia đình ông, chúng tôi in lại đây bài viết với lòng biết ơn ông Lê Hương. Để góp tài liệu tham khảo cho quý vị quan tâm tìm hiểu sử đạo Cao Đài, chúng tôi in nguyên văn bài viết, giữ lại tên gọi Cao Miên của một thời kỳ lịch sử chứ không thay bằng tên gọi như hiện nay. [Văn Uyển]
Đạo Cao Đài khai sán Việt Nam trong năm 1925, Tòa Thánh đặt  tỉnh Tây Ninh là nơi phát xuất mi Đạo.
Giữa năm 1927, Tòa Thánh mở một hội thánh  Cao Miên gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo dưi chính quyềhiện thế của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Hội Thánh tạm thời đặt tại đường Lalan de Callan. Trong hệ thống tổ chức, Hội Thánh Phnom Penh là một trấn đạo, cũng như ở Việt Nam nhiều tỉnh họp thành một vùng dưới sự điều khiển của Trấn Đạo. Những vị chức sắc đầu tiên ở Cao Miên được Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay là Cao Đài chọn lựa và chỉ định ngày 27-7-1927 tại Phnom Penh trong buổi xuống cơ bút.
Hội Thánh Phnom Penh là một trung tâm hoạt động rất đắc lực. Trong một năm đầu (1927-1928) đã có hơn 10.000 tín đồ Việt kiều.
Các chức sắc được thăng bậc lần hồi như Giáo Hữu Lê Văn Bảy thăng Giáo Sư ba năm sau. Ông Đặng Trung Chữ thăng Phối Sư trong năm 1939. Ông Trần Quang Vinh thăng Phối Sư năm 1946.
Ông Lê Văn Bảy được cử làm Trưởng Đoàn Hội Thánh Ngoại Giáo từ năm 1927 đến năm 1937. Trong năm này, ông được cử đi công cán bên Trung Hoa. Ông đến Vân Nam, ngụ ở Vân Nam Phủ. Vì không biết tỉếng Tàu ông phải nhờ một người thông ngôn. Ông không thu được kết quả nào khi truyền bá mối Đạo. Năm 1938, ông trở về Phnom Penh và thuyên chuyển về Tòa Thánh Tây Ninh.
Sau khi ông Lê Văn Bảy về Tây Ninh, ông Cao Đức Trọng thay thế trong chức vụ Trưởng Đoàn.
Từ năm 1937 đến 1942, các chức sắc dưới đây được chỉ định gỉữ chức Trưởng Đoàn, theo thứ tự:
1. Ông CAO ĐỨC TRỌNG, chức Tiếp Đạo,
2. Bà TRẦN KIM PHỤNG, lên chức Giáo Sư,
3. Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ, lên chức Giáo Sư,
4. Ông TRẦN QUANG VINH, lên chức Giáo Sư,
5. Ông THÁI VĂN GẤM, tên thánh THÁI GẤM THANH, chức Giáo Sư.
6. Ông TRẦN VĂN PHẤN, tên thánh THÁI PHẤN THANH, chức Giáo Sư.
Hai vị sau này do Tòa Thánh thuyên chuyển lên. Giáo Sư Thái Gấm Thanh bị đày sang đảo Madagascar và mất ở đấy vào năm 1943.
Giáo Sư Thái Phấn Thanh cũng bị đày sang đảo Madagascar, được ân xá và hồi hương năm 1946. Ông ở Vũng Tàu rồi về Gò Vấp và từ trần năm 1965.
