Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

TÓC XANH MẤY MÙA / ĐẠO UYỂN HẠ 2021 (TẬP 38)

TÓC XANH MẤY MÙA

LÊ ANH MINH

I. Người xưa nói: Nhân sinh nhất thế, thảo sinh nhất xuân. 人生一世, 草生一春. (Người sống một đời, cỏ sống một mùa xuân). Đại ý: Sinh vật sống lâu dài, ngắn ngủi khác nhau; nhưng cũng chỉ một đời.

Thế là đời. Theo Thiệu Khang Tiết 邵康節, một thế là ba mươi năm (tam thập niên vi nhất thế 三十年為一世),([1]) cho nên chữ thế cũng viết là ba chữ thập liền nhau: , . Thế viết theo lối triện là chữ chỉ (dừng lại) mà phía trên là ba chữ thập , ý nói ba mươi tuổi ([2]) thì dừng lại được rồi. Nhưng dừng như vậy thì sớm quá; Đức Khổng Tử nói “tam thập nhi lập” 三十而立 (tuổi ba mươi vững vàng),([3]) thì đời ắt còn dài.




Thông thường, đời người được xem là trăm năm: Nhân sinh dĩ bách tuế vi kỳ. 人生以百歲為期. (Đời người lấy trăm năm làm kỳ hạn.) Chữ kỳ ở đây là kỳ hạn, cũng là kỳ vọng. Nhưng thời xưa ít ai đạt tới ngưỡng đó; nên Đỗ Phủ 杜甫 (712-770) nói: Nhân sinh thất thập cổ lai hy. 人生七十古來稀. (Đời người bảy mươi năm, xưa nay hiếm.) Nói nôm na là “hạn dùng” mong đợi là trăm năm, nhưng thường tới bảy mươi là hết “đát” (date).

Người già (lão nhân 老人, kỳ lão 耆老, mạo điệt 耄耋) gọi cụ thể là: điệt (bảy mươi tuổi), mạo (tám mươi, chín mươi tuổi), kỳ di 期頤 (trên trăm tuổi). Gọi kỳ di, kỳ là mong đợi (kỳ vọng), di là chăm sóc. Người ở tuổi này không tự chăm sóc được bản thân nên mong nhờ được người khác giúp đỡ; nếu không có người thân thì phải vào nhà dưỡng lão.

Thời xưa gọi đàn ông sống lâu là thọ , gọi phụ nữ sống lâu là phúc ; nên nói phúc thọ song toàn 福壽雙全 (cụ bà và cụ ông cùng sống lâu, bách niên giai lão 百年偕老). Về sau hiểu đại khái là đa phúc đa thọ 多福多壽 hay hạnh phúc trường thọ 幸福長壽.

Dân gian tính tuổi theo mười năm, gọi là tuần . Tuần là mười ngày; một tháng có ba tuần (thượng tuần, trung tuần, hạ tuần). Tính tuổi thì tuần là mười năm, do đó: bốn mươi tuổi là tứ tuần 四旬; năm mươi tuổi là ngũ tuần 五旬; sáu mươi tuổi là lục tuần 六旬; bảy mươi tuổi là thất tuần 七旬; tám mươi tuổi là bát tuần 八旬, v.v… Cụ già tám mươi tuổi gọi là bát tuần lão nhân 八旬老人.

Đức Khổng Tử (551-479 trước Công Nguyên) thọ bảy mươi ba tuổi ta (bảy mươi hai tuổi tây). Ngài tự thuật:

Ngô thập hữu ngũ nhi chí ư học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri Thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ. (Luận Ngữ: Vi Chính, 4)

吾十有五而志於學, 三十而立, 四十而不惑, 五十而知天命, 六十而耳順, 七十而從心所欲不踰矩.

(Ta mười lăm tuổi dốc lòng học tập; ba mươi tuổi thì vững vàng; bốn mươi tuổi không còn nghi ngờ; năm mươi tuổi biết mệnh Trời; sáu mươi tuổi nghe ai nói thì phân biện được thật hay giả, đúng hay sai; bảy mươi tuổi cứ tùy ý mà làm nhưng không vượt ra ngoài phép tắc.)

Dựa theo tự thuật dẫn trên, muốn nói tuổi ta cho văn vẻ thì mượn lời Đức Khổng: ba mươi là tuổi nhi lập 而立; bốn mươi là tuổi bất hoặc 不惑; năm mươi là tuổi tri thiên mệnh 知天命; sáu mươi là tuổi nhĩ thuận 耳順; bảy mươi là tuổi bất du củ 不踰矩.