Vào đầu nă1931, ông Trần Quang Vinh được cử đi công cán ở Paris do Chánh Phủ Bảo Hộ Pháp ở Cao Miên nhân dịp Hội Chợ Quốc Tế ở Vincennes. Ông Vinh nhân cơ hội ấy thành lập một nhóm nhân vật có cảm tình với mối Đạo. Trong nhóm này có nhiều chính khách tiếng tăm như:
1. Ông Albert Sarraut, Tng Trưởng,
2. Ông Alescis Métois, Đại Tá,
3. Ông Charles Bellan, nguyên Tỉnh Trưởng ở các thuộc địa,
4. Ông Edouard Daladier, Tổng Trưởng và nguyên Thủ Tướng,
5. Ông Henri Guernut, Nghị Sĩ, Tổng Thư Ký Hội Nhân Quyền, nguyên Tổng Trưởng,
6. Ông Emile Kahn, Tổng Thư Ký Hội Bảo Vệ Nhân Quyền,
7. Ông Ernest Outrey, Nghị Sĩ  Nam Kỳ,
8. Ông Eugène Toija, Luật Sư Tòa Thượng Thẩm Paris,
9. 10. Bà và Ông Félicien Challaye, Giáo Sư ở trường Sorbonne,
11. Ông Gabriel Abadie de LestracTrưởng Tòa,
12. 13Bà và Ông Gabriel Gobron, Giáo Sư,
14. Ông Marius Montet, Nghị Sĩ và Tổng Trưởng,
15. Cô Marthe Williams, hội viên Hội Bảo Vệ Nhân Quyền Trung Ương.
Để tỏ lòng biết ơn các nhân vật trên đây, Hội Thánh có khắc tên bằng chữ vàng trên mảnh đá cẩm thạch dựng trước thánh thất ở Phnom Penh năm 1937.
Nhờ nhóm cảm tình viên này tín đồ Cao Đài được một đặc ân đại xá trong buổi bỏ thăm tại Nghị Viện Pháp vào tháng 2 năm 1932 và sau đó sự tự do tín ngưỡng được tuyên bố ở Đông Dương, ít ra cũng được vài năm.
Ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với người Miên mạnh hơn người Việt miền Nam. Vào cuối năm 1926, một số đông người Miên từ bỏ ngành tôn giáo cổ truyền của họ, kéo nhau về Tòa Thánh Tây Ninh thọ giáo. Quý vị chức sắc tiếp đón nồng hậu và hết lòng truyền đạo, những mong họ sẽ biến thành kẻ môi giới của đồng bào họ trên lãnh thổ láng giềng.
Trước Tòa Thánh có tượng Thái Tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa lúc trốn khỏi hoàng thành tầm đạo. Người Miên cho rằng có theo đạo Cao Đài vẫn thờ Phật như thường mà còn được nhiều điều cải cách mới, lạ hơn. Có người lại thấy bức tượng giống hình một ông Hoàng Cao Miên và ông ấy là Phật đầu thai, sau này sẽ trở về Cao Miên thay đổi chánh sách cai trị thành một quốc gia phú cường, thạnh trị. Quý vị chức sắc Cao Đài không bao giờ nghĩ ra điều ấy, chỉ lo truyền bá mối Đạo mới cho các tín đồ. Nhưng không ngờ lời đồn đãi lan tràn khắp giới người Miên rồi sang Cao Miên, đến nỗi Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên ban hành biện pháp bắt bớ các tín đồ Miên.
Trên núi Bà Đen gần Tòa Thánh có vài ngọn suối nước trong, tương truyền là nước thánh. Quý vị chức sắc hứng đem về Tòa Thánh phân phát cho các tín đồ đem về nhà để trên bàn thờ Thầy. Mỗi ngày, tín đồ đọc một thời kinh trong một quyển kinh do Tòa Thánh phân phát và uống nước thánh đề tiêu trừ bá bịnh. Dạo ấy, thiên hạ đồn Tòa Thánh bán nước suối với giá 30 xu một ve. (Theo báo Pháp ngữ Écho d’Outre-Mer ngày 25-11-1930).
Người Miên tiếp tục đến Tây Ninh thọ giáo, nhận nước thánh càng ngày càng nhiều. Đầu năm 1927, số người gia tăng, mỗi ngày có hàng trăm, thường thường do những ông có chức vị trong làng hoặc những vị sư sãi hướng dẫn. Họ che lều ở xung quanh thánh đường, dự lễ, làm công quả rồi sung sướng trở về. Nhiều nhóm khác tiếp tục đến. Trong ngày lễ họ tham dự hàng ngàn. Một bản báo cáo của Ty Công An ngày 2-6-1927 ghi rằng: 5.000 người Cao Miên quỳ giữa sân chính, trước tượng Đức Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa, nhưng một vị sãi ước lượng là 30.000. Họ chỉ trở về khi tiền lưng khô cạn.”
Trước số người quá đông như thế, chảnh quyền địa phươrg lo sợ sẽ có những chuyện lôi thôi. Giới sư sãi Cao Miên không bằng lòng khi thấy nhiều nhà sư theo đạo Cao Đài, liền áp dụng phương pháp ngăn chận lại. Ngày 23-5-1927, ông Tổng Trưởng Bộ Lễ ban hành một thông tư nói về đạo Cao Đài như sau:
“Nghiên cứu thật kỹ, ta thấy rằng mục đích thành lập mối Đạo này đáng chê trách vì họ chỉ dùng những phương tiện lường gạt và khai thác tánh tình ngu xuẩn của các tín đồ đi làm lợi cho họ.
Trái lại, đạo Phật mà dân tộc Cao Miên đã chịu ảnh hưởng rất sâu đậm, dắt dẫn chúng ta đến Chơn Thiện Mỹ không có một giới luật nào khác có thể bành trướng trong các giới đồng bào ta.”
Thông tư còn khuyên dân chúng tu hành theo Phật Giáo cổ truyền và đề phòng những điều nguy hại của một tôn giáo mới đang âm mưu lật đổ những phong tục đã có từ xưa trong lãnh thổ. Rồi, qua tháng sau, nhiều chỉ thị rõ rệt gởi đến giới sư sãi, và nhắc đi nhắc lại luôn luôn rằng bổn phận toàn thể sư sãi phải bài trừ thuyết Cao Đài Giáo là thuyết trái ngược với luật lệ nhà nước và giới luật của Đức Thích Ca.
Nhưng dù có lịnh cấm đoán thế nào đi nữa, người Miên vẫn tiếp tục đến Tây Ninh càng ngày càng nhiều thêm. Tức thì, nhiều biện pháp cứng rắn được thi hành hầu cắt đứt sự kiện mà chánh quyền gọi là làm xáo trộn trật tự công cộng. Xứ Cao Miên thời ấy là một quốc gia bị bảo hộ, còn miền Nam Việt Nam là thuộc địa của Pháp cùng chung một số phận như nhau. Lịnh của Toàn Quyền Pháp đưa ra, nhà vua Cao Miên ký ngay một sắc lịnh ngày 26-12-1927 và sau đó một sắc lịnh ngày 8-3-1928 ấn định hình phạt nặng cho người Cao Miên nào tham dự vào việc cổ động, tuyên truyềhay dự lễ của một tôn giáo không được vương quốc nhìn nhận. Người ta biết rằng:
Theo điều 15 của Hiệp Ước Bảo Hộ ngày 11-8-1863.
Theo các sắc lịnh của nhà vua Cao Miên ngày 21-11-1903, ngày 6-8-1919, 31-12-1925, 1-4 1930.
Theo các điều 149, 213 và 214 Bộ Hình Luật Cao Miên, chỉ có Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo được phép truyền bá ở đất Miên. Đạo Tin Lành chỉ được phép hoạt động với điều kiện quý vị mục sư có quốc tịch Pháp.
Suốt khoảng thời gian lối một năm, Tòa Thánh Tây Ninh không tiếp được một người Cao Miên nào, nhưng việc phổ biến mối Đạo vẫn ngấm ngầm mở rộng ở đất Miên. Giữa năm 1927, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lên Nam Vang tổ chức nhiều buổi cầu cơ. Theo các phương pháp tiểu ngọc cơ và đại ngọc cơ một đấng thiêng liêng luôn luôn giáng bút: nhà đại văn hào Victor Hugo. Do đó, Hội Thánh Ngoại Giáo  Cao Miên được đặt dưi quyền chỉ huy linh thiêng của vị Thánh ngưi Pháp. Vì sự bó buộc của chánh quyền, việc phổ biến mối Đạo chỉ tiến hành trong các giới Việt kiều. Vả lại, lúc ấy Việt kiều còn được gọi theo quốc tịch, đại đa số là dân miền Nam ở đất thuộc địa, gọi là “dân thuộc Pháp ở Nam Kỳ” (sujet français de la Cochinchine), hoặc có người nhập quốc tịch Pháp (citoyen françaisnên về mặt pháp lý thì thuộc luật lệ của Chánh Phủ Pháp. Sắc lịnh của vua Cao Miên chỉ có hiệu lực đối với dân Miên.