Nói về tuổi, còn có các cách hoa mỹ như sau:

1. Lúc chẵn sáu mươi tuổi ta (năm mươi chín tuổi tây) thì nói là tròn hoa giáp.

Hoa giáp 花甲 là chu kỳ sáu mươi năm kết hợp thập thiên can 十天干 (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) với thập nhị địa chi 十二地支 hay mười hai con giáp (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Thí dụ: Người sinh năm 1924 (Giáp Tý) tới năm 1983 (Quý Hợi) thì tròn sáu mươi tuổi ta; khi ấy, thập thiên can đi được sáu vòng (từ Giáp tới Quý: 6 x 10 = 60); thập nhị địa chi đi được năm vòng (từ Tý tới Hợi: 5 x 12 = 60). Có ý kiến giải thích rằng khi nói hoa giáp, thì giáp liên quan mười hai con giáp; hoa ám chỉ mùa hoa nở, và một mùa hoa là một năm.

2. Sáu mươi mốt tuổi gọi là hoa thọ 華壽.

Chữ hoa chiết tự gồm (song thập: 2 x 10 = 20) (nhất: 1) cộng thêm 4 chữ (t thp: 4 x 10 = 40); tức là 20 + 1 + 40 = 61.

3. Sáu mươi bốn tuổi gọi là phá qua 破瓜.

Chữ qua chẻ đôi (phá qua) thành 八八, tức là: bát bát (8 x 8 = 64); cũng tính là 二八 (nhị bát: 2 x 8 = 16) để gọi thiếu nữ đôi tám xuân xanh. Thơ xưa có câu: Nhị bát giai nhân thể tự tô. 二八佳人體似酥. (Gái xinh mười sáu tuổi thân thể nõn nà.)




4. Thọ bảy mươi bảy tuổi gọi là hỷ thọ 喜壽.

Chữ hỷ viết lối thảo gần như là 七十七, tức là: thất thập (7 x 10 = 70) + thất (7) = 77.

5. Thọ tám mươi tám tuổi gọi là mễ thọ 米壽.

Chữ mễ chiết tự gồm 八十八, tức là: bát thập (8 x 10) + bát (8) = 88.

6. Thọ chín mươi tuổi gọi là tốt thọ 卒壽.

Chữ tốt viết tắt là , gồm 九十, tức là: cửu thập (9 x 10) = 90.

7. Thọ chín mươi chín tuổi gọi là bạch thọ 白壽.

Chữ bạch là chữ bách (100) bỏ nét (nhất: 1), tức là 100 – 1 = 99.

Hai chữ [bái] và [bǎi] nói theo giọng phổ thông nghe na ná nhau.

8. Thọ mt trăm lẻ tám tuổi gọi là trà thọ 茶壽.

Chữ trà chiết tự gồm 八十八 , tức là: song thập (2 x 10 = 20) + bát thập (8 x 10 = 80) + bát (8) = 108.

9. Thọ mt trăm mười mt tuổi gọi là hoàng thọ 皇壽 hay xuyên thọ 川壽.

Chữ hoàng chiết tự gồm 白一十一 ; tức là: bạch nhất (chữ bạch thêm chữ nhất trên đầu thành chữ bách : 100) + thập (10) + nhất (1) = 111.

Chữ xuyên nhìn y hệt con số 111.

10. Thọ mt trăm mười chín tuổi gọi là ngoan thọ .

Chữ ngoan chiết tự gồm 二八百一八, tức là: nhị (2) + bát (8) + bách (100) + nhất (1) + bát (8) = 119.

11. Thọ mt trăm hai mươi chín tuổi gọi là tích thọ 昔壽.

Chữ tích chiết tự gồm , tức là: song thập (2 x 10 = 10) + bách (100) = 120.

II. 1. Kiếp sống vạn vật vốn hữu hạn, vô thường. Thọ yểu cũng tùy loài. Như con phù du 蜉蝣 (mayfly; tên khoa học: Ephemeroptera), đời quá ngắn, khiến nhiều người so sánh mà buồn:

Đời người như bóng phù du

Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng.

(Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên)

Ba vạn sáu nghìn ngày là mấy

Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười.

(Cao Bá Quát)

Nhân sanh dị tử, nãi viết phù du tại thế.

人生易死, 乃曰蜉蝣在世.

Mạng người dễ chết, nên nói là phù du trên đời.