Mặc dầu có sự ngăn chận chánh thức ấy, đến năm 1928, đạo Cao Đài đã truyền bá sâu rộng ở Cao Miên, ban đầu trong các tỉnh giáp ranh với Tây Ninh như Prey Veng, Svay Riêng là nơi có nhiều Việt kiều nhất.[1] Để tránh sự động chạm với chánh quyền, quý vị chức sắc Cao Đài không tiếp xúc với người Miên, chỉ liên lạc với Hoa kiều. Toàn thể tín đồ cũ và mới đồng ký vào môt bản tuyên thệ có thể làm yên lòng các nhà cầm quyền:
“Chúng tôi: chức sắc và tín đồ Cao Đài  Cao Miên đồng thỏa thuận cam kết với Chánh Phủ Bảo Hộ Pháp và Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên sẽ hoàn toàn thừa hành giáo pháp đúng theo tín điều của Đạo, sẽ thực hiện sự thống nhất tất cả tôn giáo hầu toàn thể nhân loại sống trong cảnh hòa bình. Chúng tôi xin hứa với Chánh Phủ không bao giờ gây rối có tánh cách chánh trị. Nếu chúng tôi làm sai lời cam kết, xin chịu tội tử hình.”
Những buổi lễ thường được tổ chức tại nhà tín đồ và nhân những dịp cưới hỏi, cúng kiến, giỗ chạp thì tăng thêm phần long trọng vì quan khách đến dự đông đảo hơn. Dần dà Việt kiều ở tỉnh Takeo và thủ đô Nam Vang theo Đạo rất đông. Nhà cầm quyền dù có cho người theo dõi hành vi của quý vị chức sắc và tín đồ nhưng không có bằng cớ gì buộc tội để cấm đoán được.
Đầu năm 1929, người Cao Miên lại đến Tòa Thánh ở Tây Ninh, ít hơn số người vào cuối năm 1926 và trong năm 1927. Nhiều lời đồn đãi có tánh cách chánh trị nổi lên. Các nhân viên mật thám báo cáo rằng trong những bài thuyết pháp có lời hứa hẹn một cuộc sống tự do, huy hoàng cho người dân bị lệ thuộc. Người ta lại nhắc đến ông hoàng giống tượng Đức Sĩ Đạt Ta sẽ xuất thế cứu dân Miên thoát khỏi cảnh gông cùm!
Chánh quyền địa phương huy động lực lượng cảnh sát ngăn cản những người sùng đạo đến Tòa Thánh. Tuy nhiên nhiều giảng đường khắp các xã, các quận vẫn hoạt động đều đặn. Tại thủ đô Nam Vang, Giáo Sư Lê Văn Bảy có định xây cất một Hội Thánh thật lộng lẫy.
Bấy giờ, nhà vua Cao Miên có ý lo ngại vì lời đồn về ông hoàng s xuất thế. Ngày 10-4-1929, nhà vua gởi một văn thư cho ông Khâm Sứ (người Pháp) yêu cầu áp dụng những biện pháp cần thiết để giữ gìn an ninh trong vương quốc, trước những hoạt động của ngành tôn giáo mới của người Việt.
Ông Khâm Sứ hội ý với vị Thống Đốc Nam Kỳ ở Sài Gòn về điểm khó khăn trên mặt pháp lý. Người Việt ở Cao Miên vẫn là dân thuộc Pháp ở Nam Kỳ, tất nhiên được hưởng mọi quy chế như người Việt ở miền Nam, làm sao ép buộc phải thay đổi được? Ông Khâm Sứ trình bày điều thắc mắc này với nhà vua và sau cùng hai vị lãnh đạo đồng ý cho đạo Cao Đài tiếp tục truyền bá ở Cao Miên với điều kiện phải ngưng hết mọi hoạt độntuyên truyền và số giảng đường không được gia tăng.
Ngày 5-6-1928, tờ báo Pháp ngữ Les Anales Coloniales đăng một bài của ông Nghị Edouard Néron của hạt Haute Loire nói về những biến chuyển trên đây như sau:
“… gần đây, các chức sắc của ngành tôn giáo mới loan tin rằng sẽ có một ông vua mới cho người Cao Miên, xuất hiện ở Tây Ninh. Tin theo lời, người Miên kéo đến rất đông, gần 10.000 tên, võ trang đao, kiếm. Ông De la Brosse, Thống Đốc Nam Kỳ đến tận nơi với vị đại diện nhà vua Cao Miên Monivong cùng các viên chức chỉ huy ngành an ninh Nam Kỳ và Cao Miên. Ông Thống Đốc mời vị chức sắc cao cấp nhất là ông Lê Văn Trung, buộc ông phải đính chánh tin đồn một nhà vua mới sẽ xuất hiện và buộc ông phải chịu trách nhiệm về những vụ lộn xộn có thể xảy ra. Lịnh truyền được thi hành và không có việc gì đáng tiếc làm rối trật tự.”