(Ấu Học Quỳnh Lâm 幼學瓊林)




2. Trang Tử Nam Hoa Kinh (Tiêu Dao Du) nhắc đến tuổi đời mấy loài không biết có thật hay không: Loài nấm chỉ sống trọn một buổi sáng thì không biết sự khác biệt giữa mùa xuân và mùa thu. Đó là những thứ có đời sống ngắn ngủi. Miền nam nước Sở có cây minh linh , mùa xuân của nó dài năm trăm năm, mùa thu của nó dài năm trăm năm; thời xa xưa có cây xuân 椿 lớn, mùa xuân của nó dài ngàn năm, mùa thu của nó dài ngàn năm. Đó là những thứ có đời sống dài.

3. Sống lâu bảy trăm năm thì theo truyền thuyết chỉ có Bành Tổ thôi, còn người phàm hiếm khi quá trăm năm. Mỗi năm thấy già thì buồn:

- Mỗi năm một tuổi, nó đuổi xuân đi.

- Đời người thấm thoát có bao lâu

Mới thấy tóc xanh đã bạc đầu.

- Triêu như thanh ty, mộ thành tuyết.

朝 如 青 絲, 暮 成 雪.

Sáng sớm như tơ xanh, chiều như tuyết.

(Lý Bạch, Thương Tiến Tửu 將 進 酒)

4. Ai cũng mong trẻ mãi, nên đa số thấy mình bạc đầu thì buồn giận. Có người lạc quan thì thấy già nên vui, vì mình tuổi cao, nghĩa là sống thọ:

Nhân kiến bạch đầu sân / Ngã kiến bạch đầu hỷ.

/ .

(Người thấy bạc đầu thì giận / Ta thấy bạc đầu thì vui.)

Vui vì may mắn hơn nhiều người chết trẻ:

Đa thiểu thiếu niên vong / Bất đáo bạch đầu tử.

/ .

(Nhiều người trẻ không còn / Chưa bạc đầu đã chết.)

5. Đời người vốn hữu hạn mà thói đời lại thích lo việc ngàn năm, thật là vô ích:

Sinh niên bất mãn bách / Thường hoài thiên tuế ưu.

滿 / .

(Sống chẳng đầy trăm năm / Thường ôm sầu ngàn năm.)

Nói trăm năm tưởng lâu, quay đi ngó lại tóc xanh thành tóc bạc:

Bạch phát bất tùy lão nhân khứ

Khán lai hựu thị bạch đầu ông.

/ .

(Tóc bạc không đi theo ý người già

Xem qua ngó lại chính là ông đầu bạc.)

6. Khi tuổi chiều tàn xế bóng, điều ta hối tiếc nhất là để tuổi trẻ trôi qua hoang phí. Đời người hữu hạn, thời gian trôi qua nhanh như tên bay, tóc xanh sớm bạc, cho nên phải quý tuổi trẻ, phấn đấu học tập, lập sự nghiệp, kẻo cái già sồng sộc sau lưng.

Chu Hy 朱熹 (1130-1200) đời Tống từng nói:

Thiếu niên dị lão học nan thành

Nhất thốn quang âm bất khả khinh

Vị giác trì đường xuân thảo mộng

Giai tiền ngô diệp dĩ thu thanh.

/

/

(Trẻ dễ mau già, học khó thành

Một tấc thời gian không thể khinh

Chưa cảm giấc mộng của cỏ mùa xuân bên bờ ao

Tiếng thu đã về với xác lá ngô đồng trước thềm.)

Nhà thư pháp Nhan Chân Khanh 顏真卿 (709-785) đời Đường viết bài Khuyến Học 勸學 như sau:

Tam canh đăng hỏa ngũ canh kê

Chính thị nam nhi độc thư thì

Hắc phát bất tri cần học tảo

Bạch thủ phương hối độc thư trì.

/

/

(Canh ba thắp đèn đến canh năm gà gáy

Là lúc nam nhi đọc sách

Khi tóc đen không biết sớm học

Lúc đầu bạc mới hối hận đọc sách muộn.)

7. Đó là nói về mặt đời, còn về mặt đạo, già hay trẻ nếu không học đạo thì cũng uổng phí kiếp người, cho nên người xưa đã khuyên:

Mạc đãi lão lai phương học đạo

Cô phần đa thị thiếu niên nhân.

/

(Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.)

LÊ ANH MINH

Bà Chiểu, 27-01-2021



([1]) Theo Hoàng Cực Kinh Thế 皇極經世 của Thiệu Khang Tiết (1011-1077), một nguyên gồm mười hai hội ; một hội gồm ba mươi vận ; một vận gồm mười hai thế , một thế gồm ba mươi năm.

([2]) Trong bài này các tuổi đều được tính theo tuổi ta.

([3]) Luận Ngữ: Vi Chính 為政, 4.