Nhân cơ hội này, Đức Giáo Tông Lê Văn Trung và vị đại diện ở Cao Miên, Giáo Sư Lê Văn Bảy thông báo cho tất cả tín đồ Việt kiều phải triệt để tuân hành lịnh của nhà nước và theo lời Hội Thánh đã cam kết với Chánh Phủ. Suốt năm 1929, không có việc gì rắc rối xảy ra. Quý vị chức sắc vẫn tiếp tục thi hành sứ mạng mở mang mối Đạo trong khắp các giới Việt kiều. Những buổi lễ gia đình là những dịp tốt cho công tác. Tín đồ xin phép nhà chức trách tổ chức rầm rộ mà chánh quyền không thể từ chối, chiếu theo lịnh của ông Khâm Sứ và nhà vua Cao Miên. Quý vị chức sắc cử hành một thánh lễ trước một số đông tín đồ. Các chức sắc này đều ở Tòa Thánh được thỉnh đến truyền bá mối Đạo. Lồng trong các nghi thức, tín đồ đốt pháo, đồng ca để quy tựu kẻ tò mò, biến thành một cuộc lễ công cộng hẳn hòi! Nếu nhà cầm quyền có phản đối, thì tín đồ có đủ yếu tố để chống lại. Giáo Sư Lê Văn Bảy bắt tay vào việc xây cất Hội Thánh ở Phnom Penh. Ông tổ chức đêm hát làm nghĩa và đi quyên tiền để gây ngân quỹ. Ông khởi công trên một mảnh đất rộng của Sở Thú Y, cạnh đường Pierre Pasquier. Đồng thời, những giảng đường nhỏ cũng được thiết lập ở các xóm Việt kiều, phần nhiều xa công sở và thường lén dựng ban đêm.
Chánh Phủ Bảo Hộ không thể làm ngơ trước sự bành trướng của mối Đạo, nên ngày 4-7-1930, ông Khâm Sứ ở Phnom Penh thông sức cho các tỉnh trưởng trên lãnh thổ Miên đại khái như sau:
“Vì gần đây có những chuyện lộn xộn xảy ra, và để ngăn chận tất cả những cuộc hội họp bất kể dưới hình thức nào có thể làm rối loạn trật tự, tôi nhất định xóa bỏ từ ngày nay đến khi có lịnh mới, những đặc ân mà Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên và tôi đã dành cho đạo Cao Đài. Không những thế, từ đây, tôi cấm đạo này tổ chức các cuộc lễ nào cũng mặc, nhỏ hay lớn cũng vậy. Nếu ở địa phương, có kẻ nào bất tuân vẫn cử hành lễ bái thì bổn phận của quý ông tỉnh trưởng phải ngăn cấm không cho cuộc lễ thành hình, nhưng đừng bắt bớ họ ngoại trừ trường hợp cuộc lễ tổ chức công khai ngoài đường phố thì quý ông không thể tha thứ họ. Mỗi lần có chuyện xảy ra, tôi yêu cầu quý ông ghi rõ căn cước của kẻ nào tổ chức và kẻ chỉ huy rồi điện cho tôi hay. Tôi sẽ áp dụng biện pháp theo luật định để trục xuất họ khỏi lãnh thổ Cao Miên. Tôi yêu cầu quý ông thông báo chỉ thị này cho dân chúng hiểu.”
Lịnh này được triệt để thi hành mấy tháng liên tiếp gây ra một loạt biến cố quan trọng, nhiều vụ bắt bớ đưa ra tòa án, nhiều chiến dịch báo chí sôi nổi và sau cùng nhiều vụ can thiệp nồng nhiệt của các đoàn thể và nhân vật chánh trị cạnh Chánh Phủ Pháp. Người ta công khai bàn tán “vụ ngược đãi tôn giáo”, “làm khổ nhục kẻ theo một đức tin mới”.
Trong lúc ấy, ở Tòa Thánh Tây Ninh có việc tranh chấp giữa vài vị chức sắc mà dư âm dội đến Hội Thánh Phnom Penh. Ông Chưởng Pháp Lê Bá Trang kiện Giáo Sư Lê Văn Bảy về tội tiêu lạm công quỹ. Giáo Sư bị bắt trong tháng 8-1933. Tòa Thánh cử ông Trần Quang Vinh thay chức Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo. Ông Vinh đã khéo léo giữ vững tinh thần tín đồ Việt kiều.
Cuối năm 1934, vị Toàn Quyền Đông Dương René Robin chấp thuận cho đạo Cao Đài được tự do hành đạo trong toàn quốc. Sóng gió đã qua, Việt kiều thở một hơi dài! Ngày 21, 22 và 23-5-1937, Hội Thánh tại đường Pierre Pasquier, nay đổi là Monivong được khánh thành rất trọng thể. Chính ông Trần Quang Vinh đọc bài diễn văn khai mạc, được báo chí Pháp, Việt và các văn sĩ nhắc nhở nhiều lần.
Tính đến năm ấy (1937), tổng số tín đồ Việt kiều có lối 30.000 người. Mười lăm năm sau, năm 1951, Tòa Thánh Tây Ninh lập bảng thống kê chánh thức có hơn 70.000 tín đồ ở Cao Miên. Đúng ra là 73.167 tín đồ chia ra: 64.954 Việt kiều và 8.213 người Miên.
Năm 1952, Chánh Phủ Cao Miên lấy sở đất nơi cất Hội Thánh lại. Quý vị chức sắc phải dở Hội Thánh dời về đường Norodom, gần cầu Monivong, Việt kiều quen gọi là cầu Sài Gòn. Hội Thánh được xây ct tạm thời, không lộng lẫy đồ sộ như trước.
Năm 1956, Chánh Phủ Cao Miên không cho Tòa Thánh Tây Ninh b nhiệm quý vị chức sắc  Việt nam lên Phnom Penh, nên chức Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Go do ông Trn Quang Vinh giữ được Giáo Sư Thượng Hoàng Thanh thay thế. Từ ngày được Pháp trao trả quyền hành, Chánh Phủ Cao Miên không muốn cho đạo Cao Đài bành trướng hơn nữa. Lịnh cấm người Miên vô Đạo vẫn còn áp dụng, nhưng không vì thế mà những tín đồ Miên từ bỏ đạo Cao Đài để trở về với Phật Giáo. Trong số tín đồ Miên có sáu vị Lễ Sanh và một vị Giáo Sư ở Tòa Thánh.
Trong năm 1956, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lưu vong sang Cao Miên, đánh dấu một giai đoạn tranh đấu về chánh trị. Cuối năm ấy, Hội Thánh khởi công cất đền Phật Mẫu ở ngoại ô Phnom Penh, thuộc xóm Stung Meang Chey để ghi ngày Đức Hộ Pháp lìa quê hương. Đền Phật Mẫu là nơi thờ Đức Mẹ, do một số đông thợ hồ, thợ mộc ở Tây Ninh lén vượt biên giới sang Cao Miên làm công quả. Lối kiến trúc ngôi đền thật nguy nga, lộng lẫy, nhưng chỉ được hai phần ba vào cuối năm 1957. Số thợ nhập cảnh bất hợp pháp bị Chánh Phủ Cao Miên bắt trục xuất về Sài Gòn. Trong giới n đồ Việt kiều có người cho rằng đó là một âm mưu của chánh phủ Ngô Đình Diệm. Những người thợ ấy bị giam ở Sài Gòn một năm mới được tự do. Đồng thời ở Phnom Penh có lịnh chính quyền bắt Hội Thánh phải đập phá ngôi đền, Quý vị chức sắc kêu nài tại tòa án không xong, lên Tòa Thượng Thẩm cũng không xong, phải vào hoàng thành xin với Bà Vua mới yên. Ngôi đền không được cất thêm và cũng không cho cất lại!
LÊ HƯƠNG



[1] Năm 1928, tng số Việt kiều  Cao Miên là 200.000 người, riêng hai tỉnh này có đến 80.000.